Nguyên lý thủy văn Chương 5 Nước ngầm

Hầu hết giáng thuỷ mà đạt tới được bề mặt nước ngầm bị hấp thụ bởi các lớp đất trên mặt. Phần còn lại, một khi sự tích trữ ở chỗ lõm xuống nào được lấp đầy, sẽ chảy tràn trên mặt như dòng chảy tràn chảy tới các lòng dẫn sông suối một cách khá nhanh. Nước thấm vào trong đất có thể sau đó bị bốc hơi, hoặc chảy ra hai bên bờ sông gần tới bề mặt như dòng chảy sát mặt. Một phần nước có thể thấm dưới tác dụng của trọng lực tới khối nước ngầm.

pdf39 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1912 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nguyên lý thủy văn Chương 5 Nước ngầm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
134 Chương 5 Nước Ngầm 5.1. Giới thiệu và các định nghĩa Hầu hết giáng thuỷ mà đạt tới được bề mặt nước ngầm bị hấp thụ bởi các lớp đất trên mặt. Phần còn lại, một khi sự tích trữ ở chỗ lõm xuống nào được lấp đầy, sẽ chảy tràn trên mặt như dòng chảy tràn chảy tới các lòng dẫn sông suối một cách khá nhanh. Nước thấm vào trong đất có thể sau đó bị bốc hơi, hoặc chảy ra hai bên bờ sông gần tới bề mặt như dòng chảy sát mặt. Một phần nước có thể thấm dưới tác dụng của trọng lực tới khối nước ngầm. Phần biểu đồ thấm của lãnh thổ một thung lũng sông trong Hình 5.1(a) thể hiện 4 đới chính trong đó nước dưới đất đã được phân loại theo cách truyền thống. Giáng thuỷ đi vào đới thổ nhưỡng tại bề mặt đất và di chuyển xuống phía dưới tới mặt nước ngầm đánh dấu bề mặt bên trên của đới bão hoà. Ngay trên mặt nước ngầm là viền mao dẫn trong đó hầu hết tất cả các lỗ hổng bị lấp đầy nước. Giữa lớp này và đới thổ nhưỡng là đới trung gian, trong đó sự di chuyển của nước chủ yếu là hướng xuống phía dưới. Những đới này thay đổi giữa các phần khác nhau của một lưu vực sông. Trên các sườn thung lũng, nước thoát từ đới thổ nhưỡng theo quy tắc là đi vào trong đới trung gian và cuối cùng có thể hoặc không có thể đạt tới đới bão hoà có lẽ sâu vài trăm mét ở lớp đất bên dưới. Tuy nhiên, ở các vùng đồng bằng ngập lụt, lớp mao dẫn thường mở rộng vào trong đới thổ nhưỡng hoặc thậm chí tới chính bề mặt đất, tuỳ thuộc vào độ sâu của mặt nước ngầm và độ cao của lớp mao dẫn. Mặc dù tiện lợi như một sự giới thiệu, sự phân loại này có xu hướng không làm rõ nghĩa thực tế rằng nước dưới mặt về bản chất là một hệ thống động lực. Cũng như thay đổi theo không gian bên trong một lưu vực sông, những đới này cũng có thể thay đổi qua thời gian, như khi những dao động theo mùa của mặt nước ngầm đi vào lớp mao dẫn bên trên vào trong đới thổ nhưỡng. Nhiều phương sách khác nhau đã được thông qua để làm sáng tỏ sự khác nhau giữa nước trong đất và nước ngầm. Những phương sách này đã giới hạn sự xem xét của vấn đề nghiên cứu trước khi tiến hành đo đạc nước ngầm và độ sâu lớp đất chứa những rễ thực vật (Shaw, 1994; Price, 1996). Tuy nhiên, nước trong đất thường được định nghĩa như nước dưới mặt trong đới thông