Phương tiện kỹ thuật dùng trong dạy học

Mục tiêu 1. Kiến thức - Phân loại được các phương tiện kỹthuật dạy học (PTKT DH) cơbản theo các dấu hiệu nhận biết cơbản. - Nắm được chức năng và công dụng của PTKT DH. - Nắm được các nguyên tắc sửdụng PTKT DH. - Phân loại và biết được công dụng, tình huống sửdụng các phương tiện hỗtrợsửdụng PTKT DH. - Nắm vững công dụng, các tính năng và cách sửdụng, bảo quản các PTKT DH hỗtrợ dạy học nhưtivi, video, máy chiếu qua đầu, máy chiếu hình đa phương tiện. 2. Kỹnăng - Thực hành sửdụng được các PTKT DH cơbản giới thiệu trong tài liệu. - Biết sửdụng các PTKT DH đơn giản. - Biết vận dụng linh hoạt các phương tiện hỗtrợdạy học. - Biết tổchức tiết học có sửdụng PTKT DH. 3. Thái độ - Chủ động và tựtin trong việc sửdụng các PTKT DH. - Có ý thức sửdụng PTKT DH hỗtrợdạy học.

pdf38 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 2074 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương tiện kỹ thuật dùng trong dạy học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 Tiểu mô - đun 1 Phương tiện kỹ thuật dùng trong dạy học I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Phân loại được các phương tiện kỹ thuật dạy học (PTKT DH) cơ bản theo các dấu hiệu nhận biết cơ bản. - Nắm được chức năng và công dụng của PTKT DH. - Nắm được các nguyên tắc sử dụng PTKT DH. - Phân loại và biết được công dụng, tình huống sử dụng các phương tiện hỗ trợ sử dụng PTKT DH. - Nắm vững công dụng, các tính năng và cách sử dụng, bảo quản các PTKT DH hỗ trợ dạy học như tivi, video, máy chiếu qua đầu, máy chiếu hình đa phương tiện. 2. Kỹ năng - Thực hành sử dụng được các PTKT DH cơ bản giới thiệu trong tài liệu. - Biết sử dụng các PTKT DH đơn giản. - Biết vận dụng linh hoạt các phương tiện hỗ trợ dạy học. - Biết tổ chức tiết học có sử dụng PTKT DH. 3. Thái độ - Chủ động và tự tin trong việc sử dụng các PTKT DH. - Có ý thức sử dụng PTKT DH hỗ trợ dạy học. II. Giới thiệu tiểu mô - đun 1. Thời gian 1 đvht = 15 tiết (8 tiết lý thuyết + 7 tiết thực hành). 2. Danh mục các chủ đề Tên các chủ đề Số tiết Trang số Chủ đề 1: Phương tiện dạy học 1 6 Chủ đề 2: Phân loại PTKT DH cơ bản 1 11 Chủ đề 3: Các nguyên tắc sử dụng PTKT DH cơ bản 1 16 Chủ đề 4: Chuẩn bị tiết học có sử dụng PTKT DH cơ bản 2 21 Chủ đề 5: Máy chiếu qua đầu và cách sử dụng 5 23 Chủ đề 6: Máy chiếu hình đa phương tiện và cách sử dụng 5 31 III. Tài liệu và thiết bị để thực hiện tiểu mô - đun 1. Thiết bị và đồ dùng trực quan 6 - Tivi, video, máy chiếu qua đầu, máy chiếu hình đa phương tiện. 2. Tài liệu tham khảo - Nguyễn Ngọc Bảo, Hà Thị Đức. Hoạt động dạy học ở trường THCS. NXB GD - 1999. - Tô Xuân Giáp. Phương tiện dạy học. NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp - 1992. - Đỗ Huân. Sử dụng thiết bị nghe nhìn trong dạy và học. NXB ĐHQG Hà Nội - 2001. 3. Học liệu - Các tiêu chuẩn cơ bản về an toàn. - Biết sử dụng các phần mềm MicroSoft Word và MicroSoft PowerPoint hoặc các phần mềm tương tự. - Biết sử dụng tivi, video, máy chiếu qua đầu, máy chiếu hình đa phương tiện cùng các thiết bị hỗ trợ để sử dụng phương tiện kỹ thuật (PTKT) trong dạy học như máy in, máy photocopy, bảng chiếu. 4. Băng hình - Băng hình 1: Cấu tạo và hướng dẫn sử dụng máy chiếu hình đa phương tiện. - Băng hình 2: Dạy học có sự hỗ trợ của máy chiếu qua đầu. IV. Nội dung tiểu mô - đun Chủ đề 1: Phương tiện dạy học 1. Mục tiêu * Kiến thức - Nắm được khái niệm phương tiện dạy học (PTDH), PTKT dùng trong dạy học. * Kỹ năng - Nắm chắc hoạt động dạy, học cùng quá trình dạy học. - Tìm hiểu PTDH thông qua khái niệm, thể hiện qua ý nghĩa, nắm được các loại phương tiện cùng cách phân loại. * Thái độ - Bước đầu tìm hiểu ý nghĩa PTDH và phân loại được chúng khi gặp. - Kích thích tìm hiểu và sử dụng PTDH. 2. Tài liệu - Nguyễn Ngọc Bảo, Hà Thị Đức. Hoạt động dạy học ở trường THCS. NXB GD - 1999 (trang 186 - 191). - Tô Xuân Giáp. Phương tiện dạy học. NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp - 1992 (trang 6, 21 - 23, 38 - 42, 47 - 69). 3. Nội dung 1 tiết (lý thuyết) Hoạt động 1 Khái niệm Phương tiện dạy học ³Thông tin cho hoạt động 1 Như chúng ta đã biết, quá trình dạy học gồm có hoạt động dạy và hoạt động học, trong đó diễn ra quá trình tái sản xuất những kinh nghiệm xã hội của nhân loại. Cũng như bất kỳ một quá trình sản xuất nào, quá trình dạy học cũng phải sử dụng những phương tiện lao động nhất định. Phương tiện lao động sư phạm rất đa dạng. Nó bao gồm những phương tiện 7 vật chất, phương tiện thực hành, phương tiện trí tuệ. ở đây chúng ta chỉ nghiên cứu PTDH vật chất với ý nghĩa là công cụ lao động của người dạy và người học, và được nói gọn là PTDH. Song, khi đề cập đến các PTDH với cách sử dụng chúng thì phần nào đã nói đến phương tiện thực hành. Từ cách hiểu PTDH như vậy, có thể đi tới định nghĩa của nó như sau: PTDH là tập hợp những đối tượng vật chất được người dạy sử dụng với tư cách là những phương tiện tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của người học, là phương tiện nhận thức của người học, thông qua đó mà thực hiện những nhiệm vụ dạy học. " Nhiệm vụ - Nhiệm vụ 1: Cá nhân đọc các tài liệu sau: + Hoạt động dạy, học. + Quá trình dạy học. + Các phương tiện lao động sư phạm. Những thu hoạch của cá nhân sau khi đọc các thông tin (phần dành cho sinh viên viết thu hoạch cá nhân sau khi đọc các thông tin). - Nhiệm vụ 2: Thảo luận theo nhóm học tập với các câu hỏi sau: + Thế nào là hoạt động dạy? + Thế nào là hoạt động học? + Hãy nêu các phương tiện lao động sư phạm cơ bản. Cá nhân làm bài tập của nhiệm vụ 2 sau khi thảo luận nhóm (phần dành cho sinh viên làm bài tập của nhiệm vụ 2 sau khi thảo luận nhóm). - Nhiệm vụ 3: Cả lớp làm bài tập là các câu hỏi ở nhiệm vụ 1, sau đó thảo luận. Đại diện từng nhóm thể hiện kết quả làm việc của nhóm. Cá nhân làm bài tập của nhiệm vụ 3 sau khi thảo luận nhóm (phần dành cho sinh viên làm bài tập của nhiệm vụ 