Sinh lý nơron - Câu hỏi ôn tập

1. Hệ thần kinh tiếp nhận thông tin từ: A. Môi trường bên ngoài. B. Các cơ quan trong cơ thể. C. Môi trường bên trong. D. Từ cả ngoại môi và nội môi. 2. Hệ thần kinh của người: A. Hoàn thiện từ lúc mới sinh ra. B. Hoàn thiện sau 3 tuổi đời. C. Hoàn thiện dần theo kinh nghiệm cuộc sống. D. Hoàn thiện vào tháng thứ 7 trong phát triển bào thai.

docx10 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1876 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sinh lý nơron - Câu hỏi ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Top of Form SINH LÝ NƠRON - CÂU HỎI ÔN TẬP ►Câu hỏi lựa chọn 1. Hệ thần kinh tiếp nhận thông tin từ: A. Môi trường bên ngoài. B. Các cơ quan trong cơ thể. C. Môi trường bên trong. D. Từ cả ngoại môi và nội môi. 2. Hệ thần kinh của người: A. Hoàn thiện từ lúc mới sinh ra. B. Hoàn thiện sau 3 tuổi đời. C. Hoàn thiện dần theo kinh nghiệm cuộc sống. D. Hoàn thiện vào tháng thứ 7 trong phát triển bào thai. 3. Nơron có các thành phần: A. Thân, sợi trục, đuôi gai. B. Thân, sợi trục, đuôi gai, synap. C. Thân, sợi trục, cúc tận cùng, đuôi gai. D. Thân, sợi trục, cúc tận cùng, đuôi gai, synap. 4. Sợi trục có các thành phần sau, trừ: A. Xơ thần kinh. B. Lưới nội bào có hạt. C. Lưới nội bào trơn. D. Ty thể. E. Ống siêu vi. 5. Người ta phân loại các sợi thần kinh theo: A. Tốc độ dẫn truyền. B. Chiều dài của sợi. C. Hướng đi của sợi. D. Số lượng các synap ở chuỗi sợi trục của bó. 6. Chất truyền đạt thần kinh được sản xuất ở: A. Thân nơron và cúc tận cùng. B. Thân nơron và sợi trục. C. Sợi trục và cúc tận cùng. D. Cúc tận cùng. 7. Thành phần chính có trong cúc tận cùng: A. Các bọc nhỏ chứa enzym và ty thể sản xuất ATP. B. Các bọc nhỏ chứa enzym, chất truyền đạt thần kinh và ty thể. C. Các bọc nhỏ chứa chất truyền đạt thần kinh. D. Các bọc nhỏ chứa chất truyền đạt thần kinh và ty thể. 8. Synap là: A. Một đơn vị giải phẫu - chỗ tiếp nối giữa tận cùng sợi trục của một nơron với một tế bào khác. B. Một đơn vị giải phẫu - chỗ tiếp nối giữa tận cùng sợi trục của một nơron với một tế bào thần kinh khác. C. Một đơn vị chức năng, chức năng- chỗ tiếp nối giữa tận cùng sợi trục của một nơron với một nơron khác hoặc một tế bào đáp ứng. D. Một đơn vị giải phẫu - chỗ tiếp nối giữa tận cùng sợi trục của một nơron với một nơron khác hoặc một tế bào đáp ứng. 9. Nơron có những đặc điểm hưng phấn sau đây, trừ: A. Nơron có tính hưng phấn cao, thể hiện ở ngưỡng kích thích cao. B. Thời gian trơ của nơron ngắn, thể hiện hoạt tính chức năng cao. C. Nhu cầu năng lượng của nơron cao khi hưng phấn. D. Nhu cầu tiêu thụ oxy khi hưng phấn của nơron cao. 10. Chênh lệch nồng độ các ion ở trong và ngoài màng nơron: A. Na+ ở bên ngoài thấp hơn bên trong. B. Protein tích điện (-) ở bên trong cao hơn bên ngoài. C. Ion K+ ở bên ngoài cao hơn bên trong. D. Nồng độ ion Cl- ở bên trong cao hơn bên ngoài. 11. Nguyên nhân chủ yếu tạo ra điện thế nghỉ là: A. Chênh lệch nồng độ các ion trong và ngoài màng. B. Protein mang điện tích âm ở trong màng. C. Tính thấm lúc nghỉ của ion K+ và Na+ khác nhau. D. Bơm Na+- K+- ATPase. 12. Mỗi nơron có thể tiếp nhận rất nhiều kích thích từ các nơron trước nó. Các kích thích này từ các nơron trước gây ra các tác dụng sau , trừ: A. Cộng kích thích trong không gian. B. Cộng kích thích theo thời gian. C. Chỉ gây hưng phấn ở màng sau synap. D. Cộng đại số các điện thế gây hưng phấn và ức chế. 13. Chất truyền đạt thần kinh có phân tử lớn là: A. Dopamin. B. Glycin. C. Neurotensin. D. GABA. 14. Chất truyền đạt thần kinh có phân tử nhỏ là: A. Bombesin. B. Endorphin. C. Chất P. D. VIP. E. Serotonin. 