Sổ tay hóa học trung học

1. Nguyên tử:Là hạt nhỏ nhất không thể phân chia vềmặt hóa học, tham gia tạo thành phân tử.Nguyên tửluôn trung hòa về điện: Gồm:- Hạt nhân (do p, n cấu tạo) mang điện tích dương, ởtâm nguyên tử, có kích thước rất nhỏ so với kích thước nguyên tử song lại chiếm phần lớn khối lượng nguyên tử. - Các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân nguyên tử 2. Nguyên tố hóa học:là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân. 3. Đồng vị:Những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron, do đó số khối A của chúng khác nhau gọi là các đồng vị của cùng một nguyên tố. 4. Phân tử:là hạt nhỏ nhất của một chất, có khả năng tồn tại độc lập và mang những tính chất hóa học đặc trưng của chất đó. 5. . Đơn chất là chất tạo thành từ một nguyên tố hoá học. Ví dụ: O2, H2, Cl2, . Một nguyên tố hoá học có thểtạo thành một số đơn chất khác nhau gọi là các dạng thù hìnhcủa nguyên tố đó. Ví dụ: - Cacbon tồn tại ở 3 dạng thù hình là cacbon vô định hình, than chì và kim cương. - Oxi tồn tại ở 2 dạng thù hình là oxi (O2) và ozon (O3).

pdf148 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2820 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sổ tay hóa học trung học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT SƠN ĐỘNG SỐ 3 TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN BỘ MÔN HÓA HỌC ......…..... Z Y ................. ĐỒNG ĐỨC THIỆN SỔ TAY HÓA HỌC TRUNG HỌC S¬n §éng, Ngµy 01 th¸ng 08 n¨m 2007 MỤC LỤC TRANG Phần I: HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG Chương 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1 Chương 2: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN I. Cấu tạo nguyên tử: 6 1. Hạt nhân 6 2. Phản ứng hạt nhân 6 3. Cấu tạo vỏ electron của nguyên tử 6 4. Cấu hình electron và sự phân bố electron theo obitan 7 5. Năng lượng ion hoá, ái lực với electron, độ âm điện. 8 II. Định luật tuần hoàn _ Bảng HTTH 8 1. Định luật tuần hoàn 8 2. Bảng hệ thống tuần hoàn 8 3. Chu kỳ 9 4. Nhóm và phân nhóm 9 5. Ý nghĩa của bảng HTTH 9 Chương 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC 1. Liên kết ion 11 2. Liên kết cộng hóa trị 11 3. Liên kết cho - nhận (liên kết phối trí) 11 4. Liên kết σ và liên kết π 12 5. Liên kết hiđro 12 6. Sự lai hoá các obitan 13 Chương 4: CÁC ĐỊNH LUẬT VỀ CHẤT KHÍ I. Định luật Avôgađrô. 14 1. Nội dung 14 2. Hệ quả 14 II. Phương trình khí lý tưởng 14 III. Hỗn hợp khí 1. Áp suất riêng của chất khí trong hỗn hợp 14 2. Khối lượng mol trung bình của hỗn hợp khí 15 Chương 5: DUNG DỊCH - SỰ ĐIỆN LI – ĐIỆN PHÂN 16 I. Dung dịch 16 1. Định nghĩa 16 TRANG 2. Quá trình hoà tan 16 3. Độ tan của các chất 16 4. Tinh thể ngậm nước 16 5. Nồng độ dung dịch 16 II. Sự điện li 17 1. Định nghĩa 17 2. Sự điện li của axit, bazơ, muối trong dung dịch nước 17 3. Chất điện li mạnh và chất điện li yếu 18 4. Độ điện li α 19 5. Quan hệ giữa độ điện li α và hằng số điện li 19 6. Axit – bazơ 19 7. Sự điện li của nước 21 8. Sự thuỷ phân của muối 22 9. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch điện li 22 III. Sự điện phân 23 1. Định nghĩa 23 2. Điện phân hợp chất nóng chảy 23 3. Điện phân dung dịch nước 24 4. Công thức Farađây 26 Chương 6: PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ 1. Số oxi hoá 27 2. Định nghĩa 27 3. Cân bằng phương trình phản ứng oxi hoá - khử 27 4. Một số dạng phản ứng oxi hoá - khử đặc biệt 28 Phần II: HÓA HỌC CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ Chương 1: CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM VIIA 30 1. Cấu tạo nguyên tử 30 2. Tính chất vật lý 30 3. Tính chất hoá học 30 5. Trạng thái tự nhiên 31 4. Ứng dụng và điều chế clo 31 6. Hợp chất 31 Chương 2: OXI – LƯU HUỲNH 33 I. Oxi 33 1. Cấu tạo nguyên tử 33 2. Tính chất vật lý 33 3. Tính chất hoá học 33 4. Điều chế 33 5. Trạng thái tự nhiên 33 II. Lưu huỳnh 34 1. Cấu tạo nguyên tử 34 2. Tính chất vật lý 34 3. Tính chất hoá học 34 4. Hợp chất 34 Chương 3: NITƠ – PHOTPHO 37 I. Nitơ 37 1. Cấu tạo nguyên tử 37 2. Tính chất vật lý 37 3. Tính chất hoá học 37 4. Điều chế và ứng dụng 37 5. Các hợp chất quan trọng của nitơ. 37 II. Phot pho 41 1. Cấu tạo nguyên tử 41 2. Tính chất vật lý và các dạng thù hình 41 3. Tính chất hoá học 41 4. Điều chế và ứng dụng 42 5. Hợp chất của photpho 42 6. Phân bón hoá học 43 Chương 4: CACBON – SILIC 45 I. Cacbon 45 1. Cấu tạo nguyên tử 45 2. Các dạng thù hình và tính chất vật lý 45 3. Tính chất hoá học 45 4. Các hợp chất quan trọng của cacbon 46 II. Silic 47 1. Cấu tạo nguyên tử 47 2. Tính chất vật lý 47 3. Tính chất hoá học 47 4. Ứng dụng và điều chế 48 5. Các hợp chất quan trọng của silic 48 Chương 5: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI 49 1. Vị trí và cấu tạo của kim loại 49 2. Tính chất vật lý 49 3. Tính chất hoá học 50 4. Dãy thế điện hoá của kim loại 51 5. Hợp kim 52 6. Ăn mòn kim loại và chống ăn mòn 52 7. Điều chế kim loại 54 8. Hợp chất của kim loại 55 Chương 6: CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM IA 57 1. Cấu tạo nguyên tử 57 2. Tính chất vật lý 57 3. Tính chất hoá học 57 4. Hợp chất 57 5. Điều chế 59 6. Ứng dụng của kim loại kiềm 59 7. Trạng thái tự nhiên 59 Chương 7: CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM IIA 60 1. Cấu tạo nguyên tử 60 2. Tính chất vật lý 60 3. Tính chất hoá học 60 4. Điều chế 61 5. Một số hợp chất quan trọng 61 6. Ứng dụng 62 7. Trạng thái tự nhiên 62 8. Nước cứng 62 Chương 8: NHÔM – SẮT 64 I. Nhôm 64 1. Cấu tạo nguyên tử 64 2. Tính chất vật lý 64 3. Tính chất hoá học 64 4. Hợp chất của Al 65 5. Một số hợp kim quan trọng của nhôm 65 6. Ứng dụng của nhôm 66 7. Điều chế Al 66 8. Nhận biết ion Al3+ 66 9. Trạng thái tự nhiên của nhôm 66 II. Sắt 67 1. Cấu tạo nguyên tử 67 2. Tính chất vật lý 67 3. Tính chất hoá học 67 4. Hợp chất 67 5. Hợp kim của Fe 68 6. Luyện gang 69 7. Luyện thép 69 Chương 9: CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM B 71 I. Các nguyên tố nhóm IB (Cu, Ag, Au) 71 1. Tính chất vật lý 71 2. Tính chất hoá học 71 3. Hợp