Phân tích hiện trạng và đánh giá hệ thống thông tin hành khách trên tuyến xe buýt 34

Tính đến cuối năm 2008, VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội bao gồm 67 tuyến, trong đó có 60 tuyến nội đô và 7 tuyến buýt kế cận. Mạng lưới tuyến bao phủ trên phạm vi rộng và khá thuận tiện vì hầu hết hành khách đều đi đến đích mà chỉ cần một lần chuyển tuyến. Tuy nhiên, điều này cũng phần nào cho thấy mức độ trùng lặp của tuyến trên một số tuyến đường là khá cao.

docx26 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2149 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích hiện trạng và đánh giá hệ thống thông tin hành khách trên tuyến xe buýt 34, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN HÀNH KHÁCH TRÊN TUYẾN BUÝT SỐ 34( BX GIA LÂM- BX MỸ ĐÌNH) 2.1 Hiện trạng VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội 2.1.1 Hiện trạng mạng lưới tuyến, cơ sở hạ tầng và phương tiện Mạng lưới tuyến Tính đến cuối năm 2008, VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội bao gồm 67 tuyến, trong đó có 60 tuyến nội đô và 7 tuyến buýt kế cận. Mạng lưới tuyến bao phủ trên phạm vi rộng và khá thuận tiện vì hầu hết hành khách đều đi đến đích mà chỉ cần một lần chuyển tuyến. Tuy nhiên, điều này cũng phần nào cho thấy mức độ trùng lặp của tuyến trên một số tuyến đường là khá cao. Hình 2.1: Bản đồ mạng lưới tuyến buýt Hà Nội Hầu hết các tuyến xe buýt đều có thời gian hoạt động từ 5h sáng đến 8 giờ tối, khoảng thời gian chờ từ 5- 15 phút. Tấn suất các chuyến xe buýt là từ 5 đến 20 phút, tần suất cao nhất là trong giờ cao điểm. Đang triển khai dự án xây dựng 2 tuyến buýt BRT vận chuyển khối lượng lớn có chiều dài 28,3 km với công suất vận chuyển 360.000 lượt khách/ngày, dự kiến trong năm 2012 sẽ đưa vào vận hành và xây dựng tuyến đường sắt nội đô đoạn từ ga Nhổn đến ga Hà Nội với chiều dài 12,5 km và tuyến đường sắt nội đô giai đoạn 1 Từ Liêm - Nam Thăng Long - Thượng Đình với chiều dài 14,8 km - Hình dạng mạng lưới tuyến bao gồm: + Hình dạng mạng lưới tuyến đơn độc lập( không trùng điểm đỗ, không tự cắt), loại này gồm nhiều loại hình dạng khác nhau như: đường thẳng, gấp khúc, hình cung. Ví dụ như tuyến: 01, 02, 32, 22..... + Tuyến đường vòng khép kín( điểm đầu, điểm cuối trùng nhau), loại này có các dạng: đa giác, các cung, gấp khúc kết hợp với cung. Thực chất các loại này được tạo nên bởi các tuyến đơn ghép lại với nhau. Ví dụ như các tuyến: 09, 18, 23, 24….. + Tuyến khép kín một phần: được tạo bởi các tuyến đường vòng khép kín và các tuyến đơn độc lập. + Tuyến hướng tâm: Là tuyến hướng về trung tâm thành phố. Nó bắt đầu từ vùng ngoại ô và kết thúc ở trung tâm hoặc vành đai thành phố. Ví dụ như các tuyến: 32, 22… + Tuyến nội đô: Vận chuyển hành khách trong khu vực nội thành và chuyển sang các tuyến trục. Chức năng của tuyến là gom khách cho các tuyến trục, chạy vòng tròn, chiếm 63% số tuyến và đảm nhiệm 63% sản lượng vận tải trong toàn mạng. Ví dụ như