Quản lý nhà nước về đô thị (tập 2)

QLNN về đô thị (tập 2) Câu 1: Phân biệt nông thôn-đô thị? Những bất cập trong quản lý nhà nước về đô thị và nông thôn Sau khi từ bỏ cuộc sống du canh du cư, con người định cư trong các điểm dân cư tập trung như làng, bản, ấp gọi chung là điểm dân cư nông thôn, do biết khai thác thiên nhiên mà sản phẩm lương thực ngày càng dư thừa so với nhu cầu nên xuất hiện nhừng người tách ra khỏi SX nông nghiệp để thực hiện trao đổi hàng hóa. Do nhu cầu cuộc sống ngày càng đòi hỏi cao hơn, một bộ phận người khác nữa tách ra khỏi sản xuất nông nghiệp để sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làm dịch vụ và quản lý XH, những người lao động này và gia đình của họ đã tập trung lại tại địa điểm thích hợp, thay đổi môi trường định cư thành các điểm dân cư mơí chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, đó là điểm dân cư đô thị. Sự hình thành và phát triển các điểm dân cư đô thị là do sự phát triển của phân công lao động xã hội, là do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp. Đô thị là các điểm dân cư tập trung với mật độ cao chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, họ sống và làm việc theo phong cách sống văn minh, hiện đại hơn, khoa học và có hiệu quả kinh tế, văn hóa cao. Đó là phong cách, lối sống thành thị, lối sống công nghiệp.

docx10 trang | Chia sẻ: thuychi16 | Lượt xem: 1113 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý nhà nước về đô thị (tập 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QLNN về đô thị (tập 2) Câu 1: Phân biệt nông thôn-đô thị? Những bất cập trong quản lý nhà nước về đô thị và nông thôn Sau khi từ bỏ cuộc sống du canh du cư, con người định cư trong các điểm dân cư tập trung như làng, bản, ấpgọi chung là điểm dân cư nông thôn, do biết khai thác thiên nhiên mà sản phẩm lương thực ngày càng dư thừa so với nhu cầu nên xuất hiện nhừng người tách ra khỏi SX nông nghiệp để thực hiện trao đổi hàng hóa. Do nhu cầu cuộc sống ngày càng đòi hỏi cao hơn, một bộ phận người khác nữa tách ra khỏi sản xuất nông nghiệp để sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làm dịch vụ và quản lý XH, những người lao động này và gia đình của họ đã tập trung lại tại địa điểm thích hợp, thay đổi môi trường định cư thành các điểm dân cư mơí chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, đó là điểm dân cư đô thị. Sự hình thành và phát triển các điểm dân cư đô thị là do sự phát triển của phân công lao động xã hội, là do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp. Đô thị là các điểm dân cư tập trung với mật độ cao chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, họ sống và làm việc theo phong cách sống văn minh, hiện đại hơn, khoa học và có hiệu quả kinh tế, văn hóa cao. Đó là phong cách, lối sống thành thị, lối sống công nghiệp.  