chất 71 4. Trạng thái tự nhiên 72 II. Các nguyên tố nhóm IIB (Zn, Cd, Hg) 72 1. Tính chất vật lý 72 2. Kẽm 72 3. Thuỷ ngân 73 III. Một số nguyên tố quan trọng khác 73 1. Thiếc và chì (Sn, Pb) 73 2. Crom 74 3. Mangan 75 4. Coban và niken 76 Phần III: HÓA HỌC CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ Chương 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỮU CƠ 78 1. Những đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ 78 2. Phân loại các hợp chất hữu cơ 78 3. Thuyết cấu tạo hoá học 79 4. Các dạng công thức hoá học 79 5. Liên kết hoá học trong hợp chất hữu cơ 80 6. Hiện tượng đồng phân 81 7. Hiện tượng đồng đẳng 83 8. Cách gọi tên các hợp chất hữu cơ 84 9. Một số dạng phản ứng hoá học trong hoá hữu cơ 85 10. Các hiệu ứng chuyển dịch electron 87 Chương 2: HIĐROCACBON 88 I. Hiđrocacbon no mạch hở _Ankan 88 1. Đồng đẳng – đồng phân – danh pháp 88 2. Tính chất vật lý 89 3. Tính chất hoá học 89 4. Điều chế 90 5. Ứng dụng 91 II. Anken (olefin) 91 1. Đồng đẳng – đồng phân – danh pháp 91 2. Tính chất vật lý 92 3. Tính chất hoá học 92 4. Điều chế 93 5. Ứng dụng 93 III. Ankin 93 1. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp 93 2. Tính chất vật lý 94 3. Tính chất hoá học 94 4. Điều chế 95 5. Ứng dụng của ankin 95 IV Ankađien (hay điolefin) 96 1. Cấu tạo 96 2. Tính chất vật lý 96 3 Tính chất hoá học 96 4. Điều chế 96 V. Hiđrocacbon thơm (Aren) 97 1. Benzen C6H6 và ankyl benzen 97 2. Giới thiệu một số hiđrocacbon thơm khác 100 VI. Dẫn xuất halogen 101 1. Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon no 101 2. Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon chưa no 102 VII. Nguồn hiđrocacbon trong thiên nhiên 102 1. Khí thiên nhiên 102 2. Dầu mỏ 103 3. Than đá 103 Chương 3: NHỮNG HỢP CHẤT HỮU CƠ CÓ NHÓM CHỨC 105 I. Rượu (ancol) 105 1. Công thức - cấu tạo - cách gọi tên 105 2. Tính chất vật lý 106 3. Tính chất hoá học 106 4. Điều chế 106 5. Giới thiệu một số rượu đơn chức 107 6. Rượu đa chức 107 II. Phenol 108 1. Cấu tạo phân tử của phenol 108 2. Tính chất vật lý 109 3. Tính chất hoá học 109 4. Điều chế phenol 110 5. Ứng dụng của phenol 110 6. Sơ lược về rượu thơm 110 III. Amin 110 1. Công thức cấu tạo 110 2. Tính chất vật lý 111 3. Tính chất hoá học 111 4. Điều chế 112 5. Giới thiệu một số amin 112 IV. Andehit fomic và dãy đồng đẳng 112 1. Công thức - cấu tạo - cách gọi tên 112 2. Tính chất vật lý 113 3. Tính chất hoá học 113 4. Điều chế 114 5. Một số anđehit thường gặp 114 V. Xeton 115 1. Cấu tạo 115 2.Tính chất vật lý 115 3. Tính chất hoá học 115 4. Điều chế 115 VI. Axit axetic và dãy đồng đẳng 115 1. Công thức - cấu tạo - cách gọi tên 115 2. Tính chất vật lý của axit no, đơn chức mạch hở (CnH2n+1 − COOH) 117 3. Tính chất hoá học 117 4. Điều chế 118 5. Giới thiệu một số axit 118 VII. Este – Chất béo 121 1. Cấu tạo và gọi tên 121 2. Tính chất vật lý 122 3. Tính chất hoá học 122 4. Điều chế 123 5. Giới thiệu một số este thường gặp 123 6. Lipit _Chất béo 123 7. Xà phòng và các chất tẩy rửa tổng hợp125 