Quản lý chất thải rắn tại TP. Hồ Chí Minh, những thuận lợi và khó khăn

Báo cáo này giới thiệu những vấn đề chính yếu liên quan đến quản lý chất thải rắn đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Xuất phát từ các sự cố xảy ra liên tục trong các tháng 6 và tháng 7/2000 tại bãi rác Đông Thạnh, một bức tranh về thực trạng quản lý vận hành bãi rác được mở ra và cũng chính từ đó, hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị TPHCM được xem xét lại một cách toàn diện. Sự cần thiết phải quản lý thống nhất và tổng hợp chất thải rắn đô thị TPHCM và những định hướng chiến lược quản lý chất thải rắn đô thị được đưa ra ở phần cuối của báo cáo là những vấn đề cần được trao đổi và thảo luận tại hội thảo.

pdf11 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2114 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý chất thải rắn tại TP. Hồ Chí Minh, những thuận lợi và khó khăn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN GS.TS. Lâm Minh Triết, KS. Nguyễn Thanh Hùng, ThS. Nguyễn Thị Thanh Mỹ Viện Môi trường và Tài nguyên – Đại học Quốc gia TPHCM TÓM TẮT: Báo cáo này giới thiệu những vấn đề chính yếu liên quan đến quản lý chất thải rắn đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Xuất phát từ các sự cố xảy ra liên tục trong các tháng 6 và tháng 7/2000 tại bãi rác Đông Thạnh, một bức tranh về thực trạng quản lý vận hành bãi rác được mở ra và cũng chính từ đó, hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị TPHCM được xem xét lại một cách toàn diện. Sự cần thiết phải quản lý thống nhất và tổng hợp chất thải rắn đô thị TPHCM và những định hướng chiến lược quản lý chất thải rắn đô thị được đưa ra ở phần cuối của báo cáo là những vấn đề cần được trao đổi và thảo luận tại hội thảo. I. MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa tại TPHCM đã gia tăng mạnh mẽ và đang có xu hướng tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới, gây ra nhiều áp lực nặng nề đối với môi trường và cộng đồng. Nhiều vấn đề nan giải, những thách thức lớn được đặt ra trong công tác bảo vệ môi trường nhằm phát triển ổn định và bền vững thành phố. Bên cạnh nhiều khó khăn, tồn tại trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến nước thải và ô nhiễm không khí, vấn đề chất thải rắn đang thật sự là một thách thức lớn, một mối đe dọa khủng khiếp đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng. Vào thời điểm hiện nay (8/2000), với dân số trên 5 triệu người; 12 Khu công nghiệp tập trung đang hoạt động, khoảng 700 xí nghiệp công nghiệp có qui mô trung bình và lớn, khoảng 28.000 cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ và tiểu thủ công nghiệp; 530 cơ sở y tế (trong đó có 35 bệnh viện), 67.000 căn nhà lụp xụp xây cất trên kênh rạch, và nhiều loại hình hoạt động khác… hàng ngày TPHCM phải đối mặt với vấn đề giải quyết một khối lượng lớn chất thải rắn đô thị khoảng ước 5.000 tấn/ngày, trong đó có nhiều thành phần nguy hại từ nguồn thải công nghiệp và y tế. Giải