Phát kiến địa lý

Trong thời cổ đại và đầu thời trung đại, hoạt động đường biển quen thuộc của những người châu Âu là đi lại quanh vùng biển Địa Trung Hải (đối với các nước ở phía Nam) và đi lại ven bờ Bắc Hải (đối với các nước ở phía Bắc). Nhưng từ cuối thế kỷ XV – đầu thế kỷ XVI, người châu Âu đột nhiên đã tiến hành nhiều cuộc mạo hiểm đường biển vòng quanh châu Phi sang Ấn Độ và vượt Đại Tây Dương đi tìm đất mới, mà người ta gọi là phong trào “phát kiến địa lý”. Vậy nguyên nhân nào đã dẫn đến phong trào phát kiến địa lý? Những phát kiến lớn về địa lí diễn ra do những mâu thuẫn về kinh tế, xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển của sức sản xuất trong hoàn cảnh lịch sử Tây Âu bước vào thời kì quá độ từ chủ nghĩa phong kiến sang chủ nghĩa tư bản. Nguyên nhân quan trọng nhất là do nguy cơ bế tắc trong việc buôn bán trực tiếp với phương Đông của người châu Âu. Con đường thông thương chủ yếu lúc bấy giờ giữa châu Âu với phương Đông là vùng Trung Cận Đông lại bị người Turks Ottoman chiếm đóng và kiểm soát chặt chẽ. Từ trước, bọn quý tộc phong kiến, tăng lữ và thị dân giàu châu Âu đã tiêu thụ khá nhiều hàng hóa của phương Đông , nhất là các hàng xa xỉ như hương liệu, tơ lụa, đồ châu ngọc và cả đường mía mang từ Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á sang. Việc vận chuyển các hàng hóa phương Đông này được thực hiện theo “Con đường tơ lụa” từ Trung Quốc sang Trung Á và từ Ấn Độ sang vùng Trung Cận Đông, từ đó hàng hóa phương Đông qua tay người Ảrập đưa vào Hắc Hải và Đông Địa Trung Hải. Làm trung gian trong việc buôn bán này, người Ảrập đã thu được những món lời khổng lồ. Họ bán lại hàng hóa mua của phương Đông với giá đắt gấp 8-9 lần giá mua. Sau đó, hàng hóa phương Đông còn qua tay các thương nhân Italia mới đến tay người tiêu dùng châu Âu. Từ khi người Turks xâm chiếm vùng Cận Đông (Tiểu Á và bán đảo Balkans giữa thế kỷ XV), họ đã ngăn chặn con đường thương mại của người Ảrập và thường xuyên cướp bóc hàng hóa, đánh thuế cao, quấy nhiễu việc buôn bán của người Ảrập, khiến cho hàng hóa phương Đông khan hiếm và giá cả tăng vọt. Thương nhân Italia cũng không thể buôn bán với người Ảrập được nữa. Những cuộc chiến tranh, cùng với việc cướp bóc và thiết lập sự kiểm soát chặt chẽ của quân Turks đã buộc thương nhân Italia phải bỏ các thương điếm của họ ở miền Địa Trung Hải. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp thúc đẩy người Italia nói riêng và người châu Âu nói chung phải tìm kiếm con đường mới sang Ấn Độ. Một con đường buôn bán khác là con đường xuyên qua đại lục châu Á đến Trung Quốc cũng đã mất hết tác dụng do bị dân du mục của nước Apganixtan thay nhau chiếm giữ. Trong tình hình bế tắc đó, cuộc thám hiểm để tìm đường biển sang phương đông đã trở nên có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Một nguyên nhân khác của phong trào phát kiến địa lý là lòng tham vàng của bọn quý tộc phong kiến và thị dân châu Âu. Vào thế kỷ XV-XVI, khi vương quyền mạnh lên, các vua chúa và bọn quý tộc phong kiến càng tăng cường đời sống xa xỉ. Chúng mong muốn có nhiều vàng bạc để ăn chơi tiêu phí xa hoa trong triều đình, nuôi