Phát triển ứng dụng với Visual Basic 6

Visual” chỉ cách tạo giao diện người dùng đồ hoạ (GUI – graphic user interface) một cách trực quan. Thay vì phải viết rất nhiều dòng mã lệnh để mô tả hình dáng và vị trí của các phần tử tạo nên giao diện, ta chỉ cần đặt những đối tượng đã được xây dựng sẵn lên màn hình (như cách vẽ một bức tranh bằng chương trình Paint).

doc95 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3041 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển ứng dụng với Visual Basic 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phát triển ứng dụng với Visual Basic 6 Hà nội - 2003 Giới thiệu về Visual Basic 6 Visual Basic là gì ? Các phiên bản khác nhau của VB Cài đặt VB6 Tìm kiếm trợ giúp khi sử dụng VB6 Visual Basic là gì? Micrsoft Visual Basic (viết tắt là VB) là cách dễ dàng nhất và nhanh nhất để xây dựng 1 chương trình ứng dụng chạy trên nền Microsoft Windows. VB cũng cấp sẵn 1 tập đầy đủ các công cụ để làm nhanh, đơn giản quá trình phát triển ứng dụng. “Visual” chỉ cách tạo giao diện người dùng đồ hoạ (GUI – graphic user interface) một cách trực quan. Thay vì phải viết rất nhiều dòng mã lệnh để mô tả hình dáng và vị trí của các phần tử tạo nên giao diện, ta chỉ cần đặt những đối tượng đã được xây dựng sẵn lên màn hình (như cách vẽ một bức tranh bằng chương trình Paint). “Basic” chỉ tới ngôn ngữ lập trình BASIC (Beginners All-Purpose Symbolic Intstruction Code), một trong những ngôn ngữ lập trình nổi tiếng. VB phát triển từ ngôn ngữ BASIC và hiện chứa rất nhiều câu lệnh, hàm, từ khoá, mà nhiều trong số chúng có liên quan trực tiếp tới GUI của Windows. Người mới lập trình có thể tạo những chương trình hữu ích bằng cách học sử dụng một số ít các câu lệnh. Còn những người lập trình chuyên nghiệp có thể sử dụng VB để thực hiện bất kỳ công việc nào mà các ngôn ngữ lập trình cho Windows khác có thể làm được. Ngôn ngữ lập trình Visual Basic không chỉ duy nhất được sử dụng trong xây dựng chương trình bằng sản phẩm Microsoft Visual Basic. Phiên bản VB cho lập trình các ứng dụng (VBA) có trong Microsoft Excel, Microsoft Access, ... VBScript là ngôn ngữ script được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng Web. Các bản Visual Basic (Visual Basic Editions) Visual Basic được bán ở 3 bản khác nhau, phù hợp cho những yêu cầu phát triển khác nhau: Bản Visual Basic Learning cho phép lập trình viên xây dựng các ứng dụng chạy trên MS Windows 95/98/NT/2000. Bản này chứa đầy đủ các điều khiển cơ sở (intrinsic control), cùng với các điều khiển lưới (grid), tab, và điều khiển gắn-dữ liệu. Tài liệu đi kèm gồm có đĩa CDROM chứa “Learn VB Now” và “Microsoft Developer Network (MSDN) Library” Bản Professional chứa tất cả các tính năng của bản Visual Basic Learning, cùng với: ActiveX control, Internet Information Server Application Designer, tích hợp với Visual Database Tools, Data Environment, Active Data Objects, Dynamic HTML Page Designer. Tài liệu đi kèm với bản Professional chứa sách “Visual Studio Professional Features” cùng với thư viện tài liệu “Microsoft Developer Network“. Bản Enterprise cho phép những lập trình viên chuyên nghiệp tạo các ứng dụng mạnh, phân tán. Nó gồm các tính năng của bản Professional, cùng với công cụ cho bộ “Back Office” như: SQL Server, Microsoft Transaction Server, Internet Information Server, Visual SourceSafe, SNA Server, ... Tài liệu của bản Enterprise gồm