quyết vấn đề chất thải rắn đô thị TPHCM là một bài toán phức tạp, từ khâu thu gom, phân loại chất thải rắn tại nguồn, đến việc vận chuyển rác và xử lý rác. Biện pháp kỹ thuật được áp dụng để xử lý chất thải rắn đô thị tại TPHCM hiện nay chủ yếu là chôn lấp tại các bãi rác không hợp vệ sinh, chỉ có một phần nhỏ rác y tế được thiêu đốt. Thành phố hiện có 3 bãi rác lớn: Đông Thạnh (40 ha), Gò Cát (5 ha) và Vĩnh Lộc A (5 ha) và một nhà máy sản xuất phân rác Hóc Môn (hiện đang ngưng hoạt động, chỉ còn là nơi chôn chôn rác có thành phần hữu cơ cao để ủ phân); tất cả đều đang trong tình trạng quá tải. Do không được quy hoạch và thiết kế hợp lý ngay từ đầu, cộng với việc quản lý vận hành yếu kém nên tại các bãi rác của thành phố hiện nay đã nảy sinh hàng loạt các vấn đề hết sức nan giải về ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên nước dưới đất. II. TỪ SỰ CỐ BÃI RÁC ĐÔNG THẠNH – MỘT BỨC TRANH VỀ THỰC TRẠNG RÁC THẢI Ở TPHCM ĐƯỢC MỞ RA 2.1. Giới thiệu khái quát về Bãi rác Đông Thạnh Bãi rác Đông Thạnh là bãi rác lớn nhất ở TPHCM và Việt Nam hiện nay, được hình thành và đi vào hoạt động từ năm 1992, có diện tích khoảng 40 ha (đang có dự án mở rộng thêm 130 ha nữa từ nguồn vốn vay của ADB), đặt tại xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, thuộc khu vực ngoại thành TPHCM. Bãi rác này hiện do Công ty Xử lý chất thải TPHCM (trực thuộc Sở Giao thông Công chánh) quản lý và vận hành. Về mặt lịch sử, bãi rác được tạo nên từ các hố đào tự nhiên (do người dân đến đây đào đất để lấy đất san lấp mặt bằng ở những nơi khác), không có lớp chống thấm dưới đáy, không có hệ thống thu gom nước dò rỉ dưới đáy, cũng không có hệ thống thoát khí và thu gom khí; được bao bọc xung quanh bằng lớp tường bê tông với tổng chiều dài khoảng gần 10km. Bên trong bãi rác có 11 hố tích trữ nước dò rỉ từ rác và nước mưa chảy tràn trên bề mặt, độ sâu trung bình khoảng 4 – 5m, bố trí dọc theo chu vi tường bao, nằm trên cao so với địa hình xung quanh. Mỗi ngày bãi rác Đông Thạnh tiếp nhận trung bình từ 3.000 đến 4.000 tấn rác của thành phố. Có từ 350 đến 400 xe chở rác các loại liên tục ra vào bãi rác từ 5h chiều hôm trước đến 5h sáng hôm sau. Ban đêm, nơi đây là một công trường rất sôi động với một lực lượng khá đông dân sống bằng nghề nhặt rác. Rác được chôn tại đây từ gần 10 năm qua, đến nay đã trở thành một “núi rác” khổng lồ, cao đến trên 10m, cao hơn tường bao 2 ÷ 3 lần, đứng trên đỉnh bãi rác có thể nhìn thấy một phần bao quát của thành phố. Kỹ thuật chôn lấp rác tại đây hiện nay được tiến hành theo các bước: xe đổ rác xuống hố, mỗi ngày sau khi đổ xong rác, xe nén rác được vận hành để trãi đều rác và nén chặt rác, kế đó dùng xe rắc vôi bột lên bề mặt nhằm mục đích tẩy trùng, sau đó dùng 2 xe bồn để phun chế phẩm EM nhằm hạn chế mùi hôi với lượng EM sử dụng mỗi ngày khoảng 1.000 lít, cuối cùng dùng xe phủ cán một lớp đất mỏng (khoảng 3 ÷ 4 cm) lên trên bề mặt. 2.2. Những vấn đề liên quan được đặt ra Với kết cấu và kỹ thuật chôn lấp rác như trên, bãi rác Đông Thạnh đang nảy sinh nhiều vấn đề nhức nhối: nguy hiểm về mặt vệ sinh môi trường, khó khăn trong khâu quản lý, phức tạp về mặt kinh tế – xã hội:  Đang tiếp nhận quá tải lượng rác thải hàng ngày của thành phố;  Nguy hiểm về mặt vệ sinh môi trường với các yếu tố đặc thù: - Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc từ bãi rác (mặc dù đã có giảm đáng kể so với trước đây khi chưa phun chế phẩm EM) và mùi do những người nhặt rác phơi bao bì nylon dọc 2 bên đường nhựa; - Các khí độc hại do rác phân hủy không có lối thoát, phun trào tự nhiên trên khắp bề mặt bãi rác; - Phát sinh ruồi nhặng, muỗi, các loài côn trùng và các động vật gặm nhấm khác, là mầm gây bệnh là lây lan rất nguy hiểm (dân quanh vùng phải giăng mùng để ăn cơm do có quá nhiều ruồi); - Do không được chống thấm nên nước dò rỉ từ rác thấm xuống đất gây ô nhiễm các tầng nước ngầm. Rất nhiều giếng đào và giếng khoan của dân xung quanh vùng này không còn sử dụng được vì nước rất đen và bốc mùi hôi thối; - Nước rò rỉ từ bãi rác (chủ yếu là từ các hồ tích trữ nước rác bố trí xung quanh tường bao) ra ngoài hệ thống bờ bao gây thiệt hại nặng nề đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của nhân dân: cá nuôi bị chết, heo gà vịt bị chết, năng suất hoa màu tụt giảm… - Nước rác từ các hồ tích trữ chưa được xử lý đạt yêu cầu và không có lối thoát, chỉ trông chờ vào khả năng bay hơi, còn lại là hầu như bị thấm hết xuống các tầng nước ngầm. Một nguy cơ khủng khiếp về ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước ngầm đang đặt ra ở phía trước! - Việc sử dụng chế phẩm EM ở bãi rác có an toàn về mặt môi trường sinh thái chưa vẫn còn phải suy ngẫm (hiện nay ở Nhật đã cấm việc sử dụng chế phẩm này vì những hiệu ứng phụ đối với môi trường và sinh thái)  Khó khăn trong khâu quản lý vận hành: - Cán bộ không hiểu biết sâu về công tác quản lý vận hành bãi chôn lấp rác; - Thiếu thốn phương tiện và thiết bị kỹ thuật, cơ sở hạ tầng yếu kém; - Thiếu kinh phí để vận hành hệ thống xử lý nước dò rỉ (hiện đang ngưng hoạt động vì lý do chi phí hóa chất cho hệ thống xử lý này quá cao); - Cơ quan trực tiếp quản lý vận hành bãi rác là doanh nghiệp nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực công, nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, không phải là doanh nghiệp có thu nên ngân sách cấp được tới đâu thì đầu tư tới đó;  Tác động đến cộng đồng xung quanh việc nhặt rác kiếm sống của người ngèo, các bệnh tật phát sinh và lây truyền do ô nhiễm môi trường từ bãi rác. Các vấn đề nảy sinh từ bãi rác Đông Thạnh cũng là các vấn đề mang tính đặc thù chung cho các bãi rác đô thị ở Việt Nam hiện nay, bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa là không được quy hoạch thiết kế hợp lý, cộng với kỹ thuật chôn lắp chưa tốt và quản lý vận hành yếu kém. Để giải quyết các vấn đề đặt ra đó, trong những năm gần đây, Công ty Xử lý chất thải TPHCM (đơn vị trực tiếp quản lý và vận hành bãi rác Đông