15. Giai đoạn khử cực của điện thế đỉnh là do: A. Na+ ồ ạt vào trong màng. B. Kênh K+ chưa kịp mở. C. Bên trong màng trở thành (+) so với mặt ngoài. D. Cả 3 biểu hiện trên. 16. Tác dụng của chất truyền đạt thần kinh gây ức chế lên màng sau synap là: A. Làm mở các kênh Na+. B. Làm mở các kênh K+ và tăng vận chuyển Cl- vào trong. C. Hạn chế các kênh K+ và kênh Cl-. D. Làm đóng các kênh Ca++. 17. Các thành phần của một synap gồm có: A. Cúc tận cùng, khe synap, màng sau synap. B.Các bọc nhỏ chứa chất dẫn truyền thần kinh, khe synap, màng sau synap. C. Cúc tận cùng, khe synap, các phần tử cảm thụ. D. Màng trước synap (màng của cúc tận cùng), khe synap, màng sau synap. E. Màng trước synap, khe synap, đuôi gai của nơron sau. 18. Điện thế hoạt động sẽ xuất hiện ở màng sau synap khi: A. Chất dẫn truyền thần kinh kết hợp với phần tử cảm thụ ức chế ở màng sau synap, dẫn đến hiện tượng ưu phân cực màng. B. Chất dẫn truyền thần kinh gắn với phần tử cảm thụ kích thích ở màng sau synap dẫn đến khử cực màng sau synap. C. Khi có hiện tượng ưu phân cực của màng sau synap. D. Chất dẫn truyền thần kinh kết hợp với phần tử cảm thụ kích thích ở màng trước synap dẫn đến khử cực màng. 19. Trong một sợi thần kinh, xung động được dẫn truyền: A. Một chiều trên sợi trục, hai chiều ở synap. B. Hai chiều trên sợi trục, hai chiều ở synap. C. Một chiều trên sợi trục, một chiều ở synap. D. Hai chiều trên sợi trục, một chiều ở synap. E. Tuỳ theo điều kiện có thể là A,B,C, hoặc D. 20. Những chất dẫn truyền trung gian chính của hệ thần kinh là: A. Acetylcholin, adrenalin, serotonin, GABA. B. Acetylcholin, noradrenalin, serotonin, histamin. C. Acetylcholin, noradrenalin, dopamin, glycin, GABA. D. Acetylcholin, adrenalin, dopamin, GABA. E. Acetylcholin, noradrenalin, serotonin, GABA, histamin. 21. Điện thế tổng là: A. Tổng các điện thế kích thích và ức chế lên nơron trong một thời điểm. B. Tổng các điện thế kích thích và ức chế lên nơron trong nhiều thời điểm liên tiếp. C. Tổng các điện thế kích thích lên nơron trong một thời điểm. D. Tổng các điện thế kích thích lên nơron trong nhiều thời điểm liên tiếp. 22. Ức chế trước synap là do: A. Tăng mở kênh kali ở màng cúc tận cùng trước synap. B. Tăng mở kênh clo ở màng cúc tận cùng trước synap. C. Tăng mở kênh kali và kênh clo ở màng cúc tận cùng trước synap. D. Giảm mở kênh calci ở màng cúc tận cùng trước synap. 23. Chất truyền đạt thần kinh gây kích thích ở màng sau synap là chất: A. Khi gắn vào receptor đặc hiệu ở màng sau synap sẽ làm mở kênh kali hoặc/và kênh natri. B. Khi gắn vào receptor đặc hiệu ở màng sau synap sẽ làm mở kênh natri hoặc/và kênh calci. C. Khi gắn vào receptor đặc hiệu ở màng sau synap sẽ làm mở kênh kali hoặc/và kênh clo. D. Khi gắn vào receptor đặc hiệu ở màng sau synap sẽ làm mở kênh kali hoặc/và kênh calci. 24. Chất truyền đạt thần kinh gây ức chế màng sau synap là chất: A. Khi gắn vào receptor đặc hiệu ở màng sau synap sẽ làm mở kênh kali hoặc/và kênh natri. B. Khi gắn vào receptor đặc hiệu ở màng sau synap sẽ làm mở kênh kali, hoặc/và đóng kênh natri. C. Khi gắn vào receptor đặc hiệu ở màng sau synap sẽ làm mở kênh kali hoặc/và mở kênh clo, hoặc /và đóng kênh natri. D. Khi gắn vào receptor đặc hiệu ở màng sau synap sẽ làm mở kênh kali hoặc/và mở kênh clo. 25. Chất truyền đạt thần kinh phân tử nhỏ có các đặc điểm sau, trừ: A. Được tổng hợp tại cúc tận cùng. B. Thời gian tác dụng kéo dài. C. Mỗi loại nơron chỉ giải phóng một chất truyền đạt. D. Tác dụng chủ yếu lên kênh ion. E. Có thể được tái nhập và tái sử dụng. 26. Chất truyền đạt thần kinh phân tử lớn có các đặc điểm sau đây, trừ: A. Được tổng hợp tại cúc tận cùng của nơron. B. Thời gian tác dụng kéo dài. C. Tác dụng lên cả kênh ion và enzym. D. Một nơron có thể giải phóng một hoặc nhiều chất. E. Sau khi giải phóng phần lớn khuếch tán ra mô xung quanh và bị phá huỷ bởi enzym. 