Phương pháp dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua bài báo Dân vận, ý nghĩa thực tiễn

đảng viên thấm nhuần về bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta đó là: “nước ta là nước dân chủ”. Chính nhờ có bản chất tốt đẹp đó mà Đảng ta đã hiệu triệu được toàn dân đứng lên theo Đảng tiến hành sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân. Và đây cũng là mục tiêu phấn đấu suốt cuộc đời hoạt động của Người để xây dựng một nhà nước tốt đẹp, trong đó người dân thực sự là chủ: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân”, “Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”. Theo Hồ Chí Minh, giải quyết vấn đề dân chủ là đi vào cái rất cụ thể đó là mối quan hệ giữa lợi ích và quyền lợi, giải quyết mối quan hệ về lợi ích nhưng lợi ích phải được ràng buộc bởi trách nhiệm, nghĩa vụ, bổn phận. Sự ràng buộc ấy chính là dân chủ. Người chỉ rõ, người dân chỉ biết giá trị của dân chủ khi được ăn no mặc ấm. Do đó, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, thực hành dân chủ là mục tiêu và động lực của công tác quần chúng. Theo Hồ Chí Minh, thực hành dân chủ rộng rãi để dân thực sự là chủ, biết làm chủ, hiểu được quyền và nghĩa vụ của người chủ, đó là cái chìa khoá vạn năng có thể giải quyết được mọi khó khăn. Nghiên cứu kỹ bài báo “Dân vận” cho ta thấy tư tưởng rất rõ của Hồ Chí Minh là: “từ dân, vì dân”. Người bàn đến vấn đề dân chủ và muốn có được dân chủ phải làm công tác dân vận. Bản chất công tác dân vận của Hồ Chí Minh là “vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể đã giao cho. Trong quy trình dân vận Người luôn đặc biệt chú ý đến vấn đề dân chủ. Người chỉ rõ: “Bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân ra sức thi hành”, “Khi thi hành xong phải cùng dân kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng”. Quan điểm về dân vận của Hồ Chí Minh rất cụ thể, rõ ràng: “Tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ đoàn thể và tất cả các hội viên của các tổ chức nhân dân (Liên Việt, Việt Minh,v.v.) đều phải phụ trách dân vận”. Quan điểm này, chỉ rõ cho mọi cấp chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên luôn phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực chủ động sáng tạo để có biện pháp vận động quần chúng phù hợp, thiết thực, hiệu quả.

doc5 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1999 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua bài báo Dân vận, ý nghĩa thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan