Ôn tập Vật lý 12 - Phần: Cơ học - Chương I: Động lực học vật rắn

Phần : Cơ học Chương I : Động lực học vật rắn  Phần 1 : Lý thuyết chung Bài 1 : Chuyển động của vật rắn A . Tóm tắt lý thuyết I / Các định nghĩa cần chú ý . - Chuyển động : là sự thay đổi vị trí của một vật so với vật khác theo thời gian. - Vật rắn : là vật có hình dạng và kích thước không thay đổi theo thời gian . - Chất điểm : một vật được coi là chất điểm nếu vật đó là chất rắn và có kích thước nhỏ so với đường đi của vật khi đó khối lượng chất điểm cũng là khối lượng của vật . - Chuyển động quay quanh trụ cố định : là chuyển động có quỹ đạo là một đường tròn có tâm nằm trên trục quay . - Tọa độ góc : Là toạ độ xác định vị trí của một vật rắn quay quanh một trục cố định bởi góc ( (rad) hợp giữa mặt phẳng động gắn với vật và mặt phẳng cố định chọn làm mốc (hai mặt phẳng này đều chứa trục quay) Lưu ý: Ta chỉ xét vật quay theo một chiều và chọn chiều dương là chiều quay của vật - Tốc độ góc : là đại lượng đặc trưng cho tốc độ quét góc của vật khi chuyển động tròn - Gia tốc góc : là đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên của tốc độ góc .

doc27 trang | Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 765 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ôn tập Vật lý 12 - Phần: Cơ học - Chương I: Động lực học vật rắn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần : Cơ học Chương I : Động lực học vật rắn & Phần 1 : Lý thuyết chung Bài 1 : Chuyển động của vật rắn A . Tóm tắt lý thuyết I / Các định nghĩa cần chú ý . Chuyển động : là sự thay đổi vị trí của một vật so với vật khác theo thời gian. Vật rắn : là vật có hình dạng và kích thước không thay đổi theo thời gian . Chất điểm : một vật được coi là chất điểm nếu vật đó là chất rắn và có kích thước nhỏ so với đường đi của vật khi đó khối lượng chất điểm cũng là khối lượng của vật . Chuyển động quay quanh trụ cố định : là chuyển động có quỹ đạo là một đường tròn có tâm nằm trên trục quay . Tọa độ góc : Là toạ độ xác định vị trí của một vật rắn quay quanh một trục cố định bởi góc ( (rad) hợp giữa mặt phẳng động gắn với vật và mặt phẳng cố định chọn làm mốc (hai mặt phẳng này đều chứa trục quay) Lưu ý: Ta chỉ xét vật quay theo một chiều và chọn chiều dương là chiều quay của vật Tốc độ góc : là đại lượng đặc trưng cho tốc độ quét góc của vật khi chuyển động tròn Gia tốc góc : là đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên của tốc độ góc . II /Chuyển động quay đều . Tọa độ góc : φ= φ0 + ωt ( với φ0 là tọa độ góc ban đầu ) Tốc độ góc : ω=v/r=const ( đơn vị : rad/s) Trong đó : v – vận tốc dài ( m/s) r – bán kính của đường tròn (m) Gia tốc góc : γ=0 ( đơn vị : rad/s2 ) Gia tốc dài : a= v2/r =ω2r ( Đặc trưng cho sự thay đổi về hướng của vận tốc ) III / Chuyển động quay biến đổi đều . 1 . Tọa độ góc . 2 . Tốc độ góc . Tốc độ góc trung bình : Tốc độ góc tức thời : Phương trình độc lập với thời gian : Chú ý : tốc độ góc có thể ( - ) , (+) tùy theo chiều (+) ta chọn . 