bộ máy quan lại cồng kềnh và lực lương quân đội đông đúc. Muốn thế, vua chúa phương Tây chỉ còn một cách là giúp đỡ các nhà hàng hải tìm con đường thông thương mới sang phương Đông. Thị dân châu Âu, trước hết là các thương nhân và chủ xưởng, cũng rất cần vàng bạc để thực hiện cuộc “tích lũy tư bản nguyên thủy” đang chín muồi. Trong khi đó, châu Âu rất hiếm vàng, thương nhân châu Âu buôn bán với phương Đông thường xuyên nhập siêu khiến cho vàng cứ chảy qua phương Đông. “Cơn khát vàng” đã lôi cuốn những kẻ mạo hiểm châu Âu tìm đường sang phương Đông. Phương Đông dược tô vẽ thành một thế giới thần tiên trong cuốn truyện của người Ảrập Nghìn lẻ một đêm và cuốn du ký Mô tả thế giới (A Description of the World) của Marco Polo (1254-1324) (thương nhân thành Venezia, Italia) (năm 1271, ông đã cùng cha, chú mình sang Trung Quốc và được hoàng đế nhà Nguyên Khubilai (Hốt Tất Liệt) trọng dụng và khi trở về nước năm 1295, ông đã kể lại những sự giàu sang của các nước phương Đông như trong huyền thoại) và chính người châu Âu cũng đã từng chứng kiến cảnh huy hoàng của kinh thành Constantinopolis trong thời kỳ Thập tự chinh. Do vậy, ý định trước tiên của những người tham gia phát kiến địa lý là kiếm vàng và hàng hóa quý hiếm của phương Đông.

docx15 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6986 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát kiến địa lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phát kiến địa lý PHẦN 1 NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA NHỮNG CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ -------------***------------- Trong thời cổ đại và đầu thời trung đại, hoạt động đường biển quen thuộc của những người châu Âu là đi lại quanh vùng biển Địa Trung Hải (đối với các nước ở phía Nam) và đi lại ven bờ Bắc Hải (đối với các nước ở phía Bắc). Nhưng từ cuối thế kỷ XV – đầu thế kỷ XVI, người châu Âu đột nhiên đã tiến hành nhiều cuộc mạo hiểm đường biển vòng quanh châu Phi sang Ấn Độ và vượt Đại Tây Dương đi tìm đất mới, mà người ta gọi là phong trào “phát kiến địa lý”. Vậy nguyên nhân nào đã dẫn đến phong trào phát kiến địa lý? Những phát kiến lớn về địa lí diễn ra do những mâu thuẫn về kinh tế, xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển của sức sản xuất trong hoàn cảnh lịch sử Tây Âu bước vào thời kì quá độ từ chủ nghĩa phong kiến sang chủ nghĩa tư bản. Nguyên nhân quan trọng nhất là do nguy cơ bế tắc trong việc buôn bán trực tiếp với phương Đông của người châu Âu. Con đường thông thương chủ yếu lúc bấy giờ giữa châu Âu với phương Đông là vùng Trung Cận Đông lại bị người Turks Ottoman chiếm đóng và kiểm soát chặt chẽ. Từ trước, bọn quý tộc phong kiến, tăng lữ và thị dân giàu châu Âu đã tiêu thụ khá nhiều hàng hóa của phương Đông , nhất là các hàng xa xỉ như hương liệu, tơ lụa, đồ châu ngọc và cả đường mía mang từ Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á sang. Việc vận chuyển các hàng hóa phương Đông này được thực hiện theo “Con đường tơ lụa” từ Trung Quốc sang Trung Á và từ Ấn Độ sang vùng Trung Cận Đông, từ đó hàng hóa phương Đông qua tay người Ảrập đưa vào Hắc Hải và Đông Địa