VIII. Gluxit 126 1. Monosaccarit 127 2. Đisaccarit 129 3. Polisaccarit 130 IX. Aminoaxit – protit 132 1. Aminoaxit 132 2. Protit 134 Chương 3: HỢP CHẤT CAO PHÂN TỬ VÀ VẬT LIỆU POLIME 136 I. Định nghĩa polime 136 II. Cấu trúc và phân loại 136 1. Thành phần hoá học của mạch polime 136 2. Cấu tạo hình học của mạch polime 137 III. Tính chất của polime 137 1. Tính chất vật lý 137 2. Tính chất hoá học 137 IV. Điều chế polime 137 1. Phản ứng trùng hợp 137 2. Phản ứng trùng ngưng 138 V. Ứng dụng của polime 138 1. Chất dẻo 138 2. Cao su 139 3. Tơ tổng hợp 140 Phần Hóa Học Đại Cương Đồng Đức Thiện # " Trường THPT Sơn Động số 3 1 Phần I HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG Chương 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Nguyên tử: Là hạt nhỏ nhất không thể phân chia về mặt hóa học, tham gia tạo thành phân tử.Nguyên tử luôn trung hòa về điện: Gồm: - Hạt nhân (do p, n cấu tạo) mang điện tích dương, ở tâm nguyên tử, có kích thước rất nhỏ so với kích thước nguyên tử song lại chiếm phần lớn khối lượng nguyên tử. - Các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân nguyên tử 2. Nguyên tố hóa học: là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân. 3. Đồng vị: Những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron, do đó số khối A của chúng khác nhau gọi là các đồng vị của cùng một nguyên tố. 4. Phân tử: là hạt nhỏ nhất của một chất, có khả năng tồn tại độc lập và mang những tính chất hóa học đặc trưng của chất đó. 5. . Đơn chất là chất tạo thành từ một nguyên tố hoá học. Ví dụ: O2, H2, Cl2, ... Một nguyên tố hoá học có thể tạo thành một số đơn chất khác nhau gọi là các dạng thù hình của nguyên tố đó. Ví dụ: - Cacbon tồn tại ở 3 dạng thù hình là cacbon vô định hình, than chì và kim cương. - Oxi tồn tại ở 2 dạng thù hình là oxi (O2) và ozon (O3). 6. Hợp chất: là chất cấu tạo từ nhiều nguyên tố hoá học khác nhau. Ví dụ: H2O, NaOH, H2SO4,... 7. Nguyên tử khối (NTK) là khối lượng tương đối của nguyên tử. Nguyên tử khối của một nguyên tử cho biết khối lượng của nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử. Chú ý: Khác với nguyên tử khối, khối lượng nguyên tử (KLNT) cũng là khối lượng của một nguyên tử nhưng biểu diễn bằng kg. Ví dụ: KLNT của hiđro bằng 1.67.10-27kg, của cacbon bằng 1,99.10-26. 8. Phân tử khối(PTK): là khối lượng của một phân tử biểu diễn bằng đơn vị cacbon (đ.v.C). Phân tử khối bằng tổng khối lượng các nguyên tử cấu tạo nên phân tử. Ví dụ: PTK của H2O = 2 + 16 = 18 đ.v.C, của NaOH = 23 + 16 + 1 = 40 đ.v.C. Chú ý: Khối lượng phân tử cũng được biểu diễn bằng kg và bằng tổng khối lượng các nguyên tử tạo thành phân tử. 9. Mol: là lượng chất chứa 6,02.1023 hạt đơn vị (nguyên tử, phân tử, ion, electron, ...) - Số 6,02.1023 được gọi là số Avôgađrô và ký hiệu là N (N = 6,02.1023). Như vậy: 1 mol nguyên tử Na chứa N nguyên tử Na. 1 mol phân tử H2SO4 chứa N phân tử H2SO4 1 mol ion OH- chứa N ion OH-. - Khối lượng của 1 mol chất tính ra gam được gọi là khối lượng mol của chất đó và