Phan Bội Châu và mối quan hệ mật thiết với Nhật Bản và Trung Quốc –tìm hiểu trường hợp Phan Bội Châu tiếp thu và chuyển hoá các câu chuyện anh hùng dựng nước phương Tây

Phan Bội Châu (1867-1940) là một chí sĩ yêu nước Việt Nam thời cận đại, tên thật là Phan Văn San, hiệu là Sào Nam, còn gọi là Thị Hán. Ông sinh năm 1867 trong một gia đình nhà giáo nông thônthuộc huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Từ tấm bé ông đã cùng cha (Phan Văn Phổ, không rõ năm sinh năm mất) học kinh điển Nho học, tinh thông chữ Hán. Năm 1885 ông hạ quyết tâm chống lại cuộc xâm lược và chế độ cai trị của Chủ nghĩa đế quốc Pháp, đã tập hợp hơn60 bạn học tổ chức thành Thí sinh quân bảo vệ tổ quốc. Từ năm 1900 trở đi, ông chủ động liên lạc với các nhà yêu nước khắp nơi trên toàn quốc tiến hành các phong trào kháng Pháp. Tháng 5 năm 1904, ông thành lập “Việt Nam Duy Tân Hội” với tôn chỉ là “khôi phục Việt Nam, kiến lập quốc gia quân chủ lập hiến”. Đầu năm 1905 ông đến Nhật Bản, lần lượt làm quen với Lương Khải Siêu (1873-1929), Tôn Trung Sơn (1866-1925), Chương Thái Viêm (1869-1936), v.v. qua đó ông chịu ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng hai nhân vật Lương Khải Siêu và Tôn Trung Sơn, đồng thời cũng có những mối liên hệ nhất định với các đại thần Duy Tân người Nhật Bản như Okuma Shigenobu (1838-1922) và Inukai Tsuyoshi (1855-1932). Sau đó ông đã nhiều lần đến Nhật Bản và Trung Quốc, một mặt chủ động liên lạc với những người yêu nước chống Pháp trong nước, mặt khác tiến hành các công tác cách mạng ở Nhật Bản và Trung Quốc,

pdf8 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1382 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phan Bội Châu và mối quan hệ mật thiết với Nhật Bản và Trung Quốc –tìm hiểu trường hợp Phan Bội Châu tiếp thu và chuyển hoá các câu chuyện anh hùng dựng nước phương Tây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phan Bội Châu và mối quan hệ mật thiết với Nhật Bản và Trung Quốc – tìm hiểu trường hợp Phan Bội Châu tiếp thu và chuyển hoá các câu chuyện anh hùng dựng nước phương Tây Phan Bội Châu (1867-1940) là một chí sĩ yêu nước Việt Nam thời cận đại, tên thật là Phan Văn San, hiệu là Sào Nam, còn gọi là Thị Hán. Ông sinh năm 1867 trong một gia đình nhà giáo nông thôn thuộc huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Từ tấm bé ông đã cùng cha (Phan Văn Phổ, không rõ năm sinh năm mất) học kinh điển Nho học, tinh thông chữ Hán. Năm 1885 ông hạ quyết tâm chống lại cuộc xâm lược và chế độ cai trị của Chủ nghĩa đế quốc Pháp, đã tập hợp hơn 60 bạn học tổ chức thành Thí sinh quân bảo vệ tổ quốc. Từ năm 1900 trở đi, ông chủ động liên lạc với các nhà yêu nước khắp nơi trên toàn quốc tiến hành các phong trào kháng Pháp. Tháng 5 năm 1904, ông thành lập “Việt Nam Duy Tân Hội” với tôn chỉ là “khôi phục Việt Nam, kiến lập quốc gia quân chủ lập hiến”. Đầu năm 1905 ông đến Nhật Bản, lần lượt làm quen với Lương Khải Siêu (1873-1929), Tôn Trung Sơn (1866-1925), Chương Thái Viêm (1869-1936), v.v... qua đó ông chịu ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng hai nhân vật Lương Khải Siêu và Tôn Trung Sơn, đồng thời cũng có những mối liên hệ nhất định với các đại thần Duy