3 . Gia tốc góc . Gia tốc góc trung bình : Gia tốc góc tức thời : Chú ý : + Vật rắn quay nhanh dần đều g > 0 + Vật rắn quay chậm dần đều g < 0 4 . Liên hệ giữa vận tốc dài và vận tốc góc , gia tốc dài và gia tốc góc . Liên hệ giữa vận tốc dài và vận tốc góc : ω=v/r Liên hệ giữa gia tốc dài và gia tốc góc : Xét chuyển động quay của một vật như hv : Ta thấy khi vật M chuyển động thì vận tốc dài vừa thay đổi về chiều vừa thay đổi về độ lớn nên ta có gia tốc trong chuyển động quay nói trên được phân tích thành 2 thành phần : Thành phần aht (an ) vuông góc với vận tốc dài đặc trưng cho sự thay đổi về hướng của vận tốc. Khi đó : aht= v2/r =ω2r Thành phần att Cùng phương với vận tốc đặc trưng cho sự thay đổi về độ lớn của vận tốc Khi đó : att= dvdt= r dωdt=r γ Ta thấy khi đó gia tốc dài trong chuyển động của vật M được xác định bởi a= att+aht Từ hình vẽ ta có : a= an2+ att2 = rω4+γ2 tg μ= attan = γω2 B / Bài tập I/ Phương pháp Ngoài các công thức đã được cung cấp ở trên, để giải tốt các bài tập loại này cần nắm vững các công thức xác định các định lượng trong chuyển động tròn đối với chất điểm. φ= sr ( rad ) (s là độ dài cung mà bán kính r quét được trong thời gian t) ω= φt ( rad/s ) II/ Bài tập vận dụng Câu 1 : Một cánh quạt đường kính 0.5m quay đều với tốc độ 3600 vòng/phút . Xác định Phương trình tọa độ góc của cánh quạt. Tốc độ dài tại một điểm ở đầu ngoài của cánh quạt . Câu 2 : Một roto điện quay nhanh dần đều quanh trục . Tại thời điểm t = 0 nó bắt đầu quay với tốc độ góc ban đầu là π (rad/s) sau 5s nó có tốc độ góc là 6π (rad) . Xác định gia tốc góc của roto . Câu 3 :Một cánh quạt bắt đầu quay quanh trục của nó với gia tốc góc không đổi. Sau 5s (từ lúc bắt đầu quay) nó quay được một góc 50rad. Tính tốc độ góc và gia tốc góc tại thời điểm t = 10s ? Câu 4 : Một bánh xe đang quay đều quanh một trục cố định với tốc độ góc 20rad/s thì chịu một lực hãm tác dụng và chuyển động quay chậm dần đều với gia tốc góc 10 rad/s2. Tính thời gian từ khi bánh xe chịu lực hãm tác dụng đến lúc dừng lại và góc quay trong khoảng thời gian đó? Câu 5: Một vật chuyển động quay với phương trình : φt= π+5πt +8πt2(rad) tại thời điểm t = 5s hãy xác định : Tọa độ góc , tốc độ góc , gia tốc góc. Vận tốc dài , gia tốc dài tại một điểm nằm trên vật cách tâm quay 0,5m . Câu 6 : Một vật chuyển động quay với phương trình : φt=30πt-πt2(rad) tại thời điểm t = 5s hãy xác định lực tác dụng lên một điểm nằm trên vật cách tâm quay 0,5m. Biết khối lượng của điểm đó là 0,1kg. Bài 2 : Phương trình momen A/ Tóm tắt lý thuyết . I / Mô men lực Các định nghĩa . Định nghĩa : Mô men lực là một đại lượng trong vật lý, thể hiện tác động gây ra sự quay quanh một điểm hoặc một trục của một vật thể. Nó là khái niệm mở rộng cho chuyển động quay từ khái niệm lực trong chuyển động thẳng. Ký hiệu là M ( đơn vị là N.m) Độ lớn : M = F.d - Với F là Lực làm cho vật quay – d là độ dài cánh tay đòn ( khoảng cách từ tâm quay đến điểm đặt lực ) Quy ước : Nếu chọn chiều quay của vật làm chiều (+) khi đó ta có : M (+) nếu Nó có tác dụng là cho vật quay cùng chiều (+) M (-) nếu Nó