ký hiệu là M. Khi nói về mol và khối lượng mol cần chỉ rõ của loại hạt nào, nguyên tử, phân tử, ion, electron... Ví dụ: - Khối lượng mol nguyên tử oxi (O) bằng 16g, nhưng khối lượng mol phân tử oxi (O2) bằng 32g. - Khối lượng mol phân tử H2SO4 bằng 98g, nhưng khối lượng mol ion SO42- bằng 96g. Như vậy khái niệm nguyên tử gam, phân tử gam chỉ là những trường hợp cụ thể của khái niệm khối lượng mol. Phần Hóa Học Đại Cương Đồng Đức Thiện # " Trường THPT Sơn Động số 3 2 - Cách tính số mol chất: Số mol n của chất liên hệ với khối lượng m (tính ra gam) và khối lượng mol M của chất đó bằng công thức: M mn = (mol) + Đối với hỗn hợp các chất, lúc đó n là tổng số mol các chất, m là tổng khối lượng hỗn hợp và M trở thành khối lượng mol trung bình M , (viết tắt là khối lượng mol trung bình). hh hh hh M mn = + Đối với chất khí, n được tính bằng công thức: 4,22 0Vn = Trong đó, V0 là thể tích của chất khí hay hỗn hợp khí đo ở đktc (00C, 1atm hay 760 mmHg). Chú ý: Nếu V cho ở điều kiện t0C và p atm thì số mol chất khí được tính qua phương trình trạng thái: RT pVn = Trong đó: T = t0 + 273, R = 273 4,22 ≈0,082 là hằng số khí lý tưởng 10. Phản ứng hóa học:Là quá trình biến đổi các chất này thành các chất khác được. Trong phản ứng hoá học, tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng các chất tạo thành sau phản ứng (Định luật bảo toàn khối lượng). Các dạng phản ứng hoá học cơ bản: a) Phản ứng phân tích: là phản ứng trong đó một chất bị phân tích thành nhiều chất mới. Ví dụ: CaCO3 = CaO + CO2 ↑ b) Phản ứng kết hợp: là phản ứng trong đó hai hay nhiều chất kết hợp với nhau tạo thành một chất mới. Ví dụ. BaO + H2O = Ba(OH)2 c) Phản ứng thế: là phản ứng trong đó nguyên tử của nguyên tố này (ở dạng đơn chất) thay thế nguyên tử của nguyên tố khác trong hợp chất. Ví dụ. Zn + H2SO4 loãng = ZnSO4 + H2 ↑ d) Phản ứng trao đổi: là phản ứng trong đó các hợp chất trao đổi nguyên tử hay nhóm nguyên tử với nhau. Ví dụ. BaCl2 + NaSO4 = BaSO4 + 2NaCl. e) Phản ứng oxi hoá - khử: là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa một số nguyên tố. Ví dụ: Fe0 + Cu+2SO4 -> Fe+2SO4 + Cu0 11. Hiệu ứng nhiệt của phản ứng: a) Năng lượng liên kết: là năng lượng được giải phóng khi hình thành liên kết hoá học từ các nguyên tố cô lập. Năng lượng liên kết được tính bằng kJ/mol và ký hiệu là E1k. Ví dụ năng lượng liên kết của một số mối liên kết như sau. H - H Cl - Cl H - Cl Phần Hóa Học Đại Cương Đồng Đức Thiện # " Trường THPT Sơn Động số 3 3 E1k = 436 242 432 b) Hiệu ứng nhiệt của phản ứng: là nhiệt toả ra hay hấp thụ trong một phản ứng hoá học. Hiệu ứng nhiệt được tính bằng kJ/mol và ký hiệu là Q. Khi Q >0: phản ứng toả nhiệt. Khi Q<0: phản ứng thu nhiệt. Ví dụ: CaCO3 = CaO + CO2 ↑ Q = - 186,19kJ/mol. H2 + 1/2O2 = H2O Q = + 241kJ/mol Phản ứng đốt cháy, phản ứng trung hoà thuộc loại phản ứng toả nhiệt. Phản ứng nhiệt phân thường là phản ứng thu nhiệt. - Muốn tính hiệu ứng nhiệt của các phản ứng tạo thành các hợp chất từ đơn chất hoặc phân huỷ một hợp chất thành các đơn chất ta dựa vào năng lượng liên kết. Ví dụ: Tính năng lượng toả ra trong phản ứng. H2 + Cl2 = 2HCl. Dựa vào năng lượng liên kết (cho ở trên) ta tính được. Q = 2E1k (HCl) - [E1k(H2) + E1k(Cl2)] = 2 . 