Phân tích kỹ thuật đầu tư chứng khoán phần 8

Sóng chủ2. Phân phối điều chỉnh lại sóng 1, nhiều nhà đầu tưthực hiện “bán lúa non” do tâm lý hoảng sợdưới ảnh hưởng của đợt suy thoái trước. Tuy nhiên sóng 2 này thực sựlà cuộc kiểm tra vềsựhồi phục của thịtrường nếu điểm thấp nhất của sóng 2 cao hơn điểm xuất phát của sóng 1, điều này khẳng định tính chắc chắn của sựphục hồi, các nhà đầu tư đã hưng phấn hơn và các quỹ đầu tư đang thực sựmua vào. • Sóng chủ3. Vượt qua đợt điều chỉnh tại sóng 2, tâm lý nhà đầu tưphấn khích và tin tưởng thị trường hơn. Điểm cao nhất của sóng 2 thường cao hơn điểm cao nhất của sóng 1 theo tỷlệ1,618/1. • Sóng chủ4. Điều chỉnh và phân phối lại sóng 3 do nhà đầu tưvẫn chưa thoát khỏi ảnh hưởng của thịtrường suy thoái, thực hiện bán ra đểthu lời khi cảm nhận thấy có lãi. Sóng 4 điều chỉnh ởmức 0.382 – 0.618 của sóng 3. • Sóng chủ5. Các nhà đầu tưthực sựphấn khích thoát hẳn ảnh hưởng của đợt suy thoái. Tuy nhiên đợt sóng đang đến lúc cao trào, việc tham gia vào thịtrường lúc này thực sựnguy hiểm. • Sóng điều chỉnh A. Thịtrường đã bắt đầu điều chỉnh đi vào suy thoái. Mặc dù giá xuống nhưng các nhà đầu tưvẫn tin tưởng và rất phấn khích với thịtrường, các quỹ đầu tưbắt đầu ngừng thu gom khi đã mua đủsốlượng theo kếhoạch. • Sóng điều chỉnh B: Sóng B là sựkiểm tra lại tín hiệu vềkhảnăng suy thoái. Giá tăng trởlại nhưng đỉnh không vượt qua đỉnh của sóng 5, tuy nhiên khối lượng giao dịch thấp và giá có thể đi ngang. Các quỹ đầu tư đã ngừng hẳn thu gom, các nhà đầu tưvẫn tin tưởng thịtrường nhưng đã có sự hoảng loạn xuất hiện. Các tín hiệu này khẳng định thịtrường đã vượt qua trạng thái đỉnh điểm và sẵn sàng đi vào suy thoái bất kểlúc nào.

pdf14 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1690 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích kỹ thuật đầu tư chứng khoán phần 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
99 • Sóng chủ 2. Phân phối điều chỉnh lại sóng 1, nhiều nhà đầu tư thực hiện “bán lúa non” do tâm lý hoảng sợ dưới ảnh hưởng của đợt suy thoái trước. Tuy nhiên sóng 2 này thực sự là cuộc kiểm tra về sự hồi phục của thị trường nếu điểm thấp nhất của sóng 2 cao hơn điểm xuất phát của sóng 1, điều này khẳng định tính chắc chắn của sự phục hồi, các nhà đầu tư đã hưng phấn hơn và các quỹ đầu tư đang thực sự mua vào. • Sóng chủ 3. Vượt qua đợt điều chỉnh tại sóng 2, tâm lý nhà đầu tư phấn khích và tin tưởng thị trường hơn. Điểm cao nhất của sóng 2 thường cao hơn điểm cao nhất của sóng 1 theo tỷ lệ 1,618/1. • Sóng chủ 4. Điều chỉnh và phân phối lại sóng 3 do nhà đầu tư vẫn chưa thoát khỏi ảnh hưởng của thị trường suy thoái, thực hiện bán ra để thu lời khi cảm nhận thấy có lãi. Sóng 4 điều chỉnh ở mức 0.382 – 0.618 của sóng 3. • Sóng chủ 5. Các nhà đầu tư thực sự phấn khích thoát hẳn ảnh hưởng của đợt suy thoái. Tuy nhiên đợt sóng đang đến lúc cao trào, việc tham gia vào thị trường lúc này thực sự nguy hiểm. • Sóng điều chỉnh A. Thị trường đã bắt đầu điều chỉnh đi vào suy thoái. Mặc dù giá xuống nhưng các nhà đầu tư vẫn tin tưởng và rất phấn khích với thị