sách “Visual Studio Enterprise Features” cùng với thư viện tài liệu “Microsoft Developer Network”. Phiên bản Visual Basic (Visual Basic Versions) Phiên bản Visual Basic hiện hành là Visual Basic 6.0 (Các phiên bản thông dụng trước đó là 3.0, 4.0 và 5.0). Phiên bản VB 6.0 ra đời năm 1998 trong bộ Visual Studio 6.0. Phiên bản VB 6.0 có nhiều đặc điểm mới, tăng cường so với các phiên bản VB trước đó: Truy nhập cơ sở dữ liệu (ADO, Data Enviroment, ...) Hỗ trợ Internet (hỗ trợ IIS, DHTML, ...) Thêm nhiều control mới; Cho phép tạo thêm nhiều loại control mới. ... Cài đặt VB6 Yêu cầu phần cứng Để chạy Visual Basic, máy tính của ta cần tối thiểu: Hệ điều hành: Microsoft Windows 95/98/ME/2000/NT (nên là Service Pack 3 trở lên). Bộ vi xử lý: 486DX/66 MHz hay nhanh hơn 1 ổ đĩa CD-ROM Màn hình VGA hay với độ phân giải cao hơn Bộ nhớ 16 MB RAM với Windows 95/98; 32 MB RAM với Windows NT Workstation. Chuột hay thiết bị tương tự Đĩa cứng: Tuỳ thuộc vào cài đặt chi tiết Cài đặt VB 6.0: Cài đặt VB6 Cài đặt tài liệu MSDN Tìm kiếm trợ giúp khi sử dụng VB6 Visual Basic Help được gọi bằng cách chọn “Contents” từ menu Help; khi đó Thư viện MSDN sẽ được chạy. Tại đó có tất cả mọi chủ đề cần cho lập trình với VB. Contetxt-Sensitive Help (trợ giúp ngữ cảnh) được gọi bằng nhấn F1 bất cứ tại thời điểm cần trợ giúp Code Editor (Bộ soạn thảo mã lệnh) tự động cung cấp những thông tin cần thiết khi mã lệnh được đưa vào. Sample Applications (Ví dụ mẫu) minh hoạ các tính năng của VB, cách sử dụng chúng có trên đĩa CDROM MSDN tại thư mục \Disk 1\ Samples Microsoft Visual Basic Web site chứa thông tin cập nhật nhất về VB. Phát triển một ứng dụng với Visual Basic Một số khái niệm cơ bản trong lập trình Windows Mô hình hướng sự kiện Môi trường phát triển tích hợp Các bước cơ bản để xây dựng một chương trình ứng dụng Tạo mới, mở, lưu trữ 1 project Một số khái niệm cơ bản trong lập trình Windows VB được xây dựng như là môi trường giúp phát triển các ứng dụng cho MS Windows. Lập trình với Windows gồm 3 khái niệm cơ sở : window (cửa sổ), event (sự kiện) và message (thông điệp). Cửa sổ đơn giản là 1 khu vực hình chữ nhật. Chúng ta đã biết nhiều loại cửa sổ khác nhau: cửa sổ chương trình Explorer, cửa sổ 1 tài liệu trong chương trình Windword, 1 hộp thông báo. Ngoài ra còn có nhiều loại cửa sổ khác như: một nút lệnh, một hộp soạn thảo, nút tuỳ chọn, thanh thực đơn. Hệ điều hành MS Windows quản lý các cửa sổ qua số hiệu duy nhất của mỗi cửa sổ (window handle hay hWnd). Hệ điều hành quản lý, theo dõi từng cửa sổ đó để nhận hay gửi các sự kiện. Sự kiện có thể là hành động của người sử dụng như nhấn chuột, ấn phím, hay phát sinh từ các điều khiển được lập trình, hay thậm chí là kết quả của những hành động của cửa sổ khác. Mỗi khi có 1 sự kiện xảy ra, nó gửi thông điệp tới cho hệ điều hành. HĐH xử lý thông điệp đó và truyền thông điệp đó tới tất cả các cửa sổ. Mỗi cửa sổ sẽ thực hiện hành động phù hợp của riêng mình để xử lý thông điệp. Xử lý với tất các kết hợp của cửa sổ, sự kiện, thông điệp rất phức tạp. VB giúp chúng ta tránh với việc xử lý chúng ở mức cơ sở và nhờ đó giúp chúng ta xây dựng ứng dụng cho MS Windows dễ dàng hơn. Mô hình hướng sự kiện Mô hình thủ tục truyền thống: Trình tự thực hiện được định trước Chương trình quyết định phần mã lệnh nào được chạy và theo thứ tự nào. Mô hình hướng sự kiện (event-driven model) Trình tự thực hiện không được