PR với các phân khúc thương hiệu

Có thể nói, vai trò của PR trong hỗn hợp marketing (Marketing Mix) (4P = Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Nơi chốn), Promotion (Khuyến mãi). Trong thế giới thương mại, ngay cả trong khu vực tư nhân của nền kinh tế, PR và quảng cáo sẽ được kết hợp với tiếp thị. Tiếp thị là một chức năng của kinh doanh; PR có thể được áp dụng trong từng phần của hỗn hợp marketing, mà trong đó quảng cáo là một yếu tố. Hỗn hợp marketing bao gồm tất cả yếu tố trong chiến lược tiếp thị - như đặt tên, đóng gói, nghiên cứu, định giá, bán hàng, phân phối và cung cấp dịch vụ hậu mãi. Tất cả những việc này đều có liên quan ít nhiều đến sự giao tiếp và uy tín của tổ chức, có nghĩa là liên quan đến PR.

pdf8 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1666 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu PR với các phân khúc thương hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PR với các phân khúc thương hiệu Có thể nói, vai trò của PR trong hỗn hợp marketing (Marketing Mix) (4P = Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Nơi chốn), Promotion (Khuyến mãi). Trong thế giới thương mại, ngay cả trong khu vực tư nhân của nền kinh tế, PR và quảng cáo sẽ được kết hợp với tiếp thị. Tiếp thị là một chức năng của kinh doanh; PR có thể được áp dụng trong từng phần của hỗn hợp marketing, mà trong đó quảng cáo là một yếu tố. Hỗn hợp marketing bao gồm tất cả yếu tố trong chiến lược tiếp thị - như đặt tên, đóng gói, nghiên cứu, định giá, bán hàng, phân phối và cung cấp dịch vụ hậu mãi. Tất cả những việc này đều có liên quan ít nhiều đến sự giao tiếp và uy tín của tổ chức, có nghĩa là liên quan đến PR. Trong quá trình này, PR có thể đóng vai trò hết sức quan trọng qua việc tăng cường kiến thức cho thị trường, mà thành công của việc quảng cáo sẽ phụ thuộc vào đây. PR – Khuyến mại: Bé cái nhầm Khuyến mãi (sales promotion) bao gồm các chiến lược ngắn hạn, thường ngay tại thời điểm bán và cả trong tiếp thị trực tiếp, để giới thiệu, hay “làm mới” lại sãn phẩm, hoặc tăng lượng hàng bán ra. Khuyến mãi thường được dùng thay thế cho quảng cáo trên phương tiện truyền thống. Chi phí khuyến mãi – một món quà, hay giảm giá – cũng tương tự như chi phí quảng cáo. PR đôi khi bị nhầm lẫn với khuyến mãi. Điều này có thể do khuyến mãi cũng giúp người sản xuất và khách hàng gần nhau hơn. Nó là một hình thức tiếp thị mang tính cá nhân nhiều hơn cách quảng cáo truyền thống trên phương tiện truyền thông. Đồng thời nó cũng có những khía cạnh PR, ví dụ như thông tin có quà khuyến mãi nhưng lại trao tặng trễ, gây sự thất vọng cho khách hàng. PR – Tuyên truyền Tuyên truyền là một cách vận động để đạt được sự ủng hộ cho một ý kiến, hành vi hay niềm tin. Tính chất của tuyên truyền là tập trung vào những vấn đề tình cảm và lý trí. Đó là những đề tài mang tính lý trí, tri thức hay tình cảm, như vấn đề chính trị hay tôn giáo – những đề tài thường gây tranh cãi. Chiến dịch tuyên truyền có một lịch sử lâu đời. Nó đã được những người Hy Lạp xa xưa sử dụng, ví dụ như khi một nhà diễn thuyết công bố chính sách chính trị của đất nước. Các nhà tuyên truyền có những mục tiêu khác nhau: Hitler đầu tư tiền bạc, thời gian và công sức cho các chiến dịch tuyên truyền để đạt được quyền lực, còn những người tuyên truyền tôn giáo thì nhằm mở rộng nhóm người theo đạo. Một trường hợp thú vị là những buổi nói chuyện của Roosevelt trên đài phát thanh vào cuối những năm 1930 đã thu được sự ủng hộ rộng rãi cho New Deal (Chính sách kinh tế xã hội mới ở Mỹ năm 1932) và công chúng Mỹ đã lên tinh thần rất nhiều ngay cả khi nếu chính sách này không đem lại sự phục hồi kinh tế như đã hứa hẹn. Như trường hợp năm 1662 một nhóm giáo chủ ở Rome đã gửi những nhóm truyền giáo Phúc âm sang nước ngoài. Còn đối với những người được tuyên truyền, họ không được hưởng cái gì mang tính vật chất. Chiến dịch tuyên truyền có thể được sự dụng với nhiều lý do khác nhau. Như vậy, tuyên truyền, giống như quảng cáo, có khuynh hướng thiên lệch theo từng đề tài; trong khi đó để thực hiện PR tốt thì nên trình bày sự thật, không thiên lệch hay không có sự tự tán dương. Nếu không, một bài báo sẽ bị nhà biên tập bác bỏ vì nó là “một lời tâng bốc” được ngụy trang, có chủ đích quảng cáo hay tuyên truyền. Đôi khi, các nhà buôn bán sỉ và lẻ gọi quảng cáo là “tuyên truyền thương mại”, nhưng đây là cách dùng từ sai lệch. Tuyên truyền cũng là một hình thức giao tiếp mà người ta thường lầm với PR, nhưng cả hai rất khác biệt bởi vì để thàng công PR phải đáng tin cậy, trong khi tuyên truyền có thể gây ra nghi ngờ hay, ít nhất là sự bất đồng. Đôi khi vấn đề phân biệt yếu tố PR và tuyên truyền trong thông tin do các cơ quan chính phủ ban hành lại là vấn đề khó khăn. Tuyên truyền có thể nhằm mục đích giữ vững quyề lực nhưng PR là nhằm giúp mọi người hiểu và sử dụng những dịch vụ công cộng một cách đúng đắn. PR – Dư luận: vai trò người dẫn đầu? Dư luận là kết quả từ việc cung cấp thông tin. Kết quả dư luận tốt hay xấu thường nằm ngoài tầm kiểm soát của chủ thể hay vấn đề liên quan. Một ngôi sao nhạc pop có thể có được dư luận tốt từ một buổi biểu diễn hoặc một đĩa nhạc hay, nhưng sẽ bị dư luận lên án nếu anh / cô ta nghiện hút. Dư luận tốt hay xấu phụ thuộc vào hành vi và thông tin, và như vậy cũng tương tự như PR, vì PR liên quan nhiều đến hành vi của các cá nhân, của các tổ chức, sản phẩm và dịch vụ.
Tài liệu liên quan