Sự nóng lên của Trái Đất

Như chúng ta đã biết, hiện nay sự nóng lên của Trái đất bởi các chất khí gây hiệu ứng nhà kính (greenhouse) đã trở thành vấn đề môi trường có tính toàn cầu. Vào tháng 12 -1997 một hội nghị đã diễn ra ở Kyoto, Nhật Bản bàn về việc cắt giảm sự phát thải của các chất gây hiệu ứng nhà kính. Để các bạn có thể dễ dàng theo dõi có hệ thống các cuộc họp về sau của vấn đềnày (nhưcuộc họp cấp Bộ trưởng và các quan chức cao cấp của 22 quốc gia diễn ra ngày 17 và 18/9/1998 tại Kyoto, và cuộc họp vào tháng 11/1998 sắp tới tại Buenos Aires về vấn đề này); chúng tôi xin giới thiệu các thông tin về kết quả truy cập được từ web site

pdf5 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2214 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự nóng lên của Trái Đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sự nóng lên của Trái Đất Như chúng ta đã biết, hiện nay sự nóng lên của Trái đất bởi các chất khí gây hiệu ứng nhà kính (greenhouse) đã trở thành vấn đề môi trường có tính toàn cầu. Vào tháng 12 - 1997 một hội nghị đã diễn ra ở Kyoto, Nhật Bản bàn về việc cắt giảm sự phát thải của các chất gây hiệu ứng nhà kính. Để các bạn có thể dễ dàng theo dõi có hệ thống các cuộc họp về sau của vấn đề này (như cuộc họp cấp Bộ trưởng và các quan chức cao cấp của 22 quốc gia diễn ra ngày 17 và 18/9/1998 tại Kyoto, và cuộc họp vào tháng 11/1998 sắp tới tại Buenos Aires về vấn đề này); chúng tôi xin giới thiệu các thông tin về kết quả truy cập được từ web site cũng như các diễn tiến trong hậu trường của hội nghị Kyoto tháng 12/1997. Bên cạnh đó, báo Tuổi trẻ Chủ nhật, ngày 08/03/1998 có bài viết của Giáo sư Lê Huy Bá (Viện Môi trường và Tài nguyên - Đại Học Quốc Gia TP. HCM) về đề tài "Vì Sao Trái Đất Nóng Dần" nêu lên việc phát hiện "vệt đen mặt trời" (sunspot) là đồng phạm của việc làm cho Trái đất nóng dần. Để hiểu rõ thêm vấn đề này chúng tôi đã truy cập những thông tin của NASA qua web site. Global Warming: What are the Implication for Life on Earth? Human Health is at Stake Sự nóng dần lên của Trái đất đã làm gia tăng tỉ lệ tử vong của các bệnh sinh ra do sự tăng lên của nhiệt độ, gia tăng sự lây truyền các "Bệnh Nhiệt đới" như bệnh sốt rét ở Mỹ, làm ảnh hưởng đến an toàn lương thực của toàn thế giới. WHO đã dự đoán rằng các áp lực của thời tiết lên nông nghiệp sẽ làm gia tăng thêm 300 triệu ca suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó, sự nóng dần lên của Trái đất còn làm suy giảm đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến khả năng cung cấp nước ngọt cho nhân loại và sẽ nhấn chìm các vùng đất thấp (do việc tan băng làm mực nước biển dâng lên). Top 10 Things You Can Do to Reduce Global Warming Trồng thêm cây xanh, tiết kiệm năng lượng, sử dụng các loại hàng hóa có thể tái sử dụng, tái chế là những biện pháp đơn giản để làm giảm phát thải CO2 - một chất khí gây hiệu ứng nhà kính vào khí quyển. Các nhà khoa học đã tổng kết và đưa ra 10 việc mà bất kỳ một cá nhân, một gia đình nào cũng có thể thực hiện để làm giảm sự nóng lên của Trái đất. Nếu gia đình bạn thực hiện cả 10 việc trên, thì bạn có thể làm giảm lượng phát thải khí CO2 nhiều hơn 11.000 lbs/năm! Public Alerted to Industry Misinformation Campaign That Denies Need for Action on Global Warming; Corporation BehindCampaign Revealed as Major Polluters Cắt giảm các chất khí gây hiệu ứng nhà kính là một việc làm tối cần thiết để bảo vệ sự sinh tồn của loài người. Tuy nhiên, không phải việc làm này được tất cả mọi người ủng hộ. Các công ty, xí nghiệp lớn muốn duy trì tình trạng cũ để tiếp tục thu lợi nhuận cao. Các công ty, xí nghiệp này đã bỏ ra nhiều triệu USD (13 triệu USD vào mùa thu năm 1997) để đưa những thông tin không xác thực (misinformation) nhằm ngăn cản tiến trình thương lượng để cắt giảm các chất khí gây hiệu ứng nhà kính vào tháng 12 năm 1997 ở Kyoto. Các công ty nào đã bỏ tiền cho chiến dịch này? Công chúng có bị những thông tin này gây nhiễu hay không? Các nhà khoa học có bài bác những thông tin không căn cứ này không? Đó là các vấn đề được bàn đến trong bài này và bài tiếp theo. Rhetoric and Reality Industry Ads on Climate Change Các ngành công nghệ gây ô nhiễm