Những bí quyết để học tốt tiếng Anh!

Xin chào các bạn. Rất khó có thể đưa ra một lời khuyên cụ thể mà không biết thêm đôi chút về bạn vì thế tôi sẽ đưa ra một số lời khuyên chung chung có thể sẽ hữu ích với những thính giả và độc giả khác nữa. Điểm 1 Cần hiểu rất rõ tại sao bạn muốn học tiếng Anh. Bạn cần tiếng Anh để phục vụ cho nghề nghiệp của mình hay để giúp bạn xin việc, hay để nói chuyện với những người nói tiếng Anh, hay để giúp bạn trong việc học? Điểm 2 Cần biết rõ bạn muốn tiếng Anh của mình giỏi tới mức độ nào. Bạn muốn giỏi tiếng Anh tới mức nào về các kỹ năng nói, nghe, đọc và viết? Điểm 3 Hãy thử hình dung và có khái niệm thật rõ về chính mình khi bạn đã đạt được trình độ tiếng Anh ở mức thành thạo mà bạn muốn. Liệu bạn sẽ nhìn và nghe thấy gìvà bạn sẽ cảm thấy như thế nào?

docx34 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1983 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những bí quyết để học tốt tiếng Anh!, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những bí quyết để học tốt tiếng anh! Xin chào các bạn. Rất khó có thể đưa ra một lời khuyên cụ thể mà không biết thêm đôi chút về bạn vì thế tôi sẽ đưa ra một số lời khuyên chung chung có thể sẽ hữu ích với những thính giả và độc giả khác nữa. Điểm 1 Cần hiểu rất rõ tại sao bạn muốn học tiếng Anh. Bạn cần tiếng Anh để phục vụ cho nghề nghiệp của mình hay để giúp bạn xin việc, hay để nói chuyện với những người nói tiếng Anh, hay để giúp bạn trong việc học? Điểm 2 Cần biết rõ bạn muốn tiếng Anh của mình giỏi tới mức độ nào. Bạn muốn giỏi tiếng Anh tới mức nào về các kỹ năng nói, nghe, đọc và viết? Điểm 3 Hãy thử hình dung và có khái niệm thật rõ về chính mình khi bạn đã đạt được trình độ tiếng Anh ở mức thành thạo mà bạn muốn. Liệu bạn sẽ nhìn và nghe thấy gìvà bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Điểm 4 Nếu có thể hãy đăng ký theo học một khóa tiếng Anh. Nếu không thể làm được điều đó thì hãy tự đặt mình trong bối cảnh mà bạn cần phải dùng tiếng Anh... Điểm 5 Hãy tìm kiếm các cơ hội học và sử dụng tiếng Anh. Hãy nói tiếng Anh bất cứ khi nào có thể. Hãy nghe đài và CD bằng tiếng Anh, đọc và viết bằng tiếng Anh. Nếu bạn tìm những cơ hội như vậy thì nhất định bạn sẽ tìm thấy.  Điểm 6 Hãy viết những từ ngữ mới vào một cuốn sổ ghi chép. Luôn mang cuốn sổ theo người và như vậy bạn có thể giở sổ ra xem bất kỳ khi nào bạn có chút thời gian rảnh rỗi.  Điểm 7 Luyện tập, luyện tập và luyện tập. Có một câu thành ngữ trong tiếng Anh. Nếu bạn không muốn mất thì hãy sử dụng nó. Câu thành ngữ này rất đúng nhất là khi áp dụng trong trường hợp học ngoại ngữ.  Điểm 8 Hãy kiếm một người có thể giúp bạn học tiếng Anh, có thể là đồng nghiệp của bạn. Tìm một người mà bạn có thể học tiếng Anh cùng. Hãy nói tiếng Anh với người đó hay các bạn có thể gửi tin nhắn bằng tiếng Anh cho nhau.  Điểm 9 Học một ít một nhưng thường xuyên. Hãy tạo ra một thói quen học tiếng Anh mỗi ngày chỉ cần 10 phút thôi. Như thế sẽ tốt hơn là học mỗi tuần chỉ có một lần dù với thời gian dài hơn.  