Phân tích mạch điện thoại

1. Điện trở: ký hiệu R, dùng để cản trở dòng điện, trong mạch điện thoại thường là những con linh kiện nhỏ, màu đen. Có hai cách mắc điện trở, song song và nối tiếp. 2. Tụ điện: ký hiệu C, dùng trong mạch di động để lọc nhiễu bên đường tín hiệu và đường nguồn. Có 2 loại tụ: tụ thường (không phân cực) và tụ hoá (phân cực âm dương) 3. Cuộn dây: ký hiệu L, dùng trong bộ tạo dao động, các mạch, và làm nhiệm vụ tăng giảm điện áp. 4. Diode: ký hiệu D, có 2 loại là diode thường (D) và diode ổn áp (Dz). Nếu đặt 2 đầu diode một điện áp thì sẽ có một dòng điện chạy qua diode từ cực dương sang cực âm, khi đó sẽ có một dòng điện chạy ngược chiều với dòng điện đó gọi là dòng rỉ. Diode ổn áp (diode zener) dùng để gim điện áp trong các mạch điều khiển để so sánh điện áp trong diode với một điện áp vào mạch để tạo ra tín hiệu điều khiển (dùng trong mạch rung).

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 5957 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích mạch điện thoại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2:Các kiến thức cơ bản 1. Điện trở: ký hiệu R, dùng để cản trở dòng điện, trong mạch điện thoại thường là những con linh kiện nhỏ, màu đen. Có hai cách mắc điện trở, song song và nối tiếp. 2. Tụ điện: ký hiệu C, dùng trong mạch di động để lọc nhiễu bên đường tín hiệu và đường nguồn. Có 2 loại tụ: tụ thường (không phân cực) và tụ hoá (phân cực âm dương) 3. Cuộn dây: ký hiệu L, dùng trong bộ tạo dao động, các mạch, và làm nhiệm vụ tăng giảm điện áp. 4. Diode: ký hiệu D, có 2 loại là diode thường (D) và diode ổn áp (Dz). Nếu đặt 2 đầu diode một điện áp thì sẽ có một dòng điện chạy qua diode từ cực dương sang cực âm, khi đó sẽ có một dòng điện chạy ngược chiều với dòng điện đó gọi là dòng rỉ. Diode ổn áp (diode zener) dùng để gim điện áp trong các mạch điều khiển để so sánh điện áp trong diode với một điện áp vào mạch để tạo ra tín hiệu điều khiển (dùng trong mạch rung). 5. Transistor: ký hiệu Q, dùng để khuếch đại tín hiệu ra và vào, người ta cũng thường dùng transistor trong các mạch điều khiển. Muốn transistor hoạt động được ta có 2 cách định thiên cho nó: bằng áp và bằng dòng 6. Dao động thạch anh: đặt 2 đầu thạch anh một điện áp thì nó sẽ sinh ra một dao động. 7. IC (intergrated Circuit): là tổ hợp các linh kiện điện tử cõ bản: R,L,C,D,Q... để thực hiện một hoặc nhiều chức năng nào đó.Có 2 loại IC: IC chân dán và IC chân rệp. __________________________________________________ Bài 3: Các mạch điều khiển ĐTDĐ - phần 1 1. Mạch nguồn: - IC nguồn sử dụng trực tiếp điện áp từ pin vào (Vbat=3.7v) để biến đổi thành những điện áp khác nhau cung cấp cho từng linh kiện khác nhau trong mạch. - Dao động thạch anh 32KHz là xung nhịp cho đồng hồ thời gian thực RTC (real time clock). - Vì sử dụng trực tiếp nguồn từ pin nên khả năng chập nguồn rất lớn khi máy hỏng hoặc máy bị vào nước - Các dòng máy cũ như Nokia 800 không có IC nguồn mà chạy bằng transistor. 