định trước Những phần mã lệnh khác nhau được chạy để đáp ứng những sự kiện. Phát triển tương tác Môi trường phát triển truyền thống Viết mã lệnh Biên dịch mã lệnh Kiểm tra mã lệnh VB sử dụng cách tiếp cận phát triển tương tác. Trong môi trường phát triển tương tác: Mã lệnh được dịch cú pháp ngay khi được gõ vào Mã lệnh được biên dịch ngay khi được gõ vào Hồi âm lập tức cho lập trình viên Môi trường phát triển tích hợp Sau khi khởi động, chúng ta sẽ làm việc trong môi trường phát triển tích hợp gồm: View\chọn các thanh công cụ. Menu Bar: Hiển thị các lệnh khi làm việc với VB Context Menu: Chứa phím tắt tới các lệnh thường gọi gắn với đối tượng hiện đang làm việc. Hãy kích chuột phải để làm xuất hiện Context Menu Toolbars: Cho phép truy nhập nhanh tới các lệnh thường sử dụng trong môi trường lập trình. Hãy sử dụng View trên menu bar để hiển thị/che dấu một toolbar. Toolbox: là hộp công cụ chứa các điều khiển dùng trong khi thiết kế 1 form Project Explorer Window: Liệt kê form và module có trong dự án (project) xây dựng ứng dụng. Ví dụ: Chương trình quản lý Sinh Viên: Form Nhập sinh viên, Form nhập môn học,.... Properties Window: cửa sổ thuộc tính liệt kê các thuộc tính của form hay của điều khiển (control) được chọn. Object Browser: Liệt kê các đối tượng (object) có trong dự án. Form Designer: Cửa sổ để thiết kế giao diện cho ứng dụng Code Editor Window: Nơi cho phép soạn thảo lệnh của chương trình. Form Layout Window: Cho phép điều chỉnh vị trí của form tương ứng trên màn hình máy tính. Immediate, Locals, và Watch Windows: Những cửa sổ dùng để gỡ rối khi chạy chương trình. * Giao diện SDI hay MDI SDI (single document interface) và MDI (mutiple document interface) là 2 kiểu giao diện của môi trường phát triển tích hợp của VB. Để chuyển đổi giữa chúng sử dụng: Tools | Options | Advanced ; chọn đánh dấu hay huỷ bỏ tại: SDI Development Enviroment Một chương trình viết bằng VB có 2 phần: Form và Code. Các bước cơ bản xây dựng chương trình Tạo giao diện Đặt giá trị thuộc tính Viết mã lệnh Chạy và kiểm tra chương trình Xây dựng một chương trình ví dụ: Hello Tạo giao diện: gồm 1 form, 1 text box và 1 command button Texbox Command button Để đưa một đối tượng control (điều khiển) lên trên Form có thể thực hiện như sau: Cách 1: Nhấn chọn điều khiển trên toolbox – trong bài này chọn textbox Chuyển con trỏ lên form tới vị trí muốn đặt control Nhấn và kéo chuột để điều chỉnh kích cỡ của control Thả chuột Cách 2: Nhấn đúp vào đối tượng trên Toolbox khi đó đối tượng sẽ được đưa vào Form. Thay đổi kích cỡ, di chuyển, khoá 1 control Để thay đổi kích cỡ: nhấn chọn control, đặt chuột tới góc (phải, dưới) và kéo chuột tới kích cỡ mong muốn. Để thay đổi vị trí: kéo control tới vị trí bằng chuột, rồi thả chuột. Để khoá cố định vị trí hoặc bỏ khoá: sử dụng chức năng Format | Lock Controls Đặt giá trị thuộc tính cho control Nhấn chọn control Hiển thị cửa sổ thuộc tính: View \ Properties Chọn thuộc tính cần đặt từ : Properites List Nhập giá trị mới vào cột bên phải Ghi chú: Object box: Danh sách form và các control trên form Sort tabs: Kiểu sắp xếp danh sách các thuộc tính: theo bảng chữ cái (Alphabetic) hay theo phân loại (Categorized) Properties list: Danh sách các thuộc tính gắn với đối tượng được chọn (trên form hay từ object box) Viết mã lệnh Mở Code Editor bằng cách: Nhấn đúp lên control hoặc chọn View Code từ cửa sổ Project Explorer. Tạo