Tân người Nhật Bản như Okuma Shigenobu (1838-1922) và Inukai Tsuyoshi (1855- 1932). Sau đó ông đã nhiều lần đến Nhật Bản và Trung Quốc, một mặt chủ động liên lạc với những người yêu nước chống Pháp trong nước, mặt khác tiến hành các công tác cách mạng ở Nhật Bản và Trung Quốc, tổ chức đưa nhiều học sinh thanh niên Việt Nam sang lưu học tại Nhật Bản trong Phong trào Đông Du. Dưới sự nỗ lực của bản thân và các chí sĩ yêu nước khác, đến năm 1907 đã có hơn 200 người đến Nhật Bản du học. Năm 1909, cả Phan Bội Châu cùng Kỳ Ngoại Hầu Cường Để (1882-1951) đều bị chính phủ Nhật Bản trục xuất vì các hoạt động chống Pháp của các ông. Về sau, do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc cách mạng Tân Hợi tại Trung Quốc, ông đứng ra thành lập Việt Nam Quang Phục Hội vào tháng 2 năm 1912 tại Quảng Châu, do chính ông làm Hội chủ, phương châm chính trị là “đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Việt Nam”. Năm 1913 ông bị bắt giam ở Quảng Châu, đến năm 1917 mới được phóng thích. Từ đó ông đi lại nhiều nơi khác nhau ở Trung Quốc như Bắc Kinh, Hàng Châu, Thượng Hải, Quảng Châu, Vân Nam, Quý Châu, kể cả sang các nước Triều Tiên, Nhật Bản và Thái Lan v.v... nhằm thúc đẩy phong trào cách mạng ở Việt Nam. Năm 1924 ông giải thể Hội Quang Phục ở Quảng Châu, tiến tới thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng. Ngày 11/5/1925, trên đường đến Thượng Hải ông bị đặc vụ Pháp bắt giữ giải về nước, giam lỏng ở Bến Ngự Huế đến năm 1940 thì qua đời(2). ... Trung Quốc và các quốc gia thuộc vùng văn hóa chữ Hán đều bị các quốc gia phương Tây xâm lược và uy hiếp, hết thảy đều có những thay đổi trên các phương diện chính trị, tư tưởng và văn hóa, và đều đang tìm kiếm các đối sách để chống lại. Song do tình hình mỗi nước khác nhau nên nội dung, phương thức và tốc độ của những thay đổi nói trên cũng khác nhau. Dù vậy điểm giống nhau đáng chú ý là các trí thức khai sáng hoặc các trí thức ở Trung Quốc và các quốc gia Đông Á đều đã từng coi các quốc gia hiện đại hóa phương Tây là mô hình để cách tân. Họ không ngừng nỗ lực tìm tòi nguyên nhân đạt đến trình độ “nước giàu, binh mạnh”, “khai hóa văn minh” của các quốc gia Tây Âu này. Mặt khác, họ coi Nhật Bản là đầu tàu, nước đã từng từ bỏ chính sách bán nước và xóa bỏ chính thể Mạc Phủ, thực hiện mạnh mẽ công cuộc Duy Tân Minh Trị, lần lượt trải qua hai cuộc chiến tranh là chiến tranh Giáp Ngọ (chiến tranh Trung-Nhật) và chiến tranh Nhật-Nga, trở thành quốc gia giàu mạnh nhất Đông Á, được xếp vào hàng ngũ các cường quốc thế giới. Chính điều này đã khiến cho các quốc gia Đông Á bao gồm cả Trung Quốc tích cực học tập mô hình cách tân Nhật Bản, và vì thế nhiều chí sĩ khai sáng và trí thức các nước tìm cách sang Nhật Bản du học(3). Mà một trong các con đường quan trọng để họ tiếp thu tri thức mới, mở rộng tầm nhìn của mình là tìm đọc các thư tịch tân học của Nhật Bản, tức trực tiếp đọc các văn bản nguyên văn tiếng Nhật, hoặc thông qua đọc các quyển đã chuyển ngữ thành Trung văn để tìm hiểu nội dung. Thông qua các hoạt động ấy, tư tưởng và nội dung Tây học/ Tân học đã được truyền bá đến các quốc gia Đông Á, trực tiếp phát huy ảnh hưởng đến các quốc gia này. Phan Bội Châu đóng vai trò