Những tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường áp dụng trong khảo sát và đánh giá chất lượng môi trường nền ở Việt Nam

Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để bảo vệ môi trường. Thuật ngữ tiêu chuẩn được dùng để chỉ các luật lệ, nguyên lý hoặc các biện pháp do các nhà khoa học (hoặc chính quyền) đề ra hoặc được chính quyền ủng hộ. Thuật ngữ tiêu chuẩn (standard) được hiểu như một khuôn thước để đánh giá, đối chiếu. Có nhiều yếu tố cần phải được quan tâm trong quản lý chất lượng môi trường, tuy nhiên một số yếu tố chính như không khí, nước, âm thanh, phóng xạ, chất thải rắn, dư lượng hóa chất hay thuốc trừ sâu, an toàn lao động và năng lượng là những yếu tố cần phải được quan tâm và xây dựng tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn có tính cứng nhắc, nguyên tắc và mang tính hợp lý. Tiêu chuẩn đôi khi không nhất thiết phải công bằng và khoa học, có thể là độc đoán.

doc26 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2187 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường áp dụng trong khảo sát và đánh giá chất lượng môi trường nền ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường áp dụng trong khảo sát và đánh giá chất lượng môi trường nền ở Việt Nam A. Những tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường áp dụng trong khảo sát và đánh giá chất lượng môi trường nền ở Việt Nam I. Giới thiệu Tiêu chuẩn, Quy chuẩn môi trường Việt Nam I.1. Tiêu chuẩn I.1.1. Khái niệm Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để bảo vệ môi trường. Thuật ngữ tiêu chuẩn được dùng để chỉ các luật lệ, nguyên lý hoặc các biện pháp do các nhà khoa học (hoặc chính quyền) đề ra hoặc được chính quyền ủng hộ. Thuật ngữ tiêu chuẩn (standard) được hiểu như một khuôn thước để đánh giá, đối chiếu. Có nhiều yếu tố cần phải được quan tâm trong quản lý chất lượng môi trường, tuy nhiên một số yếu tố chính như không khí, nước, âm thanh, phóng xạ, chất thải rắn, dư lượng hóa chất hay thuốc trừ sâu, an toàn lao động và năng lượng…là những yếu tố cần phải được quan tâm và xây dựng tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn có tính cứng nhắc, nguyên tắc và mang tính hợp lý. Tiêu chuẩn đôi khi không nhất thiết phải công bằng và khoa học, có thể là  độc đoán. Ví dụ: Tiêu chuẩn môi trường về lượng khói xả ra từ các loại phương tiện giao thông trong thành phố, về chất thải, nước thải xả ra môi trường từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh . Theo khảo sát năm 2002, có tới 90% số doanh nghiệp không đạt yêu cầu về tiêu chuẩn nước thải, trong đó 73% số doanh nghiệp xả thải không đạt tiêu chuẩn do không có  các công trình và thiết bị xử lý nước thải. I.1.2. Phân loại v Xét về bản thân chất ô nhiễm có thể chia làm 3 loại tiêu chuẩn Loại thứ 1: dựa vào chính bản thân chất ô nhiễm như: nồng độ chloride trong nước, nồng độ NOx  trong không khí, số đo của dB(A), liều lượng phóng xạ tính bằng Rem. Loại thứ 2: mang tính trung gian vì bản thân chúng rất khó được đo đạc chính xác, ví dụ số đo MNP được dùng để tính tổng coliform, E.coli. Loại thứ 3: là phải dựa vào các phản ứng cơ bản dùng để xác định chúng như BOD5,COD… v Xét về mối liên quan đến môi trường có thể xem xét đến 4 loại tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn môi trường xung quanh Tiêu chuẩn tại nguồn Tiêu chuẩn về quy trình/ thiết bị kỹ thuật Tiêu chuẩn về sản phẩm I.2. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Quy chuẩn này qui định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm thải ra môi trường. Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá và kiểm soát chất lượng của môi trường, làm căn cứ cho việc bảo vệ và sử dụng tài nguyên môi trường một cách phù hợp. II. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn cần thiết cho khảo sát và đánh giá chất lượng môi trường nền II.1. Chất lượng không khí xung quanh II.1.1. Tiêu chuẩn Bảng 1: Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh Chất ô nhiễm Dài hạn Ngắn hạn mg/m3 Thời gian mg/m3 Thời gian CO (1 mg/m3 = 0.859 ppm) 10 5 8 giờ 10 giờ NO2 (1 mg/m3 = 0.523 ppm) 0.1 24 giờ SO2 (1 mg/m3 = 0.376 ppm) 0.5 1 giờ Bụi lơ lửng 0.2 24 giờ 0.3 1 giờ Chì 0.005 24 giờ Bảng 2: Tiêu chuẩn khí thải cho các phương tiện vận tải và các loại xe mới Trọng lượng xe (Reference weight) (RW = kg) A B CO HC NOx CO HC+NOx RW ≤ 750 65 6.0 8.5 750 < RW≤ 850 71 6.3 8.5 58 19 850 < RW≤ 1020 76 6.5 8.5 1020 < RW≤ 1250 87 7.1 10.2 67 20.5 1250 < RW≤ 1470 99 7.6 11.9 76 22 1470 < RW≤ 1700 110 8.1 12.3 84 23.5 1700 < RW≤ 1930 121 8.6 12.8 93 25 1930 < RW≤ 2150 132 9.1 13.2 101 26.5 3150 2150 143 9.6 13.6 110 28 Nguồn: Các tiêu chuẩn (A, B) này được xác định theo tiêu chuẩn của Ủy ban Kinh tế Liên hiệp quốc cho các điều lệ Châu Âu (Tiêu chuẩn khí thải số 15.03 và 15.04). Ghi chú: Tất cả các xe chạy xăng phải tuân theo tiêu chuẩn A Tất cả các xe chạy dầu phải tuân theo tiêu chuẩn B. Giới hạn xả khói được xác định khi kiểm tra dầu ở tốc độ ổn định là 15 đơn vị khói Hartidge trong điều kiện gia tốc tự do. Trọng lượng xe: trọng lượng xe không tải + 100kg Tất cả các giá trị được tính bằng g/l thử nghiệm. Tất cả các loại xe mô tô, xe 2 bánh gắn máy đều phải tuân theo quy định về mức xả khói như sau: Hydrocarbon < 5.0 g/km; Cacbon monoxit < 12.0 g/km II.1.2. Quy chuẩn Ngày 07 tháng 10 năm 2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Ban hành kèm theo theo Thông tư này hai Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường: QCVN 05:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh QCVN 06:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010. Giá trị giới hạn của các thông số cơ bản trong không khí xung quanh được quy định tại bảng 3 Bảng 3: Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh Đơn vị: Microgam trên mét khối (μg/m3) TT Thông số Trung bình 1 giờ Trung bình 3 giờ Trung