2. Mạch xử lý âm thanh: - IC xử lý âm thanh làm nhiệm vụ biến đổi tín hiệu điện thành tín hiệu âm thanh trong quá trình phát và ngược lại trong quá trình thu. - Những đời máy sau IC sound đựơc tích hợp trong IC nguồn - Khi IC sound hỏng thường có các bệnh: mất sóng, loa rè, có tiếng nhiễu, nói người khác không nghe. Đối với dòng NOKIA còn có bệnh "Contract service" - IC sound sử dụng nguồn trực tiếp từ pin nên cũng có khả năng gây ra chập nguồn khi hỏng. 3. Mạch sạc: - Dùng để điều khiển quá trình nạp điện cho pin, khi mạch hỏng máy không thể sạc. - Cầu chì F dùng để bảo vệ mạch sạc khi có quá dòng. Diode ổn áp dùng để gim điện áp. - Có nhiều dòng máy chức năng sạc được tích hợp trong IC nguồn. * IC nguồn, IC sound, IC sạc tích hợp lại được gọi là UEM 4. Mạch điều khiển (CPU, RAM và Flash): - CPU điều khiển toàn bộ mọi hoặc động của đtdđ. Và CPU lấy lệnh điều khiển được lưu ở Flash. - Flash là nơi lưu trữ chương trình điều khiển máy tính. - RAM (Ramdon Access Memory) là thiết bị lưu trữ dữ liệu tạm thời. Khi tắt nguồn dữ liệu trong RAM sẽ mất hết. - Có nhiều đời máy RAM được tích hợp vớí FLASH -> Combo memory. - Khi CPU hỏng thường có các bệnh sau: mất nguồn, treo máy, trắng màn hình, treo bàn phím, keyboard không bấm được...cũng có khả năng gây ra: mất sóng, loa không nghe được, chuông nghe tiếng được tiếng mất, nói người bên kia không nghe.... - Flash hoặc RAM hỏng: tự động mất nguồn, mất nguồn. 5. Mạch khuếch đại công suất: - Khoảng cách giữa người nói và người nghe xa nên tín hiệu trên đường truyền sẽ bị nhiễu và suy hao rất nhiều. Vì vậy phải khuếch đại tín hiệu vào thật lớn để người nói và người nghe có thể nhận tín hiệu của nhau. - Do PA sử dụng nguồn trực tiếp từ pin nên khi PA hỏng có thể gây ra chập nguồn - Ở những dòng máy NOKIA, đường nguồn đi lên PA thường có gắn thêm một cuộn dây. - Máy điện thoại di động hoặc động một thời gian PA sẽ già đi mà cho sóng yếu hoặc mất sóng. Khi sửa chửa không được khò hàn PA nhiều lần sẽ chết, chập nguồn PA. Không nên đấu nối nhiều PA. Vệ sinh sạch nhựa thông quanh PA (trách các tụ ký sinh). 6. Mạch điều khiển SIM: - IC nguồn sẽ điều khiển mọi hoặc động của SIM. Riêng dòng Motorola CPU sẽ điều khiển SIM (nên thường có bệnh mời lắp thẻ SIM, sửa chửa phức tạp vì phải can thiệp đến CPU và IC nguồn). Bài 4: Các mạch điều khiển ĐTDĐ - phần 2 7. Mạch điều khiển bàn phím: - Thực chất phím là gồm các hàng và cột, vì vậy khi bấm một phím sẽ nối liền giữa hàng và cột, theo đó tạo ra tín hiệu đến CPU. Có 2 loại mạch lọc phím: mạch có IC lọc phím (tín hiệu đến ic lọc trước khi đến CPU) và mạch không có lọc phím (CPU nhận tín hiệu và điều khiển trực tiếp). - Với mạch lọc không có IC lọc phím, khi có trở ngại thì có thể phải can thiệp đến CPU. Mạch này thường có các tụ, điện trở tuyến tính nằm trên hàng và cột để lọc nhiễu tín hiệu. Nếu các tụ hoặc trở bị rò, thì tín hiệu sẽ truyền xuống mass, và CPU sẽ không nhận được tín hiệu. Chỉ cần tháo các tụ hoặc trở này ra là ok. 8. Mạch điều khiển màn hình: - Có 2 thông số quan trọng cần quan tâm: backlight (đèn màn hình, được điều khiển bởi IC đèn) và display (hiễn thị, được điều khiễn bởi CPU) - IC đèn màn hình sử dụng trực tiếp điện áp từ pin, nên khi IC đèn hỏng cũng có khả năng chập nguồn. - Sửa chữa bệnh không có đèn màn hình chỉ cần can thiệp đến IC đèn. Có nhiều đời máy IC đèn được tích hợp trong CPU. Nếu không sửa được đèn màn hình ta chỉ cần lấy điện từ bàn phím (thường ở SAMSUNG). 9. Mạch điều khiển chuông: - Nhằm khuếch đại tín hiệu trước khi phát ra loa, CPU điều khiển hoặc động của chuông. - Đối với dòng máy NOKIA khi máy đổ chuông tiếng được tiếng mất hoặc méo âm, mặc dù ta đã can thiệp đến tiếp xúc, thay chuông nhưng vẫn không được thì phải can thiệp đến CPU. 10. Mạch điều khiển rung: - Bình thường điện áp trên 2 đầu tiếp xúc rung đều bằng 3.7v khi đó không có dòng điện chạy qua môtơ rung nên nó không hoặc động. Khi Vđk=0v thì có dòng điện chạy sang môtơ rung làm cho môtơ rung hoặc động. Điện áp điều khiển này xuất phát từ IC nguồn. 11. Mạch điều khiển camera: - IC sẽ trực tiếp điều khiển và cấp nguồn cho hoặc động của module camera. Nếu camera không hoặc động được điều đầu tiên phải vệ sinh sạch sẽ tiếp xúc trên module camera. Thường ít khi can thiệp đến CPU. 12. Mạch điều khiển Bluetooth: - Dùng để truyền dữ liệu và kết nối chõi game. - Bluetooth là công nghệ truyền data (dử liệu) giữa hai máy có gắn thiết bị này, khoảng cách truyền >=10m, 2 thiết bị này không cần nhìn thấy nhau. - Công nghệ truyền dữ liệu bằng hồng ngoại có nhiều hạn chế hơn bluetooth về khoảng cách <= 10cm, và hai thiết bị phải nhìn thấy trực tiếp nhau. - Khi bị bệnh về bluetooth ta thường sửa trên bộ nạp chương trình. Nếu không được thì can thiệp vào phần cứng (thường là lọc và IC). 13. Mạch điều khiển thẻ nhớ: - IC sẽ điều khiển và cấp nguồn cho thẻ nhớ. IC lọc thẻ cũng giống như IC lọc SIM. - Khi máy không nhận thẻ nhớ thì phải kiểm tra thẻ nhớ trước tiên, sau đó mới can thiệp vào mạch. - Những dòng máy cao cấp (N70, N72, N90...) khi thẻ nhớ hỏng cũng có khả năng gây ra treo máy, tự khởi động lại. Ta cần tháo thẻ ra để thử trước. 14. Mạch điều khiển đài FM radio: có anten nằm ngoài, ở headphone. 15. System conector: dùng để cắm tai nghe hoặc các thiết bị ngoại vi mà máy hỗ trợ. Khi máy xuất hiện biểu týợng tai nghe trên màn hình mà khi đó không có kết nối tai nghe thì phải vệ sinh nó. __________________________________________________ Bài 4: Cách đọc chân linh kiện và sơ đồ mạch CÁCH ĐỌC CHÂN LINH KIỆN Đọc chân linh kiện rất quan trọng, giúp cho kỹ thuật viên có thể xác định được những gì mình đang làm, và nó giúp cho kỹ thuật làm việc khoa học hơn. 1. IC chân rệp: lấy dấu châm trên lýng con IC làm chuẩn và đọc theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. 