trường, các quỹ đầu tư bắt đầu ngừng thu gom khi đã mua đủ số lượng theo kế hoạch. • Sóng điều chỉnh B: Sóng B là sự kiểm tra lại tín hiệu về khả năng suy thoái. Giá tăng trở lại nhưng đỉnh không vượt qua đỉnh của sóng 5, tuy nhiên khối lượng giao dịch thấp và giá có thể đi ngang. Các quỹ đầu tư đã ngừng hẳn thu gom, các nhà đầu tư vẫn tin tưởng thị trường nhưng đã có sự hoảng loạn xuất hiện. Các tín hiệu này khẳng định thị trường đã vượt qua trạng thái đỉnh điểm và sẵn sàng đi vào suy thoái bất kể lúc nào. • Sóng điều chỉnh C: Con gấu đã thực sự trưởng thành lấn át bò tót, thị trường bắt đầu đi vào suy thoái. Điểm thấp nhất của sóng C thấp hơn điểm thấp nhất của sóng A ít nhất 1.618 lần. 2. Ý nghĩa Nếu đối chiếu với nguyên tắc ngày phân phối sẽ nhận ra các điểm tương đồng. trong đó các sóng số 2, 4, A, C tương ứng với các ngày phân phối phù hợp với tâm lý hành vi của các nhà đầu tư. Tuy nhiên cần chú ý rằng ngày phân phối không chỉ là các ngày giảm giá: đó có thể là các ngày có khối lượng giao dịch đột biến, hoặc vẫn tăng giá nhưng giá tăng chậm lại. Hơn nữa cần phải tránh máy móc và suy rộng hơn khi áp dụng sóng Elliot cũng như ngày phân phối. Hai lý thuyết này không khẳng định tất yếu đến đợt sóng thứ 5 hay sau ba ngày phân phối thì giá sẽ đi theo chiều hướng giảm mà cần phải hiểu là: khi đến đợt sóng thứ 5 hoặc sau 3 đợt phân phối thì xác suất giá giảm sẽ cao hơn (đến 70%) và sẽ là thiếu khôn ngoan nếu tăng cường mua chứng khoán vào thời điểm này thay vì lên kế hoạch sẵn sàng bán ra. Thực tế ngày nay đã có nhiều đợt sóng elliot kéo dài hơn 5 đợt sóng hoặc hơn 3 ngày phân phối. 3. Cách sử dụng Hãy quan sát về sóng Elliot trên đồ thị VN-Index trong đợt sốt chứng khoán từ tháng 11/2006 cho đến tháng 04/2007. Sóng đỉnh cao nhất là sóng 5 diễn ra vào cuối tháng 02 đầu tháng 03/2007, do đợt sốt quá nóng nên bản thân sóng 5 không tạo thành đỉnh nhọn theo đúng lý thuyết nội dung của sóng này tạo thành một đợt sóng Elliot nhỏ do niềm tin vào thị trường của các nhà đầu tư vẫn còn rất lớn. 100 Nhấn để xem kích thước thật Nguồn đồ thị Xét ví dụ về công ty Công ty cổ phần Bê tông 620 Châu Thới – BT6 Nhấn để xem kích thước thật Nguồn đồ thị Đồ thị BT6 cho thấy có 2 đợt sóng dạng Elliot từ tháng 01/2007 đến đầu tháng 03/2007 và giữa tháng 04/2007 đến giữa tháng 06/2007. Qua đồ thị của BT6 chúng ta dễ nhận thấy sóng chủ có thể nhiều hơn hoặc ít hơn 5 sóng so với lý thuyết. Vấn đề ở đây là phần lớn số sóng chủ là từ 5 sóng trở lên và khi số sóng chủ đã đạt đến 5 sóng thì khả năng thị trường xoay chiều là rất lớn, trạng thái nhà đầu tư đang phấn khích và rất dễ xì hơi, lúc này cần hạn chế mua vào và có một kế hoạch để bán cổ phiếu. Nếu để ý đến đồ thị MACD sẽ thấy khi đường MACD vượt lên trên đường trung bình động EXP của chính nó là tín hiệu mua vào rất sát với sóng chủ 3 và khi đường MACD cắt và đi xuống dưới đường trung bình động EXP của chính nó là tín hiệu bán ra rất sát với sóng điều chỉnh B. 101 Xét lại ví dụ về công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết - BBT với phương pháp độ rộng dải băng