Photoshop: nguyên tắc cơ bản về lý thuết màu

Với những người ham mê chụp ảnh bằng máy ảnh kỹ thuật số thì khái niệm ảnh RAW chắc chắn không còn xa lạ. Và việc xử lý ảnh bằng Camera RAW chắc chắn không phải là điều gì quá lạ lẫm. Camera RAW là một phần của Adobe Photoshop, cho phép người dùng cân chỉnh màu sắc, sáng tối. rất tiện dụng và mạnh mẽ. Nhưng đa số người dùng phổ thông lại quen thuộc với ảnh JPEG. Vậy làm thế nào để bắt đầu với Camera RAW?

pdf14 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1742 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Photoshop: nguyên tắc cơ bản về lý thuết màu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Photoshop : Nguyên Tắc Cơ Bản Về Lý Thuết Màu Với những người ham mê chụp ảnh bằng máy ảnh kỹ thuật số thì khái niệm ảnh RAW chắc chắn không còn xa lạ. Và việc xử lý ảnh bằng Camera RAW chắc chắn không phải là điều gì quá lạ lẫm. Camera RAW là một phần của Adobe Photoshop, cho phép người dùng cân chỉnh màu sắc, sáng tối... rất tiện dụng và mạnh mẽ. Nhưng đa số người dùng phổ thông lại quen thuộc với ảnh JPEG. Vậy làm thế nào để bắt đầu với Camera RAW? Hiện tại Photoshop CS6 đã ra đời với Camera RAW phiên bản 7. Giao diện và tính năng của phiên bản này có một số khác biệt so với phiên bản 6, tuy nhiên người dùng có thể dễ dàng làm chủ phiên bản 7 nếu đã biết về phiên bản 6. Vì vậy mình sẽ làm hướng dẫn trên phiên bản 6 để bài viết mang tính "phổ cập". Để sử dụng Camera RAW với ảnh JPEG, chúng ta bật Photoshop, vào Preference, chọn Camera RAW. Ở phần JPEG and TIFF Handling, ở dòng JPEG chọn "Automatic open all supported JPEGs" ấn OK. Từ Windows Explorer (với Windows) hoặc Finder (với MacOS), chuột phải vào bức ảnh, chọn Open with Photoshop. Photoshop sẽ load bức ảnh trong Camera RAW trước khi chuyển qua xử lý trên Photoshop. Với bức ảnh này (em lượm đại trên Facebook, trúng ảnh của bác nào đừng chém em nhé) thì 2 người mẫu đã tạo dáng rất đẹp rồi, tuy nhiên bức ảnh có cảm giác hơi mù, không được trong, màu mè hời hợt quá. Trong phần Basic của Camera RAW có mấy mục cần quan tâm như sau:  White Balance: sử dụng khi bức ảnh bị sai "cân bằng trắng". Tức là những bức ảnh chụp trong những điều kiện ánh sáng khác thường như dưới ánh đèn đỏ, dưới ánh đèn neon... mà máy ảnh không xác định được dẫn đến bức ảnh bị ám đỏ, ám vàng, ám xanh...  Recovery: khôi phục lại những vùng quá sáng (cháy), chỉ có tác dụng đến vùng sáng của bức ảnh.  Fill Light: tăng độ sáng cho bức ảnh, có tác dụng lên tất cả các vùng nhưng thiên về vùng sáng.  Black: tăng độ đen cho vùng tối.  Brightness: tăng sáng cho toàn bộ bức ảnh.  Contrast: thay đổi độ tương phản của bức ảnh.  Clarity: thay đổi biên độ màu giữa các màu. Thao tác nào khiến bức ảnh có cảm giác sắc nét hơn và trong hơn.  Vibrance và Saturation: thay đổi độ "giàu màu" của bức ảnh, làm màu nào ra màu đó, khiến bức ảnh nhiều màu sắc hơn. Vibrance tác động đến những vùng nóng còn Saturation có tác động đến tất cả các màu. Sau một vài thao tác kéo kéo, đây là sản phẩm (mình mở trong photoshop để mọi người dễ dàng so sánh với ảnh cũ) Yep, bức ảnh trông đã đỡ nhợt nhạt rồi. Nhưng mà màu mè vẫn chưa ưng lắm. Thứ nhất: Màu da của bạn gái bị contrast, saturation và vibrance làm sẫm hẳn đi. Chi tiết nào có thể tha thứ chứ da bạn gái mà đen thùi lùi thì... Thứ hai: Màu áo dài rất đẹp, nhưng nó nổi quá, thu hút người nhìn quá. Mình chụp ảnh người chứ có chụp ảnh quảng cáo áo dài đâu!!! Thứ ba: Em là em khoái cây cỏ nó phải xanh mướt, đầy sức sống. OK, vậy vọc tiếp. Chuyển qua tab HSL/Grayscale. Bỏ qua vụ chuyển ảnh thành đen trắng (Convert to Grayscale) nhé, vọc màu sắc tí cho sướng đã.  Tab Hue: cho phép người dùng biến đổi tông màu của bức ảnh. Dân chụp hình gọi là blend màu, tức là giảm màu này, bớt màu kia sao cho bức ảnh trông nghệ thuật hơn. Món này mình dốt nên các bác cứ vọc thử nhé.  