Những loại ký sinh trùng bám trên cá La Hán

Phong trào chơi cá la hán trong thời gian gần đây rộ lên rất mạnh ở Việt Nam. Giới chơi cá cảnh thật sự đam mê với loài cá đầy cá tính và oai phong. Trong các kỹ thuật nuôi cá la hán ngoài những chọn bể, thức ăn, nguồn nước. thì bạn cũng dành thời gian chăm sóc chúng không mắc bệnh. Để những cá cưng của bạn thật sự khỏe mạnh, luôn giữ phong độ hùng dũng trong mọi tình huống

pdf5 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1359 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những loại ký sinh trùng bám trên cá La Hán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những loại ký sinh trùng bám trên cá La Hán Phong trào chơi cá la hán trong thời gian gần đây rộ lên rất mạnh ở Việt Nam. Giới chơi cá cảnh thật sự đam mê với loài cá đầy cá tính và oai phong. Trong các kỹ thuật nuôi cá la hán ngoài những chọn bể, thức ăn, nguồn nước... thì bạn cũng dành thời gian chăm sóc chúng không mắc bệnh. Để những cá cưng của bạn thật sự khỏe mạnh, luôn giữ phong độ hùng dũng trong mọi tình huống. Sán lá đơn chủ Sán lá đơn chủ sinh chủ yếu trên mang với tỷ lệ nhiễm 68/91 mẫu (chiếm 74/73%), cường độ nhiễm trung bình 52/27 sán/cung mang. Ngoài ra, còn tìm thấy sán lá ở nhớt thân và vây cá. Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm không đáng kể. Ở nhớt thân, tỷ lệ nhiễm sán lá là 12/91 mẫu (13,19%), cường độ nhiễm trung bình 0,39 sán/con. Ở vây, tỷ lệ nhiễm thấp hơn: 8/91 mẫu (7,79%), cường độ nhiễm trung bình thấp 0,11 sán/con cá. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng ở cá trên 2 tháng tuổi là 68,4% với cường độ nhiễm trên mang cao nhất ở mức cao nhất lên đến 305 sán/cung mang. Tỷ lệ nhiễm ở cá bột ( Hiện nay, các tài liệu về nghiên cứu bệnh ký sinh trùng vẫn chưa có giới hạn về mức độ nhiễm sán gây chết cá. Cá nhiễm sán với cường độ nhẹ thường được xem là vô hại. Bệnh do sán lá ký sinh trở nên nguy hiểm khi sán sinh sản quá nhiều: mang thường bị phá huỷ nặng, mất màu và sưng to quá mức không thể khép chặt nắp mang. Khi sán ký sinh sẽ gây lở loét các tổ chức mô, đồng thời cá tiết nhiều chất nhờn do bị kích thích quá mức làm cản trở sự hô hấp của cá. Trùng bánh xe Hiện diện trên nhớt thân, vây và mang nhưng không đáng kể. Trên nhớt thân, tỷ lệ nhiễm 24/91 mẫu (26,37%), cường độ nhiễm trung bình 0,92 trùng/thị trường. Ở vây, thấy có hiện diện của Trichodina sp. trên 18/91 mẫu (19,78%), cường độ nhiễm trung bình 1,01 trùng/thị trường. Ngoài ra, còn thấy ở mang 6/91 mẫu (6,59%) và cường độ nhiễm thấp 0,16 trùng/thị trường. Trùng bánh xe hiện diện hầu hết trên các loài cá nước ngọt, chủ yếu trên cá giống ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, thường ký sinh ở trên da và mang cá. Khi tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm rất cao sẽ phát thành dịch bệnh. Theo tác giả Bùi Quang Tề thì với tỷ lệ nhiễm từ 90-100% và cường độ nhiễm 20/30 trùng/thị trường 10x10 là nguy hiểm. Tuy nhiên, ở trường hợp của các mẫu cá la hán khảo sát, cường độ nhiễm và tỷ lệ nhiễm không đáng kể, nên đây không phải là lý do làm cá bị bệnh. Bên cạnh ngoại ký sinh sống, cá la hán còn có giống giun tròn Capilaria sp ký sinh trong ruột cá. Tỷ lệ và cường độ nhiễm không đáng kể, 9/91 mẫu (9,89%) với cường độ nhiễm trung bình 1,26 giun/con cá. Giun không gây chết, nhưng sự ký sinh của giun tròn trong cơ thể cá sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cá. Đó là 2 loại ký sinh trùng thường ký sinh trên cá la hán. Mặc dù cá la hán là loại cá có sức sống dẻo dai, cường tráng nhưng bạn cũng nên quan tâm đến khả năng nhiễm bệnh ở chúng. 2 loại ký sinh trùng này rất nguy hiểm, khả năng ẩn lấp giỏi không dễ nhận ra. Khi cá la hán bị ký sinh trùng bám riết trên cơ thể chỉ trong một thời gian ngắn là trở nên còi cọc, chậm phát triển; thậm chí làm cá chết. Hy vọng với những tư liệu trên phần nào cung cấp, bổ sung kiến thức về các yếu tố xung quanh cá la hán. Các bạn nhận biết để có cách phát hiện phòng chống, chữa trị cho cá cưng của mình luôn khoẻ mạnh.
Tài liệu liên quan