Điểm cuối cùng Khi bắt đầu buổi học hãy tự hỏi mình: "Mình muốn học gì hôm nay?" và vào cuối buổi học, tự hỏi mình: "Mình đã học được gì hôm nay?" Có câu chuyện về một thầy giáo nọ đã nói với học sinh rằng Các em có biết không, các em đang có tiến bộ trong việc học tiếng Anh khi mà các em nói bằng tiếng Anh, nghĩ bằng tiếng Anh và ngủ mơ bằng tiếng Anh.  Một hôm một học sinh tới lớp đầy phấn khởi và nói với thấy: Thưa thầy, đêm qua em nằm mơ bằng tiếng Anh. Thầy giáo nói: Thật tuyệt. Thế em nằm mơ về điều gì? Người học sinh đáp: Thưa thầy em không biết, vì nó bằng tiếng Anh ạ.  Hisham, xin chúc bạn đạt được giấc mơ về học tiếng Anh của bạn.  George Pickering là một nhà tư vấn giáo dục, giảng viên tại trường Đại học Tổng hợp Sheffield, đồng thời là thanh tra của Hội đồng Anh chuyên kiểm tra các trường dạy tiếng Anh tại Anh Quốc. Những quy tắc nói tiếng Anh  1. Không học ngữ pháp . Nếu bạn muốn trở nên thành thạo trong Tiếng Anh thì bạn nên cố gắng học Tiếng Anh mà không học ngữ pháp. Học ngữ pháp sẽ chỉ làm cho bạn rối và chậm chạp. . Bạn sẽ suy nghĩ về các quy tắc khi tạo câu thay vì nói một câu một cách tự nhiên như một người bản địa. Hãy nhớ rằng chỉ một phần nhỏ của những người nói Tiếng Anh biết nhiều hơn 20% tất cả các quy tắc ngữ pháp.  Nhiều sinh viên biết ngữ pháp hơn người bản ngữ. Với kinh nghiệm tôi có thể tự tin nói điều này.Tôi là một người nói Tiếng Anh bản địa, chuyên ngành Văn học Tiếng Anh, và đã dạy Tiếng Anh hơn 10 năm. Tuy nhiên, nhiều sinh viên của tôi biết nhiều chi tiết về ngữ pháp Tiếng Anh hơn cả tôi. Tôi có thể dễ dàng tìm định nghĩa và áp dụng nó, nhưng tôi không hề biết nó. Tôi thường hay hỏi bạn bè bản xứ của tôi nhiều câu hỏi ngữ pháp, và chỉ một ít trong số họ biết câu trả lời chính xác. Tuy nghiên, họ rất thông thạo Tiếng Anh và có thể đọc, nói, nghe và giao tiếp rất hiệu quả. Bạn muốn mình có khả năng thuật lại định nghĩa của một động từ nguyên nhân, hay là muốn có khả năng nói Tiếng Anh thông thạo? 2. Tìm hiểu và nghiên cứu Cụm Từ Nhiều sinh viên học từ vựng và cố gắng kết hợp nhiều từ với nhau để tạo thành một câu có nghĩa. Tôi rất kinh ngạc khi có nhiều từ sinh viên của tôi biết, nhưng chúng không tạo thành một câu có nghĩa được. Nguyên nhân là do họ không học Cụm Từ. Khi trẻ con học ngôn ngữ, chúng học cả từ và Cụm từ với nhau. Cũng vậy, bạn cần phải tìm hiểu và học các cụm từ. Nếu bạn biết 1000 từ, bạn sẽ có khả năng nói 1 câu đúng. Nhưng nếu bạn biết 1 Cụm từ, bạn có thể làm đúng hàng trăm câu. Nếu bạn biết 100 Cụm Từ, bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết có bao nhiêu câu đúng mà bạn có thể nói. Cuối cùng, khi bạn biết chỉ 1000 Cụm từ thôi, bạn sẽ gần như là một người nói Tiếng Anh bản địa. Vì thế đừng bỏ phí thời gian học thật nhiều từ khác nhau. Thay vào hãy sử dụng thời gian đó để học Cụm Từ và bạn sẽ gần hơn với thành thạo Tiếng Anh. Đừng dịch khi bạn muốn tạo ra một câu Tiếng Anh, đừng dịch các từ đó ra từ tiếng mẹ đẻ của bạn. Thứ tự của các từ có thể khác nhau hoàn toàn và bạn sẽ bị chậm và sai nếu làm thế. Thay vào đó, hãy học các Cụm Từ và câu nói vì thế bạn không phải suy nghĩ về từ khi bạn nói. Nó sẽ tự động tuôn ra. Một vấn đề khác với việc dịch là bạn sẽ cố gắn kết hợp chặt chẽ luật ngữ pháp mà bạn học. Dịch và suy nghĩ về ngữ pháp để tạo thành câu Tiếng Anh là không được và bạn nên tránh làm điều này. 3. Đọc và Nghe là CHƯA ĐỦ. Luyện tập Nói những gì bạn nghe! Đọc, Nghe và Nói gần như là những khía cạnh quan trong nhất của tất cả các ngôn ngữ. Điều đó cũng đúng với Tiếng Anh. Tuy nhiên, chỉ có Nói là yêu cầu để thành thạo Tiếng Anh. Điều đó rất bình thường khi trẻ nhỏ học nói trước, trở nên thành thạo sau đó mới bắt đầu đọc và viết. Vì vậy thứ tự tự nhiên là nghe, nói, đọc rồi mới viết.  Vấn đề đầu tiên: Bạn có cảm thấy lạ khi các trường học trên thế giới dạy đọc trước, sau đó viết, sau đó nghe và cuối cùng là nói? Mặc dù nó khác, nhưng nguyên nhân chính là bởi vì khi bạn học một ngôn ngữ thứ 2, bạn cần phải đọc tài liệu để hiểu và học nó. Vì vậy mặc dù thứ tự tự nhiên là nghe, nói, đọc rồi viết, thứ tự cho sinh viên sẽ là đọc, nghe, nói rồi viết.  Vấn đề thứ hai: Nguyên nhân nhiều người có thể đọc và nghe bởi vì họ đều luyện tập. Nhưng để nói Tiếng Anh thông thạo thì bạn cần phải luyện tập nói kia. Đừng dừng lại ở phần nghe, và khi bạn học, bạn không nên chỉ nghe. Hãy nói to lên tài liệu mà bạn đang nghe và luyện tập những gì bạn nghe. luyện tập nói thật to cho tới khi miệng của bạn và não của bạn có thể nói chung mà không tốn sức. Bằng cách làm việc đó, bạn sẽ có khả năng nói Tiếng Anh một cách lưu loát. 4. "Tiếng Anh hóa" bạn Có khả năng nói một ngôn ngữ không liên quan gì tới việc bạn thông minh bao nhiêu. Mọi người đều có thể học nói bất cứ ngôn ngữ nào. Điều này đã được chứng minh bởi mọi người trên thế giới. Ai cũng có thể nói được ít nhất 1 ngôn ngữ. Dù bạn thông minh hay thiếu một ít chất xám, bạn vẫn có khả năng nói được 1 ngôn ngữ. Điều này có thể làm được bằng cách luyện ngôn ngữ vào mọi lúc. ở nước bạn, bạn nghe và nói ngôn ngữ của bạn ngay lập tức.  Bạn sẽ chú ý thấy rằng nhiều người nói Tiếng Anh giỏi là những người đã học ở một trường luyện nói Tiếng Anh. Họ có thể nói Tiếng Anh không phải vì họ đến một trường dạy nói Tiếng Anh, mà vì họ có một môi trường mà ở đó Tiếng Anh lúc nào cũng được sử dụng bởi những người xung quanh. Cũng có nhiều người đi du học và học được rất ít, bởi vì lúc họ đến trường dạy nói Tiếng Anh, nhưng họ chỉ gặp được bạn bè từ đất nước của họ và họ không luyện tập Tiếng Anh. Bạn không cần phải đi đâu đó để trở thành một người nói Tiếng Anh giỏi. Bạn chỉ cần làm cho bạn bị bao phủ bởi Tiếng Anh. Bạn có thể làm được điều này bằng cách thỏa thuận với bạn bè của bạn, rằng bạn sẽ chỉ nói Tiếng Anh. Bạn cũng có thể mang theo một chiếc iPod và nghe các câu Tiếng Anh ngay lập tức. như bạn thấy đấy, bạn có thể đạt được thành công bằng cách thay đổi môi trường xung quanh bạn. "Tiếng Anh hóa" bạn và bạn sẽ học được nhanh hơn gấp nhiều lần. 5. Học đúng tài liệu Một cụm từ không đúng là: "Practice makes perfect". Nó không đúng. Luyện tập chỉ làm những gì mà bạn luyện tập trở nên vĩnh viễn. Nếu bạn luyện tập một câu sai, bạn sẽ luôn luôn nói câu đó sai. Vì thế, rất là quan trọng để bạn học tài liệu đúng và được sử dụng bởi hầu hết mọi người.  