có tác dụng là cho vật quay ngược chiều (+) Mô men lực trong chuyển động quay biến đổi đều Xét chuyển động của một vật rắn : (hv) Khi vật rắn quay thì có rất nhiều chất điểm quay quanh nó , tuy nhiên tất cả các chất điểm này đều giống nhau về tốc độ góc , gia tốc góc . nó chỉ khác nhau về khối lượng và bán kính so với tâm quay ,vì vậy để tìm mô men của hệ vật chúng ta đi xét chuyển động của một chất điểm M1 cách tâm quay một khoảng r1 và có khối lượng m1 . Ta có M = F.d Với F chính là lực do gia tốc tiếp tuyến gây ra ( vì Gia tốc hướng tâm gây ra lực hướng tâm chỉ có tác dụng giữ cho chất điểm khỏi lệch khỏi quỹ đạo quay chứ không có tác dụng làm quay vật ) ,Khi đó ta có : F = Ftt1 = m1att1 = m1r1 γ → M1=m1r1 γ . r1 = m1r12γ Vì tất cả các chất điểm này đều giống nhau về tốc độ góc , gia tốc góc nên ta có mô men tác dụng lên vật rắn sẽ bằng tổng các mô men: M=iMi=i(miri2)γ II/ Mô men quán tính . Định nghĩa : mô men quán tính đối với trục quay là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật rắn trong chuyển động quay . Ký hiệu là I ( đơn vị là kg.m2). Công thức xác định : I = i(miri2) . Mô men quán tính đối với một số vật đồng chất có hình dạng đặc biệt Hình trụ rỗng ( hay vành tròn ) : I = m.R2 ( m : khối lượng vật – R bán kính vành tròn ) Hình trụ đặc ( hay đĩa tròn ) : I = m.R2/2 ( m : khối lượng vật – R bán kính đĩa tròn ) Hình cầu đặc : I = 2m.R2/5 ( m : khối lượng vật – R bán kính hình cầu ) Thanh mảnh có trục quay là đường trung trực của thanh : I = ml2/12 ( l – chiều dài thanh – m – khối lượng thanh) Thanh mảnh có trục quay là đầu của thanh : I = ml2/3 ( l – chiều dài thanh – m – khối lượng thanh) Định lý trục song song : I(a) = I(b) + md2 trong đó a là trục quay bất kỳ song song với trục b , b là trục quay của hệ vật có khối lượng m. d là khoảng cách giữa hai trục quay . III/ Mô men động lượng – Định luật bảo toàn mô men động lượng . Mô men động lượng . Ta có phương trình momen lực được viết lại như sau : M=iMi=i(miri2)γ = I γ = I. dωdt = d(Iω)dt Đặt L = Iω Thì khi đó L được gọi là Mô men động lượng và đơn vị của nó là : kg.m2/s Định luật bảo toàn mô men động lượng . Nếu tổng các mô men lực tác dụng lên vật rắn ( hoạc hệ vật ) đối với trục quay cố định bằng không thì tổng mô men động lượng của vật rắn ( hay hệ vật ) đối với trục đó được bảo toàn . Định lý biến thiên momen động lượng B/ Bài tập : Câu 1 : Một thanh kim loại đồng chất có tiết diện nhỏ so với chiều dài l = 2m của thanh. Tác dụng một momen lực 20N.m vào thanh thì thanh quay quanh trục cố định đi qua điểm giữa và vuông góc với thanh với gia tốc góc 4rad/s2. Bỏ qua ma sát ở trục quay và các mọi lực cản. Xác định khối lượng của thanh kim loại đó? Câu 2 : Một vật hình cầu đặc đồng chất có bán kính R = 1m và momen quán tính đối với trục quay cố định đi qua tâm hình cầu là 6kg.m2. Vật bắt đầu quay khi chịu tác dụng của một momen lực 60N.m đối với trục quay. Bỏ qua mọi lực cản. Tính thời gian để từ khi chịu tác dụng của momen lực đến lúc tốc độ góc đạt giá trị bằng 100rad/s và khối lượng của vật Câu 3 : Một vật rắn có thể quay quanh một trục cố định đi qua trọng tâm. Vật rắn bắt đầu quay khi chịu tác dụng của một lực không đổi F = 2,4 N tại điểm M cách trục quay một đoạn d = 10cm và luôn tiếp tuyến với quỹ đạo chuyển động của M. Sau khi quay được 5s thì tốc độ góc của vật rắn đạt giá trị bằng 30rad/s. Bỏ qua mọi lực cản. a) Tính momen quán tính của vật rắn đối với trục quay của nó ? b) Tính tốc độ góc của vật rắn tại thời điểm t1 = 10s ? c) Giả sử tại thời điểm t1 = 10s vật rắn không chịu tác dụng của lực F thì vật rắn sẽ chuyển động như thế nào? Tính toạ độ góc tại thời điểm t2 = 20s ? Chọn mốc thời gian t = 0 là lúc vật rắn bắt đầu quay, toạ độ góc ban đầu của vật rắn bằng 0 và chiều dương là chiều quay của vật rắn. Câu 4 : Một ròng rọc là một đĩa tròn đồng chất có bán kính R = 20cm và có momen quán tính đối với trục quay đi qua tâm bằng 0,05kgm2. Ròng rọc bắt đầu chuyển động quay nhanh dần đều khi chịu tác dụng của lực không đổi F = 1 N tiếp tuyến với vành của ròng rọc (như hình vẽ). Bỏ qua ma sát giữa ròng rọc với trục quay và lực cản không khí. a) Tính khối lượng của ròng rọc? b) Tính gia tốc góc của ròng rọc? c) Tính tốc độ góc của ròng rọc sau khi đã quay được 10 s ? d) Tại thời điểm ròng rọc đã quay được 10s lực F đổi ngược chiều với chiều ban đầu nhưng độ lớn vẫn giữ nguyên. Hỏi sau bao lâu thì ròng rọc dừng lại? Câu 5 : Cho cơ hệ như hình vẽ, vật nặng có khối lượng m = 2kg được nối với sợi dây quấn quanh một ròng rọc có bán kính R = 10cm và momen quán tính I = 0,5kg.m2. Dây không dãn, khối lượng của dây không đáng kể và dây không trượt trên ròng rọc. Ròng rọc có thể quay quanh trục quay đi qua tâm của nó với ma sát bằng 0. Người ta thả cho vật nặng chuyển động xuống phía dưới với vận tốc ban đầu bằng 0. Lấy g = 10m/s2. a) Tính gia tốc của vật nặng m? b) Tính lực căng của dây? c) Từ lúc thả đến lúc vật nặng chuyển động xuống một đoạn bằng 1m thì ròng rọc quay được một góc bằng bao nhiêu? d) Xác định tốc độ góc của ròng rọc tại thời điểm vật nặng đã chuyển động được 1m sau khi thả ? Bài 3 : Động năng của vật rắn quay quanh trục cố định A/ Tóm tắt lý thuyết Động năng quay của vật rắn : Động năng của vật rắn vừa quay vừa tịnh tiến : Trong đó m là khối lượng, là vận tốc khối tâm Định lý biến thiên động năng : B/ Bài tập Câu 1 : Một người đứng trên ghế xoay như hình bên ,hai tay cầm hai quả tạ áp sát vào ngực. Khi người và ghế đang quay với tốc độ góc thì người ấy dang tay đưa hai quả tạ ra xa người. Bỏ qua mọi lực cản. Biết rằng momen quán tính của hệ ghế và người đối với trục quay khi chưa dang tay bằng 5kg.m2, và momen quán tính của hệ ghế và người đối với trục quay khi dang tay là 8kg.m2. a) Xác định momen động lượng và động năng của hệ ghế và người khi chưa dang tay? b) Xác định tốc độ góc của hệ người và ghế khi đã dang tay và động năng của hệ khi đó? Câu 2 : Cho cơ hệ như hình vẽ. Hai vật A và B được nối qua sợi dây không dãn, khối lượng không đáng kể vắt qua ròng rọc. Khối lượng của A và B lần lượt là mA = 2kg, mB = 4kg. Ròng rọc có bán