khí, tức là đất chưa bão hoà và các lớp dưới đất nằm bên trên mặt nước ngầm. Nước ngầm được định nghĩa như nước dưới mặt trong các đất đá đã bão hoà hoàn toàn. Sự khác biệt giữa các điều kiện bão hoà và chưa bão hoà là một điều quan trọng. Trong đới bão hoà, các không gian lỗ hổng hầu như hoàn toàn bị lấp đầy nước và áp suất của nước là bằng hoặc lớn hơn áp suất khí quyển. Trong đới thông khí, các không gian lỗ hổng chứa cả nước và không khí và áp suất nước là nhỏ hơn áp suất khí quyển. 135 Hình 5.1 Nước dưới đất: (a) các tầng chính mà trong đó nước dưới đất được phân loại theo cách truyền thống; (b) những mối quan hệ giữa các tầng ngậm nước không áp, thẩm thấu và có áp. Chú ý rằng các mực thế năng, như được đo đạc trong các thiết bị đo A, B và C, có thể là khác nhau. Tuy nhiên, cả các điều kiện bão hoà và không bão hoà đều là phần liên tục của nước dưới mặt mà trong một trạng thái chuyển động và liên tục của dòng chảy. Đới thông khí thực sự là một đới chuyển tiếp trong đó nước bị hấp thụ, giữ lại hay chuyển đi, hoặc xuống dưới về phía mặt nước ngầm hoặc lên trên về phía bề mặt đất mà từ đó nó bị bay hơi. Những lần mưa rơi kéo dài có cường độ cao, bộ phận của đới thổ nhưỡng có thể trở thành bão hoà tạm thời mặc dù vẫn bị chia tách bởi các lớp không bão hoà từ nước ngầm chính bên dưới. Tính tạm thời như vậy, các mặt nước ngầm trên cao có thể dẫn tới có một lớp treo lơ lửng trong đất làm chậm lại sự thoát nước của nước đang thấm qua, hay khi các lớp trên mặt của đất có khả năng ngấm chậm như để dẫn tới các điều kiện bão hoà. Những vùng thường trong thời gian ngắn và có thể là cục bộ tồn tại sự bão hoà bên trong đới thông khí và có thể là rất quan trọng trong việc phát sinh các dòng chảy thứ cấp tới các lòng dẫn sông suối (xem Mục 7.4). Nước ngầm là kho chứa nước ngọt có thể sử dụng được lớn nhất của trái đất và trừ các tảng băng và các núi băng, nó đã được ước lượng là chiếm khoảng 94% toàn bộ nước ngọt (xem Bảng 1.1). Bốn mươi phần trăm nước ngầm được giữ bên trong 1 km của lớp bề mặt đất. Kích thước tuyệt đối của kho chứa nước không thể trông thấy 136 được này thậm chí được minh hoạ ấn tượng hơn bởi việc chuyển đổi nó thành một lượng giáng thuỷ tương đương. Nếu được phân bố đều trên toàn bộ bề mặt địa cầu, nước ngầm có thể đạt tới một độ sâu 19.6 m. Như một sự lựa chọn, nó sẽ bao phủ các bề mặt đất của trái đất tới một độ sâu bằng 67.2 m, so với lượng giáng thuỷ trung bình hàng năm là bằng 0.75 m. Trong thực tế sự phân bố của nó là khá biến động như, ví dụ, ở Hoa Kỳ nơi mà toàn bộ không gian lỗ hổng bị nước, khí gas và xăng dầu chiếm giữ thay đổi trong phạm vi từ 3 m ở dưới cao nguyên Piedmont tới khoảng 2500 m ở dưới châu thổ Mississippi (Heath,1983). Vai trò của nước ngầm như một nhân tố điều khiển khổng lồ trong chu trình thuỷ văn có thể được nhìn nhận từ thời gian tồn tại lớn, trung bình khoảng 300 năm, mặc dù có sự khác biệt