tuyến: 18, 09, 24…. + Tuyến ngoại thành: Vận chuyển hành khách từ ngoại thành vào các tuyến kế cận. Đây là các tuyến có tiềm năng tăng trưởng lớn và sẽ chiếm sản lượng vận chuyển chủ yếu trong tương lai. Ví dụ như các tuyến: 7, 17, 15, 20… + Tuyến kế cận: Tuyến này vận chuyển hành khách từ một vùng nào đó ở bên ngoài thành phố đến một vài tuyến chính trong thành phố( nó có tác dụng gom khách ). Hiện trạng cơ sở hạ tầng trên tuyến - Các điểm dừng đỗ: Hiện nay toàn mạng lưới có trên 1128 điểm dừng đỗ trên tuyến và trên 250 nhà chờ. Tất cả các điểm dừng đỗ đều có biển báo và đa số điểm dừng có nhiều người lên xuống đã được lắp đặt nhà chờ. - Các điểm đầu cuối: Đây là vấn đề bất cập nhất cho hoạt động xe buýt.Trong tổng số 52 điểm đầu cuối chỉ có 10 điểm là xe được sắp xếp thứ tự vị trí đỗ trả khách, đón trả khách an toàn như: bến xe Giáp Bát, BX Gia Lâm, BX Mỹ Đình, BX Lương Yên, bến xe Kim Mã, bến xe Hà Đông, bến xe Nam Thăng Long, bến xe Kim Ngưu, bến xe Gia thuỵ, sân bay Nội Bài, điểm Trần Khánh Dư. Số còn lại hầu hết tận dụng các điểm tạm thời nên có thể bị thay đổi bất kì lúc nào. Trong tổng số 52 điểm đầu cuối thì trên địa bàn Thành Phố Hà Nội có 50 điểm, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 2 điểm ( TX Từ Sơn, BX Bắc Ninh). Trong đó các điểm có vị trí đỗ riêng cho xe buýt 15 điểm, các điểm đầu cuối có vị trí lòng đường, bãi đất, vỉa hè, bãi đỗ tạm (37 điểm).Các điểm trung chuyển : Cầu Giấy, Long Biên. Bảng 2.1 Hệ thống điểm đầu cuối TT Vị trí Điểm đầu cuối các tuyến Tổng số tuyến 1 Bến xe Giáp Bát 3,16,21,25,28,29,32,37 8 2 Bến xe Gia Lâm 3,22,34 3 3 Điểm đỗ xe Kim Ngưu 26,30,38 3 4 Bến xe Hà Đông 1,19,21,27,37 5 5 Điểm đỗ xe Long Biên 1,4,8,15,17,36,50 7 6 Điểm đỗ xe Mỹ Đình 13,16,34,50 4 7 Sân bay Nội Bài 7,17 2 8 Bến xe N.T.Long 25,27,35,38 4 9 Bến xe Kim Mã 7,12,13,18,20 5 10 Điểm đỗ xe T.K.Dư 2,10,19,35 4 11 BX Yên Nghĩa 27;02 2 “Nguồn: Thống kê của tổng công ty vận tải Hà Nội” - Bến bãi: Trên địa bàn Hà Nội có 05 bến xe liên tình và 01 trạm đón trả khách, gồm: bến xe Giáp Bát, BX Gia Lâm, BX Mỹ Đình, BX Lương Yên, BX Nước Ngầm và Trạm Thanh Xuân. BX Giáp Bát: diện tích 46.000m2, BX Mỹ Đình: diện tích 30.000m2, BX Gia Lâm: diện tích 14.000m2, BX nước Ngầm: diện tích 11.230m2, BX Lương Yên: diện tích 10.200 m2 .Tiếp nhận bình quân 2.790 lượt xe/ ngày. Phương tiện Hiện nay tổng số phương tiện tham gia hoạt động buýt ở Hà Nội là 940 xe. Trong đó: - Xe lớn: 309 xe - Xe TB: 452 xe - Xe nhỏ: 179 xe - Các tuyến đặt hàng: 722 xe (77%= 722/940xe) - Các tuyến xã hội hoá: 218 xe (23% = 218/ 940 xe) Bảng 2.2 Số lượng xe và sức chứa TT Số lượng xe Sức chứa (chỗ) 1 309 80 2 388 60 3 50 45 4 50 30 5 115 24 Hình 2.2. Sản lượng phương tiện VTHKCC bằng xe buýt Nguồn: “Báo cáo của tổng công ty vận tải Hà Nội” Hiện tại có 15 loại phương tiện xe buýt đang hoạt động. Chủng loại và sức chứa của các xe được chi tiết ở bảng dưới đây Bảng 2.3. Chủng loại phương tiện xe