Trung Hải. Làm trung gian trong việc buôn bán này, người Ảrập đã thu được những món lời khổng lồ. Họ bán lại hàng hóa mua của phương Đông với giá đắt gấp 8-9 lần giá mua. Sau đó, hàng hóa phương Đông còn qua tay các thương nhân Italia mới đến tay người tiêu dùng châu Âu. Từ khi người Turks xâm chiếm vùng Cận Đông (Tiểu Á và bán đảo Balkans giữa thế kỷ XV), họ đã ngăn chặn con đường thương mại của người Ảrập và thường xuyên cướp bóc hàng hóa, đánh thuế cao, quấy nhiễu việc buôn bán của người Ảrập, khiến cho hàng hóa phương Đông khan hiếm và giá cả tăng vọt. Thương nhân Italia cũng không thể buôn bán với người Ảrập được nữa. Những cuộc chiến tranh, cùng với việc cướp bóc và thiết lập sự kiểm soát chặt chẽ của quân Turks đã buộc thương nhân Italia phải bỏ các thương điếm của họ ở miền Địa Trung Hải. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp thúc đẩy người Italia nói riêng và người châu Âu nói chung phải tìm kiếm con đường mới sang Ấn Độ.  Một con đường buôn bán khác là con đường xuyên qua đại lục châu Á đến Trung Quốc cũng đã mất hết tác dụng do bị dân du mục của nước Apganixtan thay nhau chiếm giữ. Trong tình hình bế tắc đó, cuộc thám hiểm để tìm đường biển sang phương đông đã trở nên có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Một nguyên nhân khác của phong trào phát kiến địa lý là lòng tham vàng của bọn quý tộc phong kiến và thị dân châu Âu. Vào thế kỷ XV-XVI, khi vương quyền mạnh lên, các vua chúa và bọn quý tộc phong kiến càng tăng cường đời sống xa xỉ. Chúng mong muốn có nhiều vàng bạc để ăn chơi tiêu phí xa hoa trong triều đình, nuôi bộ máy quan lại cồng kềnh và lực lương quân đội đông đúc. Muốn thế, vua chúa phương Tây chỉ còn một cách là giúp đỡ các nhà hàng hải tìm con đường thông thương mới sang phương Đông. Thị dân châu Âu, trước hết là các thương nhân và chủ xưởng, cũng rất cần vàng bạc để thực hiện cuộc “tích lũy tư bản nguyên thủy” đang chín muồi. Trong khi đó, châu Âu rất hiếm vàng, thương nhân châu Âu buôn bán với phương Đông thường xuyên nhập siêu khiến cho vàng cứ chảy qua phương Đông. “Cơn khát vàng” đã lôi cuốn những kẻ mạo hiểm châu Âu tìm đường sang phương Đông. Phương Đông dược tô vẽ thành một thế giới thần tiên trong cuốn truyện của người Ảrập Nghìn lẻ một đêm và cuốn du ký Mô tả thế giới (A Description of the World) của Marco Polo (1254-1324) (thương nhân thành Venezia, Italia) (năm 1271, ông đã cùng cha, chú mình sang Trung Quốc và được hoàng đế nhà Nguyên Khubilai (Hốt Tất Liệt) trọng dụng và khi trở về nước năm 1295, ông đã kể lại những sự giàu sang của các nước phương Đông như trong huyền thoại) và chính người châu Âu cũng đã từng chứng kiến cảnh huy hoàng của kinh thành Constantinopolis trong thời kỳ Thập tự chinh. Do vậy, ý định trước tiên của những người tham gia phát kiến địa lý là kiếm vàng và hàng hóa quý hiếm của phương Đông. Hành trình của Marco Polo Từ lâu người châu Âu đã có ý định tìm một con đường mới sang thẳng Ấn Độ buôn bán mà không cần người Ảrập làm môi giới. Từ năm 1467 đến năm 1472, một thương nhân người Nga là Afanasi Nikitin (…?