Quản lý hệ sinh thái nước ngọt

Đặc điểm môi trường của hệ sinh thái nước ngọt - Nồng độ muối khoáng thấp - Đây là vùng nước thiên nhiên xa biển - Bao gồm: Hệ sinh thái nước đứng: hồ, ao, ruộng lúa, đầm Hệ sinh thái nước chảy: sông, suối - Đặc tính chung là trong nước có ít thành phần các ion Na+, Cl-, SO4­2; nhiều các ion dạng Ca2+, HCO3-, CO32-.

ppt27 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4889 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý hệ sinh thái nước ngọt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI NƯỚC NGỌT NỘI DUNG Đặc điểm môi trường của hệ sinh thái nước ngọt - Nồng độ muối khoáng thấp - Đây là vùng nước thiên nhiên xa biển - Bao gồm: Hệ sinh thái nước đứng: hồ, ao, ruộng lúa, đầm Hệ sinh thái nước chảy: sông, suối - Đặc tính chung là trong nước có ít thành phần các ion Na+, Cl-, SO4­2; nhiều các ion dạng Ca2+, HCO3-, CO32-. - Có khoảng 10 nghìn trong số 25 nghìn loài cá được biết đến (40% tổng lượng cá trên thế giới) sống ở các HST nước ngọt. - Hệ thống sông Amazon là hệ sinh thái nước ngọt có đa dạng sinh học nhất trên Trái đất. - Hồ nước ngọt lớn nhất thế giới là hồ Baikal với rất nhiều các loài nước ngọt. Hơn một nửa các loài động vật 982 trong tổng số 1.825 loài – là các loài đặc hữu. - Hệ sinh thái thủy vực nước ngọt rất phong phú và đa dạng, tùy thuộc vào loại hình thủy vực mà có các kiểu hệ sinh thái đặc trưng với các nơi cư trú của các loài. HỆ SINH THÁI SÔNG HỆ SINH THÁI SUỐI HỆ SINH THÁI KÊNH, RẠCH HỆ SINH THÁI NƯỚC CHẢY 1.1 Thủy vực sông Sông vùng núi Sông vùng đồng bằng Đặc điểm - pH: phụ thuộc nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, địa hình, nhân tác… - Nhiệt độ: phụ thuộc nhiệt độ không khí, khí hậu…sự phân tầng ít xảy ra - Độ trong: phụ thuộc vào hàm lượng phù sa, độ lớn, nhỏ của sông và các hoạt động của lưu vực. - DO: phụ thuộc vào nhiệt độ, cường độ quang hợp, hô hấp của thực vật. Lưu vực sông HST CỬA SÔNG Quần xã sinh vật mang tính hỗn hợp giữa nhóm sinh thái nước ngọt, nước lợ và mặn. Là nơi cư trú, nơi nuôi dưỡng vừa là bãi đẻ trứng của nhiều loài cá biển và nhiều loài động vật không xương sống 1.2 Hệ sinh thái suối Đặc trưng bởi sự thay đổi theo đới độ cao với hàm lượng DO cao, nhiệt độ thấp, nước chảy, nền đáy (đá tảng, sỏi, cát…) Thành phần HST suối gồm: thực vật thủy sinh, ấu trùng, các loại ốc kích thước nhỏ, cá kích thước nhỏ Do độ trong lớn nên các loại tảo bám đá nhiều và cơ sở thức ăn cho cá và động vật không xương sống Khu hệ thủy sinh vật HST suối có tỷ lệ các loài đặc hữu cao. 1.3. Hệ sinh thái kênh rạch Môi trường nước, đặc biệt là pH, độ mặn thường thay đổi theo mùa khí hậu. Vào mùa mưa, pH thấp do rửa trôi phèn; vào mùa khô, do ảnh hưởng triều nên độ mặn cao. Khu hệ thủy sinh vật khá phong phú, gồm các loài phân bố rộng và không/ít loài đặc trưng. 