đáng kể giữa các vị trí. Nước ngầm duy trì dòng chảy sông ngòi trong suốt các thời kỳ thời tiết khô hạn và là một nguồn nước chủ yếu trong nhiều khu vực khô hạn. Do thời gian tồn tại dài của nó, các vùng mà hiện nay có một khí hậu khô hạn mà ở đó ít có cơ hội cho nước có thể thấm xuống dưới sâu, tuy nhiên có thể có những sự dự trữ nước ngầm lớn mà là kết quả của sự ngấm trong các thời kỳ mưa trước đây. Ví dụ, có những sự dự trữ nước ngầm khổng lồ, tương đương với hơn 5105 km3 nước, ở vùng sa mạc Sahara. Mặc dù đã có nhiều sự tranh cãi trong quá khứ về nguồn gốc của nước ngầm, giờ đây rõ ràng rằng hầu hết toàn bộ nó là như sao băng, tức là được lấy từ hơi ẩm khí quyển được ngưng tụ mà đã thấm xuống dưới qua đới thông khí. Chỉ những lượng nhỏ nước ngầm được bắt nguồn từ nước bẩm sinh, mà có nguồn gốc như nước biển bị giữ trong một số đá ở thời kỳ bị chôn vùi của chúng. Những tài liệu giá trị về sự phát triển của những í tưởng trong thuỷ văn nước ngầm đã được Back và Herman cung cấp (1997) và bởi Narasimhan (1998). 5.2. Cơ sở địa chất Các lớp đá hay các trầm tích không vững chắc mà chứa vật chất đã hoà tan đủ để sản xuất ra những lượng nước đáng kể được biết đến như những tầng ngậm nước và sự hình thành nước ngầm rất ít có thể do nước thấm qua và truyền nước chậm chạp hơn ở các tầng ngậm nước liền kề thường được biết đến như là các tầng không thấm. Các thuật ngữ này là mơ hồ và ám chỉ những đặc trưng tương đối hơn là tuyệt đối. Vì vậy một đáy bùn sẽ là một tầng không thấm trong một chuỗi địa tầng học của các lớp bùn và cát xen kẽ nhưng nếu được liên thông các lớp với các đáy sét ít khả năng thấm hơn, bùn sẽ là một tầng ngậm nước. Hầu hết các tầng ngậm nước chính được làm thành từ các lắng đọng trầm tích được hình thành từ sự xói lở và lắng đọng của các loại đá khác nhau ví dụ các đá cát và đá vôi.v.v. Ngược lại, các đá núi lửa và đá biến chất, hình thành dưới các điều kiện áp suất và nhiệt độ cao, nói chung có ít không gian lỗ hổng liên thông và kết quả là hầu hết chỉ có khả năng chứa nước thấp. Giới hạn bên dưới của nước ngầm xảy ra ở một độ sâu mà các khe nứt rất ít và rất nhỏ đến mức mà những chuyển động xuống dưới xa hơn nữa gần như là không thể. Biên nước ngầm này thường được hình thành bởi một địa tầng đá rất đặc, như là sét, đá phiến hay đá granite, hoặc bởi lớp bên trên của đá mẹ nơi mà khối nước ngầm xuất hiện bên trong một trầm tích bề mặt của vật chất bị phong hoá. Thay vào đó, sự nén của địa tầng do độ sâu, mà dẫn đến từ sự tăng trọng lượng của các đá nằm bên trên, có ý nghĩa rằng một độ sâu cuối cùng được đạt tới mà ở đó những khe nứt đã bị giảm cả về kích thước lẫn số lượng rất nhiều đến mức mà sự chuyển động nước xa hơn nữa hầu như bị ngăn cản. Độ sâu mà tại đó điều này xảy ra sẽ phụ thuộc vào đặc tính của 137 đá ngậm nước và trong đá granite đặc sẽ nông hơn là trong một đá cát nhiều lỗ rỗng. Tuy nhiên, số các khe nứt có xu hướng chung là giảm theo độ sâu và bên dưới khoảng 10 km toàn bộ các đá có lẽ là, trong thực tế, được xem như không thể thấm qua (Price, 1985). 