Dưới khía cạnh xã hội học đô thị và nông thôn là hai khái niệm về mặt nội dung có hàng loạt đặc điểm có tính đối lập nhau. Các nhà xã hội học đã đưa ra rất nhiều cơ sở khác nhau để phân biệt đô thị và nông thôn. Sự phân chia đó có thể dựa trên cơ sở các lĩnh vực hoạt động sống của xã hội như lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, giao thông, vận tải, dịch vụ,... hoặc dựa trên các thiết chế chủ yếu của xã hội như thiết chế kinh tế, văn hóa, giáo dục, gia đình.. hoặc theo các nhóm, các giai cấp, tầng lớp xã hội, hay theo bình diện lãnh thỗ. Cũng có một số nhà quản lý lại cho rằng, để phân biệt giữa đô thị và nông thôn theo sự khác biệt giữa chúng về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Như về mặt kinh tế thì giữa đô thị và nông thôn có sự khác biệt về lao động, nghề nghiệp, mức độ và cách thu nhập về dịch vụ, v.v... Về mặt xã hội thì đó là sự khác biệt trong lối sống, giao tiếp, văn hóa, gia đình, mật độ dân số, nhà ở, v.v... Về mặt môi trường thì chủ yếu ở đây là môi trường tự nhiên, mức độ ô nhiễm, v.v... Nhấn mạnh từ góc độ xã hội thì cả đô thị và nông thôn đều được coi là những hệ thống xã hội, những cộng đồng xã hội có những đặc trưng riêng biệt như những xã hội nhỏ và trong đó có đầy đủ các yếu tố, các vấn đề xã hội và các thiết chế xã hội. Vì vậy, trước hết đô thị và nông thôn cần được xem xét như một cơ cấu xã hội, trong đó có hàng loạt các yếu tố, các lĩnh vực nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Để xác định đô thị và nông thôn dễ dàng được chấp nhận, là việc coi đô thị và nông thôn như các hệ hệ thống xã hội được phân biệt dưới các đặc trưng cơ bản sau: (tự kẻ bảng nhé) + Về quy mô dân số Quy mô dân số của đô thị lớn hơn, mật độ dân cư đông đúc hơn so với nông thôn. Ở nước ta theo quy định tại nghị định 42/2009/NĐ – CP , các đô thị chia thành 5 loại, lớn nhất là đô thị đặc biệt quy mô dân số từ 1,5 triệu trở lên, mật độ dân số 15.000 người/km2 trở lên, nhỏ nhất là đô thị loại 5, dân số từ 4.000 người trở lên, mật độ dân số từ 2.000ng/km2 trở lên. Hiện nay ở nước ta thủ đô HN và TPHCM là 2 đô thị đặc biệt có quy mô và mật độ dân số cao nhất. Về các nhóm giai cấp, tầng lớp xã hội thì ở đô thị đặc trưng chủ yếu là giai cấp công nhân, ngoài ra còn có các tầng lớp giai cấp khác như tư sản, thợ thủ công, viên chức, trí thức, v.v... Còn đối với nông thôn thì đặc trưng chủ yếu ở đây là nông dân, ngoài ra ở từng xã hội còn có các tầng lớp khác như nhóm thợ thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ, v.v... + Về mật độ dân số Đô thị có mật độ dân số lớn, dân cư tạp trung đông đúc Nông thôn có mật độ dân cư thưa thớt, dàn trải + Về cơ cấu lao động Đô thị có đặc trưng là sản xuất công nghiệp; ngoài ra, còn có các lĩnh vực khác như dịch vụ, thương nghiệp, sản xuất tinh thần, v.v... ( Lao độg phi nông nghiệp) Còn đối với nông thôn thì đặc trưng rõ nét nhất là sản xuất nông nghiệp; ngoài ra, còn phải kể đến cấu trúc phi nông nghiệp bao gồm: dịch vụ, buôn bán, tiểu thủ công nghiệp mà có vai trò rất lớn đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. + Về cơ sở hạ tầng: cơ sở hạ tầng ở đô thị phức tạp hơn và phát triển hơn nhiều ở nông thôn (Đơn giản, kém phát triển) + Về lối sống, văn hóa:  Đối với nông thôn thường rất đặc trưng với lối sống văn hóa của cộng đồng làng xã mà được phân biệt rất rõ ràng với lối sống thị dân đặc trưng cho khu vực đô thị. Đặc trưng này có rất nhiều khía cạnh để chỉ ra sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn: từ hệ thống dịch vụ, sự giao tiếp, đời sống tinh thần, phong tục, tập quán, hệ giá trị, chuẩn mực cho hành vi,... đến khía cạnh dân số, lối sống gia đình, sinh hoạt kinh tế,... ngay cả đến hệ thống đường xá, năng lượng, nhà ở đều nói lên đây là hai cộng đồng có các khía cạnh văn hóa, lối sống tách biệt nhau. Đây là đặc trưng cơ bản nhất về mặt xã hội học khi phân tích sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn. Chính đặc trưng này đã tạo ra bản sắc riêng, diện mạo riêng cho ta phân biệt rõ  nét hơn giữa hai hệ thống xã hội đô thị và nông thôn. + Trình độ dân trí Đô thị cao hơn nhiều so với nông thôn + Khả năng sinh lời Đô thị lớn hơn nông thôn * Phân tích những bất cập trong quản lý NN về đô thị và nông thôn: Đô thị và nông thôn là hai loại đơn vị hành chính có nhiều đặc điểm rất khác nhau ai cũng biết vì rất dễ nhận thấy. Vì thế nếu thiết kế một bộ máy quản lý hành chính nhà nước cho đô thị và nông thôn giống nhau là một việc vô cùng phi lý. + QLNN về đô thị: -Cơ sở pháp lý còn thiếu cụ thể và không đồng bộ, rõ ràng trong phân cấp quản lý, đồng thời lại thiếu tính thống nhất giữa trung ương và địa phương, giữa các ban, ngành có khi lại cồng chéo, mâu thuẫn nhau. -Bộ máy QLNN về đô thị còn cồng kềnh, chuyển đổi chậm so với sự phát triển và nhu cầu quản lý kinh tế thị trường. Một phần lớn cán bộ công chức quản lý chưa vững nghiệp vụ và chuyên môn, một bộ không nhỏ còn thái hóa, biến chất -Chưa có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan, ban, ngành cùng tham gia quản lý đô thị. Thực thi công tác quản lý còn chồng chéo để trống. đối lập nhau còn xẩy ra trong điều hành, trong thanh tra xử lý vi phạm. Còn nhiều biểu hiện dây dưa, đùn đẩy trách nhiệm. -Thủ tục hành chính còn phiền hà, cửa quyền, độc đoán tham nhũng đã hạn chế không nhỏ hiệu lực của công tác quản lý NN trong các đô thị. -Trong công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật để nâng cao ý thức chấp hành luật còn yếu, thiếu tính thường xuyên liên tục và rộng rãi trong cộng đồng dân cư đô thị. + QLNN về nông thôn: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, việc ứng dụng khoa học công nghệ nhất là cây, con giống còn hạn chế, công nghiệp chế biến và ngành nghề thủ công kém phát triển, thị trường tiêu thụ hàng hóa gặp nhiều khó khăn, khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa yếu, lao động dư thừa nhiều, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông thôn và đời sống ở một số vùng còn rất thấp, quan hệ sản xuất nông thôn chậm đổi mới, tiềm năng to lớn về đất đai, rừng biển và lao động một số vùng còn chưa được khai thác có hiệu quả, đời sống một số bộ phận nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Việc xây dựng nông thôn mới còn tiến hành tự phát, chưa có quy hoạch nên còn nhiều bất hợp lý, lãng phí đất đai vật liệu xây dựng. Mặc khác cũng còn trình trạng xây dựng lộn xộn, phong cách kiến trúc và cảnh quan chẳn có chất lượng, không những ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, ăn ở, nghỉ ngơi, đi lại, giao tiếp của nhân dân mà còn ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường. Câu 2:Tại sao nhà nước phải phân cấp quản lý đô thị. Hiện nay đô thị Việt Nam được phân cấp quản lý như thế nào? Thực tiễn cho thấy việc phân