- khoảng 1474/1475) đã hoàn thành cuộc hành trình từ Tiflis (Nga) đến Ấn Độ qua Iran. Khi về, ông đã viết một cuốn du ký rất tỉ mỉ, kể lại rất nhiều hứng thú về các mặt buôn bán, tôn giáo, quân sự và tự nhiên ở Ấn Độ. Nhưng đường bộ sang Ấn Độ khó khăn và nguy hiểm quá, người châu Âu nghĩ là đường biển có lẽ là dễ đi hơn. Tượng Afanasi Nikitin ở Tver (Nga) Từ thế kỷ XIV-XV, những điều kiện mới để tạo ra những khả năng cho các nhà hàng hải châu Âu thực hiện những cuộc thám hiểm đường biển xuất hiện. Trước hết, đó là những thành tựu khoa học - kỹ thuật về hàng hải. Kỹ thuật đóng tàu được cải tiến. Người ta đã đóng được những con tàu có thành cao, đáy nhọn, dùng ba cột và năm buồm lợi dụng được cả gió thấp và gió cao, có bánh lái thay mái chèo, thích hợp với sóng gió đại dương hơn, đó là tàu Caravella. Việc sử dụng kim chỉ nam – một phát minh của người Trung Quốc thông qua người Ảrập sang châu Âu – đã giúp cho người đi biển xác định được phương hướng, khiến họ không sợ lạc hướng, làm cho họ gan dạ hơn khi ra khơi xa. Những tiến bộ về quân sự như phát minh ra vũ khí lửa (súng đại bác, súng tay…) cũng giúp cho những người mạo hiểm dễ dàng thực hiện ý đồ “kiếm vàng và hàng hóa quý” của mình. Về kiến thức địa lý, thì từ thế kỷ XIV, các thủy thủ Italia đã lập được bản đồ biển, nhưng chỉ là khu vực Địa Trung Hải mà họ quen thuộc. Nhà thiên văn học người Italia Paolo dal Pozzo Toscanelli (1397-1482) dựa theo học thuyết của nhà thiên văn-địa lý học Hy Lạp cổ đại Ptoleumais (thế kỷ II) về trái đất hình cầu , đã dự đoán là đi về phía Tây cũng có thể đến được châu Á. Toscanelli đã lập một bản đồ thế giới, trong đó Ấn Độ ở vào bên kia của Đại Tây Dương, mà bờ bên này là châu Âu. Dĩ nhiên, Toscanelli chưa thể biết được giữa châu Âu và châu Á còn có một đại lục là châu Mỹ và hai đại dương rộng lớn. Cuộc vượt Đại Tây Dương của Christoforo Colombo là chịu ảnh hưởng của học thuyết Toscanelli. Một điều kiện nữa của các cuộc phát kiến địa lý không thể thiếu được là sự tài trợ của các vua chuyên chế, như cuộc phát kiến đầu tiên được tài trợ bởi các vua chúa Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Những điều kiện vật chất cho các cuộc thám hiểm như những tàu thuyền cùng các trang thiết bị đi biển. , những vũ khí và lương thực mang theo trong một cuộc hành trình dài là hết sức tốn kém. Việc cung cấp nguồn tài chính đó vượt quá khả năng của các quý tộc phong kiến bình thường và tầng lớp thị dân, mà phải được vua chuyên chế tài trợ. Cho nên, những vùng đất mới phát hiện đều trở thành sở hữu của vua Bồ Đào Nha hay Tây Ban Nha. Bản đồ của Toscanelli (vẽ năm 1468) Đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lý là Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Hai nước này nằm ở ven bờ Đại Tây Dương, thuận tiện cho những cuộc vượt biển từ Đại Tây Dương xuống phía nam hay sang phía tây. Các nhà hàng hải và thủy thủ ở đây đã quen vượt sóng gió đại dương và rất gan dạ, ưa mạo hiểm. Nền kinh tế hàng hóa và hoạt động thương mại ở các thành thị ở đây đã bắt đầu phát triển. Nhu cầu về tìm con đường biển mới sang phương Đông và “cơn khát vàng” của quý tộc và thị dân ở đây cũng mạnh mẽ như đối với các nước phương Tây khác. Trong khi các quốc gia lớn ở châu Âu đang lún sâu vào những công việc nội bộ (như Anh và Pháp đang phải hàn gắn vết thương chiến tranh sau cuộc Chiến tranh Trăm năm 1337-1453, Đức đang sa lầy trong những cuộc nội chiến, Italia bị phân xẻ và bị các nước lớn uy hiếp, v.v…) thì hai nước Tây – Bồ đang mạnh lên sau khi đánh thắng người Ảrập và thống nhất lãnh thổ, cho nên các nhà vua chuyên chế ở đây đã đứng ra “bảo trợ” cho những cuộc thám hiểm đầu tiên này để mong kiếm được nhiều lợi nhuận trong những cuộc thám hiểm này. View more most viewed threads: Cách mạng tư sản Hà Lan Tiểu luận: Thành tựu của Văn Hóa Trung Hoa... Các quốc gia phong kiến Tây Âu thời trung kỳ... Văn minh Tây Âu thời trung đại Trào lưu tư tưởng và triết học thế kỷ... Like Trả lời   Trả Lời Với Trích Dẫn    Thanks   CommentBlog this Post        05-28-2011, 03:05 PM#2 ngocviethcmup  Thành viên Join Date May 2011 Bài gởi 7 Thanks 0 Thanked 13 Times in 2 Posts  Phát kiến địa lý (tiếp) PHẦN II NHỮNG CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ TIÊU BIỂU -------------***------------- I. NHỮNG CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ CỦA NGƯỜI BỒ ĐÀO NHA 1. Những cuộc thám hiểu do Henrique “Nhà Hàng Hải” lãnh đạo Sau khi hoàn thành công cuộc “Khôi phục” (Reconquista) (giành lại nền độc lập cho đất nước, thoát khỏi sự thống trị của người Arập hồi giáo), người Bồ Đào Nha bắt đầu tiến hành thám hiểm vùng lãnh thổ của người Arap biển phía tây châu phi. Người có công lao lớn trong việc tổ chức và cổ vũ những chuyến thám hiểm của Bồ Đào Nha ở bờ biển Châu Phi là Henrique O Navigator (Henrique “Nhà Hàng Hải”) (1394-1460) là hoàng tử Bồ Đào Nha, con thứ tư của vua Jõao I (1385-1433) và là anh em của vua Duarte I (1433-1438) đang trị vị ở vương quốc Bồ Đào Nha. Năm 1416, hoàng tử Henrique, biệt hiệu “nhà hàng hải” đã tổ chức một trung tâm nghiên cứu địa lí và lập bản đồ ở lâu đài Sagres của hoàng tử. Henrique đã ra lệnh và chỉ dẫn một cách chi tiết cho những đoàn thám hiểm do ông trợ cấp. Những đoàn thám hiểm này vừa có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, vừa làm công việc buôn bán và truyền đạo (đạo thiên chúa). Các nhà hàng hải Bồ Đào Nha mỗi lần chỉ thám hiểm một đoạn đường rồi lại quay về. Các thuỷ thủ lúc này rất lo ngại về những hiểm họa của biển cả như giông bão, tảng băng trôi, đá ngầm, sương mù dày đặc… và cả những truyền thuyết hay tin đồn về những quái vật của biển nhấn chìm những con tàu bất cứ lúc nào, nên họ không dám đi xa. Năm 1418, đoàn thám hiểm tới đảo Madeira, năm 1432 tới quần đảo Acores, năm 1434 vượt qua mũi Bojador,v.v… Cứ như thế, đến năm 1447, họ tới những đảo ở Cabo Verde (Mũi Xanh), năm 1450 tới Sierra Leone. Cứ như vậy cho đến lúc Henrique “nhà hàng hải” mất (1460), đoàn thám hiểm Bồ Đào Nha đã thực hiện nhiều chuyến viễn du và đã tới vùng Sierra Leone. Henrique O Navigator Hành trình của Henrique O Navigator Sau đó các cuộc thám hiểm vẫn tiếp tục được thực hiện. Năm 1471, đoàn thám hiểm tới Costa do Marfim (Bờ Biển Ngà), năm 1473 tới vịnh Guinee, năm 1484 tới cửa sông Congo. Người Bồ đi đến đâu cũng xây dựng hải cảng và pháo đài để bảo