Phép phân tích đất, bùn lắng và bụi

Fe, Co, Cu, Se được coi như những nguyên tố thiết yếu trong tự nhiên. Fe là nguyên tố nhiều thứ tư trong vỏ trái đất, là một trong những thành phần chính trong nhiều loại đất. Cây trồng không thể hấp thụ được Fe dưới dạng chưa hòa tan. Nhưng nếu nồng độ hòa tan của Fe trong đất quá cao thì cũng gây độc cho cây xanh. Các vi khuẩn nốt sần rễ cây họ đậu cần Co để cố định đạm trong không khí. Nếu hàm lượng Co trong thức ăn quá thấp thì động vật nhai lại có thể thiếu Co. Hàm lượng Co trong đất biến thiên từ 0.2-30mg/kg. Co có thể được xem là thiếu nếu hàm lượng <0.1mg/kg. Người ta đã quan sát ảnh hưởng của Co kh cho gia súc ăn thức ăn có hàm lượng Co >1mg/kg.

pdf47 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1469 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phép phân tích đất, bùn lắng và bụi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÉP PHÂN TÍCH ĐẤT, BÙN LẮNG VÀ BỤI 5.1. GIỚI THIỆU: Những thí nghiệm được phác thảo trong chương này có thể được dùng để phân tích những mẫu đặc trưng như đất, cặn, bùn quánh, và bụi. Những thủ tục thực nghiệm cho những mẫu này hoàn toàn tương tự nhau và chúng được nghiên cứu trên các mẫu phân tich. Điều này trái ngược với mẫu nước , có thể trực tiếp phân tích hay chỉ cần sử lí sơ bộ. So với những mẫu khác thì việc phân tích đất được xem là quan trọng nhất do vai trò của đất trong chu kỳ sinh hóa các chất dinh dưỡng, những chất gây ô nhiễm và vai trò lớn của chúng là môi trường trung gian cho các hoạt động nuôi trồng tạo nguồn thức ăn cho con người. 5.1.2.ĐẤT: Đất là sự pha trộn của các khóang chất (hạt sét, thạch anh…), nước, không khí và sinh vật sống. Đất được hình thành bởi sự phong hóa đá mẹ và sự phân hủy các chất hữu cơ (bề mặt đất là một lớp mỏng những cành và lá bị mục rữa…). Sự phong hóa có thể theo kiểu cơ học (sự xói mòn, nhiệt độ thay đổi) hoặc theo kiểu hóa học (sự thủy phân, sự oxy hóa…). Những tính chất hóa học và lý học có thể thay đổi khác nhau về mặt địa lý, tùy thuộc vào chất liệu của đá mẹ , thời tiết và kiểu phong hóa… Quá trình hình thành đất diễn ra nhanh trong các chí tuyến có khí hậu ấm và mưa nhiều. Đất được phân loại dựa theo kích thước của khóang chất:  Sét < 0.002 mm  Bùn lắng 0,002 – 0,02 mm  Bụi 0,002 – 2 mm  Cát > 2 mm Những đất khác nhau chứa đựng những sự pha trộn khác nhau của các khoáng chất trên với tỉ lệ khác nhau và điều này được minh họa bằng hình biểu diễn tam giác sa cấu đất của cục phân loại đất nông nghiệp ở Mỹ (USDA). Thành phần hóa học của bùn và cát gần giống với đá mẹ. Trong những vùng ôn đới thành phần chủ yếu trong đất là khóang thạch anh. Đá calcite, CaCO3 và dolomite, CaMg(CO3)2 có thể vượt trội hơn trong những vùng đất được thành lập từ đá vôi. Trong những miền khô hạn , toàn bộ đất được hình thành do ảnh hưởng của sự bào mòn bề mặt của đá mẹ, do sự thiếu nước và những hóa chất cần thiết cho các quá trình sinh hóa. Ờ chí tuyến, nhôm, oxit