kính là R = 10cm và momen quán tính đối với trục quay của ròng rọc là I = 0,5kg.m2. Bỏ qua mọi lực cản, coi rằng sợi dây không trượt trên ròng rọc và lấy g = 10m/s2. Người ta thả cho cơ hệ chuyển động với vận tốc ban đầu của các vật bằng 0. a) Tính gia tốc của hai vật? b) Tính gia tốc góc của ròng rọc? c) Tính lực căng ở hai bên ròng rọc? d) Tính tổng momen lực tác dụng vào ròng rọc? e) Từ lúc thả đến lúc cơ hệ chuyển động được 2s thì tốc độ góc của ròng rọc bằng bao nhiêu? Khi đó ròng rọc quay được một góc bằng bao nhiêu? Câu 3 : Cho hai vật A và B có khối lượng của A và B lần lượt là mA = 2kg, mB = 6kg được nối qua sợi dây không dãn, khối lượng không đáng kể vắt qua hai ròng rọc như hình bên. Ròng rọc 1 có bán kính R1 = 10cm và momen quán tính đối với trục quay là I1 = 0,5kg.m2. Ròng rọc 2 có bán kính R2 = 20cm và momen quán tính đối với trục quay là I2 = 1kg.m2. Bỏ qua mọi lực cản, coi rằng sợi dây không trượt trên ròng rọc và lấy g = 10m/s2. Thả cho cơ hệ chuyển động, tính gia tốc của hai vật A và B? Tính gia tốc góc của hai ròng rọc? Câu 4 : Hai vật A và B được nối với nhau bằng một sợi dây không dãn, khối lượng không đáng kể và vắt qua một ròng rọc trên đỉnh một mặt phẳng nghiêng góc như hình vẽ. Khối lượng của hai vật lần lượt là mA = 2kg, mB = 3kg. Ròng rọc 1 có bán kính R1 = 10cm và momen quán tính đối với trục quay là I1 = 0,05kg.m2. Bỏ qua mọi lực cản, coi rằng sợi dây không trượt trên ròng rọc và lấy g = 10m/s2. Thả cho hai vật chuyển động không vận tốc ban đầu. Tính áp lực của dây nối lên ròng rọc? α A B D C T N P Fms Câu 5 : Một thanh AB dài 2m khối lượng m = 2kg được giữ nghiêng một góc α trên mặt sàn nằm ngang bằng một sợi dây nằm ngang BC dài 2m nối đầu B của thanh với một bức tường đứng thẳng, đầu A của thanh tự lên mặt sàn. Hệ số ma sát giữa thanh và mặt sàn bằng . a) Tìm giá trị của α để thanh có thể cân bằng. b) Tính các lực tác dụng lên thanh và khoảng cách AD từ đầu A của thanh đến góc tường khi α = 450. Lấy g = 10m/s2. P 300 N T B A Fms x Câu 6 : Một thanh mảnh AB, nằm ngang dài 2,0m có khối lượng không đáng kể, được đỡ ở đầu B bằng sợi dây nhẹ, dây làm với thanh ngang một góc 300, còn đầu A tì vào tường thẳng đứng, ở đó có ma sát giữ cho không bị trượt, hệ số ma sát nghỉ m0= 0,5. Hãy xác định khoảng cách nhỏ nhất x từ điểm treo một vật có trọng lượng 14N đến đầu A để đầu A không bị trượt. & Phần 2 : Trắc nghiệm Câu 1 Tính chất nào sau đây là sai khi đề cập đến một vật rắn quay không đều quanh một trục cố định: Mọi điểm của vật rắn nằm ngoài trục, có quỹ đạo là đường tròn và quay không đều. Vectơ vận tốc dài của mỗi điểm thay đổi cả hướng và độ lớn trên quỹ đạo của nó. Véctơ gia tốc của mỗi điểm luôn luôn vuông góc với vectơ vận tốc tại điểm đó, trên quỹ đạo của nó. Vectơ gia tốc của mỗi điểm được phân thành hai thành phần vectơ gia tốc hướng tâm và vectơ gia tốc tiếp tuyến tại điểm đó, trên quỹ đạo của nó. Câu 2 Tác dụng một ngẫu lực lên thanh AB đặt trên sàn nằm ngang. Thanh AB không có trục quay cố định. Bỏ qua ma sát giữa thanh và