quan trọng của người trực tiếp tiếp nhận và truyền bá, cũng là nhà tiên phong “mở mắt nhìn thế giới” tìm hiểu cục diện tình hình thế giới tương đối sớm ở Việt Nam. Do đó, trong bài viết này chúng tôi không tập trung vào mối quan hệ giữa Phan Bội Châu và văn hóa kinh điển Trung Quốc mà lựa chọn một góc nhìn mới để xem xét vấn đề. Chúng tôi đi từ các quá trình tiếp xúc, tiếp thu, chuyển hóa và truyền bá những tri thức mới, tư duy mới của Phan Bội Châu kể từ biến cố Mậu Tuất ở Trung Quốc năm 1889, đồng thời xem xét đến mối quan hệ mật thiết giữa các tác phẩm của ông với Trung Quốc và Nhật Bản. Phan Bội Châu trong cuốn tự truyện Phan Bội Châu Niên Biểu từng nói rằng trước khi xuất dương ông đã tiếp xúc các cuốn Doanh Hoàn Chí Lược của Từ Kế Dư (1795-1873), Phổ-Pháp Chiến Kỷ của Vương Thao (1828-1897), và Trung Đông Chiến Kỷ Bản Mạc của Thái Nhĩ Khang (1851-1921) khiến cho ông “hiểu được tình trạng cạnh tranh khốc liệt ở trong hoàn hải, thảm trạng quốc vong chủng diệt càng kích thích trong đầu óc sâu lắm”. Ngoài ra ông cũng đã đọc các tác phẩmTrung Quốc Hồn, Mậu Tuất Chính Biến Kỷ và hai ba bài viết trên Tân Dân Tùng Báo của Lương Khải Siêu. Nhiều nhà nghiên cứu thống nhất rằng Phan Bội Châu đã tìm thấy sự khởi đầu cho công cuộc cách mạng của mình từ trong các tác phẩmTân Thư có nguồn gốc Trung Quốc ấy(4). Dĩ nhiên một vài điểm tư duy và khái niệm trong các tác phẩm Tân Thư này không hoàn toàn do các nhân sĩ hoặc trí thức Trung Quốc sáng tạo ra, mà nó có thể trực tiếp hoặc gián tiếp nhận ảnh hưởng từ Nhật Bản, trong đó rõ ràng nhất là mặt tiếp thu và dẫn dụng của Lương Khải Siêu đối với trào lưu tư tưởng Duy Tân Minh Trị Nhật Bản. Điều quan trọng hơn nữa là thế giới tư tưởng đương thời đã mang một diện mạo phức tạp do các trào lưu tư tưởng đa nguyên không ngừng giao lưu xung đột tạo nên, trào lưu tư tưởng mới, tri thức mới thường là kết quả được thể hiện qua quá trình không ngừng tương tác đa phương ở các quốc gia Đông Á, đặc biệt là giữa tư tưởng hai nước Trung Quốc và Nhật Bản. Kết quả ấy đã có thể được cách tân làm mới theo thời gian, mối quan hệ giữa chúng có thể nói là phức tạp cũng đã góp phần làm tăng độ khó khăn trong quá trình phân tích đề tài. Vì lý do này, chúng tôi không thể quy kết sự thể hiện đơn thuần của một tư duy mới hay một tri thức mới thành một dạng ảnh hưởng của văn hóa. Để có thể làm rõ mối quan hệ mật thiết giữa các tác phẩm của Phan Bội Châu với Trung Quốc và Nhật Bản, chúng ta nên xem xét con đường và quá trình truyền bá các tư duy, tri thức mới này đến tay Phan Bội Châu, cũng như phương cách lựa chọn vận dụng của ông ấy về sau. Thế nhưng tư tưởng mà Phan Bội Châu đã tiếp nhận là đa nguyên và rất phong phú, cho nên để thuận tiện hơn trong việc nghiên cứu vấn đề, chúng tôi lựa chọn việc tìm hiểu và chuyển hóa các hình tượng anh hùng lập quốc phương Tây của Phan Bội Châu làm đối tượng khảo sát, qua đó cố gắng tìm hiểu mối quan hệ mật thiết giữa Phan Bội Châu và các phong trào tư tưởng Trung, Nhật. Trong số các anh hùng kiến quốc phương Tây, Phan Bội Châu thường nhắc tới hai nhân vật là Giuseppe Mazzini (1805-1872, người Ý) và George Washington (1732-1799, người Mỹ). 2. Phan Bội Châu và Mazzini Trước khi xuất dương Phan Bội Châu đã từng viết cuốn Thời thế và Anh hùng, trong đó đề cập nhiều đến khía cạnh một quốc gia có hưng thịnh hay suy vong mấu chốt nằm ở chỗ “quốc gia ấy có anh hùng hay không”. Giả sử ai cũng là anh hùng thì thế gian này sẽ không có nước nào là tiểu nhược. Ông viết tiếp thế này: “ ” (trích trong Thời thế và Anh hùng) (Ôi đứng trên trường tranh cạnh của năm châu, cần phải giơ sừng gạc của mình, phương chi gặp lúc thời thế cùng quẫn, nước phá vua mất, chết đến trước mắt, gươm kề sau cổ, vốn phải nên dứt áo đứng dậy, vì nghĩa giết thù, sống cũng sướng mà dù chết nữa cũng sướng – Chương Thâu dịch, Tổng tập văn học Việt Nam, tập 22, tr.143) Ngoài tính cách vốn có của mình, những ảnh hưởng của thời cuộc cũng là một trong những căn nguyên hun đúc nên đức tính hành hiệp đại nghĩa, tinh thần thượng võ ở Phan Bội Châu. Thời ấy, một mặt ông hô hào nhân dân khởi nghĩa, đặt kì vọng một vị anh hùng kháng Pháp cứu quốc trong tương lai, một mặt tự trui rèn bản thân mang phong cách một “anh hùng”. Kiểu chủ nghĩa anh hùng với tinh thần thượng võ vì đại nghĩa ấy khá gần gũi với tính cách của giới trí thức Trung Quốc thời kì mạt Thanh. Do vậy, khi Phan Bội Châu chủ động đọc các ngôn hành sự tích của nhân vật đại nghĩa, các lãnh tụ chính trị nước ngoài hoặc khi trực tiếp tiếp xúc với họ, ông vừa thể hiện trạng thái đồng cảm vừa cảm kích, ngưỡng mộ. Ông cho rằng các nhân vật ấy có thể là những tấm gương (điển phạm) cho con đường đấu tranh giành độc lập ở Việt Nam, và do vậy dưới ngòi bút của mình, ông luôn coi các nhân vật ấy là nguồn tư tưởng chính để hiệu triệu toàn dân đứng lên chống Pháp. Trong cuốn tự truyện của mình Phan Bội Châu từng đề cập đến cuộc đời và sự nghiệp của nhà cách mạng Ý Giuseppe Mazzini (1805-1872). Ông nói: “ Trong Italy tam kiệt, tôi đặc biệt ngưỡng mộ Mazzini. Tôi tâm đắc nhất câu “Giáo dục và bạo động song hành”. Một mặt cổ động học sinh xuất dương du học, một mặt kích thích tư tưởng và hành động cách mạng trong dân” Thực ra chi tiết “Truyện ba vị anh hùng người Ý” mà Phan Bội Châu đã dẫn bên trên chính là bài “Truyện ba vị anh hùng kiến quốc người Ý” của Lương Khải Siêu vốn đã được đăng trên tờ Tân Dân Tùng Báo từ tháng 6 đến tháng 12 năm 1902, tức sớm hơn thời điểm Phan Bội Châu hiểu biết về Mazzini rất nhiều. Ba vị anh hùng kiến quốc người Ý ấy lần lượt là Mazzini, Giuseppe Garibaldi (1807-1882) và Camillo B. Cavour (1810-1861). Năm 1831, Mazzini sáng lập Đảng Thiếu niên Ý (còn gọi là Đảng Thanh niên Ý), phát động phong trào thanh niên Ý yêu nước, tiến tới cuộc vận động thống nhất toàn nước Ý. Động thái này đã được Giuseppe Garibaldi hưởng ứng, song điều đáng tiếc là nó đã thất bại. Về sau, thủ tướng vương quốc Sardino tên là Camillo B. Cavour (1810-1861) đã kế thừa Mazzini đề xướng phong trào nước Ý độc lập, cộng với tài năng ngoại giao khôn khéo của chính Camillo B. Cavour, nhờ đó nước Ý đã nhận được sự ủng hộ của Pháp, Anh. Phong trào này lần lượt đẩy lùi bạo hành của đế quốc Áo, và nhất là nhận được sự trợ giúp quân sự của Giuseppe Garibaldi, cuối cùng đã thực hiện thành công công cuộc thống nhất đại bộ phận lãnh thổ nước Ý. Đành rằng nước Ý thống nhất toàn quốc không phải hoàn toàn do công