Bollinger - Bollinger Band Width - BBW Nhấn để xem kích thước thật Nguồn độ thì Để ý rằng khi sóng Elliot đến cao trào và xuất hiện các sóng điều chỉnh A, B, C cũng là lúc BBW đạt đỉnh với giá trị rất lớn (thời điểm có các đường kẻ màu đỏ). Trong đợt tăng giá theo sóng Elliot, BBW lập các đỉnh và đáy tại lân cận các sóng 2 và 4. Nhấn để xem kích thước thật 102 Giá của cổ phiếu dao động trong ngưỡng 36 – 40 với khối lượng giao dịch nhỏ giọt kéo dài từ tháng 7 đến hết tháng 8. Đặc biệt giai đoạn nửa cuối tháng 8, giá cổ phếu gần như đi ngang và giao dịch rất yếu. Sang đầu tháng 9, ngưỡng 40 bị xuyên phá với khối lượng giao dịch tăng vọt rồi đi xuống nhẹ với khối lượng giao dịch yếu báo hiệu một chu kỳ tăng giá mới sắp bắt đầu. 16 - Acc / Swing Index Giới thiệu: Chỉ báo này là một trong những chỉ báo phổ biến nhất được ngài Welles Wilder chế ra. Nó là chỉ số cho biết có phân kỳ (divergence) hay củng cố tiếp tục xu hướng giá hay không? Nhưng chúng ta cũng có thể sử dụng để nhận biết những tín hiệu mua và bán. Đây là chỉ báo được thiết kế để sử dụng cho futures nhưng chúng ta có thể sử dụng chúng để kinh doanh chứng khóan hay tỉ giá hối đoái (stock or currency) mà vẫn cho những tín hiệu mua bán cực kỳ chính xác. Cái nền tảng của chỉ số này là sự tổng hợp của cái chỉ số Swing Index (đã giới thiệu rồi). a) b) Trong hình vẽ trên Acc/Swing Index (ASI) có xu hướng đi xuống và bất ngờ đảo chiều đi lên, điều này xác nhận đường giá cũng đảo chiểu theo làm cho xu hướng xuống giá không còn nữa. Cách sử dụng: Tín hiệu mua: khi đường ASI bị gãy (break) và nằm trên đường xu hướng giảm giá hoặc nằm trên đường kháng cự. Tín hiệu bán: khi đường ASI bị gãy và nằm phía dưới đường xu hướng tăng giá hoặc nằm phí dưới đường hỗ trợ. Tóm lại ASI là một chỉ báo dùng tốt nhất để xác nhận một cái mẫu mô hình đồ thị (patterns). c) Chỉ báo ngắn hạn Swing Index Giới thiệu: Chỉ báo Swing Index là một kỹ thuật dùng chỉ báo để tiên đóan xu hướng giá sẽ vận động trong tương lai với một chu kỳ rất ngắn (thường là 3 phiên). Nó cho biết những tín hiệu mua bán đầu cơ ngắn hạn khá 103 chính xác Cách sử dụng: - Khi đường chỉ báo Swing Index cắt đường zero và hướng đi lên phía trên thì đường giá sẽ có xu hướng tăng giá và sẽ tiếp tục tăng trong ngắn hạn. Đây là tín hiệu mua - Khi đường chỉ báo Swing Index cắt đường zero và hướng đi xuống phía dưới, thì đường giá sẽ có xu hướng giảm giá và sẽ tiếp tục giảm trong ngắn hạn. Đây là tín hiệu bán Chì báo này là một trong những chỉ báo mà các nhà đầu tư rất ngắn hạn (intraday) thường hay sử dụng, và nó được phát huy sức mạnh nếu dùng kèm với chỉ báo Acc/Swing Index (sẽ giới thiệu tiếp theo) Sau đây là hình ảnh minh họa chỉ báo này: d) Mức Hỗ trợ và mức Kháng cự (Support and Resistance Level) Giới thiệu: Đây là cấp độ giá mà các nhà đầu tư chấp nhận ở mức sàn và trần của sự chuyển động giá thị trường. Mức sàn này thông thường được cho là đường hỗ trợ và mức trần là kháng cự. Mức hỗ trợ thì luôn nằm dưới giá hiện hành còn mức kháng cự thì nằm trên. Mức hỗ trợ xảy ra khi thị trường đang giảm và mức kháng cự xảy