Một vấn đề nữa đó là nhiều sinh viên học thời sự. Tuy nhiên, cái ngôn ngữ mà họ nói đó trang trọng hơn và nội dung chính trị hơn và ít dùng hơn so với thường ngày. Hiểu những gì người ta đang nói là rất quan trọng, nhưng học những điều cơ bản của Tiếng Anh là quan trọng hơn nhiều. Học Tiếng Anh với một người bạn không phải là người bản xứ đều có mặt lợi và mặt hại.  Bạn nên cân nhắc mặt lợi và hại khi luyện nói với người không phải bản xứ. Luyện tập với người không bản xứ thì bạn sẽ được luyện tập, đồng thời bạn có thể có thêm động lực và chỉ ra được những lỗi sai. Nhưng có thể bắt chước những thói quen xấu từ người khác nếu bạn không chắc câu nào là đúng và câu nào là sai. Vì thế sử dụng thời gian đó để luyện tập những tài liệu đúng. Đừng học cách nói một câu. Tóm lại, học tài liệu Tiếng Anh mà bạn tin tưởng, thường được sử dụng và đúng. www.TiengAnh.com.vn (Cộng đồng học tiếng Anh lớn nhất Việt Nam)  Tiếng Anh cơ bản (focus on grammar) Tớ sẽ post lần lượt nội dung cơ bản của ngữ pháp và link đi kèm, tiếp theo là các file học Eng quan trọng tớ tìm đc Phần 1 -CƠ BẢN- Ôn tập ngữ pháp trước nhé!:3: 1. Cấu trúc chung của một câu trong tiếng Anh: Một câu trong tiếng Anh thường bao gồm các thành phần sau đây: Ví dụ: SUBJECT VERB COMPLEMENT MODIFIER John and I ate a pizza last night. We studied "present perfect" last week. He runs very fast. I like walking. 1.1 Subject (chủ ngữ): Chủ ngữ là chủ thể của hành động trong câu, thường đứng trước động từ (verb). Chủ ngữ thường là một danh từ (noun) hoặc một ngữ danh từ (noun phrase - một nhóm từ kết thúc bằng một danh từ, trong trường hợp này ngữ danh từ không được bắt đầu bằng một giới từ). Chủ ngữ thường đứng ở đầu câu và quyết định việc chia động từ.  Chú ý rằng mọi câu trong tiếng Anh đều có chủ ngữ (Trong câu mệnh lệnh, chủ ngữ được ngầm hiểu là người nghe. Ví dụ: “Don't move!” = Đứng im!). Milk is delicious. (một danh từ) That new, red car is mine. (một ngữ danh từ)  Đôi khi câu không có chủ ngữ thật sự, trong trường hợp đó, It hoặc There đóng vai trò chủ ngữ giả. It is a nice day today. There is a fire in that building. There were many students in the room. It is the fact that the earth goes around the sun. 1.2 Verb (động từ): Động từ là từ chỉ hành động hoặc trạng thái của chủ ngữ. Mọi câu đều phải có động từ. Nó có thể là một từ đơn hoặc một ngữ động từ. Ngữ động từ (verb phrase) là một nhóm từ gồm một hoặc nhiều trợ động từ (auxiliary) và một động từ chính. I love you. (chỉ hành động) Chilli is hot. (chỉ trạng thái) I have seen the movie three times before. (auxiliary: have; main verb: seen) I am going to Sai Gon tomorrow. (auxiliary: am; main verb: going) 1.3 Complement (vị ngữ): Vị ngữ là từ hoặc cụm từ chỉ đối tượng tác động của chủ ngữ. Cũng giống như chủ ngữ, vị ngữ thường là danh từ hoặc ngữ danh từ không bắt đầu bằng giới từ, tuy nhiên vị ngữ thường đứng sau động từ. Không phải câu nào cũng có complement. Vị ngữ trả lời cho câu hỏi What? hoặc Whom? John bought a car yesterday. (What did John buy?) Jill wants to drink some water. (What does he want to drink?) She saw John at the movie last night. (Whom did she see at the movie?)  