buýt đang hoạt động STT Mác xe Sức chứa BQ 1 Daewoo BS 105 80 2 Daewoo BS 106 80 3 Renault 80 4 B80 Transinco 80 5 Hyundai HD 540 80 6 Daewoo 80 7 HQ 80 8 Mercedes 80 9 Thaco 60 10 Daewoo BS 090 60 11 Daewoo BS090DL 60 12 Transinco 45 13 Cosmos 30 14 Huyndai 24 15 Combi 24 Nguồn: Thống kê của Tổng công ty vận tải Hà Nội Qua điều tra và đánh giá của hành khách đi xe cho thấy. Trước đây xe xấu và bẩn chất lượng kém là nguyên nhân dẫn đến người dân không đi xe buýt. Cho tới hiện nay ngày càng có nhiều người đi xe buýt không phải do giá vé rẻ mà chủ yếu do chất lượng dịch vụ được nâng cao, và đặc biệt là do đầu tư xe mới với chất lượng cao. Hàng năm số lượng hành khách tăng lên không ngừng trong khi đó số xe đầu tư mới lại ít, như vậy xẩy ra tình trạng năng lực đáp ứng chưa kịp so với nhu cầu đi lại thực tế. Kết quả hoạt động VTHKCC bằng xe buýt toàn mạng qua các năm Bảng 2.4. Sản lượng VTHKCC bằng xe buýt TP Hà Nội từ 2000-2006 Năm Sản lượng vận tải HKCC ( HK/ năm) Xe buýt Tổng cộng Số tuyến (tuyến) Số xe (xe) 2000 12.023.000 12.023.000 21 255 2001 15.300.000 15.300.000 27 290 2002 48.877.155 48.877.155 31 462 2003 176.319.692 176.319.692 39 580 2004 284.000.000 284.000.000 41 687 2005 297.000.000 297.000.000 47 764 2006 332.568.390 332.568.390 48 863 Hình 2.3 Biểu đồ sản lượng hành khách qua các năm “Nguồn: Báo cáo của Tổng công ty Vận Tải” Bảng 2.5 Tổng hợp kết quả toàn mạng năm 2008 TT Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện năm 2007 Kế hoạch năm 2008 Ước thực hiện 2008 So sánh cùng kỳ So sánh kế hoạch 1 Số tuyến tuyến 59 60 60 101,7 100 2 Tổng lượt xe vận chuyển lượt 3.710.354 3.808.458 3.777.017 101,8 99,2 3 Tổng km xe hoạt động Km 74.394.947 77.007.808 76.062.551 102,3 98,8 4 Hành khách vận chuyển HK 349.428.008 340.507.758 393.798.785 112,7 115,7 - Khách vé lượt 67.726.308 71.951.057 75.736.083 111,8 105,3 - Khách vé tháng 281.701.700 268.556.701 318.062.702 112,9 118,4 5 Doanh thu vận tải 1000đ 329.232.392 338.685.068 369.159.791 112,1 109,0 - DT vé lượt 1000đ 215.978.510 228.087.878 240.746.580 111,5 105,5 - DT vé tháng 1000đ 113.253.882 110.597.190 128.413.211 113,4 116,1 6 Chi phí( theo QĐ 1630) 1000đ 566.520.789 719.942.313 728.520.043 128,6 101,2 Bq/hk đồng 1.621 2.114 1.850 114,1 87,5 Bq/lượt đồng 152.686 189.038 192.882 126,3 102,0 7 Trợ giá 1000đ 236.955.475 381.257.246 359.360.252 151,7 94,3 Bq/hk đồng 678 1.120 913 134,6 81,5 Bq/lượt đồng 63.863 100.108 95.144 149,0 95.0 “Nguồn: TT quản lý & ĐH GTĐT” Đánh giá chung : Với số lượng tuyến buýt hoạt động rộng lớn như hiện nay thì VTHKCC mạng lại lợi ích rất lớn cho sự phát triển chung của xã hội.Hiện nay vận tải hành khách công cộng của thủ đô Hà Nội đã có những bước phát triển vượt bậc so với giai đoạn năm 2000 - 2003, nhưng cũng chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân. Nguyên nhân là: - Mạng lưới đường có đủ chiều rộng để cho xe buýt hoạt động ở thủ đô Hà Nội thiếu và phân bố