Sự thay đổi vai trò của thư viện trường học tại Việt Nam

Trong lịch sử tồn tại của mình, thư viện trường học từ lâu đã khẳng định được chỗ đứng của mình trong việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh trong các trường phổ thông. Người ta thấy rằng thư viện trường học có tác động tích cực trong nhiều hoạt động khác nhau của nhà trường, bao gồm điểm số và khả năng học tập độc lập và tự mở rộng kiến thức. Các chương trình thư viện hiệu quả và mạnh mẽ sẽ dẫn đến kết quả học tập tốt hơn bất kể điều kiện kinh tế xã hội hay là trình độ dân trí của người lớn tại cộng đồng đó. Sự hợp tác, phối kết hợp giữa giáo viên và giáo viên thư viện có ảnh hưởng sống còn đến việc học tập của học sinh, đặc biệt là về mặt chuẩn bị giáo án môn học, việc bổ sung tài liệu của thư viện, việc cung cấp các cơ hội phát triển nghề nghiệp cho giáo viên. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: •Một môi trường phong phú về tài liệu in có chất lượng sẽ dẫn tới việc học sinh chăm đọc hơn một cách tự giác, và việc này sẽ dẫn tới kết quả khả quan hơn về việc đọc hiểu, sự phát triển về từ vựng của học sinh, việc đánh vần cũng như khả năng ngữ pháp và kỹ năng viết; •Số lượng tài liệu mượn từ thư viện có liên quan mật thiết đến khả năng đọc. •Việc lồng ghép chương trình giảng dạy về kiến thức thông tin vào chương trình học của học sinh sẽ giúp cải thiện khả năng của học sinh cả về kỹ năng tìm kiếm thông tin cũng như kết quả học tập; •Khi thư viện trường học hợp tác với thư viện công cộng về các mặt như hợp tác bổ sung, hợp tác cung cấp dịch vụ tham khảo sẽ dẫn tới những kết quả đáng khả quan hơn nữa. •Các thư viện trường học có thể tạo ra sự thay đổi tích cực đối với sự tự tin của học sinh, khả năng học tập độc lập và tinh thần trách nhiệm về việc học của bản thân. Một nghiên cứu ở Anh vào năm 2002 về lợi ích của việc sử dụng thư viện trường học đã chỉ 8 lĩnh vực then chốt mà thư viện có thể đóng góp vào việc học tập và giảng dạy, đó là: hình thành môi trường học tập kiểu mới; cung cấp những kinh nghiệm học tập đa dạng; hỗ trợ việc phát triển kỹ năng một cách có hệ thống; cung cấp điểm truy cập tới nhiều nguồn thông tin khác nhau; khuyến khích và hỗ trợ việc học tập; tạo cơ hội tiếp cận chương trình học một cách bình đẳng; nâng cao sự tự tin và khả năng học tập độc lập của học sinh; và cung cấp dịch vụ hướng nghiệp.

doc4 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1295 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự thay đổi vai trò của thư viện trường học tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỰ THAY ĐỔI VAI TRÒ CỦA THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC TẠI VIỆT NAM Trong lịch sử tồn tại của mình, thư viện trường học từ lâu đã khẳng định được chỗ đứng của mình trong việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh trong các trường phổ thông. Người ta thấy rằng thư viện trường học có tác động tích cực trong nhiều hoạt động khác nhau của nhà trường, bao gồm điểm số và khả năng học tập độc lập và tự mở rộng kiến thức. Các chương trình thư viện hiệu quả và mạnh mẽ sẽ dẫn đến kết quả học tập tốt hơn bất kể điều kiện kinh tế xã hội hay là trình độ dân trí của người lớn tại cộng đồng đó. Sự hợp tác, phối kết hợp giữa giáo viên và giáo viên thư viện có ảnh hưởng sống còn đến việc học tập của học sinh, đặc biệt là về mặt chuẩn bị giáo án môn học, việc bổ sung tài liệu của thư viện, việc cung cấp các cơ hội phát triển nghề nghiệp cho giáo viên. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: ·Một môi trường phong phú về tài liệu in có chất lượng sẽ dẫn tới việc học sinh chăm đọc hơn một cách tự giác, và việc này sẽ dẫn tới kết quả khả quan hơn về việc đọc hiểu, sự phát triển về từ vựng của học sinh, việc đánh vần cũng như khả năng ngữ pháp và kỹ năng viết; ·Số lượng tài liệu mượn từ thư viện có liên quan mật thiết đến khả năng đọc. ·Việc lồng ghép chương trình giảng dạy về kiến thức thông tin vào chương trình học của học sinh sẽ giúp cải thiện khả năng của học sinh cả về kỹ năng tìm kiếm thông tin cũng như kết quả học tập; ·Khi thư viện trường học hợp tác với thư viện công cộng về các mặt như hợp tác bổ sung, hợp tác cung cấp dịch vụ tham khảo sẽ dẫn tới những kết quả đáng khả quan hơn nữa. ·Các thư viện trường học có thể tạo ra sự thay đổi tích cực đối với sự tự tin của học sinh, khả năng học tập độc lập và tinh thần trách nhiệm về việc học của bản thân. Một nghiên cứu ở Anh vào năm 2002 về lợi ích của việc sử dụng thư viện trường học đã chỉ 8 lĩnh vực then chốt mà thư viện có thể đóng góp vào việc học tập và giảng dạy, đó là: hình thành môi trường học tập kiểu mới; cung cấp những kinh nghiệm học tập đa dạng; hỗ trợ việc phát triển kỹ năng một cách có hệ thống; cung cấp điểm truy cập tới nhiều nguồn thông tin khác nhau; khuyến khích và hỗ trợ việc học tập; tạo cơ hội tiếp cận chương trình học một cách bình đẳng; nâng cao sự tự tin và khả năng học tập độc lập của học sinh; và cung cấp dịch vụ hướng nghiệp. Sự thay đổi vai trò của thư viện trường học trong môi trường học tập kiểu mới  Trong các lớp học kiểu truyền thống hiện đang rất phổ biến tại Việt Nam, giáo viên được xem là người cung cấp thông tin, kiến thức chỉ được truyền theo 1 chiều từ giáo viên tới học sinh. Trái lại, phương pháp giảng dạy mới mang tính hợp tác chú trọng vào việc chia sẻ tri thức và chia sẻ cả việc ra quyết định. Giáo viên có tri thức, kỹ năng và phương pháp truyền đạt nhưng họ cũng đánh giá cao những đóng góp của học sinh. Các kinh nghiệm cá nhân, kiến thức có sẵn, và nền tảng văn hoá đa dạng mà học sinh mang tới lớp học sẽ được sử dụng như là một nền tảng cho việc truyền thụ, hướng dẫn. Phương pháp giảng dạy mang tính hợp tác này yêu cầu giáo viên phải chia sẻ quyền với học sinh, cho phép học sinh có tiếng nói trong việc xác định mục tiêu và quyết định các hoạt động trong giờ học. Giáo viên sẽ đưa ra các gợi ý để khuyến khích học sinh tự tìm hiểu vấn đề, ra các bài tập mở để học sinh tự tìm kiếm thông tin về các chủ đề đó và làm bài tập, đưa ra ý kiến / đáp án / phương pháp giải quyết vấn đề riêng của bản thân. Học sinh không chỉ ghi nhớ thông tin mà họ còn được phép tự làm việc và sử dụng thông tin một mình hoặc với bạn học. Cách nhìn nhận, tiếp cận phong phú, đa dạng là đầu vào cần thiết của mọi lớp học. Học sinh được phép có những lựa chọn và ra quyết định trong giờ học. Trọng tâm của những lớp học kiểu này là các lựa chọn, các câu trả lời khác nhau thay vì một đáp án duy nhất. Về cơ bản, học sinh phải là người đồng sáng tạo trong quá trình học tập, mỗi cá nhân với những vấn đề và ý tưởng khác nhau sẽ làm phong phú sự quan tâm cũng như giải pháp cho các vấn đề đặt ra. Để có thể thích ứng và cung cấp các nguồn tư liệu và dịch vụ thư viện phù hợp với phương pháp dạy và học lấy học sinh làm trung tâm kể trên, hiện nay trên thế giới, thư viện trường học đang có xu hướng thay đổi trong