hàng đầu của Mỹ là khai thác dầu, than và sản xuất ôtô đã đưa ra một số luận điểm để bài bác việc tiến tới ký kết hiệp ước Kyoto như: • Hiệp ước này buộc các nhà công nghiệp Mỹ cắt giảm 20% việc sử dụng năng lượng trong khi Trung Quốc, Ấn Độ và Mexico được miễn giảm. • Đây không phải là hiệp ước quốc tế vì 132 trong 166 được miễn tham gia vào hiệp ước này. • Nếu Mỹ ký hiệp ước này giá năng lượng ở Mỹ sẽ tăng, theo đó giá lương thực và hàng hóa cũng tăng. • Các nhà khoa học đã tranh luận với họ như thế nào để ủng hộ việc ký kết hiệp ước này? • Vấn đề miễn cắt giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính của một số nước đang phát triển cũng được đưa ra mổ xẻ. The Leipzig Declaration on Climate Change Một tuyên bố của nhóm ủng hộ các nhà công nghiệp về việc không cần cắt giảm các chất khí gây hiệu ứng nhà kính: "Chưa có một thống kê mang tính khoa học về hiểm họa nóng dần lên của Trái đất". Tuyên bố này được ký bởi 84 "nhà khoa học"!?! Thực chất của tuyên bố này như thế nào? How the Global Climate Treaty Helps the US Economy: A Guide Các nhà công nghiệp cho rằng việc cắt giảm phát thải các chất khí gây hiệu ứng nhà kính sẽ làm tăng giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến sản xuất, tiêu dùng và việc làm. Tuy nhiên, theo các nhà kinh tế Mỹ, việc cắt giảm các chất khí gây hiệu ứng nhà kính sẽ làm cải thiện khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Mỹ, tạo ra việc làm mới, giảm nguy cơ bất ổn định của một số việc làm, và làm cho việc phát triển kinh tế đi đôi với việc bảo vệ môi trường. Dựa vào cơ sở nào các nhà kinh tế có thể khẳng định được những luận điểm nêu trên? The Kyoto Protocol on Climate Change: An Overview Nghị định thư Kyoto được 160 nước chấp thuận vào ngày 11/12/1997. Điều khoản quan trọng nhất của nghị định thư này là thiết lập các giới hạn ràng buộc mức phát thải các chất khí gây hiệu ứng nhà kính của các nước phát triển (những nước này chịu trách nhiệm chính trong việc gây hiệu ứng nhà kính). Song song đó, nghị định thư cũng cung cấp các điều kiện để khuyến khích các nước phát triển khống chế việc phát thải các chất khí gây hiệu ứng nhà kính trong quá trình phát triển nền kinh tế của nước mình. Mục tiêu, thời gian biểu, các chất khí cần phải cắt giảm, phương pháp để thực hiện có hiệu quả nghị định thư này (bởi việc hợp tác giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển), danh mục các nước cần phải cắt giảm phát thải và được gia tăng lượng phát thải cũng được cung cấp. The Challenge of Global Climate Change - Implementing the Kyoto Protocol Năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh của 174 nước ở Rio de Janeiro (Brazil) đã phê chuẩn một thỏa thuận "Việc bảo vệ khí hậu Trái đất là nhiệm vụ chung nhưng mức trách nhiệm của các nước là khác nhau". Các nước công nghiệp phải đi đầu trong việc cắt giảm các khí gây hiệu ứng nhà kính (GHG) để mức phát thải GHG năm 2000 bằng mức phát thải GHG năm 1990. Các nước đang phát triển hợp tác với các nước phát triển bằng cách: trong quá trình phát triển phải tính đến các biện pháp nhằm giảm thiểu việc gây thay đổi khí hậu theo chiều hướng xấu. Tháng 4 năm 1995, tại Hội nghị ở Berlin các nước lại rút ra hai kết luận quan trọng. Thứ nhất, việc các thỏa thuận trên không thể nào đạt được vào năm 2000, do đó cần có thêm các giải pháp cho giai đoạn sau năm 2000. Thứ hai, một mình các nước phát triển không thể nào duy trì GHG ở mức an toàn vì các nước đang phát triển sẽ vượt qua các nước phát triển vào năm 2030. Các thành viên của hội nghị cũng dự kiến đến những phản ứng của các công ty Mỹ và quốc hội Mỹ. Đến Hội nghị lần thứ 3 ở Kyoto, các nước đã tương đối thoả thuận được việc hợp tác cắt giảm GHG. Tuy nhiên việc thực hiện nghị định thư Kyoto còn ở phía trước và các giải pháp để thực hiện nghị định thư một cách nghiêm túc đã được tác giả bàn đến trong bài này. Sunspots and Solar Cycle • Vệt đen mặt trời là gì? • Chu kỳ của vệt đen mặt trời được dự đoán như thế nào? • Vệt đen mặt trời ảnh hưởng đến Trái đất như thế nào? • Đặc điểm của các vụ nổ ở bề mặt của mặt trời? • Từ trường quanh mặt trời thay đổi như thế nào bởi các vụ nổ ở bề mặt mặt trời?
Tài liệu liên quan