sắt và các hydroxit chiếm tỉ lệ lớn là kết quả của quá trình phong hóa mãnh liệt. Đất sét gồm những thành phần chinh là: các hạt sét, acid humic, oxit của Fe và Al. Các khoáng vật sét là những hydroxisilicate kết tinh bao gồm các phiến hoặc các lớp nguyên tử. Chúng có thể chứa một lượng nhỏ Al, Fe, Mg và các cation khác. Các khóang vật sét (kaolinit, montmorillonite,…) thể hiện đặc tính dính đặc trưng của đất sét như sự duy trì nước và tính dẻo. Những mẩu sét có thể hấp thụ nước ở mức cao, mặc dù lượng nước được hấp thụ đối với các loại sét là khác nhau. Bề mặt của các khóang sét thì được tích điện và chúng có thể tham gia trong TAM GIÁC SA CẤU ĐẤT quá trình trao đổi ion. Tính chất này đặc biệt quan trọng giúp sét có thể giữ được các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng . Những chất ẩm ướt có thể thu được từ sự phân rã của các hợp chất hữu cơ. Lát cắt ngang thẳng đứng xuyên qua lớp đất được gọi là phẩu diện đất. Các mặt cắt đất là thiết yếu để hiểu được đất được hình thành liên quan như thế nào đối khác nhau. Một mặt cắt đất được mô tả trong hình 5.2 . Hình 5.2 PHẨU DIỆN ĐẤT Những đường ranh giới nằm ngang có thể dùng để phân chia các lớp đất khác nhau về tính chất hóa học và lý học. Có 5 đường ngang cơ bản bên trong một mặt cắt đất để phân chia đất thành các tầng: O,A,B,C và R. Đặc trưng của các tầng đất khác nhau được tổng kết trong bảng 5.1. Bề dày tương đối của các tầng đất riêng lẻ có thể thay đổi đáng kể từ đất này sang đất khác. BẢNG 5.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC TẦNG ĐẤT TRONG PHẨU DIỆN ĐẤT Tầng đất Mô tả tổng quát Đặc điểm đặc trưng O Lớp rác Nhiều hoặc it lá bị phân hủy A Tầng đất mặt Tích lũy vật chất hữu cơ và các khoáng vô cơ. Chất dinh dưỡng và vi sinh vật trong tầng này là cao nhất. Các khóang chất ngấm từ nước xuống đất B Tầng đất ở dưới Lớp khoáng chứa sét silicat, Fe, Al, mùn, thạch cao và SiO2. Kết tủa nhiều khoáng chì từ tầng A chuyển xuống.Hàm lượng vật chất hữu cơ và sinh vật sống giảm C Đá phong hóa Hầu như thiếu khoáng vật hữu cơ R Đá gốc Dưới lớp đá phong hóa(granite,basalt,khoáng thạch,đá vôi, đá cát) . Tầng này sinh vật rất khó xâm nhập Có nhiều loại đất nhưng đa số các đất màu mỡ có thể phân loại thành đất đồng cò (đất đen và những loại đất tương tự đất đen) hoặc đất rừng (podzol và podsoluvisiols). Đất đen có tầng A sâu hơn và tầng B nông hơn so với các loại đất nghèo dinh duỡng không có khả nặng hỗ trợ cho cây phát triển. podzol và podsoluvisiols có tầng A mòng và tầng B dày hơn chứa nhiều chất dinh dưỡng. Đất hoang mạc thì có các tầng đất kém phát triển vì ít mưa và địa hình ít cây cỏ. 5.1.3. Ô NHIỄM ĐẤT: Việc sử dụng đất của con người có thể dẫn đến sự suy thoái đất do những chất ô nhiễm khác nhau Sự suy giảm các vật chất hữu cơ của đất và sự gỉam sút tính màu mỡ của các lớp đất nằm trên do quá trình bào mòn và sử dụng quá mức tạo ra những khúc mắc từ những ngày đầu của hoạt động nông nghiệp. Tuy