Nội dung ôn thi học kì II năm học 2010 –2011 môn sinh khối 11 –ban cơ bản

1. Khái niệm sinh trưởng ở thực vật? 2. Mô phân sinh là gì? Có những loại mô phân sinh nào? Trình bày vị trí xuất hiện, đối tượng và chức năng của các loại mô phân sinh trên. 3. Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp. 4. Những nét hoa văn trên đồ gỗ có xuất xứ từ đâu? 5. Nếu cắt ngang thân cây gỗ, từ ngòai vào trong gồm những thành phần nào? Các lớp tế bào ngoài cùng (bần) của vỏ cây thân gỗ được sinh ra từ đâu?

pdf23 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4751 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nội dung ôn thi học kì II năm học 2010 –2011 môn sinh khối 11 –ban cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG ÔN THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010 – 2011 MÔN SINH KHỐI 11 – BAN CƠ BẢN Bài 34. SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT 1. Khái niệm sinh trưởng ở thực vật? 2. Mô phân sinh là gì? Có những loại mô phân sinh nào? Trình bày vị trí xuất hiện, đối tượng và chức năng của các loại mô phân sinh trên. 3. Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp. 4. Những nét hoa văn trên đồ gỗ có xuất xứ từ đâu? 5. Nếu cắt ngang thân cây gỗ, từ ngòai vào trong gồm những thành phần nào? Các lớp tế bào ngòai cùng (bần) của vỏ cây thân gỗ được sinh ra từ đâu? 1. Sinh trưởng ở thực vật: là quá trình tăng về kích thước của cơ thể do sự gia tăng số lượng và kích thước của tế bào. 2. Mô phân sinh: là nhóm các tế bào chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân. Mô phân sinh bao gồm: a. Mô phân sinh đỉnh: có ở chồi đỉnh, chồi nách, đỉnh rễ. Gặp ở cây 1, 2 lá mầm. Vai trò: giúp cây sinh trưởng về chiều dài. b. Mô phân sinh bên: phân bố hình trụ dọc theo thân, hình thành mô phân sinh đỉnh. Gặp ở cây 1, 2 lá mầm. Vai trò: giúp cây sinh trưởng theo chiều ngang. c. Mô phân sinh lóng: phân bố tại các mắt. Gặp ở cây 1 lá mầm. Vai trò: giúp sự sinh trưởng của các lóng. 3. Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp: Sinh trưởng sơ cấp Sinh trưởng thứ cấp - Là sự sinh trưởng làm tăng chiều dài của thân và rễ. - Hoạt động của nhóm mô phân sinh đỉnh. - Có ở thực vật 1 và 2 lá mầm. - Là sự sinh trưởng làm tăng chiều ngang của thân. - Họat động của nhóm mô phân sinh bên. - Chủ yếu ở cây 2 lá mầm. 4. Những nét hoa văn trên đồ gỗ là từ vòng năm: Vòng năm là những vòng tròn, hình thành hàng năm trong cây thân gỗ, bao gồm: - Vòng sáng (mạch ống rộng, vách mỏng). - Vòng tối (mạch ống hẹp, vách dày). 5. Bao gồm: bần, tầng sinh bần, mạch rây thứ cấp, tầng phân sinh bê, gỗ dác, gỗ lõi (ròng). Các lớp tế bào ngòai cùng (bần) do tầng sinh bần tạo ra. Bài 35. HOOCMÔN THỰC VẬT 1. Hoocmôn thực vật là gì? Nêu các đặc điểm chung của chúng. 2. Có mấy nhóm hoocmôn thực vật? Nêu tên hoocmôn ở mỗi nhóm và trình bày về nơi sản sinh, tác động sinh lí và ứng dụng của các lọai hoocmôn trên. 3. Nêu 1 số biện pháp nông nghiệp có ứng dụng hoocmôn thực vật. 4. Điều cần tránh trong việc ứng dụng hoocmôn thực vật nhân tạo là gì? Vì sao? 1. Hoocmôn thực vật: là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây. Đặc điểm chung: - Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây. - Với nồng độ rất thấp nhưng gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể. - Tính chuyên hoá thấp hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao. - Trong