không đồng đều giữa các khu vực. - Mục tiêu hoạt động khác trong VTHKCC chưa thể đạt được như: Thông tin tức thời về vị trí của xe và thời gian đến bến, vị trí bến, để có thể phục vụ khách tốt hơn khi có sự cố trên đường. - Kinh phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông công cộng còn hạn chế. - Mạng lưới xe buýt chưa đều khắp. - Các trạm dừng đón trả khách chật hẹp và hầu như không có mái che. - Công tác điều tra luồng hành khách chưa kỹ dẫn tới có tuyến xe buýt khả năng thu hút khách thấp. - Tốc độ chạy xe của xe buýt thấp cũng làm giảm khả năng của loại phương tiện này. - Người dân chưa có thói quen sử dụng phương tiện giao thông công cộng. - Tiện nghi và mức độ phục vụ chưa hoàn hảo đặc biệt đối với người tàn tật. - Hệ thống thông tin chưa đầy đủ, chưa đáp ứng hết được nhu cầu của người dân.Chưa có hệ thống thông tin, phương tiện nghe nhìn trên xe buýt, tại các trạm dừng đỗ, nhà chờ để phục vụ hành khách theo dõi hoạt động của xe buýt. Nếu các nguyên nhân trên không được khắc phục thì trong những năm tương lai loại hình dịch vụ này sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân. Một đòi hỏi cấp bách được đề ra là chúng ta phải nghiên cứu để xây dựng một chiến lược cho tương lai để biến loại hình dịch vụ này trở thành phương thức được ưa chuộng số một trong đô thị. 2.1.2 Hiện trạng hệ thống thông tin hành khách trong VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội a, Hiện trạng thông tin Thông tin tại điểm dừng xe buýt: Thông tin về tên tuyến, điểm đầu – cuối và lộ trình các tuyến buýt có dừng đỗ tại điểm dừng đõ. Thông tin tại nhà chờ xe buýt Các tuyến buýt đi qua điểm dừng và tuyến buýt đi qua các đường phố nào. Thông tin về mạng lưới tuyến Thông tin về các điểm bán vé. Một số thông tin khác. Thông tin trên các Pano tại các bến xe, các điểm đầu cuối Các tuyến xe buýt xuất phát tại bến xe hoặc điểm đầu cuối. Các đường phố mà tuyến buýt đi qua. Thời gian phục vụ và tần suất. Giá vé lượt và giá vé tháng. Số điện thoại đường dây nóng. Thông tin trên xe Kích thước đầu xe và cuối xe: Số hiệu tuyến và lộ trình rút ngắn. Bên sườn xe: Đường dây nóng, giá vé, lộ trình. Trong xe: Giá vé, nội quy đi xe buýt và biển chỉ hướng đi của xe. b, Các phương tiện truyền thông tin Đối với hệ thống thông tin phục vụ hành khách trong VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội, các phương tiện được sử dụng để truyền tin cho hành khách bao gồm: Biển báo, bản đồ, sách hướng dẫn xe buýt, Internet, Radio, điện thoại và qua thông tin trên báo chí ti vi. Thông tin tại nhà chờ xe buýt được trình bày trên bảng điện tử, bản đồ VTHKCC Truy cập thông tin về các tuyến buýt, lộ trình tuyến, thời gian biểu chạy xe, các thông tin điều chỉnh lộ trình tuyến thông qua hai trang Web: - Hanoi transerco.com.vn của Tổng công ty - Trang web: “ Xebuythanoi.com” Ngoài ra thông qua điện thoại đường dây nóng của tổng công ty cũng như các Xí nghiệp, công ty hoạt động trong