nhiên, ô nhiễm đất đã trở thành vấn đề lớn kể từ khi ó sự tham gia của các hoạt ,độ ng công nghiệp. Các nhân tố vật lý và các khoáng chất sinh học có thể là nguyên nhân gây ô nhiễm đất nhưng phần lớn các chất gây ô nhiễm lại là các cất hóa học. Tính chất đất được xác định và có nhiều tiềm năng ứng dụng thực tế. Đất tham gia vào ứng dụng nông nghiệp dựa trên hàm lượng của các kim loại nặng và sự tồn đọng của thuốc trừ sâu. Việc duy trì những đặc tính tốt của đất giảm thiểu sự ô nhiễm đất là do các nguyên nhân cơ bản sau:  Bảo vệ nguồn thức ăn của con người không bị ngấm chất độc tích lũy trong đất làm ảnh hưởng đến mủa màng ngay khi đi vào chuỗi thức ăn  Bảo vệ hệ thống cung cấp nước ngầm tránh những chất gây ô nhiễm có thể ngấm xuyên qua các tầng đất vào trong nguồn nước ngầm  Bảo vệ nguồn nước mặt tránh bị nhiễm bẩn bởi các hóa chất nông nghiệp như phân bón và thuốc trừ sâu Chất lượng đất dược phục vụ trong nông nghiệp. các sản phẩm nông nghiệp cần được chú ý kiểm tra kĩ lưỡng vì chúng rất dễ nhiễm những chất độc gây hại cho con người.Đứng trên lập trường sức khỏe cộng đồng, điều này là quan trọng nhất để đảm bảo các kim loại nặng và những vi sinh vật dai dẳng pha trộn trong thuốc trừ sâu không thể truyển đi theo chuỗi thức ăn ( gia súc, động vật) hoặc trực tiếp từ việc gieo trồng vào trong cơ thể con người. Ô nhiễm sinh học bởi các mầm bệnh đôi lúc có thể dẫn đến sự truyền bệnh cho người bằng cách mang theo các vi sinh vật từ đất vào nước và rau. Tuy nhiên có một điều đáng chú ý là đất có thể tự làm sạch. Nó chứa nhiều vi sinh vật có khả năng dọn và lọc , ngăn cản sự xâm nhập của các mầm bệnh vào trong nguồn nước ngầm cung cấp cho hộ gia đình. Ở các nước phát triển tại Châu Âu và Bắc Mỹ, đất thường bị ô nhiễm bởi các chất độc hóa học như: thuốc trừ sâu, kim loại nặng, chất phóng xạ và các hydrocacbon. Tuy nhiên, điều này còn tồi tệ hơn ở các nước đang phát triển, nơi mà các bệnh dịch lây nhiễm bằng nguồn nước vẫn còn đang hoành hành như: sốt thương hàn, dịch tả… Nguyên nhân gây ra đất axit là do sự lắng đọng của các chất gậy ô nhiễm trong khí quyển và các chất giàu Nitơ là vấn đề toàn cầu. Axít hóa quá mức những hỗn hợp có thể chất quá nặng làm khả năng đệm của đất bị giảm phẩm cấp. Nhiều chất gây ô nhiễm liên tục được giải phóng ào trong đất thông qua sự xử lý chất thải đất.Một ví dụ nổi bật là dẫn xuất của các chất phóng xạ từ nhà máy năng lượng hạt nhân Chernobyl thuộc Liên Xô cũ vào năm 1986, gây ra sự nhiễm bẩn mảng đất khắp Châu Âu với những hệ quả nguy hiểm cho nông nghiệp khu vực này. Cây trồng và nhiều loài động vật không đủ tiêu chuẩn cho con người sử dụng và nguy hiểm hơn là gây ra những dịch bệnh chết người . Sự cố rò rỉ dầu từ các ống dẫn trên khắp Thế Giới là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm đất trong các giai đoạn gần đây. Biện pháp xử lý chất thải bằng cách chôn lấp chúng trong các hố đất không hợp vệ sinh và tiêu chuẩn là một nguồn