cây, hocmôn được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây. 2. Có 2 nhóm hoocmôn thực vật: nhóm hoocmôn kích thích (auxin, gibêrêlin, xitôkinin) và nhóm hoocmôn ức chế (êtilen, axit abxixic). Nhó m Hoocmô n Nơi hình thành Nơi phân bố nhiều Tác động sinh lí Ứng dụng Auxin (AIA) Đỉnh thân, cành. Trong chồi, hạt đang nảy mầm, lá đang sinh trưởng, nhị hoa, mô phân sinh bên đang hoạt động. - Kích thích nguyên phân, kéo dài tế bào. - Tham gia vào các hoạt động: hướng động, ứng động, kích thích nảy mầm, nảy chồi, ra rễ, thể hiện ưu thế đỉnh. Dùng auxin kích thích ra rễ, tăng tỉ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô, diệt cỏ. Hooc môn kích thích Giberelin (GA) Chủ yếu ở lá, rễ. Trong lá, hạt, củ, chồi đang nảy mầm, quả đang hình thành, các lóng thân, cành đang sinh - Tăng số lần nguyên phân, kéo dài tế bào. - Kích thích tăng chiều dài của thân, rễ - Kích thích nảy chồi, sinh trưởng chiều cao, tạo quả không hạt. - Tăng tốc độ phân giải tinh bột ứng dụng trong sản xuất trưởng. mạch nha, đồ uống. Xitôkinin Zeatin chủ yếu được hình thành ở rễ. Trong củ. - Kích thích phân chia tế bào, làm chậm quá trình già của tế bào. - Kích thích phân hóa chồi trong điều kiện xitôkinin nhiều hơn auxin. Dùng kinetin (xitôkinin nhân tạo) kích thích sự phát triển chồi trong nuôi cấy mô, tế bào khi phối hợp với auxin. Êtilen Hầu hết các mô thực vật: mô già, quả đang chín, mô tổn thương… Cơ quan hóa già, chín. Ức chế sinh trưởng, thúc đẩy sự chín quả, rụng lá. - Kích thích cây ra quả trái vụ. - Kích thích nở hoa, chín quả. Hooc môn ức chế Axit abxixic (AAB) Mô thực vật có mạch, lục lạp, chóp rễ. Cơ quan đang hóa già. Ức chế sinh trưởng: - Kích thích rụng lá, chín quả, làm hạt, chồi ngủ. - Đóng mở khí khổng. - Loại bỏ hiện tượng Sử dụng AAB/GA điều tiết trạng thái ngủ của chồi, hạt. sinh con như ở cây đước. 3. Một số biện pháp nông nghiệp có ứng dụng hoocmôn thực vật: - Auxin: kích thích ra rễ và thụ tinh kết hạt ở cà chua. - Gibêrêlin: phá ngủ cho hạt p, củ (khoai tây), tạo quả nho không hạt. - Êtilen: thúc quả xanh chóng chín và sản xuất dứa trái vụ. 4. Điều cần tránh trong việc ứng dụng hoocmôn thực vật nhân tạo: các chất điều hoà nhân tạo không có enzem phân giải sẽ tích tụ nhiều trong nông sản, đất, nước, không khí gây độc hại cho nông sản và sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gia súc. Bài 36. PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA 1. Khái niệm phát triển ở thực vật? 2. Thực vật ra hoa chịu tác động của những nhân tố nào? Cho biết khi nào cây cà chua ra hoa? Thế nào là hiện tượng xuân hóa? 3. Quang chu kì là gì? Yếu tố nào quyết định quang chu kì? Phitôcrôm là gì? 4. Cơ chế nào chuyển cây từ trạng thái sinh dưỡng sang trạng thái ra hoa khi cây ở điều kiện quang chu kì thích hợp? 1. Phát triển ở thực vật: là tòan bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, bao gồm 3 quá trình liên tiếp là: sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể (rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt…). 