vệ vùng đất chiếm đóng và trao đổi với người dân Châu Phi lấy vàng, bạc và ngà voi. 2. Cuộc thám hiểm của Bartholomeu Dias Sau khi Henrique “nhà hàng hải” mất, cuộc thám hiểm của Bồ Đào Nha dưới đời các vua bồ đào nha Joao II (1481-1495) và Manuel I biệt hiệu “đại vương” (1495-1521) vẫn được đẩy mạnh, nhưng đã thay đổi mục đích. Những cuộc thám hiểm trước kia do Henrique “nhà hàng hải” lãnh đạo nhằm mục đích chính là khảo sát vùng bờ biển Châu Phi để đối phó với đế quốc Arap; còn bây giờ những cuộc thám hiểm được thúc đẩy nhằm tìm ra con đường vòng quanh châu phi sang Ấn Độ. Năm 1486, nhà hàng hải Bồ Đào Nha Bartholomeu Dias (khoảng 1450-1500), theo lệnh của vua Joao II, chỉ huy một đoàn thám hiểm gồm hai tàu buồm caravella vượt qua vịnh Guinee đi tiếp xuống phía nam. Sau nửa năm trời vật lộn với sóng đại dương, dũng cảm vượt qua muôn ngàn khó khăn, ngày 3/2/1487, đoàn tàu của Dias đã tới mỏm Cực Nam Châu Phi. Khi vượt qua mũi Cực Nam Châu Phi, đoàn tàu của Diar đã gặp bão tố, vì thế ông đặt tên mũi đất cực Nam Châu Phi này là mũi “Bão Táp” (Cabo da tempestade). Đoàn thuỷ thủ của Dias khiếp sợ và kiệt sức không chịu tiếp tục cuộc hành trình nữa. Về sau mũi “Bão Táp” được vua bồ đào nha Joao II de Portugal đổi tên thành mũi “Hảo Vọng” (hy vọng tốt đẹp) (Cabo da Boa Esperanca). Con đường “hy vọng tốt đẹp" sang Ấn độ đã mở ra trước mắt người Bồ Đào Nha. Đoàn tàu của Bartholomeu Dias tới mũi Hảo Vọng Hành trình của Bartholomeu Dias 3. Cuộc thám hiểm của Vasco da Gama Mười năm sau, năm 1947, vua Bồ Đào Nha Manuel, biệt hiệu “đại vương”, đã chỉ định nhà hàng hải Bồ Đào Nha Vasco da Gama (1469-1525) hoàn thành cuộc thám hiểm sang Ấn Độ.  Vasco da Gama sinh năm 1460 tại thành phố Sines về phía nam cách Lisbon hơn 90 cây số. Đây là thành phố nhỏ xinh đẹp nằm trên bờ biển khoảng giữa sông Tagus và mũi Sao Cicente. Ngôi làng mà Vasco da Gama được sinh ra nằm giữa đồi núi trùng điệp với những ngôi nhà ngói đỏ nhỏ bé bên sườn núi thoai thoải, cây cối xanh tươi. Vasco da Gama được sinh ra trong một gia đình có truyền thống quý tộc. Ông nội của Vasco da Gama đã từng tham gia chiến tranh với người Morocco và người Castillian trong cuộc chiến tranh lâu dài. Cha của ông là Estevao da Gama lúc trẻ đã từng tham gia đội quân thập tự, sau đó trở thành châu trưởng của châu Sines. Lúc còn nhỏ, Vasco da Gama là một đứa trẻ hiếu động cùng với những đứa trẻ con của những người đánh cá tập lái thuyền bơi lội và bắt cá. Vasco da Gama là một đứa trẻ thông minh và sáng dạ. Từ khi còn nhỏ tuổi, ông đã biết cách phân biệt hướng gió, thông thuộc vị trí các ngôi sao ở trên bầu trời và rất thích nghe những câu chuyện của thủy thủ trở về từ những xứ sở xa lạ. Chính những câu chuyện ấy đã nhen nhóm lên ngọn lửa thích phiêu lưu và khám phá những vùng đất mới của ông. Vasco da Gama đã từng vào trường hàng hải do hoàng tử Bồ Đào Nha Henry thành lập ở Evora. Thời thanh niên Vasco da Gama đã từng tham gia những cuộc chiến tranh kéo dài liên miên để giành quyền bá chủ trên mặt biển giữa Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Thậm chí ông đa từng đóng vai trò là cướp biển tấn công vào các