sàn. Nếu mặt phẳng chứa ngẫu lực song song với sàn thì thanh sẽ quay quanh trục đi qua A. điểm bất kì và vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực. B. trọng tâm của thanh và vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực. C. điểm bất kì và song song với mặt phẳng ngẫu lực. D. trọng tâm của thanh và song song với mặt phẳng chứa ngẫu lực. Câu 3 Một vật rắn có trục quay O chịu tác dụng một lực F, có điểm đặt không ở trên trục quay và có giá không cắt trục quay. Điều nào sau đây là sai: A. Momen của lực F là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực. B. Độ lớn momen của lực F đo bằng tích số của lực và cánh tay đòn của nó. C. Momen của thành phần lực F theo phương tiếp tuyến với quỹ đạo của điểm đặt mới làm cho vật rắn quay. D. Momen của lực F là một đại lượng véctơ, có giá trị dương khi vật rắn quay theo chiều dương và giá trị âm khi vật rắn quay theo chiều ngược lại. Câu 4 Một vật cân bằng càng vững vàng khi: A. Mặt chân đế càng rộng và trọng tâm càng cao. B. Mặt chân đế càng nhỏ và trọng tâm càng thấp. C. Mặt chân đế càng rộng và trọng tâm càng thấp. D. Mặt chân đế càng nhỏ và trọng tâm càng cao. Câu 5 Định lý về trục song song có mục đích dùng để: A. Xác định momen động lượng của vật rắn quay quanh một trục đi qua trọng tâm của nó D. Xác định động năng của vật rắn quay quanh một trục đi qua trọng tâm của nó C. Xác định động năng của vật rắn quay quanh một trục không đi qua trọng tâm của nó D. Xác định momen quán tính của vật rắn quay quanh một trục không đi qua trọng tâm của nó Câu 6 Chọn câu không chính xác: A. Mômen lực đặc trưng cho t/dụng làm quay vật của lực B. Mômen lực bằng 0 nếu lực có phương qua trục quay C. Lực lớn hơn phải có mô men lực lớn hơn D. Mô men lực có thể âm có thể dương Câu 7 Một vật rắn quay chậm dần đều quanh một trục cố định xuyên qua vật thì A. vận tốc góc luôn có giá trị âm B. gia tốc góc luôn có giá trị âm C. tích vận tốc góc và gia tốc góc là số âm D. tích vận tốc góc và gia tốc góc là số dương Câu 8 Một vật rắn quay quanh một trục cố định xuyên qua vật. Các điểm trên vật rắn không thuộc trục quay: A. ở cùng thời điểm, có cùng vận tốc dài B. ở cùng thời điểm, có cùng vận tốc góc C. ở cùng thời điểm, không cùng gia tốc góc D. quay được những góc không bằng nhau trong cùng một khoảng thời gian Câu 9 Phát biểu nào sai khi nói về momen quán tính của vật rắn đối với trục quay xác định A. Momen quán tính của vật rắn được đặc trưng cho mức quán tính của vật trong chuyển động B. Momen quán tính của vật rắn phụ thuộc vào vị trí quay C. Momen quán tính của vật rắn có thể dương, có thể âm tùy thuộc vào chiều quay của vật. D. Momen quán tính của vật rắn luôn luôn dương Câu 10 Một bánh đà quay đều 300vòng/phút quanh một trục đi qua tâm, momen của bánh đà là 10kgm2. Sau khi hãm, bánh đà quay thêm được 30 vòng mới dừng lại hẳn. Momen hãm là: A. -25π/3 Nm B. -50π Nm C. -25π Nm D. -50π/3 Nm Câu 11 Một chất điểm quay quanh một trục cố định có mômen động lượng L. Nếu dịch chuyển vật ra xa trục quay một khoảng bằng 6/5 