1.4 Modifier (trạng từ):  Trạng từ là từ hoặc cụm từ chỉ thời gian, địa điểm hoặc cách thức của hành động. Không phải câu nào cũng có trạng từ. Chúng thường là các cụm giới từ (prepositional phrase), phó từ (adverb) hoặc một cụm phó từ (adverbial phrase). Chúng trả lời câu hỏi When?, Where? hoặc How? Một cụm giới từ là một cụm từ bắt đầu bằng một giới từ và kết thúc bằng một danh từ (VD: in the morning, on the table,...). Nếu có nhiều trạng từ trong câu thì trạng từ chỉ thời gian thường đi sau cùng. John bought a book at the bookstore. (Where did John buy a book?) She saw John at the movie last night. (Where did she see John? When did she see him?) She drives very fast. (How does she drive?) Chú ý rằng trạng từ thường đi sau vị ngữ nhưng không nhất thiết. Tuy nhiên trạng từ là cụm giới từ không được nằm giữa động từ và vị ngữ.  She drove on the street her new car. (Sai) She drove her new car on the street. (Đúng)  2. Noun phrase (ngữ danh từ)  2.1 Danh từ đếm được và không đếm được (Count noun/ Non-count noun):  • Danh từ đếm được: Là danh từ có thể dùng được với số đếm, do đó nó có 2 hình thái số ít và số nhiều. Nó dùng được với a hay với the. VD: one book, two books, ...  • Danh từ không đếm được: Không dùng được với số đếm, do đó nó không có hình thái số ít, số nhiều. Nó không thể dùng được với a, còn the chỉ trong một số trường hợp đặc biệt. VD: milk (sữa). Bạn không thể nói "one milk", "two milks" ... (Một số vật chất không đếm được có thể được chứa trong các bình đựng, bao bì... đếm được. VD: one glass of milk - một cốc sữa).  • Một số danh từ đếm được có hình thái số nhiều đặc biệt. VD: person - people; child - children; tooth – teeth; foot – feet; mouse – mice ...  • Một số danh từ đếm được có dạng số ít/ số nhiều như nhau chỉ phân biệt bằng có "a" và không có "a":  an aircraft/ aircraft; a sheep/ sheep; a fish/ fish.  • Một số các danh từ không đếm được như food, meat, money, sand, water ... đôi khi được dùng như các danh từ số nhiều để chỉ các dạng, loại khác nhau của vật liệu đó.  This is one of the foods that my doctor wants me to eat.  • Danh từ "time" nếu dùng với nghĩa là "thời gian" là không đếm được nhưng khi dùng với nghĩa là "thời đại" hay "số lần" là danh từ đếm được.  You have spent too much time on that homework. (thời gian, không đếm được) I have seen that movie three times before. (số lần, đếm được)  Bảng sau là các định ngữ dùng được với các danh từ đếm được và không đếm được.  