bình 24 giờ Trung bình năm 1 SO2 350 - 125 50 2 CO 30000 10000 5000 - 3 NOx 200 - 100 40 4 O3 180 120 80 - 5 Bụi lơ lửng (TSP) 300 - 200 140 6 Bụi ≤ 10 μm (PM10) - - 150 50 7 Pb - - 1,5 0,5 Ghi chú: Dấu (-) là không quy định II.2. Chất lượng nước II.2.1 Tiêu chuẩn Bảng 4: Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt của Việt Nam tùy theo mục đích sử dụng Yếu tố  Cấp nước thô Thủy sản Nước thải Yếu tố vật lý Nhiệt  độ (oC) 40 Màu (đơn vị) Độ  đục Chất rắn lơ lửng (mg/L) 20 80 50 Tổng rắn hòa tan (mg/L) DO (mg/L) >6 >2 Độ trong Tổng rắn lắng tụ (mg/L) Tính đệm/ pH/ Độ cứng Kiềm  (CaCO3) (mg/L) pH 6 – 8.5 5.5 – 9 6 – 9 Sắt hòa tan 1 2 Mn tan 0.1 0.8 N-NO3 10 15 N-NO2 0.01 0.05 Tổng Nito 15 NH3 0.05 1 phosphate 4 BOD (mg/L) <4 <25 30 COD (mg/L) <10 <35 50 Dầu/ mỡ (mg/L) 0 0.3 Ba (mg/L) 1 4 Cd (mg/L) 0.01 0.02 0.005 Cr6+ (mg/L) 0.05 0.05 0.05 Cr  tổng 0.1 1 Cu (mg/L) 0.1 1 2 Pb (ug/L) 0.05 0.1 0.1 Hg (mg/L) 0.001 0.002 0.005 Ni (mg/L) 0.1 1 0.2 Zn (mg/L) 1 2 3 As (mg/L) 0.05 0.1 0.05 Clo dư (mg/L) 1 CN (mg/L) 0.01 0.05 0.07 Flouride (mg/L) 1 1.5 5 Phenol (mg/L) 0.001 0.02 0.1 H2S (mg/L) 0.2 Ghi chú: Bảng trên trích dẫn 2 TCVN hiện áp dụng – TCVN 5942 – 1995 – Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt - TCVN 5945 – 2005 – Tiêu chuẩn thải nước thải công nghiệp. II.2.2. Quy chuẩn Ø Đối với nước mặt Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước mặt được quy định tại Bảng 5. Bảng 5: Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt TT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn A B A1 A2 B1 B2 1 pH 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9 2 Ôxy hòa tan (DO) mg/l ≥ 6 ≥ 5 ≥ 4 ≥ 2 3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 20 30 50 100 4 COD mg/l 10 15 30 50 5 BOD5 (200C) mg/l 4 6 15 25 6 Amoni (NH+4) (tính theo N) mg/l 0,1 0,2 0,5 1 7 Clorua (Cl-) mg/l 250 400 600 - 8 Florua (F-) mg/l 1 1,5 1,5 2 9 Nitrit (NO-2) (tính theo N) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05 10 Nitrat (NO-3) (tính theo N) mg/l 2 5 10 15 11 Phosphat (PO43-) (tính theo P) mg/l 0,1 0,2 0,3 0,5 12 Xianua (CN-) mg/l 0,005 0,01 0,02 0,02 13 Asen (As) mg/l 0,01 0,02 0,05 0,1 14 Cadimi (Cd) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,01 15 Chì (Pb) mg/l 0,02 0,02 0,05 0,05 16 Crom III (Cr3+) mg/l 0,05 0,1 0,5 1 17 Crom VI (Cr6+) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05 18 Đồng (Cu) mg/l 0,1 0,2 0,5 1 19 Kẽm (Zn) mg/l 0,5 1,0 1,5 2 20 Niken (Ni) mg/l 0,1 0,1 0,1 0,1 21 Sắt (Fe) mg/l 0,5 1 1,5 2 22 Thủy ngân (Hg) mg/l 0,001 0,001 0,001 0,002 23 Chất hoạt động bề mặt mg/l 0,1 0,2 0,4 0,5 24 Tổng dầu, mỡ (oils & grease) mg/l 0,01 0,02 0,1 0,3 25 Phenol (tổng số) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,02 26 Hóa chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ Aldrin + Dieldrin Endrin BHC DDT Endosunfan (Thiodan) Lindan Chlordane Heptachlor µg/l µg/l µg/l µg/l µg/l µg/l