Những biến đổi thích nghi của chủ nghĩa tư bản hiện nay

NHỮNG BIẾN ĐỔI THÍCH NGHI CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN NAY. I. NHỮNG BIẾN ĐỔI PHÁT TRIỂN VỀ LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT. 1. Cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã làm thay đổi về chất những yêu tố của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Cách mạng khoa học- công nghệ là sự hoà nhập những biến đổi về chất của khoa học và kỹ thuật thành một thể thống nhất, làm thay đổi một cách căn bản mọi mặt đời sống xã hội của nhân loại. Sự ra đời và ứng dụng những tiến bộ của khoa học- công nghệ là nhân tố đóng vai trò quyết định để chủ nghĩa tư bản tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật mới và chuyển từ trình độ công nghệ này sang trình độ công nghệ mới cao hơn. a. Những thay đổi mạnh mẽ về cơ sở vật chất và trình độ công nghệ của nền sản xuất dưới tác động của cách mạng khoa học- công nghệ. - Về cơ sở vật chất Những thay đổi về cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản trong điều kiện cách mạng khoa học- công nghệ hiện đại biểu hiện trước hết là sự thay thế từng bước các tư liệu sản xuất truyền thống bằng các tư liệu sản xuất hiện đại, trên cơ sở ứng dụng những thành tựu của cách mạng khoa học- công nghệ, mà trước hết là công nghệ thông tin, sinh học, vật liệu mới. Sự phát triển đó, trước hết được biểu hiện ở công cụ lao động và hệ thống dây chuyền sản xuất đã đạt tới trình độ tự động hoá rất cao. Nếu trước kia, máy móc bao gồm 3 bộ phận (máy phát lực, máy truyền lực, máy công tác) thì nay có thêm thiết bị vi sử lý để điều khiển từ xa hoặc lập trình sẵn cho các máy điện toán. Sự ra đời các thế hệ máy móc có trình độ tự động hoá cao đã tác động mạnh đến các khâu của quá trình sản xuất, làm tăng tính liên tục, tính chính xác, tính hiệu quả sản xuất kinh doanh. Những biến đổi của các tư liệu sản xuất, đóng góp đáng kể đến tăng trưởng kinh tế của các nước tư bản phát triển. Chẳng hạn ở Nhật đóng góp đó tới 65% , ở Anh 73% và ở Pháp là 76% .

doc11 trang | Chia sẻ: thuychi16 | Lượt xem: 2494 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những biến đổi thích nghi của chủ nghĩa tư bản hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG BIẾN ĐỔI THÍCH NGHI CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN NAY. I. NHỮNG BIẾN ĐỔI PHÁT TRIỂN VỀ LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT. 1. Cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã làm thay đổi về chất những yêu tố của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Cách mạng khoa học- công nghệ là sự hoà nhập những biến đổi về chất của khoa học và kỹ thuật thành một thể thống nhất, làm thay đổi một cách căn bản mọi mặt đời sống xã hội của nhân loại. Sự ra đời và ứng dụng những tiến bộ của khoa học- công nghệ là nhân tố đóng vai trò quyết định để chủ nghĩa tư bản tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật mới và chuyển từ trình độ công nghệ này sang trình độ công nghệ mới cao hơn. a. Những thay đổi mạnh mẽ về cơ sở vật chất và trình độ công nghệ của nền sản xuất dưới tác động của cách mạng khoa học- công nghệ. - Về cơ sở vật chất Những thay đổi về cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản trong điều