3 sau khi thảo luận giữa các nhóm). /Đánh giá hoạt động 1 Hãy trả lời các câu hỏi sau: Thế nào là phương tiện dạy học? Cho ví dụ về các phương tiện bạn đã được biết. 8 Thông tin phản hồi cho hoạt động 1 Phương tiện dạy học là tập hợp những đối tượng vật chất được người dạy sử dụng với tư cách là những phương tiện tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của người học, là phương tiện nhận thức của người học, thông qua đó mà thực hiện những nhiệm vụ dạy học. Ví dụ: tivi, đầu đĩa, máy vi tính v.v.. Hoạt động 2 Ý nghĩa của phương tiện dạy học ³ Thông tin cho hoạt động 2 8 Từ sự nghiên cứu khái niệm quá trình dạy học, chúng ta nhận thấy rằng hoạt động dạy là hoạt động tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, mà một trong những nhiệm vụ tổ chức điều khiển nhận thức đó của giáo viên là việc tổ chức, điều khiển quá trình tri giác cảm tính những hiện tượng hoặc đối tượng được nghiên cứu của học sinh. Song, những hiện tượng, đối tượng đó không phải bao giờ cũng được hiện ra một cách trực tiếp ở ngay phòng học. Trong trường hợp đó PTDH tạo khả năng tái hiện chúng một cách gián tiếp thông qua hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ, mô hình v.v... Nhờ chúng mà tạo nên trong ý thức của người học sinh những hình ảnh trực quan cảm tính của những hiện tượng và sự vật. Sản phẩm mà PTDH tạo ra thường là hình ảnh chủ quan, trong đó chỉ phản ánh mặt bên ngoài của đối tượng hoặc hiện tượng. Nhiệm vụ của dạy học là làm sao để từ những hình ảnh trực quan cảm tính dẫn học sinh hiểu bản chất của hiện tượng hoặc sự vật. Việc chuyển hoá đó có liên hệ với tư duy trừu tượng, với việc đưa vào và sử dụng những khái niệm trừu tượng. Với điều đó, những hình ảnh trực quan đảm bảo mối liên hệ thường xuyên giữa tư duy với hiện tượng hoặc đối tượng nghiên cứu khi cung cấp cho tư duy tài liệu thông tin cần thiết. Chúng thực hiện hai chức năng cơ bản: - Chức năng nhận thức: làm phong phú quá trình tư duy bằng nhiều chi tiết đã bị mất đi trong những khái niệm trừu tượng và giúp vạch ra những thuộc tính bên trong của đối tượng và hiện tượng được nghiên cứu. - Chức năng điều khiển hoạt động nhận thức của người học: Những hình ảnh trực quan cảm tính được hoàn thiện và được làm phong phú không ngừng trong quá trình nhận thức bằng những thuộc tính đặc biệt của chúng. PTDH là trợ thủ không thể thay thế được của người giáo viên ở giai đoạn hình thành tư duy trừu tượng cho học sinh. ở giai đoạn này những hình ảnh trực quan cảm tính bao giờ cũng là thành phần và tiền đề bắt buộc của tư duy. Tư duy dù đạt đến mức độ cao như thế nào ít nhiều nó cũng vẫn cần đến trực quan cảm tính, cần đến hình ảnh. ở giai đoạn kết thúc sự nghiên cứu hiện tượng hoặc sự vật cần phải chỉ cho học sinh sự vận dụng trong thực tiễn của nó. Điều đó cũng sẽ khó đạt được nếu thiếu sử dụng những PTDH. Vì vậy, ở cả giai đoạn trực quan cảm tính, giai đoạn tư duy trừu tượng và ở cả giai đoạn giới