Quản lý chất lượng mức lao động

Khái niệm và nhiệm vụcủa quản lý chất lượng mức lao động 4.1.1. Khái niệm chất lượng mức lao động. Chất lượng mức lao động là tổng thểnhững tiêu chí cho phép nhận định được tác dụng của mức lao động trong quản lý ởdoanh nghiệp. Những tiêu chí phản ánh chất lượng của mức lao động gồm có: - Tính thuyết phục: đó là trình độcăn cứkhoa học của mức được truyền đạt tới người thực hiện bằng các hình thức công bố, hướng dẫn thực hiện cũng nhưbằng bản thân sựtham gia chủ động sáng tạo của người lao động vào định mức. - Tính khuyến khích: đó là khảnăng định hướng cho người lao động hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhờtăng năng suất lao động cá biệt (tăng trình độchuyên môn, kỹnăng nghề, thểlực ) nhờhệthống quy định đi kèm vềphương pháp trảlương, trảthưởng, kỳhạn áp dụng và xem xét sửa đổi mức.

pdf24 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1394 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý chất lượng mức lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 54 - Chương 4 QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MỨC LAO ĐỘNG 4.1. Khái niệm và nhiệm vụ của quản lý chất lượng mức lao động 4.1.1. Khái niệm chất lượng mức lao động. Chất lượng mức lao động là tổng thể những tiêu chí cho phép nhận định được tác dụng của mức lao động trong quản lý ở doanh nghiệp. Những tiêu chí phản ánh chất lượng của mức lao động gồm có: - Tính thuyết phục: đó là trình độ căn cứ khoa học của mức được truyền đạt tới người thực hiện bằng các hình thức công bố, hướng dẫn thực hiện cũng như bằng bản thân sự tham gia chủ động sáng tạo của người lao động vào định mức. - Tính khuyến khích: đó là khả năng định hướng cho người lao động hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhờ tăng năng suất lao động cá biệt (tăng trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề, thể lực ) nhờ hệ thống quy định đi kèm về phương pháp trả lương, trả thưởng, kỳ hạn áp dụng và xem xét sửa đổi mức. - Tính pháp lý: đó giá trị pháp lý của mức được dùng trong các công tác quản lý như trả lương, lập kế hoạch lao động tiền lương, tổ chức lao động. - Tính phù hợp: đó là sự phù hợp giữa mức được công bố và mức áp dụng về thời hạn, điều kiện áp dụng. - Tính thuận lợi: đó là dễ hiểu đối với người lao động, dễ lưu trữ và truy cập mức đối với cán bộ quản lý. - Tính công bằng: đó là sự đồng đều độ căng giữa các mức áp dụng trong doanh nghiệp (tiêu chí cụ thể bảo đảm tính thuyết phục). - Tính hiệu quả: đó là tối đa hóa lợi ích và tối thiểu hóa chi phí định mức và quản lý mức (Tiêu chí tổng hợp của các tiêu chí trên). Những tiêu chí trên có quan hệ lẫn nhau, khó định lượng và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Trong bài giảng này những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng mức lao động được chia ra: Những nhân tố thuộc giai đoạn định mức và