tiềm tang ô nhiễm đất và nước ngầm. Một lượng lớn rác thải từ các vật nuôi trong nhà, hoạt động thương mại và công nghiệp nặng đều thải vào trong đất. Vì vậy, những biện pháp chôn lấp an toàn, hiện đại phải kiểm soát được lượng chất lỏng rửa lũa có thể rửa trôi chất dinh dưỡng từ các khe nứt nhỏ trên đất hoặc ít nhất cũng phải phát hiện được những chỗ bị rò rỉ . Những chất dẻo không thấm nước hoặc các đá bọc lót đất sét được dùng để bao xung quanh tránh không cho đất bên dưới bị tiêu phí. Một hệ thống các rãnh được tập hợp rửa lũa trong một vịnh tiêu nước từ đó chất thải có thể được chuyển tới một hệ thống xử lý nước thải. Thông thường vài lớp không thấm nước được huy động để làm tối giản bất kì khe hở nào trong trường hợp một trong những lớp bao xung quanh bị cắt đứt. cần kiểm soát những sinh vật có thể nhai xuyên qua lớp đá bọc lót gây ra khe hở. Tại một số nơi, các khí trong các hố đất được tập trung lại để xử lý. Khí trong các hố đất thường gồm: CH4 (30-60%) ; CO2 (30-50%) và một lượng nhỏ H2S, CO… những khí này có thể được dẩn ra để sử dụng rộng rãi trong nhiệt điện. 5.1.4. BÙN THẢI: Một lượng lớn bủn quánh phát sinh từ các nhà máy xử lý chất thải đô thị. Tổng số chất rắn khô có mặt trong các loại bùn khác nhau vào khỏang 0,25-1,2 % và 60-70% những chất rắn này có bao gồm chất hữu cơ. Bùn quánh gồm một lượng lớn các chất bị ô nhiễm nặng và nó phải chịu nhiều biện pháp xử lý nước thải khác nhau. Một trong số những thành phần có hại trong bùn là chất độc hữu cơ và chất độc kim loại nặng. Tỉ lệ các chất ô nhiễm có thể rất cao đặc biệt là các kim loại nặng, có thể vượt quá 1000 mgkg-1 .Các nguồn đưa nước thải vào trong bùn chủ yếu gồm những chất ở trong đất, các hố rác, các đầm phá, sự tiêu hủy và xả rác ngoài biển…Tuy thuộc vào tỉ lệ của các chất có hại hiện diện trong bùn mà nhiều nước đã ban hành lệnh cấm xả rác trên biển. Trong nhiều thập kỷ gần đây, bùn thải được ứng dụng rộng rãi trong đất nông nghiệp, đất rừng… Ngoài ra, một số loại bùn còn được xử lý để tạo thành chất nuôi dưỡng cho đất và ứng dụng trong các vườn rau, trồng cỏ, sân gôn và công viên. Ở Mỹ, khoảng 10 – 20% bùn được dùng trong các hoạt động thương mại. Mục đích của việc đưa bùn vào trong đất là:  Cung cấp nguyên liệu thay thế cho các chất dinh dưỡng mắc tiền, trong bùn chứa nhiều chất dinh dưỡng mà cây trồng cần để phát triển.  Nghiên cứu về việc xử lý bùn bằng cách kết hợp giữa ánh sáng môi trường và vi sinh vật để tiêu diệt các sinh vật gây bệnh và nhiều chất độc hữu cơ Chất dinh dưỡng tiêu biểu hình thành nên bùn lắng là: N 3,3% ; P 2,3% ; K 0,3%. Ứng dụng lớn nhất của bùn lắng là cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây trồng tuy nhiên lượng P và K có thể thấp hơn trong một số ứng dụng khác. Bùn quánh đưa vào trong đất phải phù hợp với đặc điểm của đất. Mỗi nhà máy phải được yêu cầu giám sát về hàm lượng các chất hữu cơ trong bùn, tuân thủ các tiêu chuẩn trong nước và Thế Giới: các