Quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm

Thành phần, tính chất nước thải dệt nhuộm -Nước thải dệt nhuộm bao gồm các loại chính: + Nước thải chứa phẩm nhuộm hoạt tính + Nước thải chứa phẩm nhuộm Sunfua + Nước thải do tẩy giặt -Nguồn nước thải sản xuất ở mức ô nhiễm nặng từ các công đoạn hồ sợi, giũ hồ, làm bóng, nấu, tẩy nhuộm hoàn tất và in hoa. -Trong thành phần nước thải có chứa nhiều loại hóa chất độc hại như phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt, chất tạo môi trường, hồ, men, chất oxy hóa, -Vì mỗi loại nước thải có thành phần và tính chất đặc trưng rất khác nhau nên cần phải tách riêng và xử lý sơ bộ từng nguồn thải trước khi đi vào giai đoạn xử lý chung.

pdf5 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1961 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM Sử dụng Hoá chất: Xút NaOH, PAC và Chlorin. Javen, Phèn đơn, chất trợ lắng.... 1. Thành phần, tính chất nước thải dệt nhuộm - Nước thải dệt nhuộm bao gồm các loại chính: + Nước thải chứa phẩm nhuộm hoạt tính + Nước thải chứa phẩm nhuộm Sunfua + Nước thải do tẩy giặt - Nguồn nước thải sản xuất ở mức ô nhiễm nặng từ các công đoạn hồ sợi, giũ hồ, làm bóng, nấu, tẩy nhuộm hoàn tất và in hoa. - Trong thành phần nước thải có chứa nhiều loại hóa chất độc hại như phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt, chất tạo môi trường, hồ, men, chất oxy hóa,… - Vì mỗi loại nước thải có thành phần và tính chất đặc trưng rất khác nhau nên cần phải tách riêng và xử lý sơ bộ từng nguồn thải trước khi đi vào giai đoạn xử lý chung. - Nước thải nhuộm vải có nồng độ chất hữu cơ cao, thành phần phức tạp và chứa nhiều hợp chất vòng khó phân hủy sinh học, đồng thời có các chất trợ trong quá trình nhuộm có khả năng gây ức chế vi sinh vật. Nhiệt độ nước thải rất cao, không thích hợp đưa trực tiếp vào hệ thống xử lý sinh học. -> Quy trình xử lý nước thải công nghiệp dệt nhuộm cần phải có sự kết hợp giữa biện pháp xử lý hóa lý với biện pháp xử lý sinh học vì hàm lượng BOD5, COD và độ màu cao. 2. Quy trình công nghệ truyền thống xử lý nước thải dệt nhuộm: Dựa vào thành phần tính chất nước thải nêu trên, công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm được đề xuất như sau: A. Xử lý sơ bộ nước thải từ công đoạn nhuộm hoạt tính: - Nước thải (NT) từ công đoạn nhuộm hoạt tính được tách riêng đưa qua hệ thống xử lý sơ bộ. - NT chảy qua SCR (song chắn rác) và LCR (lưới chắn rác) đến bể tiếp nhận. SCR và LCR có nhiệm vụ giữ lại các mảnh vụn thô và các sơ, sợi chỉ mịn. - NT tiếp tục được bơm qua bể điều hòa để điều hòa lưu lượng, nồng độ và giải nhiệt bằng cách làm thoáng. Từ đây NT được bơm qua bể trộn có bổ sung phèn và hóa chất điều chỉnh pH khoảng 10 – 10,5 nhằm giúp cho quá trình keo tụ dòng thải nhuộm hoạt tính. - NT được cho qua bể keo tụ kết hợp với bể lắng nhằm mục đích tạo phản ứng keo tụ khử COD từ 60 – 85%, làm giảm độ màu và lắng cặn. - Sau đó nước thải được đưa đến hệ thống xử lý chung. B. Xử lý sơ bộ nước thải từ công đoạn nhuộm Sunfua: - Nước thải (NT) từ công đoạn nhuộm Sunfua được tách riêng đưa qua hệ thống xử lý sơ bộ. - NT chảy qua SCR (song chắn rác) và LCR (lưới chắn rác) đến bể tiếp nhận. SCR và LCR có nhiệm vụ giữ lại các mảnh vụn thô và các sơ, sợi chỉ mịn. - NT tiếp tục được bơm qua bể điều hòa để điều hòa lưu lượng, nồng độ và giải nhiệt bằng cách làm thoáng. Từ đây NT được bơm qua bể trộn có bổ sung phèn và hóa chất điều chỉnh pH về 6 nhằm hỗ trợ tốt cho quá trình keo tụ dòng thải Sunfua. - NT được cho qua bể keo tụ kết hợp với bể lắng nhằm mục đích tạo phản ứng keo tụ khử COD khoảng 70%, làm giảm độ màu và lắng cặn. - Sau đó nước thải được đưa đến hệ thống xử lý chung. C. Xử lý sơ bộ nước thải từ công đoạn tẩy giặt: - Nước thải (NT) từ công đoạn tẩy giặt được tách riêng đưa qua hệ thống xử lý sơ bộ. - NT chảy qua SCR (song chắn rác) và LCR (lưới chắn rác) đến bể tiếp nhận. SCR và LCR có nhiệm vụ giữ lại các mảnh vụn thô và các sơ, sợi chỉ mịn. - NT tiếp tục được bơm qua bể điều hòa để điều hòa lưu lượng, nồng độ và tiến hành trung hòa điều chỉnh pH về 6,5. Từ đây NT được bơm qua bể lắng để lắng cặn. - Sau đó nước thải được đưa đến hệ thống xử lý chung. D. Hệ thống xử lý chung sau khi hòa trộn ba nguồn nước thải đã qua xử lý sơ bộ: - Sau khi qua một số bước xử lý sơ bộ NT từ cả ba dòng thải được hòa trộn với nhau và chảy vào bể trộn. Bể trộn vừa đóng vai trò điều hòa chất lượng NT, vừa là nơi để điều chỉnh về khoảng pH thích hợp cho quá trình lọc sinh học kị khí tiếp theo. - Tại bể lọc sinh học kị khí, một phần chất hữu cơ dễ phân hủy bị phân hủy thành khí Biogas hoặc chuyển hóa thành những hợp chất dễ phân hủy hơn. - NT được cho qua bể lọc sinh học hiếu khí nhằm tiếp tục xử lý BOD5, COD, mùi hôi trong nước thải,… - Sau khi xử lý ở bể sinh học hiếu khí NT tiếp tục chảy sang bể lắng đợt 2 để loại bỏ bùn hoạt tính. - NT từ bể lắng đợt 2 tiếp tục chảy qua bể trộn nhanh có bổ sung phèn để tạo phản ứng keo tụ khử COD, khử màu và lắng cặn ở bể keo tụ kết hợp bể lắng. - Sau cùng NT được cho qua bể khử trùng để tiêu diệt vi trùng và mầm bệnh. Sau khi ra khỏi bể khử trùng NT sẽ đạt tiêu chuẩn TCVN 5945 – 2005 loại A,B rồi thải ra nguồn tiếp nhận. - Lượng bùn hoạt tính từ bể lắng đợt 2, bể keo tụ kết hợp bể lắng được rút bằng hệ thống bơm bùn và tuần hoàn về bể lọc sinh học hiếu khí để duy trì mật độ của vi sinh vật, bùn dư được dẫn về bể nén bùn
Tài liệu liên quan