2. Sự ra hoa của cây chịu ảnh hưởng của những nhân tố: tuổi cây, nhiệt độ thấp, quang chu kì, hoocmôn ra hoa. - Cây cà chua ra hoa khi đến lá thứ 14. - Xuân hóa là hiện tượng ra hoa của cây phụ thuộc vào nhiệt độ thấp. 3. Quang chu kì: là hiện tượng ra hoa của cây phụ thuộc vào tương quan giữa độ dài ngày và đêm. Dựa vào quang chu kì, người ta chia ra làm 3 nhóm: cây ngày dài, cây ngày ngắn và cây trung tính. - Yếu tố quyết định quang chu kì là phitôcrôm. - Phitôcrôm là sắc tố cảm nhận quang chu kì của thực vật và là sắc tố nẩy mầm đối với các loại hạt mẫn cảm với ánh sáng. 4. Ở điều kiện quang chu kì thích hợp, trong lá hình thành hoocmon ra hoa (florigen) rồi di chyển vào đỉnh sinh trưởng của thân làm cây ra hoa. Bài 37. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT 1. Khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật? 2. Biến thái là gì? Dựa vào biến thái người ta chia phát triển ở động vật thành những kiểu nào? Trình bày quá trình phát triển của mỗi kiểu . 3. Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bướm trưởng thành không gây hại cho cây trồng? Trong nông nghiệp, người ta tiêu diệt nó vào giai đoạn nào? 1. Khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật: - Sinh trưởng ở động vật: là quá trình tăng về kích thước của cơ thể do sự gia tăng số lượng và kích thước của tế bào. - Phát triển ở động vật: là tòan bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, bao gồm 3 quá trình liên tiếp là: sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể. 2. Biến thái: là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng so với lúc trưởng thành. Có 2 kiểu phát triển : - Phát triển không qua biến thái. - Phát triển qua biến thái gồm: biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn. Kiểu phát triển Không qua biến thái Qua biến thái hoàn toàn Qua biến thái không hoàn toàn Ví dụ Người, thú, gà, … Lưỡng cư, đa số côn trùng (bướm, ruồi, muỗi, ong,…) Một số côn trùng (châu chấu, gián, dế…) Đại diện điển hình Quá trình phát triển ở người gồm 2 giai đoạn: * Giai đoạn phôi thai: - Diễn ra trong tử cung người mẹ. - Hợp tử phân chia nhiều lần hình thành phôi. Tế bào phôi phân hóa và tạo các cơ quan, hình thành thai Quá trình phát triển của bướm gồm 2 giai đoạn * Giai đoạn phôi: - Diễn ra trong trứng đã thụ tinh. - Hợp tử phân chia nhiều lần hình thành phôi, các tế bào phôi phân hoá thành các cơ quan của sâu bướm. Quá trình phát triển của châu chấu gồm 2 giai đoạn: * Giai đoạn phôi: - Diễn ra trong trứng đã thụ tinh. - Hợp tử phân chia nhiều lần hình thành phôi, các TB phôi phân hoá thành các cơ quan của ấu trùng. nhi. * Giai đoạn sau sinh: phát triển không có biến thái. Con sinh ra có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự người trưởng thành. * Giai đoạn hậu phôi: - Sâu bướm qua lột xác phát triển và hoá nhộng. - Nhộng ở trong kén, tu chỉnh lại toàn bộ cơ thể để biến sâu thành bướm. - Bướm có đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lí rất khác với sâu bướm. * Giai đoạn hậu phôi: - Ấu trùng qua nhiều lần lột xác phát triển thành con trưởng thành. - Châu chấu trưởng thành có sự khác biệt về hình thái, cấu tạo, sinh lí so với ấu trùng là không lớn. Đặc điểm - Con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự con trưởng thành. - Con non phát triển thành con trưởng thành không trải qua giai đoạn lột xác. - Ấu trùng có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí rất khác con trưởng thành. - Ấu trùng phát triển thành con trưởng thành trải qua nhiều lần lột xác và có thể có giai đoạn trung gian (nhộng ở côn trùng). - Ấu trùng có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí gần giống con trưởng thành. - Ấu trùng phát triển thành con trưởng thành trải qua nhiều lần lột xác. 3. Tại vì: sâu bướm ăn lá cây nhưng không có enzim tiêu hóa xenlulôzơ nên sự tiêu hóa và hấp thụ thức ăn có hiệu quả rất thấp. Vì vậy sâu phải ăn rất nhiều mới đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể, trong khi đó bướm chỉ ăn mật hoa nên không phá họai cây trồng mà còn giúp cây trồng thụ phấn. Bài 37, 38. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở Đ.V 1. Nêu tên những hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng - phát triển của động vật có xương sống và động vật không xương sống (côn trùng). Trình bày nguồn gốc và tác động sinh lí của các lọai hoocmôn trên. 2. Tại sao thiếu iôt trong thức ăn và nước uống thì trẻ chậm lớn (hoặc ngừng lớn), chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp? 3. Trình bày ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật. 1. Hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng - phát triển của động vật có xương sống và động vật không xương sống (côn trùng): Động vật Hoocmôn Nơi tiết ra Tác dụng sinh lí Sinh trưởng (GH) Tuyến yên - Kích thích phân chia tế bào (TB) và tăng kích thước TB qua tăng tổng hợp protêin. - Kích thích phát triển xương. Tirôxin Tuyến giáp Kích thích chuyển hoá TB và kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể. Riêng ở lưỡng cư, tirôxin còn gây biến thái từ nòng nọc thành con trưởng thành. Lưu ý: Iôt là thành phần tạo nên tirôxin. Có xương sống Ơstrôgen Buồng trứng. - Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai (♀) . đoạn gần thành thục sinh dục (dậy thì ở người) nhờ: + Tăng phát triển xương. + Kích thích phân hóa TB để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp. Testostêrôn (♂) Tinh hoàn - Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn thành thục sinh dục (dậy thì ở người) nhờ: + Tăng phát triển xương. + Kích thích phân hóa TB để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp. - Làm tăng mạnh tổng hợp prôtêin, phát triển mạnh cơ bắp. Ecđixơn Tuyến trước ngực Gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm. Không xương sống (côn trùng) Juvenin Thể allata Phối hợp với ecđixơn gây lột xác ở sâu bướm, ức chế sâu biến đổi thành nhộng và bướm. 2. Tại vì: iôt là một trong hai thành phân cấu tạo nên tirôxin nên thiếu iốt sẽ dẫn đến thiếu tirôxin, gây hậu quả: - Giảm quá trình chuyển hóa và sinh nhiệt ở tế bào nên động vật và người chịu lạnh kém. - Giảm quá trình phân chia và lớn lên bình thường của tế bào, hậu quả làm cho trẻ em và động vật còn non chậm lớn hoặc ngừng lớn, não ít nếp nhăn, số lượng tế bào não giảm, trí tuệ thấp. 3. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật: Các yếu tố Mức độ ảnh hưởng Ví dụ ảnh hưởng Thức ăn Thức ăn ảnh hưởng mạnh nhất đến ST-PT của ĐV, vì chất dinh dưỡng trong thức ăn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống và nguyên liệu để cấu tạo nên tế bào, cơ quan, cơ thể. - Thiếu prôtêin, động vật chậm lớn, gầy yếu, dễ mắc bệnh. - Thiếu vitamin D, động vật, người bị bệnh còi xương, chậm lớn. Nhiệt độ - Nếu thích hợp động vật ST và PT tốt, nếu quá cao hay quá thấp có thể làm chậm sự ST và PT của ĐV. - Đặc biệt là ĐV biến nhiệt: nhiệt độ quá cao hay quá thấp gây rối loạn hoạt động của enzim, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể. Cá rô phi lớn nhanh nhất ở nhiệt độ 30oC, khi nhiệt độ môi trường hạ xuống 16-18oC, cá rô phi ngừng lớn và ngừng đẻ. Ánh sáng - Giúp cơ thể thêm nhiệt, giảm