loại đất sử dụng (nông nghiệp, đất rừng) và nhiều đặc điểm khác (địa thế, độ sâu của nước ngầm…). Các ứng dụng của bùn trong đất phải …). Các ứng dụng của bùn trong đất phải được giám sát bởi những người có trọng trách để tránh những vấn đề tiềm tàng dưới đây:  Sự hiện diện của các sinh vật gây bệnh trong bùn có thể lan truyền dịch bệnh  Các chất hữu cơ trong bùn là nguyên nhân gây nên các mùi khó chịu và là nới cư trú của muỗi và các loài gặm nhấm. Như vậy sẽ làm gia tăng số lượng bệnh dịch tiềm ẩn  Các chất dinh dưỡng (N, P, K) trong bùn có thể gây nên nhiều hậu quả nếu chúng được chuyển vào trong đất và nguồn nước mặt gây nên hiện tượng phú dưỡng.  Chất độc, bao gồm các kim loại nặng và một ít chất hữu cơ, có thể rất nguy hiểm cho cây trồng , động vật và con người. Cadmium là chất cần đặc biệt chú ý, nó có thể tích lũy trong đất và gây hại cho con người, động vật nhưng không có hại cho bản than cây trồng. Những hợp chất hữu cơ, ví dụ như: Chlorinate hydrocacbon có thể gây độc cho việc chăn thả súc vật. 5.1.5. TRẦM TÍCH: Trầm tích là kết quả của sức hút làm cho những vật chất lơ lửng cố định trong nước. Trong những dòng sông có nước chảy siết, những mảnh nhỏ có thể vẫn lơ lửng trong nước nhưng hầu hết những mảnh nhỏ này sẽ lắng đọng dưới đáy. Chỗ lắng đọng nhiều nhất là ở cửa sông, là nơi bắt nguồn các dòng chảy của sông và tốc độ của chúng sẽ biến đổi khi hòa lẫn với nước biển và điều này có thể dẫn đến sự hình thành thủy triều đục. Lớp mặt của trầm tích thủy triều bên trong thường trong điều kiện hiếu khí, trong khi những lớp thấp hơn thì ở điều kiện hiếm khí do oxi bị vi sinh vật tiêu thụ. Những lớp sâu hơn thì lượng oxi giảm mạnh hơn và các loại chất hóa học có thể cũng bị mất theo. Sự trầm tích là một quy trình liên tục, phân tích cốt lõi của quá trình trầm tích có thể biết được lịch sử của quá trình hình thành những vật chất lơ lửng. Kể từ khi những mẫu này tập trung trên mặt nước, trầm tích có thể có những biểu hiện thay đồi về mặt hóa học xảy ra trong môi trường. Độ sâu của lớp trầm tích tỉ lệ với thời gian trôi qua. Các chất độc có thể tích lũy trong các lớp trầm tích . Ví dụ như những chất hữu cơ được kết hợp bởi những chất có độ hòa tan thấp và những khối phân tử lớn có thể bám lên trên các lớp trầm tích, chúng bị tiêu thụ bới các sinh vật dưới đáy ( trai, sò ,cá…). Điều này có thể dẫn đến mối nguy hiểm tiềm ẩn nếu như những sinh vật đó bị con người sử dụng làm thức ăn. Những lớp trầm tích trên bến cảng làm hư hỏng các kim loại nặng. Tỉ lệ phần trăm của các kim loại gây ô nhiễm (mgkg-1): As : 20-100 ; Pb : 80 – 500 ; Cd : 3 – 20 ; Cr : 90 – 250; Cu : 40 -900 ; Ni : 20 – 100 ; Hg : 0,8 – 12 ; Zn : 250 – 2500. 