cách thức đào tạo người sử dụng thư viện – học sinh và giáo viên, trong đó chuyển từ kỹ năng nghe nhìn, kỹ năng thư viện nói chung, việc lựa chọn tài liệu, các kỹ năng độc lập, các tài liệu đầu vào sang xu hướng chú trọng vào các loại tài liệu đa phương tiện, và truyền thông, kiến thức thông tin và các đặt câu hỏi, phân tích nhu cầu người học, hợp tác và lồng ghép các nội dung giảng dạy kiến thức thông tin vào chương trình học, sự đa dạng hoá các khả năng của người học để đáp ứng các nhu cầu cụ thể, độc đáo của từng học sinh. Các chương trình đào tạo người dùng tin đang chuyển sang chú trọng hơn vào học sinh và nhu cầu của họ thay vì chú trọng vào các nguồn tài liệu thư viện và các cách làm đặc thù của nó. Những công việc mà cán bộ thư viện trường học phải làm hiện nay tại các nước phát triển vẫn bao gồm những việc mà họ đã từng làm trong hàng thế kỷ qua, và còn bao gồm thêm nhiều việc khác nữa, chủ yếu liên quan đến công nghệ thông tin như quản lý và cung cấp các thiết bị công nghệ thông tin, quản trị trang web, kỹ thuật viên máy tính, tổ chức việc phát triển nghề nghiệp cho giáo viên trong trường mà không được bố trí thêm thời gian và nhân viên. Sự thay đổi này phản ánh nhu cầu ngày càng lớn của cộng đồng trường học đối với thời gian, kỹ năng và nhiệt huyết của cán bộ thư viện. Quan hệ của giáo viên thư viện với giáo viên và dịch vụ dành cho giáo viên  Để có thể thay đổi cách dạy và học trong giáo viên và học sinh, cán bộ thư viện cần phải tác động vào giáo viên vì đó chính là nhân tố thúc đẩy sự thay đổi của học sinh. Làm được điều này cần phải có sự phối hợp giữa giáo viên thư viện và giáo viên giảng dạy. Việc này sẽ giúp cải thiện quá trình học tập của học sinh và chất lượng đầu ra. Điểm đầu tiên là cần xác định kết quả của chương trình giảng dạy, trình độ và kiến thức hiện có của học sinh, xác định khi nào và cần can thiệp vào nội dung gì về mặt thư viện trong chương trình học. Đối với từng môn học hoặc bài học cụ thể, giáo viên thư viện có thể tìm hiểu về nội dung bài học/môn học và cung cấp các danh mục tài liệu phù hợp cho môn học đó. Danh mục này có thể bao gồm cả tài liệu in có tại thư viện và các tài liệu miễn phí trên mạng. Giáo viên thư viện cũng có thể phối hợp với giáo viên để thiết kế bài giảng có lồng ghép nội dung về kiến thức thông tin (kỹ năng phân tích nhu cầu thông tin, tìm kiếm, đánh giá, sử dụng thông tin hợp lý) vào từng môn học, bài học cụ thể. Ví dụ: nếu học sinh được giao làm một bài luận về sao Hỏa, cùng với nội dung giảng dạy kỹ năng viết bài luận, giáo viên thư viện có thể yêu cầu phối hợp lồng ghép nội dung tìm kiếm thông tin về hành tinh này trong các nguồn tin khác nhau, ví dụ trong từ điển bách khoa, các sách tham khảo về vật lý, các trang web. Các buổi học sẽ được giảng dạy phối hợp giữa giáo viên và giáo viên thư viện, trong đó giáo viên có thể giảng dạy về kỹ năng viết bài luận, kỹ năng phân tích chủ đề còn giáo viên thư viện có thể giảng dạy về kỹ năng phân tích nhu cầu tin, kỹ năng tìm kiếm thông tin trên nhiều nguồn khác nhau, đánh giá thông tin và sử dụng thông tin phù hợp. Qua đó, giáo viên sẽ có thêm hiểu biết về các nguồn thông tin trong thư viện, cách tra cứu cơ sở dữ liệu, trong khi đó, giáo viên thư viện cũng học hỏi được về kỹ năng viết bài luận từ giáo viên. Như vậy, cả giáo viên và giáo viên thư viện cùng hưởng lợi từ sự hợp tác này so với việc chỉ giảng dạy một cách riêng rẽ các nội dung về kỹ năng viết