5.3. Các tầng ngậm nước có áp và không áp Biên trên cùng của đới bão hoà thay đổi tuỳ theo lượng nước ngầm là có áp hay không áp (xem Hình 5.1(b)). Trong trường hợp nước ngầm không áp, biên này thường được xem như mặt nước ngầm, được xác định là mực nước mà áp suất nước lỗ hổng bằng với áp suất khí quyển. Mặt nước ngầm có xu hướng theo sau các đường đẳng trị của bề mặt đất nằm bên trên, mặc dù nó có dạng uyển chuyển hơn. Giả sử một lượng tương tự của sự thấm xuống từ mưa rơi trên cả đất cao và thấp, cường độ sự giảm nhẹ của mặt nước ngầm phụ thuộc phần lớn vào kết cấu vật chất có trong đới bão hoà. Trong trường hợp của đá kết cấu rất mở, sự chuyển động nước ngầm sẽ là rất nhanh đến mức mà nước sẽ vẫn thoát về phía các thung lũng từ bên dưới nước ngầm cao hơn khi có sự bổ xung từ giáng thuỷ kế tiếp diễn ra, vì thế độ cao của nó được tích luỹ bên dưới các vùng sâu. Xu hướng này được phóng đại bởi thực tế rằng sự giáng thuỷ thường tăng sự ngấm xuống đất. Nước ngầm trên cao biểu thị một trường hợp đặc biệt của nước ngầm treo, không áp trong đó đáy không thấm hoặc bán thấm nằm bên dưới không liên tục trên một vùng thật lớn và được đặt vị trí ở một số vùng cao bên trên khối nước ngầm chính. Nước ngầm treo thường xảy ra ở nơi mà một đáy không thấm hoặc tồn tại ở một độ sâu nhỏ hoặc phân cắt cạnh đáy của một thung lũng. Trong nhiều vùng nước ngầm không áp đầu tiên được bắt gặp trong việc khoan một lỗ khoan vào trong lòng đất ta bắt gặp nước ngầm được đặt trên cao này. Như đã chỉ ra trước đây, nước thấm qua đới thông khí sau trận mưa rơi lớn cũng có thể được xem như một khối nước ngầm treo trên cao tạm thời (cũng xem những thảo luận về nước sát mặt trong các Chương 6 và 7). Biên trên của một khối nước ngầm có áp được hình thành bởi một đáy ít khả năng thấm hơn nằm bên trên (xem Hình 5.1(b)). Sự khác biệt giữa nước ngầm có áp và không áp thường được làm bởi sự chênh lệch thuỷ lực giữa dòng nước có áp và dòng tự do, nước ngầm không áp. Tuy nhiên, về mặt thuỷ văn hai dạng đó là một phần của một hệ thống thống nhất, đơn nhất. Vì vậy, hầu hết các tầng ngậm nước có áp có một vùng không áp mà qua đó sự cung cấp nước ngầm diễn ra do thấm qua và thẩm thấu và trong đó một mặt nước ngầm, như đã định nghĩa ở trên, biểu thị bề mặt trên cùng của đới bão hoà. Hơn nữa, việc đáy có áp không thấm hiếm khi hình thành một chướng ngại thực sự cho sự chuyển động nước ngầm vì rằng thường có một số sự trao đổi và do đó một độ cấp nước của độ dẫn thuỷ lực, giữa nước ngầm có áp bên dưới đáy có áp và nước ngầm không áp bên trên nó. Thực vậy, sự chú ý đã được vẽ ra cho cảm nhận tương đối trong đó những thuật ngữ như tầng ngậm nước và tầng không thấm phải được sử dụng và thực tế rằng một khối đá hình thành một tầng không