những nhân tố thuộc giai đoạn áp dụng mức (Hình 4.1) - 55 - Những nhân tố thuộc giai đoạn định mức gồm mô hình mức, phương pháp kiểm tra tính phù hợp của mức. Những nhân tố thuộc giai đoạn áp dụng mức gồm phương pháp giao mức, phương pháp nghiệm thu sản phẩm, phương pháp thống kê phân tích chất lượng mức. Mỗi nhân tố thuộc các những nhóm trên đều có thể gây ra tác động tiêu cực hay tích cực đến chất lượng mức lao động. 4.1.2. Nhiệm vụ của quản lý chất lượng mức lao động: Quản lý chất lượng mức lao động là hệ thống những nhiệm vụ nhằm kiểm tra, phân tích, phòng ngừa, điều chỉnh tác động xấu của những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng mức trong giai đoạn xây dựng mức cũng như đưa mức vào áp dụng. Với khái niệm đó, quản lý chất lượng mức lao động có những nhiệm vụ cụ thể sau: - Kiểm tra sự phù hợp của mức ở giai đoạn định mức; - Bảo đảm giao mức đúng. Những nhân tố ảnh hưởng đế chất lượng mức lao động Những nhân tố thuộc giai đoạn áp dụng mức Những nhân tố thuộc giai đoạn định mức Mô hình mức Phương pháp đánh giá sự phù hợp của mức Phương pháp giao mức Phương pháp nghiệm thu sản phẩm Phương pháp thống kê chất lượng mức áp dụng Hình 4.1- Sơ đồ phân loại các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng mức lao động - 56 - - Thống kê chất lượng mức áp dụng và phát hiện những nguyên nhân làm giảm chất lượng mức. - Đánh giá tác động của sửa đổi mức. 4.2. Kiểm tra sự phù hợp của mức ở giai đoạn định mức. Kiểm tra sự phù hợp của mức ở giai đoạn định mức là tính toán và đối chiếu chất lượng mức lập ra với chất lượng yêu cầu, căn cứ vào một tiêu chuẩn phù hợp cho trước. Tiêu chuẩn phù hợp được quy định bởi công thức tính chỉ tiêu và giới hạn lớn nhất hoặc nhỏ nhất. Nếu không bảo đảm tiêu chuẩn phù hợp thì mức lao động buộc phải xác định lại trên cơ sở thay đổi nào đó về mô hình, dữ liệu, cũng như phương pháp thu thập xử lý. Trong thực tiễn định mức lao động đã có nhiều tiêu chuẩn phù hợp được đề xuất khác nhau về ý nghĩa và điều kiện áp dụng, sẽ được trình bày dưới đây: 4.2.1. Hệ số biến thiên độ lệch chuẩn. ; 1 )( 100 2 1 − − = ∑ = m yy y V m i i σ (4.1) Trong đó: Vσ - Hệ số biến thiên độ lệch chuẩn, % yi – các số liệu quan sát chỉ tiêu mức; m – kích thước mẫu quan sát; y - số trung bình cộng của các số liệu quan sát chỉ tiêu mức cần kiểm tra sự phù hợp. Mức y được xem là phù hợp nếu [ ]σσ VV ≤ . [ ]σV - Giới hạn phù hợp lớn nhất của hệ số biến thiên độ lệch chuẩn,% Trong công tác mỏ [ ]σV thường được lấy theo tiêu chuẩn của A.X.Grinher, bằng 15~45% (đã nêu ở bảng 3.8); Hệ số biến thiên độ lệch chuẩn được dùng để kiểm tra sự phù hợp của mức hao phí thời gian của bước công việc hay thao tác có thời lượng ngắn nhưng lắp đi lắp lại nhiều lần trong ca làm việc của người lao động. 4.2.2. Sai số tương đối : ;t m V s σ= (4.2) Trong đó: s – Sai số tương đối, % - 57 - Vσ - Hệ số biến thiên độ lệch chuẩn khi tính toán số trung bình cộng chỉ tiêu mức y , %; m – Kích thước mẫu quan sát; t – hệ số tin cậy xét tới xác suất xẩy ra sai số: t =1 khi P(s) = 0,68; t =2 khi P(s) = 0,95 ; Mức y được xem là phù hợp nếu s [ ]s≤ , trong đó [ ]s - Giới hạn phù hợp lớn nhất của sai số tương đối,% . Trong công tác mỏ thì [ ]s = 2 ~ 15%. Sai số tương đối cũng được áp dụng tương tự như hệ số biến thiên độ lệch chuẩn. 