kiện cách mạng khoa học- công nghệ hiện đại biểu hiện trước hết là sự thay thế từng bước các tư liệu sản xuất truyền thống bằng các tư liệu sản xuất hiện đại, trên cơ sở ứng dụng những thành tựu của cách mạng khoa học- công nghệ, mà trước hết là công nghệ thông tin, sinh học, vật liệu mới... Sự phát triển đó, trước hết được biểu hiện ở công cụ lao động và hệ thống dây chuyền sản xuất đã đạt tới trình độ tự động hoá rất cao. Nếu trước kia, máy móc bao gồm 3 bộ phận (máy phát lực, máy truyền lực, máy công tác) thì nay có thêm thiết bị vi sử lý để điều khiển từ xa hoặc lập trình sẵn cho các máy điện toán. Sự ra đời các thế hệ máy móc có trình độ tự động hoá cao đã tác động mạnh đến các khâu của quá trình sản xuất, làm tăng tính liên tục, tính chính xác, tính hiệu quả sản xuất kinh doanh. Những biến đổi của các tư liệu sản xuất, đóng góp đáng kể đến tăng trưởng kinh tế của các nước tư bản phát triển. Chẳng hạn ở Nhật đóng góp đó tới 65% , ở Anh 73% và ở Pháp là 76% ... Do cách mạng khoa học- công nghệ phát triển ở trình độ cao, nên các đối tượng lao động cũng xuất hiện theo hướng đa dạng phong phú và bộc lộ nhiều thuộc tính mới. Chẳng hạn trước kia dầu mỏ, than đá chỉ dùng để đốt cháy tạo nhiệt năng, thì ngày nay người ta có thể điều chế hàng trăm sản phẩm nhân tạo, như cao su nhân tạo, tơ nhân tạo, thậm chí cả nước hoa nhân tạo. Ngay cả khoảng không vũ trụ và các hành tinh trong hệ mặt trời như Mặt trăng, Sao hoả, Sao kim... không chỉ là đối tượng nghiên cứu của ngành thiên văn học, ngành hàng không vũ trụ, mà còn là đối tượng nghiên cứu khai thác của ngành du lịch, luyện kim, khai khoáng. Cũng do khoa học-công nghệ phát triển, nhiều nguồn nguyên liệu mới được khai thác, sử dụng theo ngày càng tối ưu. Sự thay đổi về chất của công cụ lao động và đối tượng lao động trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã làm cho quy trình công nghệ sản xuất ra của cải vật chất (bao gồm phương pháp, quy trình, kỹ năng sản xuất) thay đổi từ thủ công, sang bán tự động và tự động hoàn toàn.Việc ứng dụng có hiệu quả công nghệ mới vào sản xuất đã làm cho cách thức lao động sản xuất của người lao động cũng thay đổi. Chẳng hạn, việc sử dụng người máy thông minh trong các dây chuyền sản xuất nhằm thay thế các thao tác cơ bắp, hay một phần hoạt động tư duy của con người, đã làm cho lao động sống, lao động giản đơn, lao động trực tiếp giảm dần; lao động gián tiếp sử dụng công nghệ hiện đại theo hướng tự động hoá tăng lên. Nhờ đó mà chi phí sản xuất bình quân và cơ cấu giá trị của sản phẩm giảm xuống, khối lượng của cải vật chất, năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng cao.Ví dụ những năm 1960, để tạo ra một sản phẩm người ta phải chi phí tới 60% nguyên liệu thì đến năm 2000 người ta chỉ chi phí 10% nguyên liệu cho một sản phẩm. Chỉ riêng trong 2 thập kỷ 60-70 của thế kỷ XX loài người đã tạo ra khối lượng của cải vật chất công nghiệp gần bằng 270 năm trước đó gộp lại. Song cũng cần khẳng định rằng, sự phát triển vượt bậc về cơ sở vật chất và trình độ công nghệ trong hơn nửa thế kỷ qua một mặt phản ánh năng lực kỳ diệu cuả con người trong quá trình chinh phục tự nhiên. Nhưng trong khuôn khổ của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản đã lợi dụng triệt để những thành tựu đó để thực hiện tái sản xuất mở rộng. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc mở rộng quy mô và nâng cao trình độ bóc lột lao động làm thuê. b. Sự phát triển về phân công lao động xã hội và trình độ chuyên môn ngành nghề của người lao động. Phân công lao động xã hội là sự phân chia lực lượng lao động thành những nghề chuyên môn nhất định. Sự phân công lao động càng cao thì trình độ chuyên môn hoá sản xuất trong các ngành nghề của người lao động càng sâu sắc. Lịch sử ra đời, tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản gắn liền với bóc lột ngày càng nhiều giá trị thặng dư. Thực hiện mục đích đó, trong điều kiện cách mạng khoa học- công nghệ hiện đại, các nước tư bản đã nhanh chóng ứng dụng thành tựu khoa học- công nghệ vào sản xuất, phát triển phân công lao động xã hội và trình độ chuyên môn ngành nghề của người lao động. Sự hiệp tác có phân công trong công trường thủ công làm cho người lao động chỉ biết tạo ra những chi tiết bộ phận của một sản phẩm hoàn chỉnh. Sự phân công trong công trường thủ công và sự ra đời của những công cụ lao động chuyên dụng, đã đào tạo ra người lao động lành nghề trong công xưởng. Công xưởng với máy móc ngày càng hiện đại là kết quả phát triển cao của hình thức hiệp tác lao động tư bản chủ nghĩa.Trong công xưởng, những công cụ thủ công được thay thế bằng những máy móc và hệ thống máy móc tinh sảo. Hệ quả sự phân công lao động mới trong công xưởng được hình thành dựa vào các chức năng của máy móc. Người lao động mất dần tính độc lập cá nhân và trở thành phụ thuộc vào máy móc. Cũng từ đó xuất hiện nhu cầu về một bộ phận lao động mới, những chuyên gia được đào tạo kỹ thuật để chế tạo và sử dụng các loại máy móc mới. Nhờ đó thành phần lao động trong các công xưởng được mở rộng, chức năng lao động cũng ngày càng phát triển, xuất hiện những ngành, lĩnh vực mới trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sự ra đời các công ty cổ phần ở các nước tư bản phát triển làm cho mối quan hệ trực tiếp giữa nhà tư bản và công nhân làm thuê được bổ sung thêm một tầng lớp trung gian- những giám đốc quản lý, điều hành sản xuất dưới sự lãnh đạo của hội đồng quản trị. Đội ngũ giám đốc đó, có thể do những người lao động làm thuê có tài được nhà tư bản trọng dụng; hoặc họ có một lượng cổ phiếu lớn hơn nhiều so với những cổ đông khác trong các công ty vừa và nhỏ... Trong điều kiện đó, sự phân công lao động đối với giai cấp công nhân không đơn thuần chỉ là những người lao động công xưởng, “công nhân áo xanh” lao động trực tiếp mà trong số họ còn có cả những người lao động làm thuê có học vấn, “công nhân áo trắng”, đó là c lao động gián tiếp, trí óc. Khi ấy ranh giới giữa chủ tư bản công nhân làm thuê và tư bản quản lý chỉ còn mang tính tương đối. Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã làm cho nền kinh tế tư bản xuất hiện những “rô-bôt thông minh”, “nhà máy không người”. Nếu so sánh với giai đoạn đầu cuộc cách mạng công nghiệp(nửa đầu thế kỷ 19) của chủ nghĩa tư bản thì hiện tại phân công lao động đạt tới trình độ chuyên môn hoá rất cao, theo hướng lao động trực tiếp sản xuất giảm xuống, lao động dịch vụ cho sản xuất tăng lên. Hiện nay ở các nước tư bản phát triển, lao động dịch vụ thường tập trung tới 70-75%, trong đó