1.4. Hệ sinh thái hồ, ao - Mối đe dọa HST hồ là sự di nhập các loài cá lạ, sự ô nhiễm, phì dưỡng và sự thay đổi mực nước. - Quần thể sinh vật trong hồ khá phong phú và nhạy cảm với những biến đổi môi trường. - Đặc trưng của HST hồ là các loài cá ăn nổi. - HST ao hẹp, cạn, nền đáy bùn, lượng dinh dưỡng cao nên nhóm sinh vật nổi phát triển mạnh, sinh vật đáy chủ yếu là nhóm giun ít tơ. - Nếu ao có hệ thực vật thủy sinh bậc cao phát triển (bèo) thì hệ động vật phong phú hơn. 1.5 Hệ sinh thái Hồ chứa nhân tạo - Thành phần loài kém phong phú hơn và phụ thuộc rất lớn đến độ phong phú của sông, suối cung cấp nước vào hồ. - Trong giai đoạn đầu mới ngập nước thường phải trải qua giai đoạn yếm khí và dễ bị nhiễm độc do qúa trình phân hủy thảm thực vật bị ngập nước. 1.6 Hệ sinh thái đầm lầy, đầm phá Đầm phá có nét đặc trưng của hồ chứa ven biển và vùng cửa sông. Do sự pha trộn giữa nước ngọt, lợ, mặn nên khu hệ thủy sinh vật rất phong phú gồm các loài nước ngọt, lợ, mặn. Cấu trúc quần xã đầm phá thay đổi theo mùa. Cũng là loại hình hồ chứa nhưng đầm phá thường nông nên hệ sinh vật đáy rất phát triển. Đầm lầy thường có nhiệt độ cao, DO thấp, năng suất sinh học cao. Quần xã thực vật nước phát triển là cơ sở để động vật không xương sống phát triển. Hầu hết các loài cá trong HST đầm lầy là nhóm phát triển hệ thở không khí khí quyển (cá đen da trơn, cá trê…) - ĐDSH ở các hệ sinh thái nước ngọt đang bị suy giảm nghiêm trọng so với bất kỳ hệ sinh thái quan trọng nào trên Trái đất. - Các quần thể các loài nước ngọt trên toàn thế giới giảm một nửa kể từ 1970 so với tỷ lệ 30% các loài ở biển và 10% các loài sống trong rừng - Ví dụ: Loài cá heo Lipotes vexillifer ở sông Dương Tử đang có nguy cơ bị tuyệt chủng nghiêm trọng; 35% loài rùa nước ngọt đang bị đe doạ; 3 loài lợn biển (Amazon, Caribe và Tây Phi) đều đang bị đe doạ tuyệt chủng. Bơm hút nguồn nước để sử dụng Biến đổi trực tiếp các nơi cư trú nước ngọt Khai thác trực tiếp, đánh bắt quá mức Các loài ngoại lai NGUYÊN NHÂN SUY GIẢM HST NƯỚC NGỌT “Bảo tồn hệ sinh thái nước ngọt phải gắn với quản lý bền vững tài nguyên nước” MỤC TIÊU Quản lý và sử dụng tất cả các thành phần của nguồn nước Quản lý tổng hợp cả số lượng nước và chất lượng nước Xem xét các yếu tố sinh thái và môi trường Trong sử dụng nước Quản lý hệ sinh thái nước ngọt theo lưu vực Là một phương pháp tiếp cận hành động, nhằm đảm bảo kết hợp giữa phát triển và quản lý tài nguyên nước, đất đai và các tài nguyên có liên quan thông qua việc phát huy tối đa các lợi ích về kinh tế và xã hội mà không gây tổn hại đến tính bền vững của các hệ sinh thái có tầm quan trọng sống còn (Chương trình Nghị sự 21) Quản lý nguồn nước theo lưu vực sông giúp: + Nâng cao hiệu quả sử dụng nước, sử dụng tài nguyên - môi trường, + Điều phối giải quyết tốt các mâu thuẫn trong khai thác và sử dụng tài nguyên giữa các vùng, + Khai thác sử dụng tài nguyên giữa các khu vực thượng, trung, hạ lưu; + Giảm nhẹ các tác động tiêu cực của các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của con người tới tài nguyên và môi trường BẢO VỆ HST LƯU VỰC SÔNG - Các hoạt động phát triển KT-XH trên lưu vực sông: - Đô thị hoá - Công nghiệp hoá - Nông nghiệp - Nuôi trồng&đánh bắt thuỷ sản - Giao thông