thủ tục đáp ứng sự kiện + Chọn control từ hộp danh sách bên trái (chứa form và các control) + Chọn tên sự kiện từ hộp bên phải (chứa danh sách sự kiện gắn với đối tượng vừa được chọn) Private Sub Command1_Click () Text1.Text = "Hello, world!" End Sub Để chuyển đổi hiển thị tất các thủ tục trên cùng 1 cửa sổ và hiển thị mỗi thủ tục tại 1 thời điểm: + Chọn Tools | Options + Thay đổi các giá trị tương ứng trong tab: Editor Chạy chương trình: Chọn Run | Start hay nhấn F5 hoặc Nút Start để chạy chương trình Chọn Run | End hoặc nút Stop để dừng chương trình đang chạy Chọn Run | Break hay nhấn hoặc nút Pause để kết thúc chương trình bất thường Làm việc với Project Một project (dự án) trong Visual Basic thường bao gồm: Một file dự án quản lý tất các thành phần của chương trình (*.vbp). Một file cho mỗi form (*.frm). Một file dạng nhị phân cho mỗi form chứa các thông tin về form và các control (*.frx). Có thể có 1 file cho mỗi module class (*.cls). Có thể có 1 file cho mỗi module standard (*.bas). Có thể có 1 file cho mỗi ActiveX control (.ocx). Có thể có 1 file tài nguyên (resource file) (*.res). Project Explorer Là nơi chúng ta tạo mới, thêm vào, loại bỏ các file cho dự án. Tạo, mở, lưu trữ một project Bằng cách sử dụng các lệnh sau: Tên lệnh Mô tả New Project Đóng project hiện tại; Tạo 1 project mới. Open Project Đóng project hiện tại; Mở 1 project có sẵn. Save Project Lưu trữ, cập nhật file project, cũng như mọi file thành phần của nó. Save Project As Lưu file project với tên mới được nhập vào. Đặt tuỳ chọn cho Project Bằng cách sử dụng hội thoại Project Properties, từ mục chọn Project Properties trên thực đơn Project Tuỳ chọn Mô tả Startup Object Form đầu tiên mà Visual Basic sẽ gọi, hay thủ tục đặc biệt Sub Main( ). Project Name Tên dự án, không nên vượt quá 37 kí tự. Help File Tên của file trợ giúp gắn với chương trình. Project Help Context ID Mã ngữ cảnh (context ID). Project Description Mô tả chung về dự án. Ngoài những tuỳ chọn trên, mỗi project còn có nhiều tuỳ chọn khác nữa. Form và Control Thuộc tính, sự kiện, phương thức Form Control: Label, Text box, Check box, Option Group, List/Combo box, ... Focus Tab order (Thứ tự Tab) Dialog box (hộp hội thoại) Thuộc tính, sự kiện, phương thức Form và control (điều khiển) của Visual Basic là các đối tượng với thuộc tính (property), phương thức (method) và sự kiện (event). Thuộc tính là các đặc điểm qui định đối tượng, phương thức là các hành động và sự kiện là sự đáp ứng tác động gắn với mỗi đối tượng. Quả bóng bay là 1 đối tượng. Nó có các thuộc tính như các thuộc tính trực quan: “độ cao”, “đường kính”, “màu sắc”. Các thuộc tính khác như thuộc tính mô tả trạng thái quả bóng (“căng tròn” hay chưa), hay các thuộc tính khác như thời gian sản xuất. Mọi quả bóng bay đều có đầy đủ tập thuộc tính trên; nhưng với mỗi quả bóng, giá trị cụ thể các thuộc tính đó là khác nhau. Quả bóng bay có sẵn các phương thức hay hành động mà nó có thể thực hiện. Nó có phương thức: “bơm” (hành động bơm hơi vào quả bóng), “xì” (xì hơi chứa bên trong), “bay” (bay lên cao nếu được thả ra). Quả bóng bay cũng có sẵn cách trả lời cho những sự kiện bên ngoài nhất định. Ví dụ: 1 quả bóng sẽ đáp ứng lại sự kiện bị châm thủng bằng cách xì hơi, hay sự kiện được thả ra bằng cách bay cao. Nếu lập trình 1 quả bóng, đoạn mã lệnh trong Visual Basic sẽ có dạng sau: Balloon.Color = Red Balloon.Diameter = 10 Balloon.Inflated = True Chú ý cú pháp: đối tượng (Balloon) theo sau bởi thuộc tính (.Color) được gán giá trị (Red). Chúng ta có thể thay đổi thuộc tính 1 đối tượng bằng mã lệnh như trên khi chạy chương trình, hay từ cửa sổ Properties khi thiết kế. Phương thức của 1 quả bóng có thể được gọi như sau: Balloon.Inflate Balloon.Deflate Balloon.Rise 5 Cú pháp tương tự như với thuộc tính. Trong ví dụ 3, có thêm tham số truyền cho phương thức để mô tả thêm hành động. Quả bóng có thể đáp ứng 1 sự kiện như sau: Sub Balloon_Puncture() Balloon.Deflate Balloon.MakeNoise "Bang" Balloon.Inflated = False Balloon.Diameter = 1 End Sub Chúng ta không thực sự có thể lập trình 1 quả bóng bay. Nhưng thực sự, chúng ta lập trình với form và control trong Visual Basic theo cách tương tự. Form Đối tượng form là thành phần cơ sở của 1 chương trình viết bằng Visual Basic, là cửa số giao diện với người dùng. Form có thuộc tính, sự kiện, phương thức. Bước đầu tiên trong thiết kế form là đặt giá trị các thuộc tính. Thuộc tính có thể đặt giá trị tại thời điểm thiết kế (design time) bằng tay, hay khi chạy chương trình (run time) bằng mã lệnh. Đặt giá trị thuộc tính cho form Form có nhiều thuộc tính qui định hình thức như: Caption, Icon, MaxButton, MinButton, BorderStyle, Height, Width, Left, Top, WindowState, ... Thuộc tính Name đặt tên cho form - đó là tên biến được sử dụng để thao tác với form khi lập trình (ví dụ: frmEntry). Chúng ta có thể tìm hiểu về từng thuộc tính bằng cách chọn thuộc tính rồi nhấn F1 để hiển thị trợ giúp ngữ cảnh. Phương thức và sự kiện của form Như mọi đối tượng, form thực hiện các phương thức và đáp ứng các sự kiện. Sự kiện Resize được kích hoạt khi kích cỡ form bị thay đổi. Sự kiện Activate được kích hoạt khi form được gọi. Deactivate được gọi khi 1 form hay 1 ứng dụng khác được gọi. Để làm 1 form xuất hiện, sự dụng phương thức Show tenform.Show Gọi phương thức Show khiến thuộc tính Visible của form có giá trị True. Có nhiều phương thức của form làm việc với văn bản và hình ảnh như: Print, Line, Circle, Refresh giúp in hay vẽ trực tiếp lên bề mặt form. Command button Command button (nút lệnh) cho phép người sử dụng nhấn vào để thực hiện 1 hành động. Khi người dùng nhấn vào nút lệnh, thủ tục sự kiện Click được gọi. Lập trình viên viết lệnh vào thủ tục sự kiện Click để thực hiện hành động mong muốn. Có nhiều cách để chọn 1 command button: Nhấn chuột vào command button Dùng phím Tab chuyển tới command button, rồi ấn SPACEBAR hay ENTER. Nhấn Dùng mã lệnh thay đổi thuộc tính Value: cmdClose.Value = True Gọi thủ tục sự kiện Click: cmdClose_Click Nếu command button là command button mặc định trên form, nhấn ENTER khi không có nút lệnh nào đang được chọn. Lúc thiết kế, chúng ta đặt command button mặc định bằng cách thay đổi giá trị thuộc tính Default thành True. Nếu command button là Cancel button mặc định trên form, nhấn ESC. Lúc thiết kế, chúng ta đặt Cancel button mặc định bằng cách thay đổi giá trị thuộc tính Cancel mặc định thành True. Tất cả các cách trên khiến Visual Basic gọi thủ tục sự kiện Click. Label Label (nhãn) hiển thị văn bản mà người dùng không thể trực tiếp thay đổi. Ta có thể sử dụng label để định danh các control không có thuộc tính Caption, chẳng hạn text box và scroll bar. Văn bản được hiển thị trong một label được điều khiển bởi thuộc tính Caption, thuộc tính này có thể được đặt khi thiết kế tại cửa