lao động có tay nghề cao đạt tới 77,6% và đang diễn ra xu hướng lao động khoa học kỹ thuật (lao động trí tuệ nói chung) ngày càng tăng, lao động giản đơn, lao động thấp giảm nhanh. Ví dụ ở Mỹ số lao động có kỹ thuật tăng từ 11% năm 1960 lên 17% năm 1997, số thợ đứng máy trực tiếp giảm tương ứng từ 18% xuống 12%. Như vậy, xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế, sự phân công lao động và trình độ chuyên môn hoá ngành nghề của người lao động trong xã hội tư bản hiện đại biểu hiện gồm: - Những người trực tiếp đứng máy điều hành sản xuất - Những kỹ thuật viên bảo hành, sửa chữa để bảo đảm sự vận hành của dây chuyền sản xuất. - Những người quản lý kiểm tra lập trình ở các trung tâm điều khiển. - Các nhà khoa học và công nghệ, các kỹ thuật viên ở các viện nghiên cứu ứng dụng và triển khai sản xuất. - Các chuyên viên và người lao động của các hãng làm công tác dịch vụ cho sản xuất và lưu thông hàng hoá. c. Tính hiệu quả ngày càng cao trong từng chủ thể, cũng như toàn bộ nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Do tác động của cách mạng khoa học- công nghệ, cùng những mâu thuẫn nội tại của nó, chủ nghĩa tư bản đã nhiều lần tổ chức lại nền sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong toàn bộ nền kinh tế. Chẳng hạn sự điều chỉnh nền sản xuất lần thứ nhất, diễn ra từ 1950 đến những năm đầu 1970 mà đặc trưng chủ yếu là tự điều chỉnh, tự thích nghi để khai thác tối đa mức sản xuất, dựa trên cơ sở kỹ thuật- công nghệ cơ khí. Biểu hiện đó là nền sản xuất hàng loạt quy mô lớn, sử dụng rộng rãi lao động trình độ tương thấp được tổ chức theo kiểu Fort và Taylor, với sản phẩm làm ra có hàm lượng năng lượng và vật tư cao. Nghĩa là, nền kinh tế phát triển theo chiều rộng với năng lực sản xuất chủ yếu dựa vào quy mô máy móc thiết bị và quy mô sản xuất chiếm ưu thế. Đến cuối những năm 1970, sự điều chỉnh này vấp phải những giới hạn, như tốc độ tăng năng xuất có xu hướng giảm, thị trường bão hoà, tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, khủng hoảng mau nổ ra. Giai đoạn tự điều chỉnh, tự thích ứng lần hai diễn ra từ đầu những năm 1970 đến nay, trong giai đoạn này các nước tư bản phát triển, thực hiện đẩy mạnh mô hình phát triển sản xuất, tiết kiệm các nguồn lực, dựa trên cơ sở vận dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ hiện đại, nhằm tạo ra khả năng vượt bậc về sản xuất hoặc làm dịu bớt những tác động mang tính bùng nổ từ các mâu thuẫn nội tại nền kinh tế. Do vậy việc tổ chức lại nền sản xuất dựa trên cơ sở vật chất kỹ thuật mới với đặc trưng chủ yếu là tiết kiệm đến mức tối đa các nguồn lực (tài nguyên thiên nhiên, môi trường, sức lực con người, trí tuệ), đề cao chất lượng hiệu quả, khai thác khả năng sáng tạo của con người kết hợp với điều tiết tích cực của các quan hệ thị trường. Sự điều chỉnh cơ cấu tổ chức sản xuất trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ, đã tạo cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa có sức cạnh tranh mới, cạnh tranh bằng việc đổi mới công nghệ. Nhiều nhà máy có máy móc hiện đại sử dụng ít lao động xuất hiện. Sự theo đuổi lợi nhuận siêu ngạch bằng đổi mới công nghệ, đã làm cho năng suất lao động tăng lên nhanh chóng. Chẳng hạn, nếu mức tăng năng suất lao động hàng năm ở các nước