loại, phân cấp quản lý đô thị đã góp phần thúc đẩy phát triển hệ thống đô thị Việt Nam. Chúng ta phải phân loại, phân cấp quản lý Nhà nước về đô thị là nhằm mục đích phù hợp với sự phát triển của các đô thị đang ngày càng gia tăng. Thứ nhất, phân cấp quản lý đô thị là căn cứ xác thực để Nhà nước hoạch định chính sách đầu tư phát triển đô thị để có định hướng phát triển và quản lý thích hợp với mỗi giai đoạn. Phân cấp quản lý đô thị luôn được gắn với tổ chức chính quyền địa phương của mỗi quốc gia, song tuỳ theo kinh nghiệm lịch sử và hệ thống chính trị của mỗi quốc gia mà có sự phân loại, phân cấp đô thị khác nhau. Việt Nam ngay từ sau thời kỳ “Đổi mới” đã nhận thấy cần phải chấn chỉnh công tác quản lý đô thị và đặt ra một số nhiệm vụ cấp bách là: - Nhận thức rõ vị trí chiến lược và vai trò quan trọng của hệ thống đô thị. - Đổi mới công tác quy hoạch và quản lý đô thị. - Huy động mọi nguồn tài chính vào phát triển đô thị, xoá bỏ bao cấp tràn lan nhưng phải đảm bảo các chính sách xã hội. - Xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng đô thị. Thứ hai, quy định thẩm quyền quản lý quy trình thực hiện điêù chỉnh phân loại đô thị khi có nhu cầu điều chỉnh loại đô thị UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW tổ chức nghiên cứu lập hồ sơ, đề án để phân loại đô thị, trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. + Đối với các đô thị loại 1,2, đặc biệt tiến trình này được tiến hành theo quy trình sau: Trường hợp đô thị là thành phố thuộc TW, thì UBND thành phố giao cho cơ quan quản lý kiến trúc quy hoạch thành phố chủ trì và lập hồ sơ đề án phân loại đô thị, trình UBND thành phố thuộc TW xem xét và trình HĐND cùng cấp thông qua trước khi trình chính phủ hoặc thủ tướng chính phủ theo quy định tại NĐ72/CP Bộ xây dựng sau đó sẽ tổ chức thẩm định đề án phân loại đô thị trước khi trình chính phủ hoặc thủ tướng chính phủ quyết định, công nhận loại đo thị. Trong trường hợp đô thị là thành phố thuộc tỉnh thì UBND tỉnh giao cho UBDN thành phố lập hồ sơ trình duyệt đề án phân loại đô thị, trình hội động ND cùng cấp thông qua trước khi trình UBND tỉnh. UBND tỉnh xem xét trình HĐND tỉnh thông qua bằng nghị quyết trước khi trình thủ tướng chính phủ, Bộ xây dựng tổ chức thẩm định dự án trước khi trình thủ tướng chính phủ xem xét quyết định loại đô thị. + Đối với đô thị loại 3,4 UBND tỉnh, thành phố trục thuộc TW giao cho UBND cấp huyện lập đề án phân loại đô thị, trình HĐND cùng cấp thông qua trước khi trình UBND cấp tỉnh. Cơ quan quản lý kiến trúc, quy hoạch cấp tỉnh tổ chức thẩm định trước khi trình UBND tỉnh, UBND cấp tỉnh xem xét và trình HĐND cùng cấp thông qua trước khi trình Bộ xây dựng, Bộ xây dựng tổ chức thẩm định đề án trước khi quyết định công nhận loại đô thị. + Đối với đô thị loại 4, UBND cấp tỉnh giao cho UBND cấp huyện lập hồ sơ trình duyệt đề án, trình HĐND huyện thông qua trước khi trình UBND cấp tỉnh, cơ quan quản lý quy hoạch cấp tỉnh tổ chức thẩm định đề án trình UBND tỉnh xem xét quyết định công nhận đô thị. Thứ ba, xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn Thực tiễn trên cho thấy việc phân cấp quản lý đô thị đã góp phần thúc đẩy phát triển hệ thống đô thị Việt