khoảng cách ban đầu và vận tốc dài v giảm đi 3 lần thì mômen động lượng sẽ A. tăng 3,6 lần B. giảm 3,6 lần C. tăng 2,5 lần D. giảm 2,5 lần Câu 12 Một chất điểm quay quanh một trục cố định có động năng Wđ. Nếu dịch chuyển vật lại gần trục quay một khoảng bằng một nửa khoảng cách ban đầu và giữ cho vận tốc dài của vật không thay đổi thì khi đó động năng của vật sẽ A. tăng gấp đôi B. giảm đi một nửa C. tăng 4 lần D. không thay đổi Câu 13 Một đĩa tròn quay quanh trục với gia tốc g = 0,349 rad/s2. Đĩa bắt đầu quay từ vị trí j0 = 0. Số vòng quay được trong 18s đầu tiên là: A. 4,5 vòng B. 9 vòng C. 18 vòng D. đáp án khác Câu 14 Một momen lực 30Nm tác dụng lên bánh xe, có momen quán tính 2kgm2. Nếu bánh xe quay từ trạng thái đứng yên thì sau 10s nó quay được một góc: A. 600rad B. 750rad C. 1500rad D. 6000rad. Câu 15 Một chất điểm khối lượng 0,5kg chuyển động tròn đều với vận tốc góc 5rad/s quay quanh một trục cố định. Chất điểm cách trục quay một khoảng 0,2m. Momen của hợp lực tác dụng lên chất điểm có độ lớn là: A. 2,5Nm B. 0,5Nm C. 0 D. Kết quả khác Câu 16 Một momen lực không đổi 60Nm tác dụng vào bánh đà có momen quán tính 12kgm2. Thời gian cần thiết để bánh đà đạt tới tốc độ 75rad/s từ lúc đứng yên là: A. 15s B. 25s C. 30s D. 60s Câu 17 Một bánh xe ban đầu đứng yên có momen quán tính 0,135kgm2 được tăng tốc đến tốc độ 50rad/s thì công để tăng tốc cho bánh xe là: A. 169J B. 6,75J C. 100J D. 0 Câu 18 Một vật rắn quay quanh một trục cố định được một góc 3π trong 4s. Nếu vật rắn đó quay được một góc 4π trong 5s thì động năng của vật thay đổi như thế nào? A. tăng 1,067 lần B. giảm 1,067 lần C. tăng 1,138 lần D. giảm 1,138 lần Câu 19 Một vành kim loại có đường kính 50cm, khối lượng m=500kg phân bố đều quay quanh trục đi qua tâm. Tính năng lượng cung cấp bởi vành khi nó giảm tốc từ 40 vòng/s xuống còn 0,5 vòng/s? A. 4937,5J B. 2450,8J C. 620455,5J D 986806,2J Câu 20 Một bánh xe ban đầu có vận tốc góc w0 = 20π rad/s, quay chậm dần đều và dừng lại sau thời gian t = 20s. Tính gia tốc góc và số vòng quay được cho đến khi dừng hẳn? A. g = π rad/s2; n=100vòng B. g = -π rad/s2; n=100vòng C. g = -π rad/s2; n=200vòng D. g =π rad/s2; n=200vòng Câu 21 Một mômen lực có độ lớn 30Nm tác dụng vào một bánh xe có mômen quán tính đối với trục bánh xe là 2kgm2. Nếu bánh xe quay nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ thì động năng của bánh xe ở thời điểm t=10s là A. Eđ = 45 kJ B. Eđ = 18,3 kJ C. Eđ = 20,2 kJ D. Eđ = 22,5 kJ Câu 22 Cho vật rắn khối lượng m, với trục quay cố định đi qua tâm của nó, ban đầu vật đứng yên. Khẳng định nào sau đây là đúng: A. Nếu vật chịu tác dụng bởi cặp lực cùng phương, ngược chiều, nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay thì vật vẫn luôn đứng yên. B. Nếu vật chịu tác dụng bởi cặp lực cùng phương, ngược chiều, nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay thì vật sẽ quay quanh trục. C. Nếu thay đổi vị trí trục quay nhưng giữ nguyên phương của trục thì moment quán tính của vật sẽ tăng. D. Nếu thay đổi v
Tài liệu liên quan