432 - (436 + 242) = 186kJ/mol. - Đối với phản ứng phức tạp, muốn tính hiệu ứng nhiệt của phản ứng ta dựa vào nhiệt tạo thành của các chất (từ đơn chất), do đó đơn chất trong phản ứng không tính đến (ở phản ứng trên, nhiệt tạo thành HCl là 186/2 = 93 kJ/mol Ví dụ: Tính khối lượng hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 cần phải lấy để khi phản ứng theo phương trình. : 3Fe3O4 + 8Al = 4Al2O3 + 9Fe toả ra 665,25kJ, biết nhiệt tạo thành của Fe3O4 là 1117 kJ/mol, của Al2O3 là 1670 kJ/mol. Giải: Tính Q của phản ứng: 3Fe3O4 + 8Al = 4Al2O3 + 9Fe (1) Theo (1), khối lượng hỗn hợp hai chất phản ứng với nhiệt lượng Q là : 3 . 232 + 8 . 27 = 912g Để tỏa ra lượng nhiệt 665,25 kJ thì khối lượng hỗn hợp cần lấy : gx 25,182 3329 25,665912 = 12. Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học: a) Định nghĩa: Tốc độ phản ứng là đại lượng biểu thị mức độ nhanh chậm của phản ứng. Ký hiệu là Vp.ư. t C t CC Δ=Vpu −= 21 mol.l-1.s-1 Trong đó : C1 là nồng độ đầu của chất tham gia phản ứng (mol/l). C2 là nồng độ của chất đó sau t giây phản ứng (mol/l). b) Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: − Tốc độ phản ứng tỷ lệ thuận với nồng độ các chất tham gia phản ứng. Ví dụ, có phản ứng. A + B = AB. Vp.ư = k . CA . CB. Trong đó, k là hằng số tốc độ đặc trưng cho mỗi phản ứng. - Đối với phản ứng có chất khí, khi tăng áp suất tốc độ phản ứng tăng Phần Hóa Học Đại Cương Đồng Đức Thiện # " Trường THPT Sơn Động số 3 4 - Nhiệt độ càng cao thì tốc độ phản ứng càng lớn. - Tốc độ phản ứng còn phụ thuộc vào diện tích bề mặt chất tham gia phản ứng - Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng nhưng bản thân nó không bị thay đổi về số lượng và bản chất hoá học sau phản ứng. c) Phản ứng thuận nghịch và trạng thái cân bằng hoá học − Phản ứng một chiều (không thuận nghịch) là phản ứng chỉ xảy ra một chiều và có thể xảy ra đến mức hoàn toàn. Ví dụ: 2KClO3 = 2KCl + 3O2↑ − Phản ứng thuận nghịch là phản ứng đồng thời xảy ra theo hai chiều ngược nhau. Ví dụ: CH3COOH + CH3OH CH3COOCH3 + H2O − Trong hệ thuận nghịch, khi tốc độ phản ứng thuận (vt) bằng tốc độ phản ứng nghịch (vn) thì hệ đạt tới trạng thái cân bằng. Nghĩa là trong hệ, phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn xảy ra nhưng nồng độ các chất trong hệ không thay đổi. Vì vậy, trạng thái cân bằng của hệ là trạng thái cân bằng động. * Nguyên lý chuyển dịch cân bằng Lơ – sa – tơ - lie: Khi một hệ đang tồn tại ở trạng thái cân bằng, nếu ta thay đổi một thuộc tính nào đó của hệ thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều chống lại sự thay đổi đó * Các yếu tố ảnh hưởng tới trạng thái cân bằng hoá học của hệ: - Nồng độ - Nhiệt độ - Áp suất (chất khí) - Chất xúc tác không làm thay đổi trạng thái cân bằng của một hệ mà chi làm tăng tốc độ phản ứng nhằm giúp