Nam, chất lượng đô thị từng bước được nâng lên, diện mạo đô thị có nhiều thay đổi và nhất là khẳng định đô thị có vai trò động lực phát triển kinh tế - xã hội. * Việc phân cấp quản lý hành chính đô thị được xác định: - Thành phố trực thuộc Trung ương là đô thị đặc biệt hoặc đô thị loại I. - Thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại I, hoặc II, III. - Thị xã là đô thị loại III, IV. - Thị trấn là đô thị loại IV, V. Việc phân loại đô thị trước tiên là để phục vụ cho công tác phân cấp quản lí đô thị, về mặt hành chính Nhà nước được cụ thể hóa như sau : - Thành phố trực thuộc Trung ương tương đương cấp tỉnh phải là đô thị loại I hoặc loại II do Trung ương quản lí. - Các thành phố thuộc tỉnh, các thị xã tương đương với cấp huyện đa số thuộc đô thị loại III và loại IV, một số ít có thể thuộc loại V và do tỉnh quản lí. - Các thị trấn tương đương cấp xã thuộc đô thị loại V chủ yếu do huyện quản lí. Do tình hình phát triển không đồng đều giữa các đô thị trong toàn quốc và trong từng vùng, cho nên vị trí vai trò và tính chất đô thị đối với từng vùng lãnh thổ cũng khác nhau. Trong nhiều trường hợp đặc biệt một số đô thị được phân cấp quản lí cao hơn hoặc thấp hơn một bậc so với quy định trên. Ví dụ có đô thị loại IV nhưng vẫn là thành phố tỉnh lị và có đô thị thuộc loại V nhưng vẫn là thị xã do tỉnh quản lí. Việc nâng cấp loại đô thị và cấp quản lí đô thị cũng như việc thành lập các đô thị mới phải được tiến hành trên cơ sở lập hồ sơ và tờ trình xin phép Nhà nước phê duyệt. Hồ sơ chính là luận chứng kinh tế – kĩ thuật xin thành lập đô thị mới. Trong luận chứng cần nêu rõ lí do thành lập đô thị mới và việc xác định tính chất vai trò chức năng, quy mô dân số, tỉ trọng lao động phi nông nghiệp, mật độ dân số đô thị chủ yếu của 5 năm đầu phát triển đối chiếu với các chỉ tiêu quy định của Nhà nước Phân cấp quản lý đô thị có vai trò quan trọng là động lực để phát triển hoàn chỉnh hệ thống đô thị Việt Nam có chất lượng và để tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương, do vậy rất cần xác định rõ định lượng thích hợp của từng tiêu chí (như số dân, tỷ lệ % tương ứng) để khuyến khích phát triển các đô thị vừa và nhỏ (loại III, IV và V) và đô thị đặc thù (du lịch, khoa học, giáo dục). Câu 3: Vai trò của phát triển đô thị vừa và nhỏ? Câu 4: Phân tích các yếu tố của đô thị Việt Nam? Câu 5: Phân biệt mức độ đô thị hóa và tỷ lệ đô thị hóa? Câu 6: Nguyên nhân hình thành đô thị cực lớn tại các nước đang phát triển. Định hướng phát triển của Việt Nam để kiểm soát đô thị lớn Câu 7: Những thách thức đối với phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong quá trình đô thị hóa hiện nay? Câu 8: Nhà nước đang làm gì để điều tiết sự gia tăng dân số ở ĐT lớn? Câu 9: Tại sao phát triển đô thị phải phù hợp với nguồn lực? Câu 10: Việt Nam có những lợi thế và nguồn lực nào để xây dựng và phát triển đô thị? Câu 11: Phân biệt 3 loại quy hoạch đô thị Câu 12: Khó khăn trong thu hồi đất hiện nay? Câu 13: Quy hoạch treo? Các nhóm nguyên nhân dẫn đến quy hoạch treo? Câu 14: Trình bày về nhũng công trình xây dựng được coi là vi phạm trật tự xã hội? Vân: 1-2 Xuân: 3-5 Linh: 6-7 Thu: 8-9 Thúy: 10-12 Lan:13-14
Tài liệu liên quan