Thạnh) đã có nhiều cố gắng, tất nhiên là còn nhiều hạn chế:  Rắc vôi bột để tẩy uế và giảm bớt côn trùng, ruồi nhặng;  Phun chế phẩm EM để giảm bớt mùi hôi (tất nhiên còn phải xem xét lại);  Đã giúp đỡ người dân sống gần đó (chủ yếu là dọc 2 bên đường nhựa) có nguồn nước sạch dùng cho sinh hoạt (vì nước ngầm ở đây đã bị ô nhiễm không thể sử dụng được nữa) bằng cách đầu tư dẫn đường nước sạch của thành phố đến, lắp đồng hồ nước cho các hộ dân và không thu tiền nước với yêu cầu người dân không sử dụng nước sạch vượt quá mức qui định nhằm tránh lãng phí;  Đã thực hiện chế độ bồi dưỡng thiệt hại cho dân với mức từ 25.000 ÷ 60.000 đồng mỗi người/tháng trong cự ly khoảng cách đến 300m so với bờ bao quanh bãi rác;  Đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải dò rỉ từ bãi rác với kinh phí 1,4 tỷ đồng, góp phần giảm mức độ ô nhiễm COD từ 40.000 ÷ 50.000 mg/l xuống còn 4.000 ÷ 5.000 mg/l trước khi xử lý bổ sung ở các hồ chứa (tuy nhiên từ tháng 3/2000 đến nay hệ thống xử lý này tạm ngưng hoạt động vì lý do kinh phí và lý do chuẩn bị đầu tư đồng bộ với dự án mở rộng bãi rác thêm 130 ha);  Đã thử nghiệm xử lý bổ sung nước thải từ các hồ chứa bằng chế phẩm GWC (Grandy Water Cleaner) do Công ty xử lý chất thải Grandy International (Canada) chuyển giao công nghệ và kỹ thuật cho Công ty Dịch vụ Thương mại tổng hợp Thái Dương (Long An) sản xuất chế phẩm này. Việc thử nghiệm đã được tiến hành tại hồ số 6 (một trong số 11 hồ chứa nước thải tại bãi rác) có dung tích 58.500 m3, diện tích 13.000 m2, sâu 5 ÷ 7 m và cao hơn nhà dân 5m; với liều lượng chế phẩm 0,6 ÷ 1 kg/m3 nước thải. Kết quả xét nghiệm (do Viện Môi trường và Tài nguyên thực hiện) bước đầu cho thấy hiệu quả giảm COD từ 672 mg/l xuống còn 132 mg/l; BOD5 giảm từ 200 mg/l → 60 mg/l; SS giảm từ 400 mg/l → 83 mg/l. Giá thành xử lý 1 m3 nước thải bằng chế phẩm này là 8.000 đồng ở tải trọng hữu cơ thấp như nêu trên. 2.3. Sự cố Bãi rác Đông Thạnh Ngày 2/6/2000, do mưa lớn kéo dài đã làm vỡ một đoạn bờ bao dài khoảng 6m làm cho một lượng lớn nước tù đọng và rác trong bãi rác tuôn tràn ra ngoài, gây ô nhiễm nặng môi trường bao quanh và làm thiệt hại đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của nhân dân quanh vùng: nước ô nhiễm tràn ngập vào nhà cửa, cá chết hàng loạt, vật nuôi bị chết, ao sen bị mất trắng… Tiếp theo đó là các sự cố đổ vỡ bờ bao tương tự vào các ngày 17/07/2000 và 23/07/2000. Thiệt hại ước tính khoảng 50 ha lúa, hoa màu và nhiều vật dụng, nhà cửa của gần 200 hộ dân sinh sống tại đây. Các vấn đề lan truyền và phát tán ô nhiễm, các hậu quả về mặt môi trường và sinh thái chưa được đánh giá đầy đủ. 2.4. Các giải pháp tình thế khắc phục sự cố bãi rác Đông Thạnh Sau khi xảy ra liên tiếp các sự cố vỡ bờ bao tại bãi rác Đông Thạnh, ngày 2/8/2000 UBND TPHCM đã ra thông báo chỉ đạo cho Sở Giao thông công chánh cấp bách thực hiện một số giải pháp tình thế nhằm khắc phục sự cố như sau:  Gia cố lại các đoạn bờ bao tại các ô số 9, số 6 bằng cừ tràm, phên tre và bao cát;  Trang bị 4 máy bơm công suất 100 m3/h: đặt 03 bơm để bơm nước mưa tại ô số 7 ra kênh Cạn trong vòng 2 ngày để đưa nước dò rỉ chưa xử lý về chứa tại ô số 7 là ô nằm giữa bãi rác, cách ly so với các tường bao quanh; đặt 01 bơm để bơm chuyển tiếp nước rò rỉ từ rác tại ô số 9 về tạm thời ở ô số 8;  Tháo cạn nước rỉ rác từ ô 9 đưa về ô số 7. Cho tiến hành đổ rác cặp theo tường vào ô số 9 với bề ngang trung bình từ 10 ÷ 12m để tạo khoảng cách an toàn cho tường rào;  Nước từ ô số 6 đã qua xử lý thử nghiệm bằng chế phẩm GWC (COD còn lại 132 mg/l; BOD5 còn 60 mg/l; SS còn 83 mg/l) tạm thời có thể tháo xả ra kênh Cạn. Sau đó cho tiến hành đổ rác cặp theo tường vào ô số 6 với bề ngang trung bình từ 10 ÷ 12m để tạo khoảng cách an toàn cho tường rào;  Chuẩn bị sẵn các bao cát và cừ tràm tại các nơi xung yếu để có thể gia cố ngay, không để tiếp tục xảy ra sự cố;  Lắp đặt 2 chòi canh tại góc hồ số 9, 6 và hệ thống đèn chiếu sáng dọc theo tường vào các góc bãi rác;  Thuê lao động thời vụ 20 ÷ 30 người tăng cường cho việc gia cố và bảo vệ các bờ bao từ ngày ra thông báo đến hết tháng 8/2000;  Thi công hoàn chỉnh hồ pha loãng tại ô số 8 và đặt thêm một tuyến ống thải nước mưa ra sông;  Nhanh chóng đấu thầu hệ thống xử lý nước thải giai đoạn II. Ngoài ra, UBND Thành phố cũng đã yêu cầu Sở Giao thông Công chánh và UBND huyện Hóc Môn nhanh chóng di dời các hộ dân bị ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường và nước rác gây ra trong khu vực bờ bao đến bờ Rạch Tra, đồng thời thực hiện việc điều tra, bồi hoàn thiệt hại, đền bù giải tỏa. Trước mắt, kinh phí đền bù giải tỏa và di dời lấy từ nguồn kinh phí kế hoạch năm 2000 của Dự án cải thiện môi trường TPHCM. III. TỪ SỰ CỐ BÃI RÁC ĐÔNG THẠNH – NHÌN LẠI VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI TPHCM Sự cố bãi rác Đông Thạnh gã gây xôn xao dư luận trong nước và kể cả ngoài nước, dấy lên một hồi chuông cảnh báo cho các nguy cơ tương tự có thể xảy ra ở các bãi rác đô thị khác của TPHCM nói riêng và Việt Nam nói chung. Không chỉ dừng lại ở khâu xử lý rác, mà phải xem xét lại toàn bộ các khía cạnh có liên quan trong hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị, từ việc giảm thiểu chất thải tại nguồn, đến việc thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý/tái chế chất thải rắn. Trong trường hợp quản lý chất thải rắn đô thị của TPHCM, một số vấn đề trọng yếu sau đây cần được tiếp tục xem xét: 3.1. Nguồn thải và khối lượng chất thải rắn đô thị Cũng giống như tại một số đô thị khác, chất thải rắn đô thị TPHCM là loại chất thải đa thành phần có nguồn gốc chủ yếu từ các hoạt động: dân sinh và thương mại, công nghiệp và y tế. Tùy thuộc vào qui mô dân số, mức sống và điều kiện sống; qui mô và ngành nghề sản xuất công nghiệp, qui mô giường bệnh…, có thể tính toán và dự báo mức phát thải chất thải rắn đô thị tại TPHCM đến năm 2010 như trong Bảng 1. Các số liệu dẫn ra ở Bảng 1 cho thấy lượng chất thải rắn đô thị ở