hệ nhanh đạt tới trạng thái cân bằng. 13. Hiệu suất phản ứng: Có phản ứng: A + B = C + D Tính hiệu suất phản ứng theo sản phẩm C hoặc D: %100 lt t q qh = Trong đó: qt là lượng thực tế tạo thành C hoặc D. qlt là lượng tính theo lý thuyết, nghĩa là lượng C hoặc D tính được với giả thiết hiệu suất 100%. Chú ý: − Khi tính hiệu suất phản ứng phải tính theo chất sản phẩm nào tạo thành từ chất đầu thiếu, vì khi kết thúc phản ứng chất đầu đó phản ứng hết. − Có thể tính hiệu suất phản ứng theo chất phản ứng A hoặc B tuỳ thuộc vào chất nào thiếu. − Cần phân biệt giữa % chất đã tham gia phản ứng và hiệu suất phản ứng. Ví dụ: Cho 0,5 mol H2 tác dụng với 0,45 mol Cl2, sau phản ứng thu được 0.6 mol HCl. Tính hiệu suất phản ứng và % các chất đã tham gia phản ứng. Giải: Phương trình phản ứng: H2 + Cl2 = 2HCl Theo phương trình phản ứng và theo đầu bài, Cl2 là chất thiếu, nên tính hiệu suất phản ứng theo Cl2: Phần Hóa Học Đại Cương Đồng Đức Thiện # " Trường THPT Sơn Động số 3 5 %6,66%100 2.45,0 6,0 ==h Còn % Cl2 đã tham gia phản ứng = %6,66%1002.45,0 6,0 = % H2 đã tham gia phản ứng = %60%1002.5,0 6,0 = Như vậy % chất thiếu đã tham gia phản ứng bằng hiệu suất phản ứng. − Đối với trường hợp có nhiều phản ứng xảy ra song song, ví dụ phản ứng crackinh butan: C4H10 -> CH4 + C3H6 (1) C4H10 -> C2H6 + C2H4 (2) C4H10 -> H2 + C4H8 (3) Cần chú ý phân biệt: + Nếu nói "hiệu suất phản ứng crackinh", tức chỉ nói phản ứng (1) và (2) vì phản ứng (3) không phải phản ứng crackinh. + Nếu nói % butan đã tham gia phản ứng", tức là nói đến cả 3 phản ứng. + Nếu nói % butan bị crackinh thành etilen" tức là chỉ nói phản ứng (2). Phần Hóa Học Đại Cương Đồng Đức Thiện # " Trường THPT Sơn Động số 3 6 Chương 2 CẤU TẠO NGUYÊN TỬ VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN I. Cấu tạo nguyên tử: Nguyên tử gồm hạt nhân tích điện dương (Z+) ở tâm và có Z electron chuyển động xung quanh hạt nhân. Bảng 1: Các hạt cơ bản trong nguyên tử Đặc tính hạt Vỏ nguyên tử Hạt nhân Electron Proton Nơtron Điện tích qn = - 1,602. 10 -19C qn = 1- qn = + 1,602. 10-19C qn = 1+ qn = 0 Khối lượng me = 9,1094. 10-31kg mp = 1,6726. 10-27kg mn = 1,6748. 10-27kg 1. Hạt nhân: Hạt nhân gồm: − Proton: Điện tích 1+, khối lượng bằng 1 đ.v.C, ký hiệu − Nơtron: Không mang điện tích, khối lượng bằng 1 đ.v.C ký hiệu Như vậy, điện tích Z của hạt nhân bằng tổng số proton. * Khối lượng của hạt nhân coi như bằng khối lượng của nguyên tử (vì khối lượng của electron nhỏ không đáng kể). Số khối A: là đại lượng có giá trị bằng tổng số proton (ký hiệu là Z) và số nơtron (ký hiệu là N): Z + N ≈ A. 2. Phản ứng hạt nhân: Là quá trình làm biến đổi những hạt nhân của nguyên tố này thành hạt nhân của những nguyên tố khác. Trong phản ứng hạt nhân, tổng số proton và tổng số khối luôn được bảo toàn. Ví dụ: nXHeBe 10 4 2 9 4 +→+ nXHeBe 10 12 6 4 2 9 4 +→+ Số khối của X = (9 + 4) – 1 = 12 Điện tích hạt nhân của X = (4 + 2) – 0 = 6 Suy ra: X126 Vậy X là C. Phương trình phản ứng hạt nhân. 3. Cấu tạo vỏ electro
Tài liệu liên quan