thiệu cho học sinh sự vận dụng thực tiễn những hiện tượng hoặc sự vật nghiên cứu cũng cần phải sử dụng những PTDH. Đối với người học, PTDH là công cụ nhờ nó mà họ nhận thức được thế giới xung quanh. - Việc sử dụng những PTDH giúp họ có thông tin đầy đủ và sâu sắc hơn về đối tượng hoặc hiện tượng nghiên cứu và chính bằng cách đó mà tạo điều kiện nâng cao chất lượng dạy học. - PTDH giúp làm thoả mãn và làm phát triển hứng thú của người học. - Làm cho tài liệu học tập trở nên vừa sức hơn đối với họ bằng tính trực quan được thông qua. - Tăng cường hoạt động lao động của người học và bằng cách đó cho phép nâng cao nhịp điệu nghiên cứu tài liệu học tập. - PTDH giúp tăng cường hoạt động độc lập, tự lực. - Làm tăng tính tự lực trong tiết học của học sinh. Những điều trình bày ở trên đã nói lên vai trò và tác dụng của PTDH không chỉ trong hoạt động nhận thức của học sinh mà cả trong việc thực hiện những chức năng quan trọng 9 đối với hoạt động dạy của người giáo viên, khi làm tăng khả năng của họ như là nhà giáo dục, như là một nguồn thông tin, nhà tổ chức và người kiểm tra, kiểm soát. Trong trường hợp tổ chức vận dụng đúng đắn về mặt sư phạm, PTDH đóng vai trò như là nguồn thông tin và giải phóng người giáo viên khỏi nhiều công việc có tính chất thuần tuý kỹ thuật trong tiết học, chẳng hạn như thông báo thông tin, để có nhiều thời gian hơn cho công tác sáng tạo trong hoạt động với học sinh. PTDH tạo khả năng vạch ra một cách sâu sắc hơn, trình bày rõ ràng dễ hiểu, đơn giản hơn nội dung tài liệu học tập, tạo điều kiện hình thành cho họ động cơ học tập đúng đắn. " Nhiệm vụ - Nhiệm vụ 1: Cá nhân đọc các thông tin sau: + ý nghĩa các mô hình dạy học trong quá trình dạy học. + Phân tích quá trình truyền tải thông tin từ các phương tiện hỗ trợ dạy học tới người học? Những thu hoạch của cá nhân sau khi đọc các thông tin (phần dành cho sinh viên viết thu hoạch cá nhân sau khi đọc các thông tin). - Nhiệm vụ 2: Sinh viên thảo luận theo nhóm học tập với các câu hỏi sau: + Các chức năng nhận thức? + Chức năng điều khiển nhận thức của người học? Cá nhân làm bài tập của nhiệm vụ 2 sau khi thảo luận nhóm (phần dành cho sinh viên làm bài tập của nhiệm vụ 2 sau khi thảo luận nhóm). - Nhiệm vụ 3: Cả lớp làm bài tập là nhiệm vụ 2 và thảo luận các nội dung. Đại diện từng nhóm thể hiện kết quả làm việc của nhóm. Cá nhân làm bài tập của nhiệm vụ 3 sau khi thảo luận nhóm (phần dành cho sinh viên làm bài tập của nhiệm vụ 3 sau khi thảo luận giữa các nhóm). /Đánh giá hoạt động 2 Hãy trả lời câu hỏi sau: Vai trò của phương tiện dạy học? 8 Thông tin phản hồi cho hoạt động 2 Phương tiện dạy học có các vai trò chính sau: - Việc sử dụng những PTDH giúp người học có thông tin đầy đủ và sâu sắc hơn về đối tượng hoặc hiện tượng nghiên cứu và chính bằng cách đó mà tạo điều kiện nâng cao chất lượng dạy học. - PTDH giúp làm thoả mãn và làm phát triển hứng thú của người học. - Làm cho tài liệu học tập trở nên