2. IC chân dán: để ngửa IC lại và lấy dấu chấm làm chuẩn. và đọc như trong hình vẽ. Chỉ cần đọc chữ một hàng và số một hàng, sau đó lấy toạ độ của chúng thôi. * Lýu ý: ở phần đọc chữ, ta đọc các chữ trong bảng chữ cái, chỉ trừ ra hai chữ đó là "I" và "O", vì sợ có sự nhầm lẫn. I=input và O=output. trong sơ đồ mạch nghĩa là vào và ra. CÁCH ĐỌC SƠ ĐỒ MẠCH Có ba loại sõ đồ khác nhau: sơ đồ khối, sơ đồ nguyên lý và sơ đồ layout 1. Sơ đồ khối: Biểu diễn mối liên kết giữa các khối linh kiện trong điện thoại di động. những linh kiện thực hiện một chức năng nào đó người ta gộp lại thành một khối. Loại sơ đồ này không chỉ rõ việc liên kết giữa các linh kiện cụ thể trên board. Vì vậy nó không phục vụ cho việc sửa chửa mà chỉ dùng để nghiên cứu và giảng dạy. 2. Sơ đồ nguyên lý: - Chỉ rõ việc liên kết giữa các linh kiện trên board mạch. - Người sửa chữa có thể nhìn vào sõ đồ này để biết được chức năng và giá trị của linh kiện - Những linh kiện có trên sơ đồ này đều được đánh số thứ tự theo một qui luật nào đó để giúp cho kỹ thuật có thể dễ dàng xác định. 3. Sơ đồ layout: - Thực chất là hình chụp của board. Trên sõ đồ layout các linh kiện được đánh số thứ tự hợp với sơ đồ nguyên lý. * Như vậy là kỹ thuật viên sửa chữa bạn chỉ cần sử dụng thành thạo sơ đồ nguyên lý và sơ đồ layout là có thể thực hiện tốt công việc của mình. NHỮNG THUẬT NGỮ THỪỜNG GẶP KHI ĐỌC SƠ ĐỒ MẠCH - Buzzer : chuông - Vibrate : rung - Chapter : sạc - Xmic : extemal mic (mic ngoài) - Rx : receiver (thu) - Tx : - (phát) - PA : power amplyfier - Earphone : tai nghe - Xear : extemal ear (loa ngoài) - Power supply : cấp nguồn - Anten switch hay Diplexer : chuyển mạch anten (giữa thu và phát) - Audio : âm thanh - RST : reset (thiết lập lại) - CLK : Clock (đồng hồ) - Power key : phím nguồn - RTC : real time clock (đồng hồ thời gian thực) - Out / In: ra / vào - Output / input : đặt ra / đặt vào - GND hay mass : ground (đất) - Vbat : Voltage battery = 3.7v - LCD connector hay LCD socker : tiếp xúc màn hình. - Signal : tín hiệu (gồm analog và digital) - A(0:x) hay A(x:0) : A là tên bus, (0: có x+1 đường được đánh số thứ tự). __________________________________________________ Bài 5: Xử lý máy điện thoại vào nước Khi máy vào nước các bạn nên nhanh tay tắt nguồn gỡ pin ra khỏi máy, vì để pin như vậy máy sẽ hỏng rất nặng và khó lòng có thể sử được nữa, mà có sửa được thì giá thành cũng rất cao. Đó là kinh nghiệm cho những bạn dùng máy điện thoại. Thêm nữa là khi lấy thẻ nhớ hay lấy pin ra khỏi máy điện thoại đều nên tắt nguồn cho an toàn. Các bạn nên chú ý nhé. - Đầu tiên vệ sinh board bằng RP7 và phải chải lại bằng xăng thơm (tốt nhất là dùng nước Solven hoặc nước Hàn Flux) - Tiếp đến dùng máy sấy tóc sấy khô board cho đến khi có bóng. - Đo trở kháng trên tiếp xúc pin (đo nguôi): có 2 trường hợp: + Không chập: dùng nguồn ngoài cấp cho board, nếu lên nguồn thì ok, nếu ngược lại thì đo điện áp ra ở IC nguồn (vd: NOKIA: Vflash, Vcnc, Vio. MOTOROLA: Vboost). Dùng bộ chạy phần mềm để test Flash và CPU xem có hỏng không. + Máy chập: Nguồn của điện thoại di động được chia làm 2 