4.2.3. Sai số bảng: ; 200 100 k kS b + = (4.3) Trong đó: Sb – Sai số bảng, %; k – chênh lệch tương đối bình quân giữa các mức liền kề trong bảng mức,% Bảng mức được xây dựng phù hợp nếu Sb [ ]bS≤ , trong đó [ ]bS là giới hạn phù hợp lớn nhất của sai số bảng, thường lấy bằng 4 ~ 5%. Sai số bảng được dùng để kiểm tra sự phù hợp của mô hình mức dạng bảng. Từ công thức 4.3 có thể suy ra: ; 100 200 b b S Sk − = (4.4) Đây là dạng khác của tiêu chuẩn phù hợp áp dụng cho mô hình mức dạng bảng, trong thực tiễn giới hạn phù hợp lớn nhất của [k] = 10 ~ 15%. 4.2.4. Hệ số tương quan tập hợp (Multiple Correlation Coefficent) – Còn gọi là hệ số tương quan bội hay hệ số tương quan đa biến, được xác định bởi công thức: ;*...,/ 21 Δ Δ = pxxxy R (4.5) Trong đó: ⎥⎥ ⎥⎥ ⎥⎥ ⎥ ⎦ ⎤ ⎢⎢ ⎢⎢ ⎢⎢ ⎢ ⎣ ⎡ −=Δ yxxxxx yxxxxx yxxxxx xyxyxy p ppp p p p rrr rrr rrr rrr /// /// /// /// ;1;.......;; ................................... ;;........;1; ;;;.........;1 0;;;.........; )1(* 21 2212 1121 21 (4.6) - 58 - ⎥⎥ ⎥⎥ ⎥ ⎦ ⎤ ⎢⎢ ⎢⎢ ⎢ ⎣ ⎡ =Δ 1.........;;.........; ................................... .;..........;.........1; ;..........;.........;1 21 212 121 // // // xxxx xxxx xxxx pp p p rr rr rr (4.7) r – Các hệ số tương quan tuyến tính cặp đôi giữa chỉ tiêu này với chỉ tiêu kia trong mô hình mức dạng: y = a0 + a1 x1 + a2 x2 ++ ai xi ++ ap xp và được xác định bởi công thức tương tự nhau, ví dụ với 1/xyr : ])(][)([ 2221 2 1 11 / 1 yyxx yxyxr xy −− − = (4.8) Mô hình mức dạng công thức được xem là phù hợp khi 0 < R ≅ 1 Hệ số tương quan tập hợp được dùng để kiểm tra sự phù hợp của mô hình mức được lập ra bằng phép nội suy “ bình phương nhỏ nhất”. Hệ số tương quan tập hợp cho biết trình độ chặt chẽ của mối liên hệ được phản ánh bởi mô hình mức với ma trận dữ liệu xuất phát. Nếu R càng < 1 thì trình độ chặt chẽ càng thấp, mà nguyên nhân là không bảo đảm các yêu cầu đã nêu khi giả thiết dạng mô hình mức cũng như khi thiết lập ma trận dữ liệu xuất phát (xem 3.4.3 chương 3). Chú ý rằng xác định hệ số tương quan bội theo các công thức trên ngày nay cũng trở nên đơn giản thuận lợi nhờ có máy tính. Việc xác định R cũng hoàn được tự động giống như xác định các hằng số trong mô hình nội suy theo phép bình phương nhỏ nhất. 4.2.5. Sai số san bằng: ∑ = − = m j j jj s y yy m S 1 100 (4.9) Trong đó: jy - Dữ liệu quan sát thứ j của chỉ tiêu mức; - 59 - jy - Trị số tính toán của mức theo mô hình tương ứng với dữ liệu quan sát thứ j của các chỉ tiêu nhân tố, m – Kích thước hàng của ma trận dữ liệu xuất phát. Mô hình mức được xem là phù hợp nếu Ss ≤ [ Ss ] = 10 ~ 15%. trong đó [ Ss] là giới hạn lớn nhất của tiêu chuẩn phù hợp. Sai số san bằng cũng được dùng để kiểm tra sự phù hợp của mô hình mức được tạo ra bằng phép nội suy “ bình phương nhỏ nhất ”. So với hệ số tương quan bội nó kém cơ sở hơn song đơn giản hơn trong tính toán vì có thể dùng máy tính bỏ túi thông thường (Calculator). 4.2.6. Sai số tính toán Sai số tính toán là sai số được tạo ra trong tính toán bắt nguồn từ những sai số của dữ liệu. Theo lý thuyết phương pháp tính sai số tính toán được chia ra sai số tuyệt đối, sai số tương đối và được xác định như sau: Sai số tuyệt đối : ;)( 1 22∑ = Δ ∂ ∂ =Δ n i i i y y fZ (4.10) Trong đó: ZΔ - Sai số tuyệt đối của chỉ tiêu mức, f – Hàm số biểu thị quan hệ giữa chỉ tiêu mức (Z) và các chỉ tiêu mức chi tiết (yi ), đóng vai trò dữ liệu, tức: Z = f ( y1 , y2 , , yi , , yn ). iyΔ - Sai số tuyệt đối của chỉ tiêu mức theo dữ liệu thứ i, với i = n,1 . Mức tính toán được xem là phù hợp nếu: ][ ZZ Δ≤Δ , trong đó ][ ZΔ là giới hạn lớn nhất của sai số tuyệt đối. Giới hạn này không thể có quy định chung mà tùy thuộc trường hợp cụ thể. Sai số tương đối : ;)ln()(1 1 222 1 222 2 ∑∑ == ∂ ∂ = ∂ ∂ = n i ii i n i ii i yy y fyy y f f Z δδδ (4.11) Trong đó: Zδ - Sai số tương đối của chỉ tiêu mức, % iyδ - Sai số tương đối của chỉ tiêu mức chi tiết thứ i, % với i= n,1 . Mức tính toán được xem là phù hợp nếu ][ ZZ δδ ≤ = 5~10 %. Sai số tính toán được dùng để kiểm tra sự phù hợp của mức, xác định bằng phương pháp phân tích-tính toán. Việc áp dụng các công thức trên phụ thuộc vào dạng mô hình mức được trình bày ở các ví dụ sau: - 60 - Sai số tuyệt đối của mức thời gian bước công việc: Mô hình mức thời gian bước công việc thường có dạng tổng : t = t1 + t2 + + ti + + tn ; (4.12) Trong đó: t – Mức thời gian bước công việc, ti – Mức thời gian của thao tác thứ i, với ni ,1= n – số các thao tác cấu thành bước công việc. Áp dụng công thức 4.10 ta có: ;...... 2222 2 1 ni ttttt Δ++Δ++Δ+Δ=Δ Gỉa thiết mọi Δ ti = itΔ = hằng số, ta có : ntt iΔ=Δ ; (4.13) ví dụ : n = 4, itΔ = 2,5 phút thì tΔ = 2,5 4 = 5 phút. Từ công thức 4.13 suy ra: ; ][ n tti Δ≤Δ (4.14) Đó chính là công thức kiểm tra sự phù hợp của các mức thời gian chi tiết khi biết sai số tuyệt đối cho phép của mức được xác định bằng phương pháp phân tích tính toán. Ta hãy thử vận dụng công thức 4.14 để xác định độ chính xác cần thiết của đồng hồ, nếu biết giới hạn cho phép lớn nhất sai số tuyệt đối của thao tác phải đo là 1 giây: Ta biết thời lượng của một thao tác khi quan sát được xác định bởi công thức: tt = tc - tđ (4.15) Trong đó: tt – Thời lượng của thao tác, giây; tc , tđ - Thời điểm cuối và thời điểm đầu của thao tác, giờ-phút-giây. Áp dụng công thức 4.14 ta có độ chính xác cần thiết của đồng hồ là: 7,0 414,1 1 2 ][ == Δ ≤Δ ttt giây Điều