thành phố và làng mạc của người Marocco để chiếm đoạt tài sản. Những hoạt động này đã tạo ở Vasco da Gama một tính cách quả quyết, dũng cảm và cả lạnh lùng, tàn nhẫn. Mặc dù được tuyển vào hoàng cung làm việc nhưng Vasco da Gama vẫn rất say sưa với những hoạt động hàng hải, chính nhờ những hoạt động đó mà ông đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và kĩ thuật hàng hải, đồng thời rèn luyện được bản lĩnh chủ huy phi thường. Ngày 8 tháng 7 năm 1497 hạm đội 4 tàu của Vasco da Gama rời cảng Lisbon. 4 tàu bao gồm: 1. Chiếc São Gabriel, do đích thân Vasco da Gama làm thuyền trưởng, một chiếc carrack nặng 178 tấn, dài 27 mét , rộng 8,5 mét, buồm rộng 372 mét vuông, 150 thủy thủ 2. Chiếc São Rafael, do Paulo da Gama anh trai của Vasco da Gama làm thuyền trưởng; kích thước tương tự chiếc São Gabriel. 3. Chiếc caravel Berrio, nhỏ hơn một chút so với hai chiếc đầu, do Nicolau Coelho làm thuyền trưởng. 4. Một chiếc tàu dự trữ không rõ tên, do Gonçalo Nunes làm thuyền trưởng, sau đó mất tích gần vịnh São Brás, dọc bờ biển phía Đông châu Phi. Cuối năm, họ tới mũi Hảo Vọng và đi lên phía bắc. Đoàn tàu của Vasco da Gama loanh quanh bờ biển phía Đông Châu Phi một thời gian, không dám vượt qua Ấn Độ Dương. Sau nhờ một hoa tiêu Ảrập thông thuộc đường đi và hiểu biết gió mùa ở Ấn Độ Dương dẫn đường, đoàn tàu của Vasco da Gama đã sang được Ấn Độ và cập bến Calicut ở bờ biển Tây Nam Ấn Độ (ngày 20/5/1498). Lưu lại ở nay hơn một năm, tiến hành nhiều cuộc thương thuyết với các thủ lĩnh địa phương để kí kết các hiệp ước thương mại và lập nhiều thương điếm, và cũng xẩy ra nhiều vụ xung đột với các tàu buôn Ảrập và dân địa phương, đến tháng 3/1499, đoàn tàu của Vasco da Gama trở về nước, chỉ còn 55 người sống sót, nhưng chở về đầy hương liệu và những sản phẩm Ấn Độ.  Ngày 18/9/1499, đoàn thám hiểm của Vasco da gama thắng lợi trở về tới Lisboa (kinh đô và hải cảng của bồ đào nha), được nhà vua và nhân dân bồ đào nha đón tiếp nồng hậu. Ông được thưởng hậu hĩnh nhờ việc hoàn thành tấm bản đồ mà những nhà thám hiểm Bồ đã phải vẽ trong 80 năm. Vasco da Gama được phong "Đô đốc Ấn Độ Dương" (Admiral of the Indian Ocean) và được quyền cai quản vùng Sines. Vua Manuel I cũng ban tước Quý ngài (Dom) vĩnh viễn cho da Gama, các anh chị em của ông và tất cả con cháu. Ông trở thành bá tước của Vidigueira, người Bồ Đào Nha đầu tiên không mang dòng máu hoàng tộc được phong chức này. Chuyến du hành của Vasco da Gama cho thấy rõ rằng bờ biển phía Đông của châu Phi, vùng Contra Costa là cực kì quan trọng cho lợi ích sau này của Bồ Đào Nha, các hải cảng ở vùng này cung cấp nước ngọt, lương thực dự trữ, bến tàu và xưởng mộc để sửa chữa thuyền, và nơi trú chân khi thời tiết không thuận lợi. Ngoài ra, việc trao đổi hương liệu cũng sẽ đóng góp chủ yếu cho kinh tế của Bồ Đào Nha. Vasco da Gama Vasco da Gama đến Ấn Độ Ngày 12 tháng 2 năm 1502, một lần nữa da Gama cùng hạm đội tàu chiến 20 chiếc khởi hành. Pedro Álvares Cabral đã được phái đến Ấn Độ hai năm trước đó và phát hiện ra rằng những người Bồ được da Gama gửi lại đã bị giết chết, bản thân Cabral cũng bị tấn công và ông ta phải bắn phá