tư bản nói chung năm 1990-1991 là 2% thì năm 1995 là 5,0% và năm 1997 là 5,1%. Với các nước G7 tương ứng là 2% năm 1990-1991 và 5,4% năm 1997. Người ta tính rằng, trong tăng trưởng kinh tế của các nước tư bản phát triển, có tới 3/5 là do tăng năng xuất lao động, mà chủ yếu là nhờ vào sự đóng góp quan trọng của khoa học- công nghệ mới, ví dụ sự đóng góp đó ở Nhật Bản là 63%, ở Mỹ là 52%, ở Hàn Quốc là 14%. Với sự đóng góp nói trên, đã đưa nền kinh tế Mỹ trong 10 năm cuối thế kỷ XX liên tục tăng trưởng, đặc biệt năm 2000 tăng trưởng kinh tế Mỹ đạt mức kỷ lục 5,2%, nền kinh tế Tây âu tăng từ 2,9-3,1% và nền kinh tế Nhật tiếp tục phục hồi ở mức tăng trưởng 1,4%. Ngày nay dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ , nền kinh tế các nước tư bản phát triển diễn ra theo hai xu hướng dường như đối lập nhau, nhưng thực ra thống nhất với nhau, đó là kiểu tổ chức sản xuất nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Một là xu hướng tập trung hoá, hình thành những công ty khổng lồ bành trướng sự hoạt động ra ngoài biên giới quốc gia và trở thành những công ty độc quyền xuyên quốc gia có chi nhánh hoạt động ở nhiều quốc gia, kinh doanh đa ngành với doanh số đạt hàng trăm tỷ đô la/năm. Ví dụ công ty GMC của Mỹ năm 1992 có doanh số 132 tỷ đô la, với 136 chi nhánh hoạt động ở hơn 100 nước, sử dụng 876 ngàn người, chuyên sản xuất ô tô, đồ điện, tua-bin khí và đầu máy dieden. Hai là xu hướng phi tập trung hoá, biểu hiện sự phát triển nhanh các công ty vừa và nhỏ ở các nước tư bản phát triển. Ví dụ ở Mỹ trong những năm 80, số doanh nghiêp vừa và nhỏ tăng từ 500.000-700.000/năm. Ở Nhật doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 99,43% tổng số doanh nghiệp, sản xuất ra trên 58% mặt hàng, chiếm quá 1/2 hàng hoá xuất khẩu. Ơ Đức vào giữa những năm 1990, có 2,1 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm 99% tổng số doanh nghiệp cả nước, tạo ra 1/2 tổng số sản phẩm quốc dân. Sở dĩ có hiện tượng này là vì, xí nghiệp nhỏ dễ nhạy cảm trong sản xuất và thị trường, dễ đáp ứng được cá biệt hoá nhu cầu, dễ đổi mới công nghệ và dễ kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại trong sản xuất kinh doanh. Cùng với quá trình điều chỉnh cơ cấu sản xuất là sự xuất hiện và ứng dụng có hiệu quả các dạng công nghệ mới vào sản xuất và đời sống. Đó là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, năng lượng sạch... Chính nhờ có các tư liệu lao động hiện đại cùng công nghệ tiên tiến mà cách thức sản xuất và cơ cấu giá trị của một đơn vị sản phẩm hàng hoá đã có những thay đổi căn bản. Chẳng hạn chi phí nguyên liệu những năm 1960 còn chiếm 60% giá thành sản phẩm thì đến năm 2000 chi phí này chỉ còn dưới 10%. 2. Lực lượng sản xuất phát triển làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. a. Những thay đổi về cơ cấu ngành kinh tế. Bước chuyển từ nền kinh tế công nghiệp với cơ sở vật chất kỹ thuật truyền thống sang cơ sở vật chất mới dưới tác động của cách mạng khoa học- công nghệ đã tạo ra sự chuyển dịch lớn về cơ cấu kinh tế. Trước hết là cơ cấu ngành, từ chỗ trước kia cơ cấu kinh tế là nông nghiệp-công nghiệp- dịch vụ, nay được thay thế bằng cơ cấu dịch vụ- công nghiệp- nông nghiệp theo hướng tỷ trọng các ngành nông nghiệp, công nghiệp giảm dần, tỷ trọng các ngành dịch vụ tăng lên tương ứng. Ví dụ các nước tư bản phát triển như Mỹ, Bắc Âu, tỷ trọng các ngành nông nghiệp trong GDP giảm từ 6,4% năm 1960 xuống còn 2,7% năm 1990, các ngàng công nghiệp sự giảm tương ứng là 30,4% và 23,1% và các nghành dịch vụ tăng lên từ 52,2% lên 65%. Ngay trong bản thân các ngành công nghiệp cũng có sự thay đổi căn bản như, công nghiệp truyền thống (công nghiệp khai thác nguyên, nhiên, vật liệu, công nghiệp sơ chế) giảm dần, từ 2,7% năm 1960 xuống còn 1% năm 1990, các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ cao, ngày càng chiếm ưu thế như: quang học, điện tử vi mạch, hàng không vũ trụ, khai thác năng lượng nguyên tử vào mục đích hoà bình...Trong lĩnh vực dịch vụ thì hoạt động tài chính ngày càng trở thành nghành kinh tế trụ cột trong nền kinh tế quốc dân. Ví dụ ở Nhật những năm 1960 phát triển ngành luyện kim đóng tàu thì những năm 1980 trở lại đây chủ yếu phát triển ngành điện tử và ngân hàng; vì thế trong số 10 ngân hàng lớn nhất thế giới, Nhật bản từ chỗ trước kia chưa có tên tuổi, nay vươn lên đứng hàng thứ 8 vào năm 2000. Xu hướng chung là phát triển những ngành sử dụng ít nguyên liệu, ít năng lượng, ít lao động sống, phát triển những ngành có hàm lượng chất xám cao. Cùng với thay đổi cơ cấu nghành, cơ cấu sản phẩm cũng có sự thay đổi tương ứng. Những sản phẩm có hàm lượng khoa học công nghệ cao ngày càng chiếm vị trí quan trọng trên thị trường sản phẩm với giá cả ổn định hoặc tăng lên. b.Những thay đổi về cơ cấu vùng kinh tế. Do bước chuyển từ cơ sở vật chất cũ sang cơ sở vật chất kỹ thuật mới về chất, đã tác động đến toàn bộ đời sống kinh tế xã hội và tạo ra những khả năng mới để điều chỉnh cơ cấu ngành, vùng của nền kinh tế. Ngày nay các nước phát triển, tuy có vị trí địa lý và điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, song sự khác nhau đó chỉ quy định đến tính đặc thù của sự điều chỉnh ở mỗi nước. Chẳng hạn khác nhau về mức độ và phương pháp điều chỉnh, chứ không một quốc gia nào lại không thực hiện điều chỉnh. Mục đích của sự điều chỉnh cơ cấu ngành, vùng ở các nền kinh tế phát triển là nhằm thiết lập một cơ cấu kinh tế thích ứng cho phát triển và giải quyết những mâu thuẫn trước mắt của nền kinh tế. Kết quả tạo nên sự xích lại gần nhau về khoảng cách giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa thành thị và nông thôn cả về điều kiện làm việc và mức hưởng thụ cuộc sống, theo đó mà thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. c.Những thay đổi về cơ cấu thị trường. Cách mạng khoa học- công nghệ thúc đẩy phân công lao động xã hội vượt ra ngoài biên giới quốc gia, cùng với biến đổi cơ cấu ngành, vùng ở các nước công nghiệp phát triển, đã tạo nên sự dịch chuyển ngành, từ nước này sang nước khác, từ khu vực này sang khu vực khác, hình thành thị trường không biên giới. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, cơ cấu thị trường thế giới có sự thay đổi như sau. Một là, hình thành đồng bộ nhiều loại thị trường như: Theo đối tượng giao dịch mua bán, có thị trường hàng hoá và dịch vụ như lúa gạo, thị trường ngoại tệ, thị trường chứng khoán. Theo ý nghĩa vai trò đối tượng mua bán, có thị trường tư liệu sản xuất, thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường khoa học - công nghệ. Theo tính chất và cơ chế vận hành, có thị trường tự do, thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, thị trường độc quyền cạnh tranh, thị trường tự do có điều tiết của chính phủ. Theo quy mô và phạm vi các quan hệ kinh tế, có thị trường địa phương khu vực, thị trường trong nước thị trường quốc gia quốc tế. Hai là, tự do hoá thị trường trở thành một xu hướng cơ bản, nhất là trong những thập kỷ gần đây.Ví dụ thị trường chung châu Âu có 15 nước thành viên tham gia trong đó có 11 quốc gia tham gia liên minh tiền tệ. Ba là, thị trường quốc tế phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu cùng với xuất hiện nhiều loại thị trường mới như thị trường phần mềm tin học, thị trường công nghệ sinh học, thị trường sản phẩm có hàm lượng chất xám cao Bốn là, thị trường có sự ưu đãi ở mức độ khác nhau đối với các bạn hàng liên kết và phân biệt đối sử với các bạn hàng khác. II. NHỮNG ĐIỀU CHỈNH THÍCH NGHI VỀ QUAN HỆ SẢN XUẤT. Sự phát triển lực lượng sản xuất dưới tác động cách mạng khoa học- công nghệ đã thay đổi tính chất, trình độ phân công lao động xã hội và hiệu quả sản xuất kinh doanh trong toàn bộ nền kinh tế. Với kết quả của quá trình đó mang lại là điều kiện để giai cấp tư sản và nhà nước tư bản thực hiện điều chỉnh từng mặt quan hệ sản xuất để thích nghi tồn tại và phát triển trong điều kiện mới. Song mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là giá trị thặng dư, lợi nhuận, do đó giai cấp tư sản và nhà tư bản luôn tìm mọi biện pháp phương tiện để nâng cao năng xuất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy sự điều chỉnh thích nghi của chủ nghĩa tư bản hiện đại, chẳng qua chỉ là quá trình xã hội hoá quan hệ sản xuất theo lối tư bản chủ nghĩa nhằm xoa dịu phần nào mâu thuẫn vốn có của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. 1. Sự điều chỉnh về quan hệ sở hữu. Mục đích những điều chỉnh thích nghi về quan hệ sở hữu trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hiện nay là tiếp tục duy trì củng cố quan hệ chiếm hữu tư nhân tư bản về tư liệu sản xuất, làm cho nó phù hợp phần nào với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn giữa tư bản với lao động làm thuê. Sự điều chỉnh này được biểu hiện thông qua những nội dung sau. - Thực hiện đa dạng hoá các hình thức sở hữu. Đẩy mạnh cổ phần hoá tư bản chủ nghĩa bằng cách chuyển công ty tư nhân thành các công ty cổ phần với sự góp vốn của các nhà tư bản lớn, nhỏ và người lao động dưới hình thức mua cổ phiếu. Chẳng hạn ở Thuỵ điển có tới 21% dân cư có cổ phần trong các doanh nghiệp, ở Pháp có 6 triệu người, ở Anh có 8 triệu người, ở Mỹ có khoảng 35- 40 triệu người là cổ đông. Khi đó người lao động mua cổ phiếu trở thành cổ đông để sở hữu một phần tài sản của công ty và hưởng lợi tức cổ phần, nhà tư bản – các tổ chức độc quyền, huy động các nguồn vốn để phát triển sản xuất cả chiều rộng và chiều sâu. Thông qua chế độ tham dự mới theo mô hình 1 công ty mẹ khống chế nhiều công ty con, 1 công ty con khống chế nhiều công ty cháu... nhờ đó mà quyền lực kinh tế chính trị xã hội của nhà tư bản, các tổ chức độc quyền tăng lên. Hình thức sở hữu tư nhân chuyển dần thành hình thức sở hữu hỗn hợp.Vì trong qua trình hoạt động sản xuất kinh doanh các nhà tư b
Tài liệu liên quan