thấm trong trường hợp này lại có thể hình thành một tầng ngậm nước trong trường hợp khác. Từ mặt nước ngầm trong vùng nước ngầm không áp, qua đó sự thấm nước diễn 138 ra, được đặt vị trí ở một cao độ cao hơn vùng nước ngầm có áp của tầng ngậm nước, theo đó nước ngầm ở vùng sau thì dưới một áp suất tương đương với chênh lệch mực thuỷ tĩnh giữa hai lớp. Nếu áp suất được giải phóng một cách cục bộ, như bởi sự hạ thấp một giếng vào trong tầng ngậm nước có áp, mực nước theo lý thuyết sẽ giâng lên trong giếng tới độ cao của cột nước thuỷ tĩnh, tức là độ cao của mặt nước ngầm trong vùng cấp nước trừ đi độ cao tương đương của tổn thất năng lượng dẫn đến từ sự ma sát giữa nước ngầm chuyển động và nền rắn của tầng ngậm nước giữa điểm nạp vào và điểm lấy nước ra. Bề mặt tưởng tượng mà nước giâng tới đó trong các giếng khoan các tầng ngậm nước có áp được gọi là bề mặt đo thế năng của nước (Lohman, 1972; Freeze và Cherry, 1979). Thuật ngữ này đã được thay thế các tên gọi ban đầu, chẳng hạn như bề mặt đo áp suất và có thể được áp dụng cho cả tầng ngậm nước có áp và không áp. Trong thực tế, cao độ của bề mặt đo thế năng được đo đạc, không trong một giếng, mà trong một áp kế, mà là một ống nhựa kín trừ đi một độ dài ở đáy. Trong trường hợp nước ngầm không áp ở các điều kiện trạng thái ổn định, tức là khi không có dòng chảy, mặt nước ngầm và mặt đô thế năng xuất hiện ở cùng một cao độ. Tuy nhiên, trong nước ngầm không hạn định đang chảy, các cao độ của mặt nước ngầm và mặt độ cao thế năng sẽ khác nhau, vì độ cong của các đường dòng trong các hệ thống nước ngầm địa phương. Thuật ngữ giếng phun đã được sử dụng khác nhau trong các cách để mô tả chính tầng ngậm nước có áp, hay một giếng mà xuyên qua một tầng ngậm nước có áp, hay bắt kỳ giếng nào tạo ra nước chảy một cách tự do lên trên mặt đất. Một số loại và các điều kiện “giếng phụ” chảy tự do phổ biến nhất được tìm thấy ở các vùng địa tầng trầm tích hơi uốn nếp chảng hạn như vùng ở tỉnh Artois ở miền bắc nước Pháp, lưu vực London ở Anh, hay các lưu vực giếng phun lớn của trung đông Austrialia và đồng bằng Great của Mỹ. Ban đầu các giếng trong hai lưu vực cuối bắt gặp nước với áp suất ban đầu có khả năng để phun vọt cao hơn 45 m bên trên bề mặt đất, mặc dù cột áp suất sau đó bị giảm khá nhanh (Davis và De Wiest, 1966). Các điều kiện giếng phun cũng đã được tìm thấy trong các đá kết tinh nứt nẻ và đứt gãy, đặc biệt là nơi mà chúng được phủ trên bởi các trầm tích trên mặt tương đối không thấm. Các giếng phun tự nhiên cũng có thể là kết quả của việc đứt gãy một vùng các đá trầm tích uốn nếp. Các điều kiện giếng phun không luôn đòi hỏi một đáy có áp nằm bên trên và có thể diễn ra ở những vùng dốc như một kết quả của các điều khiển địa hình (Mục 5.5.4). Việc phân loại nước ngầm thành “không áp”, “có áp”, “ở trên cao” (nước treo) có xu hướng nhấn mạnh những sự khác biệt giữa ba loại mà có thể khó nhận ra