µg/l µg/l 0,002 0,01 0,05 0,001 0,005 0,3 0,01 0,01 0,004 0,012 0,1 0,002 0,01 0,35 0,02 0,02 0,008 0,014 0,13 0,004 0,01 0,38 0,02 0,02 0,01 0,02 0,015 0,005 0,02 0,4 0,03 0,05 27 Hoá chất bảo vệ thực vật phospho hữu cơ Paration Malation µg/l µg/l 0,1 0,1 0,2 0,32 0,4 0,32 0,5 0,4 28 Hóa chất trừ cỏ 2,4D 2,4,5T Paraquat µg/l µg/l µg/l 100 80 900 200 100 1200 450 160 1800 500 200 2000 29 Tổng hoạt độ phóng xạ Bq/l 0,1 0,1 0,1 0,1 30 Tổng hoạt độ phóng xạ Bq/l 1,0 1,0 1,0 1,0 31 E.coli MPN/ 100ml 20 50 100 200 32 Coliform MPN/ 100ml 2500 5000 7500 10000 Ghi chú: Việc phân hạng nguồn nước mặt nhằm đánh giá và kiểm soát chất lượng nước, phục vụ cho các mục đích sử dụng nước khác nhau: A1 - Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác như loại A2, B1 và B2. A2 - Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử l. phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2. B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2. B2 - Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp. Ø Đối với nước ngầm Bảng 6: Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước ngầm TT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn 1 pH - 5,5 - 8,5 2 Độ cứng (tính theo CaCO3) mg/l 500 3 Chất rắn tổng số mg/l 1500 4 COD (KMnO4) mg/l 4 5 Amôni (tính theo N) mg/l 0,1 6 Clorua (Cl-) mg/l 250 7 Florua (F-) mg/l 1,0 8 Nitrit (NO-2) (tính theo N) mg/l 1,0 9 Nitrat (NO-3) (tính theo N) mg/l 15 10 Sulfat (SO42-) mg/l 400 11 Xianua (CN-) mg/l 0,01 12 Phenol mg/l 0,001 13 Asen (As) mg/l 0,05 14 Cadimi (Cd) mg/l 0,005 15 Chì (Pb) mg/l 0,01 16 Crom VI (Cr6+) mg/l 0,05 17 Đồng (Cu) mg/l 1,0 18 Kẽm (Zn) mg/l 3,0 19 Mangan (Mn) mg/l 0,5 20 Thủy ngân (Hg) mg/l 0,001 21 Sắt (Fe) mg/l 5 22 Selen (Se) mg/l 0,01 23 Tổng hoạt độ phóng xạ Bq/l 0,1 24 Tổng hoạt độ phóng xạ Bq/l 1,0 25 E.Coli MPN/100ml không phát hiện thấy 26 Coliform MPN/100ml 3 II.3. Chất lượng đất Ø Theo tiêu chuẩn TCVN 5300 – 1995 dựa trên sự nhiễm bẩn hóa chất phân loại thành 3 mức nhiễm bẩn sau: Đất bị nhiễm bẩn nặng: đất có hàm lượng hóa chất vượt quá nồng độ giới hạn cho phép và có hiệu suất sinh học thấp do tác động của nhiễm bẩn hóa chất. Những đặc tính cơ, lý, hóa, sinh biến đổi đáng kể và kết quả là các hóa chất trong cây trồng vượt quá giới hạn cho phép. Đất bị nhiễm bẩn vừa: đất có sự vượt quá giới hạn nồng độ cho phép về các hóa chất độc hại, nhưng không thấy có những biến đổi đáng kể về tính chất đất. Đất bị nhiễm bẩn nhẹ: đất có hàm lượng hóa chất không vượt quá nồng độ giới hạn cho phép, song cao hơn nền tự nhiên. Ø Tiêu chuẩn TCVN 5941 – 1995 Quy định mức tối đa cho phép của dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất đối với 22 hóa chất bảo vệ thực vật. Bảng dưới đây giới thiệu giới hạn tối đa cho phép đốii với nồng độ một vài hóa chất bảo vệ thực vật Bảng 7: Giới hạn tối đa cho phép dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất TT Hóa chất Công thức hóa