ra khi thị trường đang tăng. Đôi khi thị trường sẽ kiểm tra lại các mức này, xem chúng có vững chắc hay không và khi những mức này vẫn còn tồn tại thì ta có thể nói đây là những mức kháng cự hay hỗ trợ. Mức kháng cự nó giống như là khỏang trống của đường giá, ở tại vị trí đó thị trường không thể vượt qua mức này, nó là chướng ngại vật lớn của đường giá, một cái mức mà ở nơi đó người bán đông hơn là người mua. Cấu tạo: Khi sử dụng bar chart hay candlestick, cái cơ bản của đường hỗ trợ là chúng ta tìm ra những mức giá thấp nhất của các phiên giao dịch và nối lại với nhau bằng 1 đường thẳng sao cho phần lớn các giá đều nằm phía bên trên đường thẳng này. Trong một vài trường hợp đường hỗ trợ được vẽ từ một số điểm cao nhất, bất 104 chấp một số điểm nằm ngòai đường hỗ trợ. Lý do mà chúng ta phải tìm kiếm mức hỗ trợ là muốn tận dụng tốt thời điểm để mua và giảm bớt rủi ro. Kháng cự có nghĩa là quá tầm tay hay còn được hiểu là vùng đỉnh của đường giá. Chúng thường tạo ra các đỉnh hoặc số ít là các đỉnh nhỏ. Ở vùng đó mức kháng cự có cường độ là rất lớn nhưng thị trường cũng sẽ thường xuyên thử lại mức này để xem chúng có thật sự bền vững hay không? Cách sử dụng: - Mua ở mức hỗ trợ và bán ở mức kháng cự. Bán khi đường giá xuyên qua mức hỗ trợ và đi xuống (breakdown) và mua khi đường giá vượt qua mức kháng cự theo hướng đi lên (breakout). Một đường hỗ trợ bị đường giá bẻ gãy khúc nó sẽ trở thành mức kháng cự cho xu hướng tiếp theo. Và ngược lại mức kháng cự bị gãy khúc nó sẽ trở thành mức hỗ trợ. - Một vài nhà đầu tư sử dụng mức hỗ trợ và kháng cự để xác định xu hướng và họ thường thấy dễ dàng khi ra quyết định mua khi đường giá hiện tại nằm trên mức hỗ trợ và bán khi đường giá nằm sát phía dưới mức kháng cự. Trong khi đó một số nhà đầu tư khác thì đợi cho mức kháng cự hay hỗ trợ bị gãy khúc thì họ mới ra quyết định mua-bán. - Cắt lỗ (Stop losses) thường không nằm trong phạm vi này, các nhà đầu tư ngắn hạn (day traders) cũng tìm kiếm những điểm dừng (non-trade) dựa trên các mức hỗ trợ và kháng cự này . Đôi khi các mức này đối lập với các kỹ thuật chỉ báo và các nhà đầu tư ngắn hạn phải biết cách sử dụng uyển chuyển thì mới thành công được. Đối với nhà đầu tư dài hạn (long-term traders) thì họ sử dụng mức hỗ trợ hay kháng cự như là một cách kinh doanh kinh điển. e) 17-Kênh xu hướng (Trend Channels) Cấu tạo: Kênh xu hướng bắt đầu từ đường xu hướng cơ bản và 1 đường song song tạo ra phần bên trong chứa đường giá. Trong trường hợp kênh xu hướng tăng, thì được vẽ bởi 1 đường xuyên qua các đỉnh và 1 đường song song sao cho phần bên trong ôm hết đường giá. Trong trường hợp kênh xu hướng giảm được vẽ bởi 1 đường xu hướng nối các đáy và 1 đường song song sao cho phần bên trong ôm hết đa số đường giá. 105 Cách sử dụng: - Kênh xu hướng có thể sử dụng như là mục tiêu của các chỉ báo, nó định hướng được phạm vi mà khả năng đường giá di chuyển được. - Trong phần xu hướng thị trường, đôi lúc rất khó tìm đường hỗ trợ hay kháng cự, đặc biệt là thị trường đang tăng hoặc giảm. Khi thị trường đang tăng hay giảm đường giá chạy bên trong