WITH COUNTABLE NOUN WITH UNCOUNTABLE NOUN a(n), the, some, any the, some, any  this, that, these, those this, that  none, one, two, three,... None  many  a lot of  a [large / great] number of  (a) few  fewer... than  more....than much (thường dùng trong câu phủ định, câu hỏi)  a lot of  a large amount of (a) little  less....than  more....than Một số từ không đếm được nên biết:  sand food meat water money news measles (bệnh sởi) soap information air mumps (bệnh quai bị) economics physics mathematics politics homework Note: advertising là danh từ không đếm được nhưng advertisement là danh từ đếm được, chỉ một quảng cáo cụ thể nào đó.  There are too many advertisements during TV shows.  2.2 Cách dùng quán từ không xác định "a" và "an"  Dùng a hoặc an trước một danh từ số ít đếm được. Chúng có nghĩa là một. Chúng được dùng trong câu có tính khái quát hoặc đề cập đến một chủ thể chưa được đề cập từ trước. A ball is round. (nghĩa chung, khái quát, chỉ tất cả các quả bóng) I saw a boy in the street. (chúng ta không biết cậu bé nào, chưa được đề cập trước đó)  2.2.1 Dùng “an” với:  Quán từ an được dùng trước từ bắt đầu bằng nguyên âm (trong cách phát âm, chứ không phải trong cách viết). Bao gồm: • Các từ bắt đầu bằng các nguyên âm a, e, i, o: an aircraft, an empty glass, an object  • Một số từ bắt đầu bằng u, y: an uncle, an umbrella  • Một số từ bắt đầu bằng h câm: an heir, haft an hour  • Các từ mở đầu bằng một chữ viết tắt: an S.O.S/ an M.P  2.2.2 Dùng “a” với:  Dùng a trước các từ bắt đầu bằng một phụ âm. Chúng bao gồm các chữ cái còn lại và một số trường hợp bắt đầu bằng u, y, h. VD: a house, a university, a home party, a heavy load, a uniform, a union, a year income,... • Đứng trước một danh từ mở đầu bằng "uni..." phải dùng "a" (a university/ a uniform/ universal/ union) (Europe, eulogy (lời ca ngợi), euphemism (lối nói trại), eucalyptus (cây khuynh diệp)  • Dùng trong các thành ngữ chỉ số lượng nhất định như: a lot of/a great deal of/a couple/a dozen.  • Dùng trước những số đếm nhất định thường là hàng ngàn, hàng trăm như a/one hundred - a/one thousand.  • Dùng trước "half" (một nửa) khi nó theo sau một đơn vị nguyên vẹn: a kilo and a half, hay khi nó đi ghép với một danh từ khác để chỉ nửa phần (khi viết có dấu gạch nối): a half - share, a half - holiday (ngày lễ chỉ nghỉ nửa ngày).  • Dùng với các đơn vị phân số như 1/3 a/one third - 1/5 a /one fifth.  • Dùng trong các thành ngữ chỉ giá cả, tốc độ, tỉ lệ: $5 a kilo, 60 kilometers an hour, 4 times a day.  2.3 Cách dùng quán từ xác định "The"  Dùng the trước một danh từ đã được xác định cụ thể về mặt tính chất, đặc điểm, vị trí hoặc đã được đề cập đến trước đó, hoặc những khái niệm phổ thông, ai cũng biết.  The boy in the corner is my friend. (Cả người nói và người nghe đều biết đó là cậu bé nào) The earth is round. (Chỉ có một trái đất, ai cũng biết)  Với danh từ không đếm được, dùng the nếu nói đến một vật cụ thể, không dùng the nếu nói chung. Sugar is sweet. (Chỉ các loại đường nói chung) The sugar on the table is from Cuba. (Cụ thể là đường ở trên bàn) Với danh từ đếm được số nhiều, khi chúng có nghĩa đại diện chung cho một lớp các vật cùng loại thì cũng không dùng the. Oranges are green until they ripen. (Cam nói chung) Athletes should follow a well-balanced diet. (Vận động viên nói chung)  2.3.1 Sau đây là một số trường hợp thông dụng dùng The theo quy tắc trên:  • The + danh từ + giới từ + danh từ: The girl in blue, the Gulf of Mexico.  • Dùng trước những tính từ so sánh bậc nhất hoặc only: The only way, the best day.  • Dùng cho những khoảng thời gian xác định (thập niên): In the 1990s  • The + danh từ + đại từ quan hệ + mệnh đề phụ: The man to whom you have just spoken is the chairman.  • The + danh từ số ít tượng trưng cho một nhóm thú vật hoặc đồ vật: The whale = whales (loài cá voi), the deep-freeze (thức ăn đông lạnh)  • Đối với man khi mang nghĩa "loài người" tuyệt đối không được dùng the: Since man lived on the earth ... (kể từ khi loài người sinh sống trên trái đất này)  • Dùng trước một danh từ số ít để chỉ một nhóm, một hạng người nhất định trong xã hội: The small shopkeeper: Giới chủ tiệm nhỏ/ The top offcial: Giới quan chức cao cấp  • The + adj: Tượng trưng cho một nhóm người, chúng không bao giờ được phép ở số nhiều nhưng được xem là các danh từ số nhiều. Do vậy động từ và đại từ đi cùng với chúng phải ở ngôi thứ 3 số nhiều: The old = The old people; The old are often very hard in their moving  • The + tên gọi các đội hợp xướng/ dàn nhạc cổ điển/ ban nhạc phổ thông: The Back Choir/ The Philharmonique Philadelphia Orchestra/ The Beatles.  • The + tên gọi các tờ báo (không tạp chí)/ tàu biển/ các khinh khí cầu: The Times/ The Titanic/ The Hindenberg  • The + họ của một gia đình ở số nhiều = gia đình nhà: The Smiths = Mr/ Mrs Smith and children  • Thông thường không dùng the trước tên riêng trừ trường hợp có nhiều người hoặc vật cùng tên và người nói muốn ám chỉ một người cụ thể trong số đó:  There are three Sunsan Parkers in the telephone directory. The Sunsan Parker that I know lives on the First Avenue.  • Tương tự, không dùng "the" trước bữa ăn: breakfast, lunch, dinner:  We ate breakfast at 8 am this morning.  Trừ khi muốn ám chỉ một bữa ăn cụ thể:  The dinner that you invited me last week were delecious.  • Không dùng "the" trước một số danh từ như home, bed, church, court, jail, prison, hospital, school, class, college, university v.v... khi nó đi với các động từ và giới từ chỉ chuyển động chỉ đi đến đó là mục đích chính hoặc ra khỏi đó cũng vì mục đích chính:  Students go to school everyday. The patient was released from hospital.  Nhưng nếu đến đó hoặc ra khỏi đó không vì mục đích chính thì dùng "the".  Students go to the school for a class party. The doctor left the hospital for lunch.  2.3.2 Bảng sử dụng "the" và không sử dụng "the" trong một số trường hợp điển hình  Có "The" Không "The"  + Dùng trước tên các đại dương, sông ngòi, biển, vịnh và các cụm hồ (số nhiều) The Red Sea, the Atlantic Ocean, the Persian Gufl, the Great Lakes  + Trước tên các dãy núi: The Rocky Mountains  + Trước tên những vật thể duy nhất trong vũ trụ hoặc trên thế giới: The earth
Tài liệu liên quan