mất nhiệt. - Tia tử ngoại tác động lên da biến tiền vitamin D thành vitamin D, có vai trò chuyển hóa canxi để hình thành xương. Khi trẻ em được tắm nắng sáng sớm hoặc chiều tối sẽ giảm được nguy cơ bị bệnh còi xương. Chất độc hại Ảnh hưởng xấu đến ST-PT của cơ thể, đặc biệt là giai đoạn phôi, phôi thai. Người mẹ nghiện rượu, ma tuý, con sinh ra có tỉ lệ dị tật cao hơn bình thường... Bài 41. SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT 1. Khái niệm sinh sản, sinh sản vô tính ở thực vật? 2. Trình bày các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật. 3. Nêu qui trình và vai trò của các phương pháp nhân giống vô tính trong đời sống thực vật và con người. 1. Các khái niệm: * Sinh sản của sinh vật: là quá trình tạo ra những cá thể mới bảo đảm sự phát triển liên tục của loài. Có 2 kiểu (hình thức) sinh sản là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. * Sinh sản vô tính ở thực vật: là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của các giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cơ thể mẹ. 2. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật: a. Sinh sản bào tử: - Có ở thực vật bào tử: đó là những cơ thể có sự xen kẽ 2 thế hệ thể giao tử (n) và thể bào tử (2n) trong chu trình sống như rêu, dương xỉ. - Sinh sản bào tử: là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được phát triển từ bào tử, bào tử được hình thành trong túi bào tử từ thể bào tử. - Ưu điểm: sinh sản bào tử tạo được nhiều cá thể trên một thế hệ, mở rộng khu phân bố của cá thể nhờ sự phát tán của bào tử. b. Sinh sản sinh dưỡng: - Sinh sản sinh dưỡng: là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được sinh ra từ bộ phận sinh dưỡng của cơ thể mẹ. - Các hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên: + Sinh sản từ rễ: khoai lang, mai chiến thuỷ, trứng cá,… + Sinh sản từ thân: cỏ gấu, cỏ tranh (thân rễ), rau má (thân bò), khoai tây, nghệ (thân củ)… + Sinh sản từ lá: cây thuốc bỏng,… 3. Phương pháp nhân giống vô tính (sinh sản sinh dưỡng nhân tạo): 3.1. Qui trình: a. Ghép cây: là lấy một phần cơ quan sinh dưỡng của cây này ghép lên cây khác cùng loài hoặc cùng họ. Các kiểu ghép: ghép chồi (ghép mắt), ghép cành (ghép áp, ghép nối, ghép nêm). b. Giâm: là lấy một phần cơ quan sinh dưỡng của cây cắm xuống đất để tạo cây mới. c. Chiết: là tạo ra một cây con từ bộ phân sinh dưỡng trên cây mẹ rồi tách rời. d. Nuôi cấy tế bào và mô thực vật: là nuôi cấy tế bào hoặc mô từ các phần khác nhau của cơ thể thực vật (củ, lá, đỉnh sinh trưởng, bao phấn, hạt phấn, túi phôi…) trên môi trường dinh dưỡng thích hợp trong các dụng cụ thủy tinh để tạo ra cây con. - Điều kiện: các thao tác phải vô trùng. - Cơ sở sinh lí: tính toàn năng của tế bào (khả năng tế bào đơn lẻ phát triển thành cây nguyên vẹn). 3.2. Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người: - Đối với thực vật: sinh sản vô tính giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài. - Đối với đời sống của con người: + Ứng dụng nhân giống trong thực vật với nhiều ưu điểm: tạo cây con duy trì được những tính trạng tốt của cây mẹ, cây con phát triển nhanh. + Riêng nhân giống bằng nuôi cấy tế bào và mô thực vật còn cho phép nhân nhanh giống, tạo giống sạch bệnh, phục chế được các giống bị thoái hóa. Bài 42. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT 1. Khái niệm sinh sản hữu tính ở thực vật? 2. Trình bày các quá trình: hình thành hạt phấn và túi phôi. 3. Trình bày quá trình thụ phấn và thụ tinh. 4. Khái niệm và ý nghĩa của thụ tinh kép? 5. Trình bày nguồn gốc của hạt và quả. 6. Nêu ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở thực vật. 1. Khái niệm: SSHT là hình thức sinh sản có sự hợp nhất của các giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới. Đặc trưng của SSHT: - Có sự hợp nhất giao tử đực và giao tử cái, luôn có sự trao đổi, tái tổ hợp hai bộ gen. - SSHT luôn gắn liền với giảm phân tạo giao tử. 2. Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi: a. Quá trình hình thành hạt phấn (thể giao tử đực): - Mỗi tế bào mẹ hạt phấn (2n) trong bao phấn giảm phân tạo 4 tiểu bào tử (n). - 4 tiểu bào tử (n) nguyên phân 1 lần tạo 4 hạt phấn. Mỗi hạt phấn gồm 2 TB (nhân) là TB sinh sản (n) và TB ống phấn (n) bọc bởi 1 thành dày chung. b. Quá trình hình thành túi phôi (thể giao tử cái): Một TB mẹ (2n) trong noãn ở bầu nhuỵ giảm phân tạo 4 đại bào tử (n) xếp chồng lên nhau: 3 đại bào tử xếp phía dưới tiêu biến, còn 1 đại bào tử sống sót sẽ nguyên phân 3 lần tạo túi phôi có 8 nhân (TB) gồm: 2 TB kèm (n), 3 TB đối cực (n), 1 TB trứng (n), 1 nhân cực (2n) do 2 nhân kết hợp lại. 3. Quá trình thụ phấn và thụ tinh: a. Thụ phấn: - Thụ phấn là quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị lên núm nhuỵ (đầu nhuỵ). - Có 2 hình thức thụ phấn: + Tự thụ phấn: hạt phấn thụ cho nhuỵ của cùng 1 cây. + Thụ phấn chéo: hạt phấn thụ cho nhuỵ cây khác nhau. - Tác nhân thụ phấn: động vật, gió, trọng lực… b. Thụ tinh: - Thụ tinh ở thực vật là sự hợp nhất của nhân giao tử đực với nhân tế bào trứng trong túi phôi tạo hợp tử. - Quá trình thụ tinh ở thực vật hạt kín: + Sau thụ phấn TB ống phấn hình thành ống phấn sinh trưởng dọc theo vòi nhuỵ, xâm nhập qua lỗ phôi vào túi phôi và nhân sinh sản nguyên phân và giải phóng ra 2 nhân (n) (2 tinh tử - giao tử đực) tham gia thụ tinh. + Sự thụ tinh kép: cả 2 nhân (giao tử đực) đều tham gia thụ tinh: 1 nhân kết hợp với tế bào trứng tạo hợp tử (2n), 1 nhân kết hợp với nhân cực lưỡng bội tạo nhân tam bội (3n). 4. Thụ tinh kép: sự thụ tinh của thực vật hạt kín gọi là sự thụ tinh kép vì có sự tham gia thụ tinh cùng lúc của 2 giao tử đực. Ý nghĩa: dự trữ chất dinh dưỡng trong hạt, để nuôi phôi phát triển thời gian đầu. Ngoài ra, do thụ tinh kép không cần nước nên giúp thực vật hạt kín phân bố rộng. 5. Quá trình hình thành hạt, quả: a. Hình thành hạt: - Sự phát triển sau khi thụ tinh: noãn  hạt, hợp tử  phôi, TB có nhân tam bội  nội nhũ, để nuôi phôi. - Có 2 loại hạt: hạt có nội nhũ ở cây 1 lá mầm, hạt không nội nhũ ở cây 2 lá mầm. b. Hình thành quả: - Quả do bầu nhuỵ phát triển dày lên, bao hạt bên trong, tạo thành quả. Quả hình thành không qua thụ tinh gọi là quả đơn tính. - Quá trình chín của quả gồm những biến đổi về mặt sinh lí, sinh hóa làm cho quả chín có độ mềm, màu sắc, hương vị hấp dẫn thuận lợi cho sự phát tán hạt. 6. Sinh sản hữu tính ưu việt hơn so với sinh sản vô tính vì tạo sự đa dạng di truyền nên: - Tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau đối với môi trường sống luôn biến đổi. - Cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên, tiến hóa, chọn giống. Bài 44. SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT 1. Trình bày các hình thức sinh sản vô tính ở động vật. 2. Ứng dụng của sinh sản vô tính ở độn
Tài liệu liên quan