27. Các yếu tố sau đây ảnh hưởng đến dẫn truyền xung động ở synap, trừ: A. Ion calci làm các bọc dễ hoà màng với màng của cúc tận cùng. B. pH kiềm của dịch kẽ làm tăng tính hưng phấn của nơron. C. Thiếu oxy làm tăng tính hưng phấn của nơron. D.Thuốc làm tăng ngưỡng kích thích của nơron. E. Thuốc làm giảm ngưỡng kích thích của nơron. 28. Dẫn truyền điện thế hoạt động trên sợi trục có các đặc điểm sau, trừ: A. Dẫn truyền theo hai hướng và chỉ dẫn truyền trên sợi còn nguyên vẹn. B. Dẫn truyền theo chiều dọc của sợi không lan toả sang sợi bên cạnh trong một bó sợi trục. C. Cường độ kích thích càng lớn thì tần số xung càng cao. D. Cường độ kích thích càng lớn thì biên độ xung càng cao. E. Tốc độ dẫn truyền ở sợi có myelin cao hơn ở sợi không có myelin. 29. Chất truyền đạt thần kinh gắn với receptor là enzym ở màng sau synap sẽ gây ra các tác dụng sau, trừ: A. Hoạt hoá các phản ứng hoá học trong nơron. B. Hoạt hoá hệ gen làm tăng tổng hợp receptor. C. Hoạt hoá các kênh làm kênh mở. D. Hoạt hoá các protein kinase trong tế bào làm giảm tổng hợp receptor. 30. Dẫn truyền xung động qua synap theo một chiều vì: A. Chất truyền đạt thần kinh phải được giải phóng vào khe synap và khuếch tán qua màng sau synap để gây tác dụng kích thích hoặc ức chế ở màng sau synap. B. Chất truyền đạt thần kinh phải được giải phóng vào khe synap và gắn với receptor đặc hiệu ở màng sau synap để gây tác dụng kích thích hoặc ức chế màng sau synap. C. Chất truyền đạt thần kinh phải được giải phóng vào khe synap và gắn với receptor là protein kênh ở màng sau synap để gây tác dụng kích thích hoặc ức chế màng sau synap. D. Chất truyền đạt thần kinh phải được giải phóng vào khe synap và gắn với receptor là protein enzym ở màng sau synap để gây tác dụng kích thích hoặc ức chế màng sau synap. ►Câu hỏi đúng sai 31. Hoạt động của nơron: Xung thần kinh chính là điện thế hoạt động của nơron lan truyền theo sợi trục. A. Đúng            B. Sai 32. Hoạt động của nơron: Xung thần kinh khi đến cúc tận cùng, làm đóng các kênh Ca++. A. Đúng            B. Sai 33. Hoạt động của nơron: Các xung thần kinh có thể có biên độ khác nhau khi kích thích với cường độ khác nhau. A. Đúng            B. Sai 34. Hoạt động của nơron: Các chất truyền đạt thần kinh cấu trúc phân tử nhỏ có tác dụng mạnh và kéo dài. A. Đúng            B. Sai 35. Hoạt động của nơron: Trong giai đoạn ưu phân cực, phải có kích thích mạnh hơn bình thường mới gây hưng phấn nơron. A. Đúng            B. Sai 36. Chức năng của nơron: Dẫn truyền xung động trên sợi không có myelin được thực hiện sang hai điểm ở cạnh điểm hưng phấn và cứ thế lan đi. A. Đúng            B. Sai 37. Chức năng của nơron: Mỗi nơron có thể sản xuất nhiều chất dẫn truyền thần kinh nhưng chỉ có một loại phân tử cảm thụ trên màng. A. Đúng            B. Sai 38. Chức năng của nơron: Dẫn truyền xung động trên sợi có myelin được thực hiện bằng cách nhảy qua các eo Ranvier. A. Đúng            B. Sai 39. Chức năng của nơron: Ion Ca++ làm các bọc nhỏ dễ vỡ nên làm tăng dẫn truyền qua synap. Ion Mg++ có tác dụng ngược lại. A. Đúng            B. Sai 40. Chức năng của nơron: Nếu kích thích liên tục và kéo dài qua synap, các chất dẫn truyền được sản xuất ra không bù lại được lượng bị tiêu hao sẽ gây hiện tượng chậm synap. A. Đúng            B. Sai Bottom of Form
Tài liệu liên quan