trong thực tế, thậm chí trong các điều kiện địa lý thuỷ văn đơn giản. Trong các vùng địa lý thuỷ văn phức tạp các thuật ngữ này trở nên hầu như không có ý nghĩa. Tuy nhiên, những loại này đã được chấp nhận một cách rộng rãi trong tài liệu nghiên cứu và được sử dụng trong chương này như một cấu trúc tiện lợi cho việc đảm bảo những thảo luận về trữ lượng nước ngầm và sự chuyển động nước ngầm. 5.4. Trữ lượng nước ngầm Các tầng ngậm nước có thể được xem như những hồ chứa nhân tạo cho kho nước ngầm và như các đường ống cho sự chuyển động nước ngầm. Bởi vì phần lớn nước ngầm chuyển động rất chậm và có thời gian cư trú trong tầng ngậm nước rất dài, chức năng lưu trữ thường là rõ ràng hơn.Tuối của nước trong một số tầng ngậm nước 139 ở Anh và Libya, ví dụ đã được đánh giá là hơn 20000-30000 năm (Downing và những người khác, 1977; Wright và những người khác, 1982) và ở trung Australia một số nước ngầm có thể là 1.4 triệu năm tuổi (Haberinehl, 1985). Rõ ràng sự xác định chính xác tuổi nước ngầm sẽ là quan trọng cho việc đánh giá cả tiềm năng tài nguyên của khối nước ngầm và cả tính chất có thể bị tổn thương của nó do sự ô nhiễm (Andrews, 1991). Các phương pháp xác định niên đại thường được dựa trên sử dụng các loại chất hoà tan bắt nguồn hoặc từ khí quyển hoặc từ bên dưới bề mặt đất, ví dụ các khí hiếm như helium (He) và argon (Ag). Mục này xem xét các đặc trưng chính của kho chứa nước ngầm, đặc biệt là các đặc trưng tầng ngậm nước ảnh hưởng tới nó, chẳng hạn như độ rỗng và năng suất khai thác riêng và sự giữ lại và các cơ chế của thay đổi lượng trữ trong cả tầng ngậm nước có áp và không áp. 5.4.1. Độ rỗng Lượng nước ngầm được lưu trữ trong một vật chất đã bão hoà phụ thuộc vào độ rỗng của nó. Độ rỗng này thường được biển diễn bằng phần trăm của tổng thể tích đá hay đất mà được biểu thị bởi các khe nứt của nó, hay các khoảng trống. Trong khi hầu hết các khe nứt là các không gian giữa các hạt nhỏ một số là có nhiều hang động. Một hiểu biết về đặc tính của những khe nứt này rõ ràng là cần thiết cho một sự tìm hiều về lượng trữ và sự chuyển động của nước ngầm, và một vài phương pháp đã được đề xuất để phân loại chúng. Sự phân loại được sử dụng thường xuyên nhất dựa trên cách thức về nguồn gốc của chúng và xem xét các khe nứt gốc và thứ cấp (Todd, 1980; Heath, 1983). Khe nứt gốc, như cái tên ám chỉ, đã được tạo ra tại thời điểm ban đầu của đá mà chúng diễn ra trong đó. Vì vậy trong các đá trầm tích chúng xảy ra đồng thời với các không gian giữa các hạt, trong khi trong các đá nham thạch, mà chúng thường dẫn tới từ việc làm nguội macma nóng chảy, chúng có thể trong phạm vi kích thước từ không gian giữa các đá kết tinh nhỏ tới các hang động lớn. Khe nứt thứ cấp là kết quả của các hoạt động sau đó của các nhân tố địa lý, khí hậu hay sinh học trên đá gốc. Những sự đứt đoạn và nứt nẻ, được mở rộng có lẽ bởi việc phong hoá và sự hoà tan là phổ biến