Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường

Một số điểm lưu ý a. Việc nghiên cứu lịch sử tiếng Việt thực chất là nghiên cứu nhóm ngôn ngữ Việt-Mường. Vì, khi muốn chứng minh một vấn đề nào đó về từ vựng, thanh điệu. thì chúng ta phải viện dẫn tư liệu của ngôn ngữ Việt-Mường. Có thể coi năm 1856 là năm khởi điểm của việc nghiên cứu vấn đề lịch sử tiếng Việt. Cho đến nay có nhiều ý kiến khác nhau về nhóm ngôn ngữ Việt-Mường. Và ngay giữa các nhà Việt ngữ học cũng có nhiều tranh luận.

pdf6 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1865 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm ngôn ngữ Việt-Mường Họ Nam Á / Nhánh Mon-Khmer / Nhóm Việt-Mường Song tiết Đơn tiết Arem Chứt Mã Liềng Pọng Thà Vựng Cuối Việt-Mường chung Việt Mường Một số điểm lưu ý a. Việc nghiên cứu lịch sử tiếng Việt thực chất là nghiên cứu nhóm ngôn ngữ Việt- Mường. Vì, khi muốn chứng minh một vấn đề nào đó về từ vựng, thanh điệu... thì chúng ta phải viện dẫn tư liệu của ngôn ngữ Việt-Mường. Có thể coi năm 1856 là năm khởi điểm của việc nghiên cứu vấn đề lịch sử tiếng Việt. Cho đến nay có nhiều ý kiến khác nhau về nhóm ngôn ngữ Việt-Mường. Và ngay giữa các nhà Việt ngữ học cũng có nhiều tranh luận. Để nhận diện các ngôn ngữ Việt Mường giúp cho việc nghiên cứu lịch sử tiếng Việt thì người ta dựa vào một đặc trưng cơ bản: có / không có dạng thức song tiết trong mỗi ngôn ngữ. Chính nhờ dạng thức song tiết mà người ta có thể chia nhóm ngôn ngữ Việt-Mường thành hai tiểu nhóm (như sơ đồ ở trên). b. Về dạng thức song tiết: Dạng thức song tiết trong các ngôn ngữ Việt-Mường được thể hiện mỗi một đơn vị có nghĩa bao giờ cũng gồm 2 âm tiết, trong đó có một âm tiết mang nghĩa và một âm tiết hình thức [1]. Ví dụ - Trong tiếng Rục: + “giường”: achơng → a: hình thức → chơng: nghĩa achơng xát hoá > chõng giường + (con) “gấu”: chakú → Tiếng Nghệ An: con kụ/gụ + (con) “gà”: lơka → Tiếng Nghệ An: con ka c. Việc sử dụng tư liệu của các ngôn ngữ Việt Mường như đã nói là vô cùng quan trọng đối với việc nghiên cứu lịch sử tiếng Việt. Giữa các ngôn ngữ thuộc nhóm Việt-Mường đã liệt kê ở trên có sự khác biệt: những ngôn ngữ nào thuộc tiểu nhóm đơn tiết thì gần với tiếng Việt hơn, và ngược lại thì xa hơn về quan hệ. Tuy nhiên, chúng đều có giá trị như nhau trong nghiên cứu lịch sử tiếng Việt mà sau này chúng ta sẽ lần lượt sử dụng. Và chúng ta có thể nói rằng, ở khu vực Đông Nam Á, tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc nhóm Việt-Mường, nhánh Mon-Khmer của họ ngôn ngữ Nam Á. Sau đây là một vài thông tin về các ngôn ngữ thành viên của nhóm ngôn ngữ Việt- Mường. 1. Tiếng Việt 2. Tiếng Mường - Tập trung đông nhất ở các tỉnh: Hoà Bình, Thanh Hoá và một phần của Sơn La. Ngoài ra, người Mường còn cư trú ở Quảng Bình, Nghệ An, Yên Bái, Hà Tây. - Đây là một ngôn ngữ có quan hệ họ hàng gần nhất với tiếng Việt. 3. Tiếng Cuối - Trong tiếng Cuối, “cuối” có nghĩa là “người, ngài”. - Địa điểm tập trung: Tân Hợp – Tân Kì – Nghệ An. 4. Tiếng Arem - Số người sử dụng: 120 người. - Cách đây 60 năm, những người này còn sống trong hang đá. Hiện nay cư trú ở Tân Trạch (Bố Trạch – Quảng Bình). 5. Tiếng Chứt - Trước đây, có quan điểm cho rằng tiếng Rục, Arem, Mã Liềng và Sách được gọi chung trong một khối là tiếng Chứt. Nhưng hiện nay, theo tác giả Trần Trí Dõi[2], tiếng Chứt chỉ gồm các tiếng địa phương: Rục, Mày và Sách. - Cư trú: Minh Hoá và Tuyên Hoá (Quảng Bình). 6. Tiếng Mã Liềng - Phân bố ở hai huyện Minh Hoá và Tuyên Hoá (Quảng Bình) và Hương Khê (Hà Tĩnh). Ngoài ra còn có ở Lào. - Tiếng Mã Liềng rất gần với tiếng Việt ở một số khía cạnh mà khi nghiên cứu tiếng Việt người ta sử dụng tư liệu của tiếng Mã Liềng như một nguồn tư liệu quý. 7. Tiếng Pọng - Phân bố chủ yếu ở hai huyện Con Cuông và Tương Dương (Nghệ An). - Hiện nay, những nghiên cứu về ngôn ngữ này được công bố rất ít. 8. Tiếng Thà Vựng Đây là ngôn ngữ duy nhất trong nhóm Việt-Mường không có mặt ở Việt Nam. Cộng đồng người sử dụng ngôn ngữ này hiện đang cư trú ở Lào và Thái Lan. Những thông tin về tiếng Thà Vựng hiện chỉ được cung cấp trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài. Vì vậy, những vấn đề thuộc về lịch sử tiếng Việt sẽ còn quá nhiều nội dung phải được minh xác thêm.