học Tác dụng Mức cho phép (mg/kg đất) 1 Altrazine C8H14ClN5 Trừ cỏ 0.2 2 2,4 – D C8H6ClO3 Trừ cỏ 0.2 3 Lindan C6H6Cl6 Trừ sâu 0.1 4 Monitor (Methanmidophos) C2H8NO2PS Trừ sâu 0.1 5 Padan C7H16N3O2S2 Trừ sâu 0.1 II.4. Tiếng ồn II.4.1. Phân loại Ø Theo nền ồn liên tục: Áp dụng đối với: Không gian các loại, cộng đồng dân cư. Không gian môi trường làm việc. Cần quan tâm đến: âm lượng tính bằng dB(A) và cũng như độ dài thời gian gây ồn. Ø Theo độ ồn bất thình lình: Đối với cộng đồng. Môi trường làm việc. Cần quan tâm đến: độ ồn tối đa và tần suất xuất hiện của tiếng ồn, thời gian kéo dài chấp nhận được của tiếng ồn. Ø Theo cách phân khu vực: Tùy theo đặc điểm khu vực mà chia ra các mức quy định về độ ồn: khu cư trú, khu công nghiệp, khu thương mại… Ø Các vùng đệm Khi khó kiểm soát các tiếng ồn như tại các nhà máy công nghiệp nặng, có thể phải thành lập các khu vực đệm để cách ly nhà máy với khu dân cư. II.4.2. Một số tiêu chuẩn tiếng ồn Ø Tiếng ồn khu vực dân cư Tiêu chuẩn và nguyên tắc áp dụng cho mức tiếng ồn ở khu vực dân cư chủ yếu liên quan đến cường độ tối đa cho phép ở một số khu vực cư trú và khái niệm về khu vực đệm. Cần chú ý đến cường độ nền của khu vực dân cư. Bảng 8: Giới hạn tiếng ồn tối đa cho phép khu vực công cộng và dân cư (theo mức âm tương đương) TCVN 5949-1998 Khu vực Thời gian Từ 6-18h Từ 18-22h Từ 22-6h Khu vực cần đặc biệt yên tĩnh Bệnh viện, thư viện, nhà điều dưỡng, nhà trẻ, trường học,nhà thờ, chùa chiền 50 45 40 Khu dân cư, khách sạn nhà nghỉ, cơ quan hành chính 60 55 50 Khu dân cư xen kẽ trong khu vực thương mại, dịch vụ sản xuất 75 70 50 Ø Tiếng ồn do phương tiện giao thông v Xe: cần chú ý đến các nguyên tắc sai khi thiết lập tiêu chuẩn: Mức ồn mà công chúng bình thường chấp nhận được. Mức ồn mà các mà các nhà máy sản xuất xe có thể đáp ứng bằng các phương tiện kĩ thuật hiện có. Chi phí phải bỏ ra để đạt mức tiêu chuẩn mong muốn. Khía cạnh thực hành như khả nang sắm các dụng cụ và phương pháp đo ồn đơn giản. Bảng 9: TCVN 5948-1995-tiếng ồn giao thông vận tải đường bộ STT Tên phương tiện vận tải Mức ồn tối đa, dB(A) 1 Xe máy đến 125 cm3 80 2 Xe máy trên 125 cm3 85 3 Xe máy 3 bánh 85 4 Xe ô tô con xe taxi xe khách đến 12 chỗ ngồi 80 5 Xe khách trên 12 chỗ ngồi 85 6 Xe tải đến 3,5 tấn 85 7 Xe tải trên 3,5 tấn 87 8 Xe tải trên công suất trên 150kW 88 9 Máy kéo xe ủi đất đặc biệt lớn 90 ( Chú thích: phương pháp đo mức ồn phát ra của phương tiện giao thông vận tải đường bộ được quy định trong các TCVN tương ứng.) v Xe chạy đường ray: ít được chú ý hơn các xe chạy đường bộ nên không có tiêu chuẩn tiếng ồn. vĐối với các động cơ kéo: hiệu lực kéo dài trong 270 ngày kể từ ngày đầu ban hành tiêu chuẩn, trong thời gian nàytiếng ồn không vượt quá 93dB ở điều kiện tĩnh, đang gia hoặc giảm tốc. v Tiếng ồn máy bay: trở nên đáng chú ý từ sau thế chiến thứ hai, khi thiết lập tiêu chuẩn tiếng ồn cho máy bay cần lưu ý: Độ ồn của mỗi máy bay