kênh xu hướng ta dễ dàng xác định được đỉnh hay đáy qua kênh xu hướng. - Nếu đường giá nằm ngòai kênh xu hướng và tiếp tục hướng đi đó ta có thể mở rộng kênh xu hướng hiện tại để dự đóan các điểm tiếp theo của giá hướng tới. Khi đường xu hướng bị gãy ta có thể sử dụng chúng như là 1 đường hỗ trợ hay kháng cự. Biến tấu: - Kênh xu hướng sử dụng để giới hạn sự nhấp nhô của giá, nhưng nó không đảm bảo độ chính xác đáng tin cậy. ví dụ dưới đấy cho thấy thị trường có thể tạo ra nhiều kên xu hướng nhỏ (kênh xu hướng phụ) trong một kênh xu hướng chính lớn và nó rất thường xảy ra nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Nó không chỉ là đường giá giảm trong kênh xu hướng giảm mà đôi lúc giá tăng trong kênh xu hướng giảm. 106 - Đôi lúc các nhà đầu tư không quan tâm giá trị vượt qua kênh xu hướng này, mà đa số là dè dặt khi đường giá vượt ra khỏi kênh xu hướng. Khi đường giá từ dưới vượt qua kênh xu hướng và nó bẻ gãy kênh xu hướng tạo ra điểm thóat (breakout) và lúc đó kênh xu hướng sẽ trở thành đường hỗ trợ hay kháng cự. 18 - Andrew's Pitchfork Giới thiệu: Andrew's Pitchfork được phát triển dựa trên đường nằm giữa (median line) của đường hỗ trợ (support line), đường kháng cự (resistance line) và sức kéo đường giá về đường nằm giữa này. Và được mô tả như hình phía dưới. Andrew's Pitchfork bao gồm: • Tay cầm (handle) • Nhánh xu hướng kháng cự • Đường giữa (median line) • Nhánh xu hướng hỗ trợ Hình vẽ minh họa: 107 Các bước để hình thành Andrew's Pitchfork: - Điều quan trọng nhất phải tìm được cái trục hay là mức thóai lui (nó nằm trên đồ thị và phía dưới góc trái). - Sau đó là tìm cái trục hay mức thóai lui tiếp theo (nó là đường chấm gạch màu cam nối điểm đầu trục thứ nhất và trục thứ 2) - Tìm mức thóai lui (trên đồ thị là đường thẳng màu cam bắt đầu từ bên trái và đi xuống bên phải). Phần mềm phân tích sẽ tự động vẽ các nhánh kháng cự cũng như là nhánh hỗ trợ và đồng thời cũ vẽ luôn đường giữa. Lưu ý các nhánh này chỉ là tên gọi để sử dụng cho kỹ thuật Andrew's Pitchfork của ngài Alan Andrews. Cách sử dụng: - Nó cũng giống như cách sử dụng của đường hỗ trợ và kháng cự, nghĩa là mua tại đường hỗ trợ và xem xét bán ở đường kháng cự. Nếu đường giá xuyên qua đường giữa và có hướng như được mô tả như hình vẽ trên thì cho thấy đường giá có khuynh hướng bị hút về đường giữa. - Cuối cùng Andrew's Pitchfork có thể sử dụng một cách hiệu quả cho việc kinh doanh nông sản như: lúa mạch, lúa mì, ngũ cốc... và futures (Đây chỉ là câu nói đùa của tôi) 19 - Average True Range (ATR) ATR là chỉ báo được định nghĩa bởi ông Wilder, nó là chỉ báo về giao động và tiếp tục xu hướng vĩ đại cho mỗi phiên giao dịch khác nhau: • Khỏang cách giá cao nhất trong ngày đến giá thấp nhất trong ngày. • Khỏang cách giá đóng cửa ngày hôm qua đến giá cao nhất đến ngày hôm nay. • Khỏang cách giá đóng cửa ngày hôm qua đến giá thấp nhất đến ngày hôm nay. ATR là 1 thể đơn giản của vùng trung bình giá vượt qua x-phiên (trong đó x là số phiên giao dịch do người sử dụng xác định). Cách sử dụng: 108 ATR có giá trị cao thường xảy ra khi thị trường bán tống các cổ phần 1 cách hỏang lọan, nó mang ý nghĩa là thị trường sẽ sụt giảm khi đa số những nhà đầu tư đều cho là mức giá này là đạt kỳ vọng và lượng người bán ra khá cao. Ngược lại ATR có giá trị thấp thường mang ý nghĩa thị trường đang trong lúc ít có vận động (sideways). ATR có thể sử dụng kết hợp với DMI và có thể sử dụng để nhận biết điểm phá vỡ (breakout) trong 1 kênh xu hướng. Cũng có thể sử dụng kết hợp với các chỉ báo giao động khác để xác định tín hiệu mua và bán. Ví dụ minh họa: Theo ví dụ trên, ta sử dụng kết hợp ATR với DMI cho tín hiệu mua ở đầu tháng 11/2006. và tín hiệu bán khi ATR đang ở mức cao khi ở giai đọan giữa tháng 3. Hiện tại chúng ta thấy xu hướng chính vẫn là xu hướng xuống giá. 20 - Đường xu hướng (trendline) Đường xu hướng là công cụ cơ bản nhất của phương pháp phân tích bằng đồ thị. 1. Đường xu hướng tăng (Uptrend): a. Cấu tạo: - Sử dụng giá mở cửa, cao nhất, thấp nhất hay đóng cửa để vẽ đường xu hướng. điều quan trọng nhất ở đây là khỏang thời gian chúng ta cần xét đến là bao lâu, cái này người ta gọi là khung thời gian (time frame). Thông thường ở VN người ta chọn là ngày, tuần, tháng và sau đó là năm. - Nếu đường giá đang chuyển động là tăng theo 1 đường thẳng thì ta nối các điểm thấp nhất và kéo dài ra cho đến ngày hoện hành thì ta đưỡc 1 đường xu hướng tăng, với 3 điểm thấp nhất ta có thể xác định được đường xu hướng này. Nếu càng nhiều điểm thì đường xu hướng này càng có giá trị chính xác. b. Sử dụng: - Đường xu hướng tăng cho biết thị trường sẽ tiếp tục với xu hướng đó cho đến khi xu hướng đó bị gãy (broken). Trong xu hướng tăng giá, cái cơ hội mua xảy ra khi đường giá nằm trên đường xu hướng này. 109 Đường xu hướng tăng giá nhằm giúp đỡ nhà đầu tư kiểm tra lại tín hiệu mua của thị trường bằng cách: đường giá di chuyển gần sát hay phía dưới đường xu hướng tăng và sau đó nó hồi phục và chuyển động theo hướng lên trên đường xu hướng tăng. - - Ngược lại nếu đường xu hướng tăng bị gãy thì nó sẽ cho tín hiệu bán khi đường giá cắt qua đường xu hướng hướng tăng và có hướng đi xuống. 2. Đường xu hướng giảm (downtrend): a. Cấu tạo: Nếu đường giá đang chuyển động giảm ta vẽ 1 đường thẳng nối các điểm cao nhất của đường giá và kéo dài ra cho đến ngày hiện hành, ta được 1 đường xu hướng giảm. Nối càng nhiều điểm thì đường xu hướng này càng chính xác. Đường này có ý nghĩa là: hướng đi tòan bộ của 1 xu hướng. Nó có thể đo được xu hướng bị gãy như thế nào. b. Sử dụng: - Đường giá luôn nằm dưới đường xu hướng này, đâu là cơ hội mua tốt nhất của thị trường trong tương lai. - “ Tăng theo bậc thang, giảm dần theo độ cao”. Với ý nghĩa như vậy khi thị trường đang đi xuống là vô cùng nguy hiểm đối với những nhà đầu tư vì họ sẽ có những cuộc mua bán hết lớn trong giai đọan này. Nó giống như công việc đóng đinh vậy: khi đóng 1 cái đinh to thì chúng ta phải đóng thật chậm - Nhưng khi thị trường đi xuống , xu hướng này sẽ kết thúc khi có sự giao dịch lớn và ít biến động, thông thường thì chúng ta phải chờ cho đến khi đường xu hướng bị gãy trước khi nói rằng xu hướng cũ đã kết thúc. Xu hướng xuống bị gãy khi giá nằm phía dưới đường xu hướng và chuyển động vượt qua đường xu hướng. nhưng phải cẩn thận với các bẫy của người bán; cái bẫy này là hiện tượng mua nhiều tạo ra tại 1 thời điểm và đường giá vượt đường xu hướng trong khỏang thời gian ngắn nhất định, sau đó lại tiếp tục xu hướng xuống chứ không phải thật sự là bị bẻ gãy đường xu hướng. 