Calicut trước khi khởi hành tới Cochin, một vương quốc nhỏ đã đón tiến Cabral rất nồng hậu. Khi quay trở về vào tháng 9 năm 1503, da Gama được trao thêm quyền quản lý cả Vidigueira và Vila dos Frades. Vasco da Gama được phái đến Ấn Độ lần thứ ba vào năm 1524 để giải quyết những khó khăn của người Bồ Đào Nha ở đây. Ban đầu da Gama được chỉ định để thay thế Eduardo de Menezes trong vai trò người đại diện của thuộc địa Bồ Đào Nha trên đất Ấn Độ, nhưng ông đã mắc bệnh sốt rét không lâu sau khi đến Goa và chết ở Cochin vào đêm Giáng sinh năm 1524. Từ đây, hàng năm lại có những đoàn tàu của Bồ Đào Nha đi vòng qua miền Nam Châu Phi sang Ấn Độ buôn bán và cướp bóc. Năm 1500, một đoàn tàu của Bồ Đào Nha do Pedro Alvarez Cabral (1467-1520) chỉ huy bị bão biển đánh lạc sang Brazil (châu mỹ), họ đã chiếm luôn xứ sở này cho Bồ Đào Nha. Sau khi đến Ấn Độ một thời gian, người Bồ Đào Nha biết nơi cung cấp hương liệu và gia vị chính là ở vùng Đông Nam Á, nên năm 1509 họ đã tới đảo Sumatra, năm 1511, họ chiếm Malacca và đảo Java, từ đó án ngữ con đường buôn bán giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Họ còn xâm nhập vào vùng Đông Á, năm 1520 họ tới Macao (Trung Quốc) và năm 1542 tới nhật bản. Như vậy là một đế quốc thực dân Bồ Đào Nha to lớn đã được thiết lập, chạy dài trên 8000 km, từ bờ biển châu Phi, nhiều vùng ở châu Á và cả một phần Nam Mỹ (Brazil). ---------------------***---------------------- II. NHỮNG CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ CỦA NGƯỜI TÂY BAN NHA a) Cuộc phát hiện ra Châu Mĩ của Christopher Colombus Trong khi Bồ Đào Nha sắp tìm được con đường biển vòng quanh Châu Phi để sang Ấn Độ, thì Tây Ban Nha, là một cuốc gia lớn nằm bên cạnh Bồ Đào Nha, cùng trên bán đảo Iberica, cùng quay ra Đại tây Dương, vừa mới hoàn thành công cuộc “Khôi phục” đất nước (Reconquista) , vừa mới tiêu diệt quốc gia cuối cùng của người Hồi giáo Moore ở Tây Ban Nha là tổng trấn Granada (năm 1492), cùng muốn tiến hành phát kiến địa lý tìm đường sang Ấn Độ. Đúng lúc đó thì nhà hàng hải Italia Christopher Colombus đề xướng một dự án vượt Đại Tây Dương sang Ấn Độ và Trung Hoa, mà theo Colombus thì ngắn hơn nhiều con đường vòng quanh châu Phi của người Bồ. Nữ hoàng Isabel (1451-1504) và vua Tây Ban Nha Fernando II (1452-1516) đã chấp nhận dự án đó của Colombo. Christopher Colombus sinh vào mùa thu năm 1451 trong một gia đình thợ dệt tại Genoa (Bắc Italia). Cha của ông là Domenico Colombus, mẹ của ông là Suzanna Fontanarossa. Mặc dù sinh ra trong gia đình thợ dệt nhưng Christopher Colombus không mấy thích thú với nghề nghiệp của cha mình. Từ thưở nhỏ Christopher Colombus đã nhiều lần đi biển và luôn mơ ước được lênh đênh trên biển cả. Ông thường xuyên tiếp xúc với những thủy thủ dày dạn nghề đi biển và say sưa tìm hiểu những kiến thức liên quan đến kĩ thuật hàng hải. Vào năm 20 tuổi, ông trở thành thủy thủ trên một chiếc tàu buồm lớn – tàu Genoa, do một người Pháp thuê mướn. Do những hiểu biết và lòng can đảm của mình, từ một thủy thủ bình thường, ông được giao làm thuyền trưởng và đi buôn bán đến tận các nước Bồ Đào Nha, Anh… Là người thông minh, hiếu học