vừa sức hơn đối với họ bằng tính trực quan được thông qua. - Tăng cường hoạt động lao động của người học và bằng cách đó cho phép nâng cao nhịp điệu nghiên cứu tài liệu học tập. - PTDH giúp tăng cường hoạt động độc lập, tự lực. - Làm tăng tính tự lực trong tiết học của học sinh. Hoạt động 3 Một số loại phương tiện dạy học ³ Thông tin cho hoạt động 3 Phương tiện dạy học hết sức đa dạng. Thành phần của các loại PTDH phụ thuộc vào trình độ phát triển khoa học kỹ thuật. Trong nhà trường chúng ta trước đây thường được trang bị những phương tiện ít có tính kỹ thuật hơn, đúng hơn là ít phải dùng điện năng hơn nên được gọi là đồ dùng dạy học, rõ hơn nữa là đồ dùng dạy học trực quan hay PTDH trực 10 quan. 30 năm gần đây, do sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật đã xuất hiện những PTDH trực quan. Thực ra những phương tiện kỹ thuật dạy học như những phương tiện nghe - nhìn cũng có tính trực quan, cũng là đồ dùng dạy học. Vì vậy cách phân loại có tính chất hoàn toàn quy ước, tương đối mà thôi. Đồ dùng dạy học trực quan bao gồm: mẫu vật, hình mẫu (makét), mô hình, phương tiện đồ hoạ như tranh, hình vẽ, sơ đồ, bản đồ v.v... thiết bị và đồ dùng thí nghiệm, sách giáo khoa và tài liệu dạy học khác. Phương tiện dạy học kỹ thuật bao gồm các phương tiện nghe - nhìn, các máy kiểm tra, máy dạy học. Trong số những loại phương tiện đó, phương tiện nghe - nhìn chiếm vị trí quan trọng nhất. " Nhiệm vụ - Nhiệm vụ 1: Cá nhân đọc các thông tin sau đối với các loại hỗ trợ việc dạy học: + Mẫu vật, hình mẫu, mô hình, tranh, hình ảnh, sơ đồ, bản đồ. + Các thiết bị thể hiện sự nghe, nhìn và các thiết bị đồng thời cả hai chức năng nghe và nhìn. Những thu hoạch của cá nhân sau khi đọc các thông tin (phần dành cho sinh viên viết thu hoạch cá nhân sau khi đọc các thông tin). - Nhiệm vụ 2: Thảo luận theo nhóm học tập với các câu hỏi sau: + Thế nào là giá mang thông tin? + Hãy nêu các phương tiện chuyển tải thông tin. Cá nhân làm bài tập của nhiệm vụ 2 sau khi thảo luận nhóm (phần dành cho sinh viên làm bài tập của nhiệm vụ 2 sau khi thảo luận nhóm). - Nhiệm vụ 3: Cả lớp làm bài tập của nhiệm vụ 2 và thảo luận. Đại diện từng nhóm thể hiện kết quả làm việc của nhóm. Cá nhân làm bài tập của nhiệm vụ 3 sau khi thảo luận nhóm (phần dành cho sinh viên làm bài tập của nhiệm vụ 3 sau khi thảo luận giữa các nhóm). /Đánh giá hoạt động 3 Hãy trả lời các câu hỏi sau: Hãy kể tên và bước đầu phân loại phương tiện dạy học mang tính hiện đại hỗ trợ việc dạy học theo tính chất nghe và nhìn mà thiết bị thể hiện? 8 Thông tin phản hồi cho hoạt động 3 Các phương tiện nghe - nhìn bao gồm: - Các giá mang thông tin như bản trong, phim, băng từ âm, băng từ âm - hình, đĩa ghi âm, ghi hình, đĩa máy tính, CD - ROM v.v... - Các phương tiện chuyển tải thông tin ghi ở các giá mang thông tin như đèn chiếu, máy chiếu phim, cassettes, video, máy quay phim (camera), máy tính (computer) v.v.. Hoạt động 4 Khái quát về