TPHCM hiện nay là rất lớn và dự báo còn gia tăng gấp nhiều lần vào năm 2010. Riêng phần chất thải rắn công nghiệp từ 28.482 cơ sở công nghiệp lớn nhỏ nằm phân tán (không nằm trong KCN), mặc dù chưa có số liệu điều tra thống kê cụ thể nhưng có thể nói là rất lớn. Lượng chất thải rắn này có chứa nhiều thành phần nguy hại nhưng chưa được xử lý riêng mà nhập chung cùng với rác sinh hoạt để chôn lấp ở các bãi rác. Để giải quyết tốt một khối lượng khổng lồ chất thải rắn đô thị này từ nay đến năm 2010, TPHCM cần phải có kế hoạch ngay từ bây giờ, nếu không e rằng sẽ không còn đủ chỗ cho việc chôn lấp rác nữa. Bảng 1. Lượng chất thải rắn đô thị tại TPHCM Hệ số phát thải Qui mô Khối lượng (T/ngày) Loại CTR 2000 Dự báo 2010 2000 2010 2000 2010 Sinh hoạt 1,000 kg/người/ngày(a) 2,059 kg/người/ngày(a) 5.146.078 người (b) 7.602.598 người (b) 5.146 15.654 Công nghiệp: - Từ các KCN 104,7 kg/ha/ngày(c) 85 kg/ha/ngày 10 KCN (1.409 ha)(d) 18 KCN (7.512 ha)(e) 148 639 - Từ các cơ sở công nghiệp riêng lẻ Không đủ cơ sở tính toán Không đủ cơ sở dự báo 28.482 cơ sở (f) Chưa rõ Rất lớn Chưa rõ Y tế 179 kg/giường bệnh/năm (g) - 14.317 (g) giường bệnh - 7,021 - (a) Theo ước tính của Công ty Dịch vụ công cộng TPHCM (b) Chỉ tính cho dân số khu vực nội thành (cũ và mở rộng) có tính đến lượng khách vãng lai là 500.000 người vào năm 2000 và 1.500.000 người vào năm 2010 (Phương án 2 – Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội TPHCM đến năm 2010) (c) Tạm tính theo số liệu đúc kết từ điều tra khảo sát thực tế tại KCN Biên Hòa I (d) Tạm tính trên cơ sở 10 KCN đang hoạt động với giải thiết các KCN này bình quân đã khai thác được 50% đất công nghiệp, ngoại trừ KCN Hiệp Phước có qui mô 2000 ha nhưng số lượng còn rất ít. (e) Số liệu căn cứ theo quy hoạch (f) Số liệu năm 1997 lấy theo Niên giám thống kê (g) Các số liệu suy dẫn từ Niên giám thống kê 1997 của Cục Thống kê TPHCM. 3.2. Cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị Để dọn vệ sinh đường phố (quét rác), các khu công cộng, chợ, các khu xây dựng; thu gom chất thải rắn từ các hộ gia đình và từ các cơ sở công nghiệp – dịch vụ; thu gom rác đường phố, vận chuyển và xử lý trung bình khoảng từ 3.000 ÷ 4.000 tấn chất thải rắn mỗi ngày, một hệ thống tổ chức hành chánh quản lý chất thải rắn đô thị TPHCM đã được thiết lập với sự tham gia của các cơ quan nhà nước, các công ty tư nhân, các hợp tác xã và các nhóm dân lập có mạng lưới phủ kín gần khắp 23 quận huyện của thành phố. Khác với hệ thống quản lý rác của một số thành phố khác, công tác quản lý rác ở TPHCM tồn tại với các phương thức hoạt động khác nhau và do 3 cơ quan quản lý. Ở khâu quét rác, 100% đều do các công ty nhà nước quản lý rác ở các quận huyện (Cty hoặc Xí nghiệp công trình giao thông công cộng) thực hiện, số lượng công nhân chiếm tỉ lệ đông nhất lên đến khoảng 2.000 người. Ở khâu thu gom rác, đối với rác gia đình có sự tham gia của các đội thu gom rác của các công ty nhà nước và các nhóm dân lập, phương tiện thu