nhất. Các khe nứt như vậy thường được tìm thấy ở các đá kết tinh cứng, già mà hầu như không có độ rỗng giữa các hạt và vì thế đóng một vai trò chính trong sự lưu trữ và chuyển động của nước ngầm ví dụ qua các vùng rộng lớn của châu Phi, phía bắc Bắc Mỹ, phía bắc châu Âu và ấn Độ. Một vấn đề với loại phân loại “phát sinh” này của các khe nứt là các không gian giữa các hạt gốc thường sau đó bị điều chỉnh lại bởi các quá trình bao gồm sự hoà tan và sự xi măng hoá. Do đó một sự phân loại rất giống, những có lẽ thích hợp hơn là giữa độ rỗng cơ bản do không gian giữa các hạt trong nền đất đá (Hình 5.2(a)-(d)) và độ rỗng thứ cấp do các quá trình như hoà tan dọc theo các vết nứt và sự xếp tầng các mặt phẳng (Hình 5.2(e)) hoặc do việc nứt nẻ và đứt gãy (Hình 5.2(f)). Sự lẫn lộn đôi khi nảy sinh ra, trong trường hợp của các đá nứt nẻ tốt, ví dụ, giữa độ rỗng của nền đá rắn (mà có thể là rất thấp) và độ rỗng toàn bộ của cả địa tầng (mà có thể là tương đối cao). Thật là quan trọng để nhận ra rằng tất cả các khe nứt được liên quan trong trong khái niệm về độ rỗng, vì thế những sự nứt nẻ, các mặt xếp tầng và nết đứt gãy, bao gồm những khe rỗng được mở rộng bởi sự hoà tan và phong hoá, phải được bao gồm như một phần của tổng thể tích khe nứt. Điều này có những hàm ý quan trọng cho kích thước mẫu được sử dụng trong việc đo đạc độ rỗng và độ 140 dẫn thuỷ lực (xem Mục 5.5.2 và 5.6), vì mẫu càng lớn, càng thích hợp với khe nứt lớn, chẳng hạn như một khe nứt hay một nết đứt gãy. Đôi khi môi trường rỗng chứa các khoảng trống mà không liên kết với các khoảng trống khác và đó là mặt khác của thuỷ văn. Những khoảng không như vậy không phải là bộ phận của độ rỗng phát sinh, mà có thể được định nghĩa như độ rỗng mà tại đó hoạt động lượng trữ và sự chuyển động của nước ngầm và do đó không được xem xét kỹ hơn nữa. Trong các phân tích của các hệ thống tầng ngậm nước thường giả thiết rằng tầng ngậm nước là đồng nhất và đẳng hướng. Đó là các thuộc tính cố hữu của nước ngầm chẳng hạn như độ rỗng, có giá trị như nhau ở các vị trí khác nhau của tầng ngậm nước (tính đồng nhất) và theo các hướng khác nhau từ cùng một điểm (đẳng hướng). Tuy nhiên, trạng thái rất tự nhiên của các quá trình địa lý là rất cơ bản và các quá trình thứ cấp rất có ý nghĩa và thậm chí các trầm tích có vẻ đồng nhất cũng có một sự định hướng ưu tiên của các phần tử và các vết đứt gãy (bất đẳng hướng). Sự phân tầng trong hầu hết các trầm tích thường phổ biến một tính bất đồng nhất đáng kể (Downing và Jones, 1985). Hình 5.2 Các loại khe nứt: (a) giữa các hạt không thấm sắp xếp tương đối đồng đều, (b) giữa các hạt không thấm sắp xếp không đều, (c) giữa các hạt có khả năng thấm, (d) giữa các hạt sỏi đã được gắn kết một phần, (e) được hình thành bởi sự hòa tan dọc theo các chỗ nối và các mặt đáy trong các đá cacbon và f(f) được hình thành bởi sự đứt gãy trong các đá cát kết. (theo Mei
Tài liệu liên quan