việc sử dụng phương tiện dạy học ³Thông tin cho hoạt động 4 Phương tiện dạy học có ý nghĩa to lớn như trên đã trình bày, song không phải tự thân nó có toàn bộ ý nghĩa đó. Nói cách khác là không phải cứ sử dụng PTDH là có tác dụng dạy học - giáo dục mà còn phụ thuộc rất nhiều vào việc người giáo viên sử dụng nó như thế nào, vào cách nghiên cứu, chế biến tài liệu dạy học với việc sử dụng phương tiện đó mà họ sẽ tiến hành. Tiết học với việc sử dụng những phương tiện kỹ thuật dạy học đó là một kiểu tiết học mới mà trong đó bắt buộc người giáo viên phải sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với chúng. Những PTDH, đặc biệt là những phương tiện kỹ thuật dạy học, làm thay đổi cấu 11 trúc và cả nhịp điệu tiết học và kết quả dẫn tới là làm thay đổi vị trí người giáo viên trong tiết học. Đồng thời điều đó đòi hỏi trình độ lành nghề của người giáo viên cao. Hiệu quả sử dụng những PTDH càng lớn khi họ có trình độ nghiệp vụ càng cao. " Nhiệm vụ - Nhiệm vụ 1: Cá nhân đọc các thông tin sau: + ý nghĩa từng PTKT DH đối với việc dạy học. + Sử dụng PTKT DH đối với từng điều kiện cụ thể. Những thu hoạch của cá nhân sau khi đọc các thông tin (phần dành cho sinh viên viết thu hoạch cá nhân sau khi đọc các thông tin). - Nhiệm vụ 2: Thảo luận theo nhóm học tập với các câu hỏi sau: + Mục đích sư phạm sử dụng PTKT DH? + Xác định tính năng từng PTKT DH đối với từng bài dạy, chọn thời điểm nào để sử dụng chúng, sử dụng trong thời gian bao lâu? Cá nhân làm bài tập của nhiệm vụ 2 sau khi thảo luận nhóm (phần dành cho sinh viên làm bài tập của nhiệm vụ 2 sau khi thảo luận nhóm). - Nhiệm vụ 3: Cả lớp làm bài tập và thảo luận. Đại diện từng nhóm thể hiện kết quả làm việc của nhóm. Cá nhân làm bài tập của nhiệm vụ 3 sau khi thảo luận nhóm (phần dành cho sinh viên làm bài tập của nhiệm vụ 3 sau khi thảo luận giữa các nhóm). /Đánh giá hoạt động 4. Hãy trả lời các câu hỏi sau: Hãy nêu một số việc trong tiết học khi sử dụng PTDH hỗ trợ dạy học? 8 Thông tin phản hồi cho hoạt động 4 Trong một tiết học có sử dụng PTDH hỗ trợ dạy học có các việc sau: - Xác định PTDH một cách thích hợp nhằm phát huy tính tích cực, tự lực nhận thức của học sinh trong việc lĩnh hội tài liệu học tập. - Xác định chính xác những PTDH nào cần thiết phải sử dụng qua tìm hiểu tính năng của từng phương tiện. - Xác định vị trí của những phương tiện đó trong tiết học. - Thời lượng sử dụng phương tiện đó. Chủ đề 2: Phân loại phương tiện kỹ thuật dạy học cơ bản 1. Mục tiêu * Kiến thức - Phân loại được các PTKT cơ bản dùng trong dạy học ở tiểu học theo các dấu hiệu nhận biết cơ bản. - Nắm được khái quát chức năng và công dụng của PTKT trong dạy học. * Kỹ năng - Phân loại được PTKT DH khi gặp. * Thái độ - Bước đầu dựa trên việc phân loại PTKT DH xác định điều kiện cho phép ứng dụng chúng trong việc dạy học. 2. Tài liệu 12 - Nguyễn Ngọc Bảo, Hà Thị Đức. Hoạt động dạy học ở trường THCS. NXB GD - 1999 (trang 189 - 190). - Tô Xuân Giáp. Phương tiện dạy học. NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp - 1992 (trang 38 - 42). - Đỗ Huân. Sử dụng thiết bị nghe nhìn trong dạy và học. NXB ĐHQG Hà Nội - 2001 (trang 2 - 4, 8). 