Nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng

Khái niệm: ủy nhiệm chi (UNC) là lệnh chi tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu in sẵn của ngân hàng, đề nghị ngân hàng phục vụ mình trích tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng (ngân hàng là người trả tiền hộ cho bên mua).

ppt16 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1835 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UỶ NHIỆM CHI: 1. Khái niệm: ủy nhiệm chi (UNC) là lệnh chi tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu in sẵn của ngân hàng, đề nghị ngân hàng phục vụ mình trích tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng (ngân hàng là người trả tiền hộ cho bên mua). — Nếu lập lệnh chi bằng chứng từ giấy, chủ tài khoản phải lập đúng theo mẫu, đủ số liên theo qui định của ngân hàng. -Nếu lệnh chi dưới dạng chứng từ điện tử thì phải đáp ứng các chuẩn dữ liệu do ngân hàng phục vụ bên mua hàng qui định và phải thực hiện đúng qui định trong qui chế lập, sử dụng, kiểm soát, bảo quản và lưu trữ chứng từ điện tử do ngân hàng Nhà nước qui định. ● Đối với ngân hàng phục vụ người mua hàng, khi nhận được lệnh ủy nhiệm chi, theo quy định, trong vòng một ngày phải hoàn tất lệnh chi hoặc từ chối thực hiện nếu tài khoản của khách hàng không đủ tiền hoặc lệnh chi không hợp lệ. Có 2 trường hợp: — Trường hợp 1: bên mua hàng và bán hàng cùng mở tài khoản tại cùng một chi nhánh ngân hàng NGƯỜI MUA HÀNG NGƯỜI BÁN HÀNG NGÂN HÀNG ( 2) (1) (3) -Trường hợp 2: người mua hàng và người bán hàng mở tài khoản tại 2 chi nhánh ngân hàng khác nhau: NGƯỜI MUA HÀNG NGƯỜI BÁN HÀNG NGÂN HÀNG BÊN MUA NGÂN HÀNG BÊN BÁN (2) (1) (3) (4) Khái niệm: Ủy nhiệm thu ( UNT) là giấy ủy nhiệm đòi tiền do người ban hành lập gửi vào ngân hàng phục vụ mình để nhờ thu tiền hàng hóa đã giao, hay dịch vụ đã cung cấp (ngân hàng là người thu hộ cho bên bán ). Các hình thức ủy nhiệm thu: a. Ủy nhiệm thu trong thanh toán trong nước: - Sau khi đã giao hàng hoặc hoàn tất giao dịch cung ứng dịch vụ, bên bán hàng lập 4 liên ủy nhiệm thu kèm theo hóa đơn giao hàng, cung ứng dịch vụ nộp vào ngân hàng phục vụ mình hay ngân hàng phục vụ bên mua hàng để đề nghị thu hộ tiền cho mình.Người lập ủy nhiệm thu phải ghi đầy đủ các yếu tố qui định và ký tên,đóng dấu đơn vị lên tất cả các liên ủy nhiệm thu. - Trong thời hạn một ngày làm việc kể từ khi nhận được ủy nhiệm thu do người bán hoặc ngân hàng phục vụ bên bán gửi đến, ngân hàng phục vụ bên mua hàng phải thực hiện trích tài khoản của người mua hàng để thanh toán cho người bán.Nếu tài khoản của người mua không đủ tiền thì ủy nhiệm thu có thể bị chậm trả và người mua hàng có thể bị phạt do trả chậm Số tiền phạt = Số tiền x số ngày x lãi suất chậm trả chậm trả chậm trả phạt Trường hợp 1: bên bán và bên mua cùng mở tài khoản tại một chi nhánh ngân hàng NGƯỜI MUA HÀNG NGÂN HÀNG NGƯỜI BÁN HÀNG GIAO HÀNG (2) (3) (1) - Trường hợp 2: bên mua và bên bán mở tài khoản tại 2 chi nhánh ngân hàng khác nhau NGƯỜI MUA HÀNG NGÂN HÀNG BÊN BÁN NGÂN HÀNG BÊN MUA NGƯỜI BÁN HÀNG Giao hàng (3) (2) (4) (5) (1) b. Ủy nhiệm thu trong thanh toán quốc tế: ― Tương tự như UNT trong nước nhưng phạm vi thanh toán khác nhau.Người xuất khẩu sau khi cung cấp hàng hóa hay dịch vụ thì lập UNT nộp vào ngân hàng phục vụ mình để nhờ ngân hàng thu hộ tiền từ người nhập khẩu. ― Chứng từ trong thanh toán UNT quốc tế: + Chứng từ tài chính: hối phiếu, lệnh phiếu, séc,… + Chứng từ thương mại: hóa đơn, vận đơn, giấy chứng nhận số lượng hàng hóa… ―Trong thanh toán quốc tế, có 2 hình thức ủy nhiệm thu: b.1 UNT trơn: sau khi giao hàng cho bên nhập khẩu, bên xuất khẩu ký phát hối phiếu và UNT nhờ ngân hàng thu tiền từ người nhập khẩu và không kèm theo bất kì điều kiện nào NGÂN HÀNG BÊN XUẤT KHẨU NGÂN HÀNG BÊN NHẬP KHẨU NGƯỜI XUẤT KHẨU NGƯỜI NHẬP KHẨU (2) (7) (4) (5) (1) (6) (3) b2. UNT kèm chứng từ: tương tự như UNT trơn, nhưng với điều kiện ngân hàng thu hộ thay mặt người xuất khẩu khống chế bộ chứng từ thanh toán và chỉ khi người nhập khẩu thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì mới giao bộ chứng từ. NH bên XK NH bên NK Người XK Người XK (2) (8) (1) (7) (3) (6) (4) (5) mau 08.doc