lĩnh vực vận tải buýt hành khách cũng có thể biết thông tin về các tuyến buýt đang hoạt động của các xí nghiệp, công ty. 2.1.3 Phân tích đánh giá hiện trạng hệ thống thông tin phục vụ hành khách trong VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, thông tin về dịch vụ vận tải hành khách công cộng cần phải thực sự phát triển. Nó phải trở thành một cầu nối hữu hiệu giữa hành khách với dịch vụ vận tải và nhà cung cấp dịch vụ vận tải. Thực tế trong thời gian qua, hệ thống thông tin phục vụ hành khách ở Hà Nội đã đáp ứng phần nào nhu cầu thông tin về xe buýt của hành khách. Thông qua các thông tin được cung cấp tại các điểm dừng đỗ, trong nhà chờ, hành khách có thể lựa chọn được tuyến xe buýt phù hợp với lộ trình đi lại của mình. Thông qua bản đồ mạng lưới tuyến xe buýt, hành khách có thể tìm được một hành trình đi theo ý muốn của mình. a, Nội dung thông tin Thông tin mạng lưới đường xá: Các thông tin này chủ yếu bao gồm sơ đồ mạng lưới đường, mối liên hệ giữa các tuyến đường.Việc sử dụng này đôi khi gặp khó khăn cho hành khách khi phải xác định một con phố do thiếu một cơ chế tìm đường hợp lý. Ngoài ra, hành khách cũng khó có thể hình dung ra cách thức tới tuyến phố đó. Thông tin về mạng lưới tuyến xe buýt: các thông tin này về các tuyến buýt, lộ trình các tuyến xe buýt. Các thông tin này khá đấy đủ và chi tiết. Hành khách có thể dễ dàng tìm kiếm và tiếp nhận các thông tin này. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa các tuyến xe buýt và mạng lưới đường chưa thể hiện rõ nét, hành khách khó xác định các bước đi tiếp theo khi phải chuyển từ xe buýt sang các phương tiện khác hoặc ngược lại. Thông tin về các điểm dừng đỗ: Các thông tin này còn khá sơ sài. Đó chỉ là sự trình bày về vị trí không gian của chúng mà chưa nêu ra được mối quan hệ của các điểm này với các công trình ở xung quanh đó. Thông tin về giá vé: Tập trung chủ yếu là thông tin về các điểm bán vé, giá vé tháng, thông tin về các loại vé giảm giá. Điều này có thể giải thích là do giá vé trong dịch vụ vận tải hành khách công cộng ở Hà Nội chưa có sự phân chia nhiều loại hình, vé theo đặc điểm chuyến đi nên thông tin chỉ cần ở mức như thế. Tuy nhiên, khi xuất hiện nhiều loại vé khác nhau thì có thể hệ thống thông tin giá vé đơn giản hơn như này sẽ không đáp ứng được nhu cầu thông tin về giá vé của hành khách. Thông tin phục vụ hành khách ở Hà Nội được thể hiện ở cả dạng bản đồ( cả dạng giấy in và số hoá), dạng hình vẽ và dạng chỉ dẫn.Nhưng nhìn chung bản đồ xe buýt chưa được xây dựng nhằm cụ thể đối tượng sử dụng.Ngoài ra thông tin ở dạng hình vẽ và dạng chỉ dẫn cũng chưa được tối ưu về mặt logic và có đủ thông tin chi tiết cho hành khách..Bên cạnh đó, thông tin cung cấp cho hành khách chưa thiết kế hướng tới nhu cầu của hành khách.Do đó, việc thiết kế hệ thống thông tin phục vụ hành khách phải có tính chính xác cao và đáp ứng được đòi hỏi do hành khách đưa ra. Sự thu hút lượng hành khách hiện