đó cũng có nghĩa đồng hồ phải là loại có kim giây và có vạch chia liền nhau với khoảng cách lớn nhất bằng 0,7 giây, do đó ta chọn tΔ = 0,5 giây. - 61 - Sai số tương đối của mức sản lượng công việc: Theo công thức 2.8 ở chương 2, mô hình mức sản lượng công việc có dạng: ; ) 100 1)(( 11 22 CN N pc CNNckca c hahh HHHHn +++ −−− = đặt: hck= n H ck ; n H h NN 22 = ; n H h CNCN 22 = ; )100 1)(( 11 N pcN a hhh ++= ta có: h = hck + hc + hp + hN1 + hN2 + hCN1 + hCN2 h Hn ca= Áp dụng công thức 4.11 ta có: hhh h H H hn ca ca δδδ =×××= 224 2 2 2 (4.16) Sai số tương đối của mức sản lượng khâu sản xuất: Theo công thức 2.9 chương 2, mô hình mức sản lượng khâu sản xuất có dạng: ; 1 ∑ = = m i i i K k n a An Gỉa thiết rằng sai số tương đối các dữ liệu AK và các ai không đáng kể tức ;0=KAδ và 0=∀ iaδ , áp dụng công thức 4.11 ta có: ; )( )( 1 1 2 22 ∑ ∑= = = m i m i i i i i i n a n n a n δ δ (4.17) Đặt: ; 1 ∑ − = m i i i i i i n a n a T (4.18) - 62 - thì Ti chính là tỷ trọng hao phí lao động công việc thứ i trong tổng thể hao phí lao động của khâu sản xuất để hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch, ta có: ; 1 22∑ = = m i ii nTn δδ (4.19) Ví dụ ta có số liệu Ti và inδ của khâu đào lò chuẩn bị trong than như bảng 4.1, thì %74,314 ==nδ . Bảng 4.1 Tên công việc Ti inδ ii nT δ 22 iiT δ Khấu than Chống Thu dọn than 0,4 0,5 0,1 5 6 10 2 3 1 4 9 1 Cộng 1,0 - - 14 Công thức 4.19 và ví dụ trên gợi cho thấy rằng sai số tương đối mức sản lượng khâu sản xuất khi áp dụng phương pháp phân tích-tính toán chủ yếu phụ thuộc vào sai số mức sản lượng công việc chiếm tỷ trọng lớn trong kết cấu hao phí lao động của khâu (trong ví dụ trên là công việc khấu than và chống) . 4.3. Bảo đảm giao đúng mức lao động Mức lao động lập ra dù có căn cứ khoa học đến đâu nhưng nếu không được giao đúng thì cũng có tác dụng xấu như mức không có căn cứ khoa học. Giao đúng mức lao động được hiểu là: đúng với thời hạn có hiệu lực của mức; đúng với đối tượng và điều kiện áp dụng đã được tính toán và đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động thương binh xã hội. Để phòng ngừa giao mức không đúng đắn cần thực hiện các biện pháp sau: - Phân loại, mã hóa và lưu giữ các mức sử dụng trong doanh nghiệp trên máy tính để tạo ra sự thuận lợi trong sử dụng, kiểm tra, theo dõi thống kê, sửa đổi, bổ sung. Các tiêu chí phân loại có thể dựa theo những tiêu chí đã nêu ở chương 1. - Điều kiện áp dụng mức, nhất là các chỉ tiêu đặc trưng cho tác động của nhân tố ảnh hưởng, cần được đánh giá chính xác khách quan, tránh ước lượng cảm tính hoặc bằng mắt thường. Nếu một chỉ tiêu nhân tố nào đó biến động trong thời hạn áp dụng mức thì chỉ tiêu nhân tố đó phải được đánh giá theo phương pháp bình quân gia quyền. Ví dụ một máy bốc EPM-1 chất đất đá lên goòng có dung tích 1,5 m3, trong thời gian ca, 1/3 khối lượng đất đá cần vận chuyển theo khoảng - 63 - cách 