110 21 - Aroon Là một chỉ báo được viết bởi Tusher Chande. Aroon tiếng Phạn (Sanskrit) có nghĩa là "Bình minh ló sáng" hay "hòang hôn sớm mai". Aroon cho phép người sử dụng biết trước sự thay đổi giá của cổ phần trong một phạm vi xu hướng đang diễn ra. Có nhiều thông tin về chỉ số này trong tạp chí Technical Analysis of Stocks & Commodities xuất bản tháng 9/1995 do ông Tushar Chande viết. Sự thay đổi biết trước này được đo lường bởi số phiên (periods) đã diễn ra trước đó, cụ thể là: x-phiên cao và x- phiên thấp nhất. Aroon gồm có 2 đường; 1 là để diễn tả x-phiên cao (Aroon Up) và đường kia diễn tả x-phiên thấp (Aroon Down). Thực tế nó được vẽ giống như “stochastic” và được tỉ lệ trong phạm vi từ 0 đến 100. Chúng được mặc định giá trị là 14 phiên. Nếu là cổ phần tăng trong 14 phiên liên tục thì Aroon Up =100, khi cổ phần đó giảm 14 phiên liên tục thì Aroon Down = 100. Nếu cổ phần đó không tăng 14 phiên thì Aroon Up = 0 và không giảm 14 phiên thì Aroon Down = 0. Giải thích cho dễ hiểu: một phần nhỏ trong những vấn đề lâu đời của hệ thống mua bán (trading system) là khó xác định xu hướng đang diễn ra hoặc phạm vi đang mua bán của thị trường có sẵn: Chỉ báo tiếp tục xu hướng cũng giống như là MACD và Moving Averages, các bẫy của thị trường (whipsaw) hoặc không có xu hướng, bế tắc, các vùng quá mua (overbought), quá bán (oversold). Chỉ báo Aroon sẽ giúp chúng ta xác định xu hướng tiếp tục hoặc chỉ dẫn các vùng quá mua, quá bán rất tốt. Cách sử dụng: có 3 trạng thái cơ bản nhất về chỉ số Aroon: mức độ cao nhất tại 0 đến 100, so sánh sự di chuyển giữa Aroon Up và Aroon Down, điểm giao cắt giữa Aroon Up và Aroon Down. 111 1. Mức độ: Khi Aroon Up ở lằn 100 thì cho biết cường độ là rất mạnh. Nếu Aroon Up liên tục ở vùng giữa 70 và 100 thì đó là một cái xu hướng tăng. Tương tự như thế nếu Aroon Down ở lằn 100 thì cho biết khả năng là yếu nhất, nếu Aroon Down liên tục ở vùng 70 đến 100 thì đó là 1 xu hướng giảm. Một xu hướng tăng giá mạnh là Aroon Up phải liên tục nằm trong vùng giữa 70 và 100 trong khi Aroon Down phải liên tục nằm trong vùng giữa 0 và 30. Tương tự như vậy cho xu hướng giảm giá mạnh. 2. So sánh sự di chuyển: mỗi khi Aroon Up và Aroon Down di chuyển song song (xấp xỉ tại những mức giống nhau) là củng cố xu hướng cho đến khi mức độ được xác lập hay điểm giao cắt giữa chúng xảy ra. 3. Điểm giao cắt: Khi Aroon Down cắt trên Aroon Up thì cho biết khả năng là yếu nhất, giá sẽ bắt đầu giảm mạnh . Khi Aroon Up cắt trên Aroon Down thì khả năng là mạnh nhất, giá sẽ bắt đầu tăng. Ví dụ minh họa: với hình dưới chúng ta thấy những vùng màu xanh lá là những thời kỳ có xu hướng tăng rất mạnh, còn những vùng màu tím là thời kỳ có xu hướng giảm
Tài liệu liên quan