gom rác chủ yếu là các xe thô sơ có dung tích khoảng 1m3; đối với các khu vực công cộng, chợ… toàn bộ công tác thu gom đều do Cty Dịch vụ Công cộng TPHCM và Cty hoặc Xí nghiệp công trình giao thông công cộng thực hiện. Ở khâu vận chuyển rác, về phiá doanh nghiệp nhà nước có Cty Dịch vụ Công cộng đảm nhận khoảng 65% khối lượng rác của thành phố, Công ty và Xí nghiệp công trình đô thị các quận huyện đảm nhận toàn bộ hoặc một phần lượng rác trên địa bàn quận nhà; về phiá tư nhân có duy nhất 01 Cty tham gia vận chuyển rác với số lượng xe trên 200 chiếc. Ở khâu xử lý rác, chỉ có duy nhất doanh nghiệp nhà nước đảm nhận là Công ty Xử lý chất thải TPHCM. 3.3. Các dự án xử lý rác trong tương lai Để đối phó với vấn đề chất thải rắn đô thị đang có xu hướng gia tăng nhanh, trong khi các bãi rác hiện thời đang quá tải, TPHCM đang chuẩn bị một số Dự án xử lý rác sau đây: 1) Dự án xây dựng mới bãi rác Gò Cát với qui mô 25 ha do Chính phủ Hà Lan viện trợ không hoàn lại 60% tổng vốn đầu tư, dự kiến sẽ đưa vào hoạt động từ Quí 2/2001 đến 2003 để thay thế cho bãi rác Đông Thạnh đã hết chỗ chôn;  Địa điểm : xã Bình Hưng Hòa, huyện Bình Chánh – TPHCM  Công suất : 4.000 ÷ 5.000 tấn/ngày  Công nghệ xử lý : Chôn lấp hợp vệ sinh 2) Dự án mở rộng bãi rác Đông Thạnh với qui mô 130 ha nằm trong khuôn khổ Dự án Cải thiện Vệ sinh môi trường TPHCM (vay vốn ADB):  Địa điểm : xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn – TPHCM  Công suất : 5.400 ÷ 7.600 tấn/ngày  Thời gian khai thác : Trên 10 năm  Công nghệ xử lý : Chôn lấp hợp vệ sinh 3) Dự án Xử lý rác thành phân bón và điện năng với qui mô diện tích 20 ha do Công ty Premiere – Mỹ thực hiện theo hình thức BOT:  Địa điểm : xã Đa Phước, huyện Bình Chánh – TPHCM  Công suất : 2.000 ÷ 3.000 tấn/ngày  Thời gian hoạt động BOT : 25 năm  Công nghệ xử lý : Dùng vi sinh phân hủy rác trong điều kiện kỵ khí thành phân bón và khí biogas dùng chạy nhà máy sản xuất điện. Ngoài ra, để góp phần giải quyết vấn đề môi trường tồn đọng tại Bãi rác Đông Thạnh, Thành phố đang cho triển khai đấu thầu trạm xử lý nước thải dò rỉ từ bãi rác giai đoạn II. Tiến trình khai thác và hoạt động của các dự án xử lý rác TPHCM như sau:  Bãi rác Đông Thạnh 40 ha hiện có sẽ được tiếp tục sử dụng đến hết Quí 1/2001;  Bãi rác Gò Cát 25 ha sẽ sử dụng từ Quí 2/2001 đến hết năm 2003;  Bãi rác Đông Thạnh mới 130 ha sẽ bắt đầu hoạt động từ cuối năm 2003 đến 2010 và sau nữa (tiếp nhận và xử lý phần rác của thành phố còn dôi ra sau khi đã ưu tiên cho xử lý tại Nhà máy xử lý rác Đa Phước);  Nhà máy xử lý rác Đa Phước sẽ bắt đầu hoạt động từ năm 2004 với công suất ban đầu 2.000 tấn/ngày, sau đó sẽ nâng lên 3.000 tấn/ngày ở các năm sau.  3.4. Những tồn tại trong hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị TPHCM Từ những sự việc đã được dẫn ra ở trên, có nhận thấy một số mặt tồn tại trong hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị TPHCM như sau: 1. Chưa tổ chức được hệ thống quản lý chuyên ngành rác.