tại và lượng hành khách tiềm năng sử dụng VTHKCC đóng một vai trò quan trọng trong giao thông đô thị, một hệ thống VTHKCC phải cung cấp đầy đủ, chính xác và thông tin thể hiện trên các phương tiện và tại các pano, nhà chờ hoặc tại các điểm đầu cuối.Vào những thập kỷ gần đây, điều kiện thay đổi của VTHKCC trong hệ thống giao thông đô thị được đánh dấu với sự tăng nhu cầu lớn về số lượng và chất lượng thông tin phục vụ hành khách. Chức năng của hệ thống thông tin hành khách được mở rộng từ những thông tin đặc trưng với những dịch vụ riêng lẻ cho đến hệ thống giao thông thông minh được kết nối với sự tiếp thị của các dịch vụ VTHKCC Từ khi hành khách tin tưởng và sử dụng hệ thống VTHKCC, họ cố gắng phân tích thông tin vẫn tồn tại.Với sự thay đổi từ “sử dụng VTHKCC bắt buộc: sang “ khách hàng lựa chọn” với lượng hành khách đang được thu hút hiện nay, bởi vì họ có nhiều sự lựa chọn khác nhau cho chuyến đi, hệ thống thông tin cần phải trở nên tỉ mỉ, phức tạp và dễ sử dụng. Ở nhiều thành phố trên thế giới cũng không chỉ ở Hà Nội thông tin dần dần giảm giá trị tới mức tối thiểu cấn cho việc sử dụng thông thường của hành khách.Vì thế, ở nhiều thành phố nhà chờ xe buýt không có thông tin, phương tiện VTHKCC vận hành trên đường có mỗi nhiệm vụ chiếu sáng phía trước, lối vào nhà ga tàu điện ngầm rất là khó cho việc nhìn thấy đường đi, thậm chí đường đi VTHKCC bằng đường ray không được thể hiện trên bản đồ thành phố.Tình hình đó không chỉ gây tổn hại đến hệ thống VTHKCC, nhưng làm giảm đáng kể sự hấp dẫn của thành phố.Do đó việc cung cấp đầy đủ thông tin phục vụ hành khách nhằm thu hút không chỉ những khách hàng hiện tại mà còn thu hút một lượng lớn khách hàng tiềm năng. Thông tin phục vụ hành khách ở Hà Nội được thể hiện ở cả dạng bản đồ ( ở cả dạng giấy in và dạng số hoá), dạng hình vẽ và chỉ dẫn. Nhưng nhìn chung bản đồ xe buýt chưa được xây dựng nhằm cụ thể đối tượng sử dụng. ví dụ: học sinh, sinh viên sẽ cần một bản đồ xe buýt có vị trí cụ thể các trường học, thư viện, nhà sách, các điểm vui chơi giải trí hơn là các thông tin về vị trí khách sạn, đại sứ quán, chùa... Hoặc đối với người dân không sống ở thành phố họ sẽ quan tâm tới một bản đồ có hướng dẫn tên phố rõ ràng, tên tuyến xe buýt cụ thể và các điểm chuyển tuyến( điểm trung chuyển) và các phương thức chuyển tuyến. Ngoài ra, thông tin ở dạng hình vẽ và dạng chỉ dẫn cũng chưa tối ưu vế mặt logic và có đủ thông tin cung cấp cho hành khách chưa được thiết kế để hướng tới các nhu cầu của hành khách. Ví dụ khi không có bản đồ hành khách thường xuyên phải tự mình hình dung về tuyến mình đang đi. Bên cạnh đó, Thông tin cung cấp cho hành khách chưa được thiết kế để hướng tới các nhu cầu của hành khách. Hành khách luôn mong muốn có được một nguồn thông tin đáng tin cậy và đúng yêu cầu của mình. Đặc biệt thông tin về thời gian về tuyến xe buýt mà mình mong muốn. Tại các nhà chờ, điểm dừng thông tin còn chưa đầy đủ, chủ yếu là các thông