hoạt động tại phi trường. Mức ồn đối với người làm việc tại sân bay. Mức ồn đối với khu dân cư lân cận phi trường. B. Các phương pháp áp dụng trong khảo sát và đánh giá chất lượng môi trường nền I. Các khái niệm tổng quan I.1. Môi trường nền Môi trường nền là môi trường khu vực trước khi thực hiện dự án và sẽ chịu tác động của quá trình thực hiện dự án. Ðánh giá môi trường nền là quá trình xác định hiện trạng môi trường của khu vực mà dự án dự định sẽ thực hiện. Do vậy, phần nội dung này phải thể hiện được một cách định lượng cao nhất chất lượng của các thành phần môi trường nền khu vực thông qua những số liệu quan trắc, đo đạc các chi tiêu môi trường sẽ chịu tác động trực tiếp của dự án trong tương lai. Tránh thu thập thông tin, số liệu quá mức hoặc không cần thiết. Các số liệu môi trường nền khu vực là những căn cứ khoa học để thực hiện đánh giá tác động môi trường. Nó quyết định tính đúng đắn của một quá trình đánh giá và các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, tăng cường các tác động tích cực của dự án đối với môi trường vùng hoạt động của dự án. Những số liệu này cũng là cơ sở để kiểm soát, đánh giá tính hiệu quả của công tác đánh giá tác động môi trường sau này. Số liệu môi trường nền cần đạt những tiêu chuẩn chất lượng sau đây Có đủ độ tin cậy, rõ ràng và phải rõ nguồn gốc xuất xứ. Số liệu này có thể lấy từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau như: các trạm quan trắc (monitoring) môi trường quốc gia và tỉnh, các công trình nghiên cứu khoa học, khảo sát trong nhiều năm đã được công bố chính thức hoặc dự án tự tiến hành khảo sát, đo đạc. Các số liệu, tài liệu phải bao gồm những yếu tố, thành phần môi trường trong cùng chịu tác động trực tiếp hay gián tiếp của dự án. Các số liệu phải được xử lý sơ bộ, hệ thống hoá, rõ ràng giúp cho người xử lý số liệu dễ dàng phân tích tổng hợp, phân chia thành các nhóm số liệu, nhận định đặc điểm của vùng nghiên cứu. Phương pháp đo lường khảo sát phân tích thống kê phải tuân thủ các quy định của các hệ thống tiêu chuẩn môi trường. I.2. Environment index và Environment indicator I.2.1. Environment index “Environment index” là một khái niệm rất rộng, là một sự sắp xếp có hệ thống cả mặt số liệu và mô tả một khối lượng lớn các thông tin và dữ liệu về môi trường, với mục đích cơ bản là đơn giản hóa các thông tin và dữ liệu nhưng vẫn khái quát đầy đủ và giúp ích cho người ra quyết định một dự án và cho cả cộng đồng. Theo EIS, một “environment index” được xem là hữu ích khi đáp ứng được những điều kiện sau: Tóm lược được những dữ liệu môi trường đang tồn tại. Truyền đạt được các thông tin về mặt chất lượng ảnh hưởng đến môi trường. Dự báo được những tổn hại hoặc những nghi ngại về môi trường do ô nhiễm. Tâp trung vào các yếu tố môi trường chủ đạo. Đáp ứng được những mô tả cơ bản do các tác động thông qua việc dự báo được những điểm khác biệt khi có và không có dự án. I.2.2. Environment