sức của ba nhân vật này song sức mạnh của trào lưu độc lập mà họ khởi xướng và lãnh đạo là không thể ngăn nổi, để rồi nước Ý hoàn toàn độc lập năm 1871 trong thời kì chiến tranh Đức – Pháp. Lương Khải Siêu trong cuốn Truyện ba anh hùng kiến quốc người Ý đã từng nêu lý do tại sao chọn ba nhân vật này như sau: “Trong lịch sử kiến quốc các nước châu Âu trong mấy trăm năm qua có rất nhiều những nhân vật đáng để ca ngợi, đáng để ghi vào sử sách. Cho đến thời đại tôi đang sống rõ ràng có rất nhiều anh hùng hào kiệt đáng để muôn dân ngưỡng vọng. Song châu Âu trước thời kỳ độc lập, cũng giống như Trung Quốc hôm nay, phải kể đến nước Ý. Bàn về các câu chuyện của những người yêu nước nước Ý, giống như những người yêu nước Trung Quốc hôm nay, phải kể đến ba vị anh hùng nước Ý”. Lương Khải Siêu cho rằng tình thế nước Ý thời trước độc lập gần giống như Trung Quốc ở thời đại của ông, vì vậy khi trích thuật lịch sử kiến quốc của ba anh hùng nước Ý Lương Khải Siêu hi vọng có thể lấy họ làm gương cho người Trung Quốc. Trên thực tế quan điểm này của ông bắt nguồn từ người Nhật với tác phẩm Truyện ba người anh hùng nước Ý, đa phần được dịch lại (sang tiếng Trung) từ tác phẩm Truyện ba anh hùng kiến quốc Italy của tác giả Kumiko Hirata do Nhật Bản Dân Hữu Xã xuất bản năm 1892 và bài viết Camilo B. Cavour của Matsumura Kaiseki (1859-1939) viết trong bộ Thái Dương (612, quyển số 4, tháng 1, tháng 2 năm 1898), đồng thời bổ sung thêm tư liệu của các thư tịch khác để viết thành. Sớm từ thời Duy Tân Minh Trị người Nhật Bản đã từng song hành bàn luận về nước Ý cận đại và Nhật Bản cận đại, thậm chí Matsumura Kaiseki còn cho rằng Trung Quốc và nước Ý cùng thời cận đại có rất nhiều điểm tương đồng. Tuy rằng Lương Khải Siêu kế thừa người Nhật trong rất nhiều quan niệm song so sánh cho thấy Lương Khải Siêu đã rất đề cao Mazzini, luôn kỳ vọng rằng người Trung Quốc có thể học tập tinh thần yêu nước của nhân vật lịch sử này. Chúng ta có thể nhận thấy cuốn Truyện ba anh hùng chiến quốc người Ý của Lương Khải Siêu trên thực tế là một tác phẩm thể hiện mối quan hệ giao lưu phức tạp về tư tưởng đa phương giữa hai nước Trung, Nhật. Khi Phan Bội Châu đọc câu chuyện này, ông đã tiếp nhận ảnh hưởng của Lương Khải Siêu, do đó trong ông hình thành tư tưởng ngưỡng mộ tinh thần yêu nước vì đại nghĩa của Mazzini. Thông qua việc tìm hiểu quan điểm cách mạng của Mazzini, Phan Bội Châu đã đúc kết thành phương châm “Giáo dục và bạo động phải song hành” cho phong trào cách mạng đòi độc lập ở Việt Nam. Sau này, trong thời kỳ lập Hội Duy Tân, Phan Bội Châu đã phân lực lượng của mình thành hai nhóm. Trong cuốn Phan Bội Châu Niên Biểu ông từng viết: “Một nhóm là phái hòa bình, chuyên chú trọng các công tác diễn thuyết tuyên truyền học đường; còn một nhóm là phái hành động, chuyên tập trung vận động quân sự, trang bị võ trang”. Rõ ràng đây là một thể hiện của sự ảnh hưởng từ Mazzini. Dù vậy chúng ta cũng không thể bỏ qua chi tiết Phan Bội Châu gián tiếp tiếp nhận trào lưu tư tưởng Nhật Bản thông qua tác phẩmTruyện ba anh hùng kiến quốc người Ý của Lương Khải Siêu, qua đó hiểu biết được những biến động của thời cuộc thế giới, chủ động rút ra các đối sách cho các hành động về sau.