3. Nội dung 1 tiết (lý thuyết) Hoạt động 1 Phân loại dựa theo loại hình nghe nhìn mà thiết bị thể hiện ³ Thông tin cho hoạt động 1 Một số PTDH đã được học trong chủ đề 1: - Thiết bị ghi - đọc tiếng băng từ/máy ghi âm. - Thiết bị ghi hoặc ghi - đọc đĩa CD. - Thiết bị (phòng) học ngoại ngữ. - Máy chiếu qua đầu. - Máy chiếu phim slide. - Máy chiếu vật thể. - Máy tính và mạng máy tính. " Nhiệm vụ - Nhiệm vụ 1: Cá nhân đọc thông tin sau: + Những phương tiện mang thông tin nghe nhìn. Những thu hoạch của cá nhân sau khi đọc các thông tin (phần dành cho sinh viên viết thu hoạch cá nhân sau khi đọc các thông tin). - Nhiệm vụ 2: Thảo luận theo nhóm học tập với các câu hỏi sau: + Thiết bị nghe? + Thiết bị nhìn? + Thiết bị nghe và nhìn? Cá nhân làm bài tập của nhiệm vụ 2 sau khi thảo luận nhóm (phần dành cho sinh viên làm bài tập của nhiệm vụ 2 sau khi thảo luận nhóm). - Nhiệm vụ 3: Cả lớp thảo luận nhiệm vụ 2. Đại diện từng nhóm thể hiện kết quả làm việc của nhóm. /Đánh giá hoạt động 1 Hãy trả lời các câu hỏi của nhiệm vụ 2? 8 Thông tin phản hồi cho hoạt động 1 Thiết bị nghe Bao gồm các thiết bị hoặc nhóm thiết bị sau: - Thiết bị ghi - đọc tiếng băng từ/máy ghi âm. - Thiết bị ghi hoặc ghi - đọc đĩa CD. - Thiết bị (phòng) học ngoại ngữ. Thiết bị nhìn 13 Bao gồm các thiết bị hoặc nhóm thiết bị sau: - Máy chiếu qua đầu. - Máy chiếu phim slide. - Máy chiếu vật thể. Thiết bị nghe - nhìn Bao gồm các thiết bị hoặc nhóm thiết bị sau: - Thiết bị ghi - đọc hình tiếng bằng băng từ/đầu video. - Thiết bị đọc hoặc ghi - đọc hình tiếng bằng đĩa CD/đầu VCD. - Thiết bị phát hình tiếng máy tính/máy chiếu. - Máy tính và mạng máy tính. Hoạt động 2 Phân loại dựa theo nguyên lý cấu tạo cơ bản của thiết bị ³ Thông tin cho hoạt động 2 - Thiết bị quang học. - Thiết bị điện tử. - Thiết bị máy tính. " Nhiệm vụ - Nhiệm vụ 1: Cá nhân đọc các thông tin sau: + Cấu tạo cơ bản của PTKT DH thông dụng. Những thu hoạch của cá nhân sau khi đọc các thông tin (phần dành cho sinh viên viết thu hoạch cá nhân sau khi đọc các thông tin). - Nhiệm vụ 2: Thảo luận theo nhóm học tập với các câu hỏi sau: + Thế nào là thiết bị Quang học - Điện tử? + Thế nào là thiết bị Điện tử? + Thế nào là thiết bị Computer? Cá nhân làm bài tập của nhiệm vụ 2 sau khi thảo luận nhóm (phần dành cho sinh viên làm bài tập của nhiệm vụ 2 sau khi thảo luận nhóm). /Đánh giá hoạt động 2 Hãy trả lời câu hỏi sau: Hãy phân loại PTDH theo nguyên lý cấu tạo cơ bản của thiết bị. 8 Thông tin phản hồi cho hoạt động 2 Hiện nay, do những áp dụng rộng rãi tiến bộ của kỹ thuật và công nghệ vào lĩnh vực sản xuất thiết bị nghe nhìn, mỗi thiết bị nghe nhìn thường là một sản phẩm tổng hợp của nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, việc ph