tin quảng cáo.Thông tin trên biển báo chưa đầy đủ, hành khách luôn không biết chính xác bao giờ xe buýt sẽ tới, họ chỉ biết chờ đợi, hoặc không biết chính xác bao giờ tuyến buýt tiếp theo sẽ đến. Do đó sẽ gây mất thời gian trong việc chờ xe của hành khách. Hành khách phải chờ đợi vì thiếu thông tin b, Các phương tiện dùng để truyền thông tin * Phương tiện cung cấp thông tin cho hành khách sử dụng công nghệ tin học - Cung cấp thông tin qua máy tính cá nhân: Hiện nay chỉ có duy nhất phần mềm BUS INFORMATION SYSTEM 2.0 ( đây là phần mềm được phát triển cùng với sự giúp đỡ của Dự án Công Trình Giao Thông Đô Thị Hà Nội) trên máy tính cá nhân. Hành khách có thể truy cập để biết một số thông tin về mạng lưới đường, mạng lưới tuyến xe buýt, mạng lưới điểm dừng đỗ. Tuy nhiên chức năng của phần mềm này chủ yếu là cung cấp những thông tin chung còn cụ thể nó không giúp gì nhiều cho hành khách. Vì vậy nó chỉ sử dụng để tham khảo còn không có tính thực tiễn trong đời sống. - Qua Internet: thông qua trang Web: WWW.hanoitranserco.com.vn của tổng công ty Vận Tải Hà Nội, hành khách có thể dễ dàng tìm kiếm các thông tin về tuyến buýt, lộ trình tuyến buýt, các điểm dừng đỗ, thông tin để tìm đường và xác định hành trình chuyến đi bằng xe buýt. Tuy nhiên, tốc độ truy cập khá chậm, khó sử dụng đối với những người chưa có kinh nghiệm. Ngoài ra, giao diện đồ hoạ của trang Web chưa thật thu hút. + Nội dung của trang đầu tiên: Trang Web của Hanoi Transerco chỉ tập trung cho nội dung quảng cáo về công ty chứ chưa đưa ra thông tin trực tiếp cho hành khách. Hình 2.4 Nội dung trang đầu tiên của trang Web Hanoi Transerco + Thông tin về lộ trình các tuyến buýt: Thông tin này khá đầy đủ và chi tiết về toàn bộ các tuyến đường mà xe buýt chạy qua cũng như từng điểm dừng đỗ trên đường. Bên cạnh đó, các tuyến cũng được giải thích và kí hiệu là tuyến xuyên tâm hay tuyến cánh cung...Song việc bố trí trình bày thông tin rất giàn trải chưa sắp xếp theo phương pháp hợp lý các danh sách các tuyến buýt. Do đó những người dân không biết nhiều về mạng lưới xe buýt sẽ có thể xác định được các tuyến buýt đi qua khu vực mình cần đi. Hình 2.5 Thông tin về lộ trình các tuyến buýt ở Hà Nội + Thông tin về giá vé: Các thông tin về giá vé được trình bày khá cụ thể với mức giá tương ứng của từng loại vé lẻ, vé tháng. Cũng như nơi mua vé, thủ tục làm vé tháng. Hiện nay hệ thống xe buýt ở Hà Nội không phân chia nhiều loại hình giá vé ở các mức khác nhau. Vì vậy thông tin cho hành khách như vậy là đạt yêu cầu. Tuy nhiên khi giá vé có sự phức tạp và đa dạng thì phương pháp thông tin như vậy sẽ không hiệu quả. Hành khách sẽ khó khăn trong việc xác định chính xác số tiền bỏ ra cho việc đi lại. Chưa có dịch vụ mua vé tháng qua dịch vụ mạng cho hành khách. + Thông tin về điều chỉnh luồng tuyến cho dịch vụ buýt: Được cập nhật một cách đơn giản qua các thông báo dạng văn bản. Đây là vấn đề gây tâm lý khó chịu đối với
Tài liệu liên quan