20 m, còn 2/3 khối lượng đất đá cần vận chuyển theo khoảng cách 45 m. Khi đó nhân tố “ khoảng cách vận chuyển ” để giao mức sản lượng cho công nhân vận hành máy bốc là: m6,36 3 245120 = ×+× Nghĩa là khi đó cần áp dụng mức tương ứng với khoảng cách vận chuyển 20 ~ 40 m trong bảng 3.9, tức 12 m3/ người.ca. 4.4. Thống kê chất lượng mức lao động áp dụng. Thống kê chất lượng mức lao động áp dụng là theo dõi kết quả thực hiện mức của một tổng thể tương đối lớn người lao động nhằm đánh giá khái quát về chất lượng của một hay nhiều loại mức áp dụng trong doanh nghiệp, làm căn cứ cho nghiên cứu sửa đổi mức. Tùy theo điều kiện số liệu, thống kê chất lượng mức lao động được dựa vào tính toán các chỉ tiêu như: độ căng trung bình của mức, trình độ trung bình hoàn thành mức, tần suất hoàn thành mức, mức độ tác động của những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động cá biệt. 4.4.1.Thống kê độ căng trung bình của mức: Được thực hiện theo công thức: ; 1 1 1 1 j p j j p j jj p j jj p j jj Sn Sn St St C ∑ ∑ ∑ ∑ = = = = == (4.20) Trong đó: tj , nj - lần lượt là mức thời gian, mức sản lượng công việc thứ j, jj nt , - lần lượt là mức bình quân ngành của mức thời gian, mức sản lượng. Sj , jS – lần lượt là số người thực tế, số người kế hoạch làm theo mức ở công việc thứ j, p – Số các mức ngành được áp dụng trong doanh nghiệp. Tình trạng chất lượng mức càng tốt nếu C càng gần 1. Ví dụ số liệu ở bảng 4.2 cho thấy: Độ căng trung bình mức của phân xưởng A: ;8,0 1003,0 803,0 = × × =AC Độ căng trung bình mức của phân xưởng B: .7,0 1203,0 10026,0 = × × =BC Như vậy mức ở phân xưởng A có chất lượng tốt hơn ở phân xưởng B. - 64 - Bảng 4.2 Chỉ tiêu Phân xưởng A Phân xưởng B Mức sản lượng đào lò chuẩn bị trong than, m/người.ca Theo mức ngành Theo mức áp dụng Số người làm theo mưc, người Theo kế hoạch Theo thực tế 0,3 0,3 100 80 0,3 0,26 120 100 4.4.2. Thống kê trình độ trung bình hoàn thành mức: Được thực hiện theo công thức: ,% 100100 1 1 1 1 1 1 1 1 ∑∑ ∑∑ ∑∑ ∑∑ = = = = = = = = == p i q j ij p i q j ij ij p i q j ij p i q j ijij H n k H kt h (4.21) Trong đó: h - Trình độ trung bình hoàn thành mức,% i = p,1 - Chỉ số nơi áp dụng mức, j = q,1 - Chỉ số mức, tij ; nij - lần lượt là mức thời gian, mức sản lượng loại j áp dụng ở nơi i; Hij – Hao phí lao động thực tế để hoàn thành khối lượng công tác kij (không tính thời gian ngừng sản xuất được trả lương theo thời gian hoặc lương ngừng việc) Ví dụ theo số liệu cho ở bảng 4.3 thì trình độ trung bình hoàn thành mức của 10 tổ máy khoan xoay cầu tại mỏ lộ thiên là h =100,13%. Chú ý rằng: trình độ trung bình hoàn thành mức tuy sát 100% nhưng xét từng tổ thì dao động rất mạnh (từ 22,4 đến 171,%). Đó là kết quả tác động đồng thời của độ căng mức và hệ số năng suất lao động cá biệt (công thức 1.3), nên trình độ trung bình hoàn thành mức không được xem là chỉ tiêu chất lượng mức lao động. Tuy