phần: _ Trên: PA, các tụ lọc pin... _ Dưới: UEM, IC đèn, IC chuông, các tụ lọc pin... Cả hai phần được cách ly bằng cuộn dây L. Cách ly xong cuộn dây đo tiếp trở kháng: nếu ok, thì phần trên bị chập, khi đó ta cần xử lý phần trên và gắn L vào lại. Còn nếu không được thì phần dưới bị chập còn phần trên thì có thể và ta phải xử lý cả hai phần. __________________________________________________ Bài 6: Các PAN về rung, chuông, mic, sạc, phím CÁC PAN VỀ RUNG 1.Mất rung: kiểm tra rung bằng cách dùng nguồn ngoài 3.7v cấp vào nếu tốt -> vệ sinh tiếp xúc rung.Bình thường điện áp trên 2 tiếp xúc rung trên board đều bằng 3.7v 2. Bỏ pin vào máy rung hoài: do tụ C bị chập nên Vđk = 0v -> máy rung hoài khi bỏ pin vào, tháo C ra khỏi board.Cũng có khi do IC nguồn. CÁC PAN VỀ CHUÔNG 1. Mất chuông: kiểm tra chuông bằng cách đo trở kháng trên hai tiếp điểm trên chuông. Nếu tốt thì vệ sinh tiếp xúc chuông -> can thiệp vào mạch điều khiển chuông -> cuối cùng phải thay IC chuông. 2. Chuông nghe nhỏ: dù đã thay chuông mới nhưng chuông vẫn nghe nhỏ. Do IC chuông yếu nên hệ số khuếch đại giảm làm cho âm thanh không được khuếch đại nên chuông nhỏ -> thay IC chuông mới. 3. Âm chuông méo, tiếng được tiếng mất: máy bị CPU (NOKIA 3100,3120,6230,6230i,6100...), khò lại hoặc thay chuông mới. CÁC PAN VỀ MIC 1. Nói người khác không nghe: vệ sinh tiếp xúc-> gỡ các tụ hoặc điện trở trên đường tín hiệu đường mic -> IC âm thanh. 2.Nói nghe nhỏ: do mic hỏng hoặc các tụ bị rò. CÁC PAN VỀ SẠC 1. Cắm sạc vào máy không báo gì: kiểm tra bộ sạc -> chấu sạc -> tiếp xúc sạc -> board. Kiểm tra cầu chì F, thường thì cầu chì F cháy nên cách ly mạch sạc -> không có tín hiệu đi vào. 2. Cắm sạc vào máy báo "không sạc được" hay "not charging" : trường hợp này không can thiệp đến mạch sạc mà can thiệp đến BSI (mạch nhận dang pin). Lần lượt gỡ bỏ các tụ hoặc điện trở tuyến tính lọc nhiễu trên BSI. Nếu vẫn không được thì can thiệp vào IC nguồn. * nói thêm: khi chấu giữa của tiếp xúc pin hở máy cũng báo "insert SIMcard". trường hợp này áp dụng để sửa chữa những máy báo : local mode, test mode. Tuỳ theo mức độ chạm nặng hay nhẹ mà máy có thể báo : not charging, test mode, local mode. 3. Cắm sạc vào máy sạc nhưng không vào điện: trường hợp này là do IC sạc hỏng. 4. Cắm sạc vào máy nóng: chập IC sạc, với những đời máy MP4 cắm sạc vào máy báo "tiếp xúc sạc kém" ta kiểm tra tiếp xúc sạc nếu không được thì can thiệp vào CPU. CÁC PAN VỀ PHÍM 1. Không bấm được: vệ sinh tiếp xúc phím -> IC lọc (nếu có) -> CPU (nokia) Đối với SAMSUNG: gỡ tụ và IC bảo vệ phím (những tụ một đầu nối với phím và một đầu nối với mass). Chú ý là không nhầm lẫn giữa tụ và điện trở hạn dòng cho đèn và bàn phím. 2. Bấm phím treo máy: chạy lại phần mềm -> can thiệp vào board (thường là lỗi CPU) 3. Bấm phím xuất hiện phím âm lượng và tắt máy: tuỳ theo cách thể hiện tăng hoặc giảm mà ta phải thay phim đó (phím tăng giảm). _______________________________________
Tài liệu liên quan