vận tải - Du lịch sinh thái - Thuỷ lợi-thuỷ điện - Tài nguyên môi trường nước lưu vực sông: - Số lượng nước - Chất lượng nước - Các hệ sinh thái nước - Đa dạng sinh học - Các hồ chứa Chất thải và các khả năng gây ô nhiễm môi trường nước Khai thác và sử dụng tài nguyên nước - Giải quyết mâu thuẫn giữa các ngành, địa phương - Phát triển bền vững lưu vực - Giảm áp lực ô nhiễm nguồn nước, suy giảm đa dạng sinh học - Khai thác, sử dụng hợp lý và hiệu quả nhằm bảo vệ TNN CÁC CẤP LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ LƯU VỰC Vùng lưu vực sông Mê Kông - những lưu vực (dòng chảy trung bình hàng năm): QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG MEKONG Uỷ ban Sông Mê Kông (MRC) được thành lập năm 1995 Hạ lưu (82 %) CHDCND Lào – 35 % Cambodia – 18 % Thái Lan – 18 % Việt Nam – 11 % Thượng lưu (18 %) Trung Quốc – 16 % Miến Điện – 2 % - Cá da trơn khổng lồ sông Mêkông có thể là loại cá nước ngọt nặng nhất thế giới, nó có thể nặng 292 kg. - Các đập nước được coi là một trong những mối đe dọa to lớn mà cá da trơn khồng lồ đang phải đối mặt. - WWF và MRC đang hối thúc chính phủ các nước đưa ra quy định về việc phát triển các đập nước và giảm tình trạng đánh bắt quá mức các hệ sinh thái nước ngọt nhằm bảo tồn các loài cá to như cá da trơn khổng lồ ở sông Mêkông. QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG MEKONG Quản lý các thủy vực tĩnh Đối với các hồ nước ngọt tự nhiên, hầu hết các hồ đều thuộc sự quản lý của chính quyền địa phương BQL hồ này có trách nhiệm kiểm soát các hoạt động đánh bắt tài nguyên, các nguồn thải vào hồ, đảm bảo môi trường sống và hệ sinh thái trong hồ. Hồ Tây: Chịu sự quản lý chồng chéo của các sở ban, ngành Các thủy vực nhỏ thường do người dân quản lý Hồ chứa nước của nhà máy thủy điện Nhà máy chỉ quản lý kỹ thuật, còn chính quyền địa phương từ tỉnh đến xã, thôn có trách nhiệm quản lý hành chính. Kiến nghị Nhà nước cần có văn bản cụ thể, giao trách nhiệm quản lý hành chính các hồ thuỷ điện cho chính quyền địa phương từ tỉnh, huyện, xã và đến người dân. Nhà máy thuỷ điện chỉ có trách nhiệm quản lý kỹ thuật và kết hợp cùng địa phương kiểm tra, tác nghiệp. Quản lý các hệ sinh thái đất ngập nước ngọt nội địa Cấp trung ương Chưa có một cơ quan nào chịu trách nhiệm duy nhất về quản lý ĐNN Cấp tỉnh UBND các tỉnh là cơ quan hành chính cao nhất dưới UBND tỉnh có các cơ quan cấp sở được tổ chức theo hệ thống ngành dọc từ cấp trung ương Bộ Tài nguyên và Môi trường Đề xuất 68 vùng ĐNN có giá trị ĐDSH và môi trường của Việt Nam, bao gồm các hồ chứa nước tự nhiên và nhân tạo, các đầm, phá, cửa sông, các sân chim… Các vấn đề tồn tại trong quản lý HST nước ngọt Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao vai trò và sự tham gia của cộng đồng Tăng cường pháp chế Tăng mức đầu tư và đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ về nước Đổi mới cơ chế tài chính Phát triển nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ Mở rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế
Tài liệu liên quan