Tab Saturation: tăng giảm màu sắc cho từng tông màu cụ thể. Mình muốn màu xanh của cỏ cây đẹp hơn nên tăng kênh Yellows/Greens/Aquas, màu tím của áo dài bớt đi nên giảm kênh Purples, màu đỏ của môi tăng lên nên tăng kênh Reds, màu da bớt sẫm nên giảm kênh Oranges.  Tab Luminance cho phép chỉnh độ sáng tối của mỗi tông màu. Mình muốn da cô gái sáng lên nên đã tăng sáng trên kênh Reds/Oranges. Mình cũng giảm kênh Yellows một chút để phần đường đất được rõ nét hơn và sắc vàng trong lá cây cũng đẹp hơn. Và đây là kết quả sau 3 bước chỉnh sửa: Sau khi hoàn thành thao tác chỉnh sửa, chọn Save Image để lưu kết quả đã sửa. Để lưu trữ, mình thường chọn Quality trong khoảng 10-12. Để post ảnh lên mạng, mình sẽ chọn Quality ở mức 6-8. Lưu ý: Nếu không chọn Save Image thì bức ảnh sẽ không có gì thay đổi nếu mở bằng các phần mềm khác ngoài Camera RAW. Nếu mở lại bằng Camera RAW thì các thông số đã chỉnh sửa sẽ được giữ nguyên, các bác có thể tiếp tục chỉnh sửa nếu muốn. Chỉnh sửa màu sắc cho hình ảnh là một trong những chức năng quan trọng nhất của Photoshop, vì vậy việc tìm hiểu về lý thuyết màu sẽ giúp bạn sử dụng Photoshop một cách hiệu quả. III. Mô hình HSB (Hue, Saturation, Brightness) a. Hue (sắc màu): Thông thường, sắc màu chính là tên của màu. Ví dụ: đỏ, cam, lục… Các sắc màu khác nhau được biểu diễn trên vòng tròn màu và có giá trị từ 0o đến 360o. Vòng tròn màu Người ta cũng có thể biểu diễn Hue theo mô hình 3 chiều dưới đây: Trong Photoshop, để chọn màu ta bấm chuột vào biểu tượng Foreground color hoặc Background color. Khi đó, hộp thoại Color Picker sẽ hiện ra: b. Saturation (độ bão hòa màu): Độ bão hòa màu thể hiện độ thuần khiết của màu. Khi có độ bão hòa cao, màu sẽ sạch và rực rỡ. Khi có độ bão hòa thấp, màu sẽ đục và xỉn. Độ bão hòa thay đổi từ 0% (xám) đến 100%. Trên vòng tròn màu, độ bão hòa màu tăng dần từ tâm ra chu vi c. Brightness (độ sáng): Độ sáng của một màu mô tả nó sáng hay tối như thế nào. Độ sáng thay đổi từ 0% đến 100%. Trong mô hình 3 chiều, độ sáng tăng dần từ đáy lên đỉnh IV. Mô hình CIE Lab Mô hình CIE L*a*b* được xây dựng dựa trên khả năng cảm nhận màu của mắt người. Các giá trị Lab mô tả tất cả những màu mà mắt một người bình thường có thể nhìn thấy được. Lab được xem là một mô hình màu độc lập đối với thiết bị và thường được sử dụng như một cơ sở tham chiếu khi chuyển đổi một màu từ một không gian màu này sang một không gian màu khác. Theo mô hình Lab, tất cả các màu có cùng một độ sáng sẽ nằm trên cùng một mặt phẳng có dạng hình tròn theo 2 trục a* và b*. Màu có giá trị a* dương thì ngả đỏ, màu có giá trị a* âm thì ngả lục. Tương tự b* dương thì ngả vàng và b* âm thì ngả lam. Còn độ sáng của màu thì thay đổi theo trục dọc. V. Tại sao màu sắc không giống nhau Không có một thiết bị nào trong các hệ thống in ấn có khả năng phục chế được toàn bộ quang phổ màu mà mắt người nhìn thấy được. Mỗi thiết bị đều hoạt động trong một không gian màu hữu hạn nào đó. Mô hình CIE Lab có không gian màu cố định vì được xây dựng dựa trên khả năng cảm nhận màu của mắt người. Mô hình Lab là độc lập đối với thiết bị. Các mô hình còn lại như: RGB, CMYK, HSB thì có thể có nhiều không gian màu khác nhau và phụ thuộc vào thiết bị. Do có các không gian màu khác nhau nên màu sắc của tài liệu được thể hiện trên các thiết bị khác nhau cũng sẽ không giống nhau. Sự khác biệt về màu sắc có thể phát sinh do hình ảnh được tạo ra từ nhiều nguồn khác nhau (từ máy quét, từ máy ảnh số…); các phần mềm đồ họa định nghĩa màu cũng khác nhau; vật liệu in khác nhau (giấy in báo có không gian màu hẹp hơn giấy couché); và do thiết bị được chế tạo từ các nhà sản xuất khác nhau; tuổi thọ thiết bị khác nhau… Các thiết bị khác nhau có không gian màu khác nhau