nhiên trong thực tiễn để đơn giản hóa việc đánh giá chất lượng mức người ta quan niệm nếu mức có chất lượng tốt thì trình độ hoàn thành mức dao động từ 95 đến 115% (Thông tư số 06/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005- Hướng dẫn phương pháp xây dựng định mức lao động trong các công ty nhà nước theo Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày14 tháng 12 năm 2004 của Chính Phủ). - 65 - Bảng thống kê tình hình hoàn thành mức lao động của công nhân sử dụng máy khoan xoay cầu Bảng 4.3 Danh số tổ máy Mức sản lượng, m/người.ca Khối lượng kế hoạch, m Hao phí lao động theo mức, người.ca Số người trong tổ Hao phí lao động thực tế, người.ca Trình độ hoàn thành mức,% Trung bình Khoảng biến thiên (1) (2) (3) (4) = (3)/ (2) (5) (6) (7) = (4)/(6) (8) 1 40 6240 156,00 7 156 100,00 100 - 110 2 40 6300 157,50 7 125 126,00 120 – 150 3 35 6100 174,29 7 149 116,97 110 – 120 4 35 6000 171,43 7 100 171,43 > 150 5 50 7000 140,00 7 160 87,50 < 90 6 50 6800 136,00 7 140 97,14 90 – 100 7 53 6700 126,42 7 100 126,42 120 – 150 8 54 4200 77,78 7 128 60,76 < 90 9 47 2000 42,55 7 190 22,40 < 90 10 45 8000 177,78 7 110 161,62 > 150 Cộng - 59340 1359,74 70 1358 - - Trung bình - - - - - 100,13 100 - 110 - 66 - 4.4.4. Thống kê tần suất hoàn thành mức: Được thực hiện theo công thức: ,%; 100 1 ∑ = = n i i i i H Hf (4.22) Trong đó: i = n,1 - chỉ số các khoảng biến thiên trình độ hoàn thành mức, Hi – Hao phí lao động thực tế tương ứng với trình độ hoàn thành mức ở khoảng i, tính bằng số người hay số người.ca, Từ số liệu ở bảng 4.3 ta lập được bảng và đồ thị phân phối tần suất hoàn thành mức ở bảng 4.4 và hình 4.2 đồng thời có nhận xét là phân phối tần suất chịu ảnh hưởng khá mạnh của nhân tố năng suất lao động cá biệt: trên 40% ngày công hoàn thành mức thấp, trên 32% ngày công hoàn thành mức cao. Theo giáo sư người Nga A . I. MOPO3OB [5] nếu mức có chất lượng tốt và không có tác động của nhân tố năng suất lao động cá biệt thì đồ thị phân bố tần suất hoàn thành mức có dạng của quy luật “phân bố chuẩn” như hình 4.3. 4.4.4. Đánh giá ảnh hưởng những nhân tố năng suất lao động cá biệt. Nhờ thống kê tần suất hoàn thành mức phát hiện được sơ bộ sự tồn tại của nhân tố năng suất lao động cá biệt ảnh hưởng đến trình độ trung bình hoàn thành mức ... Để làm rõ xu hướng và mức độ tác động của những nhân tố đó có thể áp dụng phương pháp phân tích tương quan. Ví dụ với số liệu thống kê ở bảng 4.5, ta xác định được tương quan giữa trình độ hoàn thành mức và các chỉ tiêu đặc trưng cho tác động của nhân tố năng suất lao động cá biệt ở 10 tổ công nhân khoan xoay cầu như sau: h = 62,08 C + 7,62 S - 0,63 T – 191,48; (R=0,8814) Trong đó: h – Trình độ trung bình hoàn thành mức, % C – Hệ số lương chính (Trình độ chuyên môn), lần so mức lương tối thiểu chung. S – Số năm trong nghề (kinh nghiệm sản xuất), năm T – Tuổi
Tài liệu liên quan