sổ Properties hay khi chạy bằng cách gán trị cho nó trong mã chương trình. Mặc định, caption là phần duy nhất nhìn thấy được của label. Ngoài ra, các thuộc tính khác, như BackColor, BackStyle, ForeColor, và Font, quy định hiển thị của label. Labels có 2 thuộc tính giúp văn bản trong nó phù hợp với kích cỡ của: AutoSize and WordWrap. Đặt AutoSize=True khiến nhãn tự thay đổi kích cỡ để vừa với nội dung trong thuộc tính Caption. WordWrap khiến lable thay đổi kích cỡ theo chiều dọc để chứa hết văn bản. Chú ý: WordWrap chỉ có hiệu lực khi AutoSize cũng đã được đặt là True. Text box Text box (hộp soạn thảo) dùng để nhập dữ liệu từ người dùng hay hiển thị dữ liệu. Tuy nhiên, không nên dùng Textbox để hiển thị dữ liệu không được thay đổi bởi người dùng nếu như không đặt thuộc tính Locked là True. Văn bản thực sự hiển thị được lưu trong thuộc tính Text. Chúng ta có thể đặt văn bản vào textbox hay đọc nội dung qua thuộc tính Text này. Các thuộc tính MultiLine, ScrollBars và WordWrap giúp hiển thị văn bản trong Textbox khi có nhiều dòng. Private Sub Form_Load () Text1.Text = "Here are two lines" _ & vbCrLf & "in a text box" End Sub Trong thủ tục trên, vbCrLf là hằng số khiến chuỗi chia thành 2 dòng. Chú ý: để WordWrap có hiệu lực, Multiple cũng cần có hiệu lực. Các thuộc tính SelStart, SelLength và SelText giúp điều khiển việc lựa chọn 1 phần văn bản hộp textbox. Check box Check box (hộp đánh dấu) được dùng để đưa ra lựa chọn đúng/sai, có/không cho người sử dụng. Chương trình ví dụ về Check box Giao diện chương trình gồm text box, label, command button, và 2 check box. Danh sách đối tượng và thuộc tính đặt như sau: Đối tượng Thuộc tính Giá trị Form Name Caption frmCheck Check Box Example Text box Name Text txtDisplay Some sample text Check box 1 Name Caption chkBold &Bold Check box 2 Name Caption chkItalic &Italic Command button Name Caption cmdClose &Close Mã lệnh các thủ tục sự kiện: Private Sub chkBold_Click () If ChkBold.Value = vbChecked Then ' If checked. txtDisplay.Font.Bold = True Else ' If not checked. txtDisplay.Font.Bold = False End If End Sub Private Sub chkItalic_Click () If ChkItalic.Value = vbChecked Then ' If checked. txtDisplay.Font.Italic = True Else ' If not checked. txtDisplay.Font.Italic = False End If End Sub Khi chạy chương trình, nếu ô chữ nghiêng được chọn thì kiểu chữ trong hộp textbox sẽ là chữ nghiêng, còn nếu không, kiểu chữ sẽ là không nghiêng. Tương tự với ô chữ đậm. Private Sub CmdClose_Click() End End Sub Option Button và nhóm Option Button Option button (nút tuỳ chọn) được dùng theo nhóm được cho phép người dùng chọn 1 trong số nhiều lựa chọn. Tạo nhóm Option Button Tất các option button được đặt trực tiếp lên form tạo thành 1 nhóm. Nếu muốn tạo thêm các nhóm, những option button thuộc nhóm mới phải được cùng đặt trong 1 frame box hay picture box. Người dùng chỉ có thể chọn 1 tuỳ chọn trong mỗi nhóm. Nhóm các control trong 1 frame Chọn frame control trên toolbox và vẽ lên form. Chọn option button control trên toolbox vẽ vào trong frame. Làm lại bước 2 cho mỗi option button cần đặt trong frame. Nếu chúng ta đã có sẵn các control muốn nhóm gộp vào trong 1 frame, hãy chọn các control đó rồi cắt và dán chúng vào trong frame hay picture control. Đối tượng chứa các control Tuy mỗi control và 1 đối tượng độc lập, quan hệ cha-con tồn tại giữa form và control. Ví dụ: các option
Tài liệu liên quan