indicator: Chúng ta cần phân biệt rằng “environment index” và “environment indicator” là hoàn toàn khác nhau. Indicator đề cập đến những sự đo đạc, xem xét riêng rẽ của những yếu tố hoặc những loài sinh học. Ví dụ: Các chỉ thị sinh học đã được dùng trong nhiều thập niên qua, ở phía Tây Hoa Kì, thực vật được xem là chỉ thị về tình hình của nước và đất. Hoặc như một số loài động vật có xương sống, cũng như thực vật, được dùng làm chỉ thị về nhiệt độ của một khu vực nào đó II. Áp dụng II.1. Thiết lập môi trường Để chuẩn bị bản mô tả các thiết lập môi trường, thông tin định lượng nên được lắp ráp ngày càng nhiều các yếu tố xác định thích hợp nhất có thể. Hiện tại các tiêu chuẩn môi trường, chẳng hạn như nước hoặc tiêu chuẩn chất lượng không khí, nên được đưa vào, để cung cấp để đánh giá chất lượng môi trường hiện tại. Các mô tả về các thiết lập môi trường nên tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực nghiên cứu rộng rãi cho dự án, tuy nhiên, thông tin cụ thể cần được bao gồm cả các địa điểm được đề xuất hoặc nhà máy xử lý. Trong trường hợp các dự án xử lý nước thải, hoặc các khu vực ranh giới nghiên cứu có thể được định nghĩa trong khu vực dịch vụ thoát nước bởi diện tích ảnh hưởng của việc xả thải. Sự mô tả của việc thiết lập môi trường (như là đường ranh giới, sự tồn tại, nền tảng, hoặc những ảnh hưởng môi trường) là một phần của việc nghiên cứu tác động môi trường. Những quy chế chất lượng môi trường (CEQ) thì kiểm soát các vấn đề sau đây: § Các báo cáo tác động môi trường được mô tả ngắn gọn môi trường của khu vực bị ảnh hưởng hoặc tạo ra bởi những giải pháp dưới sự xem xét. Việc mô tả đó thì không dài hơn là việc cần thiết để hiểu những giải pháp thay thế. Dữ liệu và phân tích một tuyên bố sẽ cân xứng với tầm quan trọng của sự ảnh hưởng, với tổng những vật chất quan trọng, hoặc đề cấp đến một cách đơn giản. Các cơ quan phải tránh sự vô dụng trong hàng loạt phát biểu và sẽ tập trung nỗ lực và sự quan tâm về các vấn đề quan trọng. Những mô tả dong dài về vấn đề môi trường bị ảnh hưởng là do chính họ không có biện pháp đầy đủ của một báo cáo tác động môi trường. § Những nguyên lý được nói ra trong CEQ sự điều chỉnh có tính khả dụng tới cả những sự định giá môi trường (EAs) lẫn sự phát biểu tác động môi trường (EISs). Có hai mục đích quan trọng của mô tả hệ thống môi trường của các dự án khu vực được đề xuất trong nghiên cứu đánh giá môi trường cụ thề là: Đánh giá chất lượng môi trường, cũng như là những tác động môi trường của những giải pháp trong nghiên cứu, không có một hành động cũng như không có một dự án thay thế nào khác. Nhận biết các nhân tố quan trọng của môi trường hoặc các khu vực địa lý rằng những cái đó có thể cản trở sự phát triển của những giải pháp đã cho hoặc những giải pháp thay thế. Ví dụ như những nhân tố quan trọng của môi trường hoặc những khu vực sông suối bị phân cắt bởi chất lượng
Tài liệu liên quan