5.1.6. BỤI: Bụi là mối quan tâm lớn ở các khu đô thị vì chúng chứa nhiều chất độc và tiềm ần nhiều mối nguy hiểm cho con người đặc biệt là trẻ con vì chúng thường hay chơi ngoải đường, sân trường, công viên… Trong khu vực thành phố, bụi phát sinh do giao thông, khí thải từ các khu công nghiệp, từ các công trình xây dựng…Những hạt bụi có đường kính lớn hơn 10µm bị hút dính lên bề mặt Trái Đất dưới tác dụng của trọng lực. Những tuyến đường chính hiện diện nhiều các sol khí. Sự hiện diện của các chất độc trong bụi đường là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về ăn uống. Những đứa trẻ chơi ngoài đường sẽ bị dính các hạt bụi trên tay và sau đó có thể ăn vào. Trẻ con hay nhặt được nhiều thứ trên đất và nhai chúng. Hơn nữa, ở nhiều nước đang phát triển, nơi mà mức độ ô nhiễm trong các thành phố đặc biệt cao, một lượng lớn trẻ em sống bơ vơ, không nơi nương tựa. Hầu hết chúng phải sống trên lề đường trong điều kiện vệ sinh rất kém. Bụi đường lơ lửng trong không khí và bị con người hít vào. Các chất ô nhiễm trong bụi đường bám lên mặt nước và chúng sẽ theo hệ thống thoát nước tràn lên đường sau trận mưa rào. Hơn nữa, bụi đường có thể được mang theo vào nhà khi chúng dính lên quần áo. Bụi bẩn hiện diện khắp nơi: trong nhà, trường học, nơi làm việc…có thể cao bằng lượng bụi ngoài đường. Mối quan tâm lớn nhất là thành phần chì trong bụi đường, ngoài ra còn một số kim loại nặng khác cũng thường được thấy trong bụi đường. 5.2.LẤY MẪU VÀ XỬ LÝ MẪU: Phần này chủ yếu mô tả về quá trình phân tích đất. Các loại bùn khô, bùn lắng khô, bùn đặc khô cũng có thể áp dụng phương pháp tương tự để phân tích. Kết quả của việc thực nghiệm đất được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp, để người nông dân quyết định số lượng và loại phân bón (N, P, K, Mg) hoặc bón vôi để đạt được mùa vụ có sản lượng cao. Hầu hết các bài thực nghiệm thông thường yêu cầu phải có phép đo các yếu tố dinh dưỡng (N, P, K). Những dụng cụ thực nghiệm đất trong phòng thí nghiệm đều có thể mua được ở ngoài thị trường. Theo mục đích trồng trọt, những số liệu kiểm tra về các cánh đồng phải được đưa ra 2 – 3 năm một lần. 5.2.1. LẤY MẪU: Số liệu của quá trình lấy mẫu không giống nhau vì giữa đất, bụi, bùn đặc và bùn lắng hiện nay có nhiểu điểm khác nhau. Công đọan đi lấy mẫu phải được lên kế họach cẩn thận để thu được kết quả có ý nghĩa và chính xác. Mục đích của việc kiểm định phải rõ ràng vì nó quyết định thời gian và địa điểm lấy mẫu, số lượng mẫu cần lấy, và phương pháp phân tích cần áp dụng. Độ sâu của mẫu đất phụ thuộc vào mục đích kiểm định. Theo lý thuyết thì ở những cánh đồng phì nhiêu, cao nhất thì lấy 20 – 25 cm là đủ. Phân tích ở các tầng cao thích hợp cho việc tìm hiểu tác động qua lại giữa đất và môi trường xung quanh, và con đường gây ô nhiễm giữa chúng. Ví dụ như một lượng bụi trong không khí, lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, bùn trong cống… tất cả đều lắng đọng trên bề mặt của đất trong khi nước làm xói mòn tầng trên. Tuy nhiên, mẫu đất ở tầng thấp hơn cũng được phân tích để đánh giá chuyển động của vật chất ở trong đất. Ngoài việc chú ý đến không gian, chiều sâu của đất, còn phải chú ý đến thời gian lấy mẫu. Ví dụ như, sự thay đổi của chất dinh dưỡng: hàm lượng P tăng trong suốt mùa xuân và mùa hè và N vô cơ cũng tăng vào mùa xuân. Cho nên tốt nhất là lấy mẫu của chất dinh dưỡng sau mùa thu họach hoặc trước khi bón phân nhưng ta cũng có thể lấy mẫu đang trong vụ mùa. Đất có thể được lấy mẫu theo chiều ngang và đứng. Ở trong không gian lớn, sự thay đổi của thành phần đất chỉ tồn tại trong diện tích nhỏ. Trong lúc thực hành, 3 -5 mẫu đất hoặc bụi có trong bề mặt 10 – 20 cm2 được coi là lượng tối thiểu. Nếu muốn sự thay đổi có thể ước lượng được chính xác thì cần khỏang 15 – 30 mẫu. Kích thước các phần tử đất được phân thành 3 loại:  Cỡ rất nhỏ (0 – 0,05 mm)  Cỡ vừa (0,05 – 2 mm)  Cỡ lớn (>2 mm) Mỗi cánh đồng nên được lấy mẫu riêng biệt. Các cánh đồng khác nhau về bề mặt đất hoặc đá, hoặc ở việc bón phân trước kia hoặc bón vôi nên phải tách riêng ra để phân tích đất hoặc đá. Đất được phân thành đất ngẫu nhiên hoặc đất có hệ thống. Và một số phương pháp phân tích thông thường cũng có thể chấp nhận được:  Lấy mẫu tại một điểm ngẫu nhiên.  Chia khu vực thành những ô nhỏ và phân tích định kì, đều đặn các ô.  Dùng một khung zig-zag lấy mẫu và áp dụng cho các mẫu khác.  Chọn một khu vực lấy mẫu nhỏ trong một cách đồng lớn và áp dụng các phương pháp thu mẫu ngẫu nhiên cho khu vực này. Không nên áp dụng phươngpháp lấy mẫu ngẫu nhiên trong toàn bộ cánh đồng. Kết quả của phương pháp cuối cùng được chấp nhận vì nó đặc trưng cho cả cánh đồng. Ở sự trích mẫu phân hóa ngẫu nhiên, toàn khu vực được chia thành phần nhỏ hơn và việc trích mẫu ngẫu nhiên được làm cho mỗi phần đó. Cách này đưa ra độ chính xác cao hơn việc phân tích ngẫu nhiên đơn lẻ. Ở việc trích mẫu hỗn hợp thường áp dụng trên tổng quan của cánh đồng. Những mẫu đơn lẻ sẽ đưa trở về một mẫu. Phương pháp này để lấy giá trị trung bình. Tuy nhiên, nó sẽ không đánh giá được sự thay đổi về mặt không gian. Tính hợp lý của giá trị này phụ thuộc vào số liệu của những mẫu riêng biệt, tính chất của sản phẩm, và phải có những chuẩn mực trong việc trích những mẫu có kích thước bằng nhau từ độ sâu xác định. Nếu mẫu đất được lấy từ nơi ô nhiễm nặng bởi sự mất cân bằng hoặc do thực vật chết, hoặc thấy được sự ngả màu do chất hóa học thì lấy những không bị ô nhiễm có tính chất đất giống nhau để so sánh. Mẫu đất không nên lấy ở những nơi có rễ cây, ở vỉa hè, nền móng của khu xây dựng hoặc của một số công trình khác. Không nên trích mẫu ở nơi có phân bón, lá mục, vôi, hoặc đang trong mùa vụ. Trước khi lấy mẫu ta nên loại bỏ cỏ, lá và một số vật nằm bên ngoài. Bề mặt của mẫu có thể lấy bằng những dụng cụ inox như muỗng, xẻng, và bảo quản chúng trong các tủ làm bằng plastic. Nếu muốn phân tích những mẫu vật ẩm ướt thì nên bảo quản trong hộp thủy tinh. Lõi đất được lấy bởi một ống hình trụ. Đó là một ống rỗng làm bằng kim loại hoặc nhựa PVC đường kính dài từ 2 – 12 cm, độ dài phụ thuộc vào chiều sâu lấy mẫu đất. Cái ống này được đóng vào đất. T
Tài liệu liên quan