bài luận và kỹ năng tìm kiếm và đánh giá thông tin. Kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy nếu giáo viên đã từng sử dụng thư viện và các dịch vụ thư viện thì họ sẽ có xu hướng sử dụng thư viện nhiều hơn để phục vụ cho công tác giảng dạy của mình. Trường hợp giáo viên ít sử dụng thư viện có thể là do họ còn chưa nhận thức được vai trò mà thư viện có thể đóng góp cho việc giảng dạy của giáo viên. Và một trong các cách giải quyết vấn đề này là giáo viên cần phải được giới thiệu về thư viện và các nguồn tài liệu, dịch vụ mà nó có thể cung cấp cho giáo viên để phục vụ công tác giảng dạy của mình, qua đó làm cho chất lượng đầu ra của học sinh được nâng cao. Cán bộ thư viện có thể tổ chức một chương trình giảng dạy về kiến thức thông tin cho giáo sinh và giáo viên để cung cấp cho họ những kỹ năng về xác định, truy cập, đánh giá và sử dụng thông tin. Giáo viên cần được đào tạo về cách sử dụng thư viện và lồng ghép các buổi học về kiến thức thông tin và cách sử dụng thư viện vào giờ giảng, vào các bài tập của học sinh, các hoạt động ngoại khóa và các hoạt động khác. Các đề cương giảng dạy mẫu trong đó lồng ghép các hoạt động sử dụng thông tin thư viện có thể được phối hợp với giáo viên để xây dựng và chia sẻ với các giáo viên khác. Qua đó cán bộ thư viện có thể chia sẻ về những đóng góp của thư viện trường học trong việc nâng cao chất lượng và sự hiệu quả của bài giảng và các hoạt động khác của trường. Mặt khác, lợi ích của việc phối hợp với thư viện cũng sẽ được đề cao. Một điều nữa có thể làm để cải thiện chất lượng sử dụng thư viện đó là đảm bảo rằng tất cả các trường học phải được bố trí một cán bộ thư viện chuyên trách và được đào tạo bài bản về thư viện. Hiện tại, tuyệt đại đa số các trường học tại Việt Nam không có vị trí cán bộ thư viện chuyên trách mà thường vị trí này được giao cho các giáo viên kiêm nhiệm, không có chuyên môn thư viện đảm trách. Một cán bộ thư viện chuyên trách sẽ có đủ thời gian để đóng góp vai trò tích cực chủ động hơn trong việc quảng bá việc sử dụng thư viện trong việc giảng dạy, các hoạt động ngoại khóa, các bài tập của học sinh cũng như để giáo viên và học sinh giải trí. Một cán bộ thư viện chuyên trách cũng sẽ giúp cải thiện kiến thức thông tin của giáo viên và học sinh. Để làm được việc này, thư viện cũng cần được bổ sung tài liệu một cách đầy đủ, phù hợp với nhu cầu giảng dạy, học tập và giải trí của giáo viên và học sinh. Thêm vào đó, cán bộ thư viện cũng phải tìm cách để giáo viên tham gia vào việc đánh giá kho tư liệu của thư viện xem có phù hợp hay không cũng như tìm cách để giáo viên giúp đỡ trong việc lựa chọn tài liệu mới cho phù hợp với trường. Những cách hợp tác này có thể giúp giảm thiểu những nhận thức chưa phù hợp về kho tài liệu thư viện, dịch vụ thư viện cũng như các trang thiết bị thư viện.  Quan hệ của giáo viên thư viện với học sinh và dịch vụ dành cho học sinh  Có lẽ yếu tố quan trọng nhất tác động đến vai trò của thư viện trường học và cán bộ thư viện trường học trong việc nâng cao chất lượng đầu ra của học sinh là sự bùng nổ thông tin, đặc biệt là các nguồn thông tin điện tử đã diễn ra trong những năm gần đây. Với lượng thông tin khổng lồ hiện hữu trên Internet, với sự lạc hậu nhanh chóng của thông tin, và chất lượng còn chưa được kiểm định của thông tin, vai trò của cán bộ thư viện trường học ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Thư viện không chỉ đơn thuần là nơi cung cấp các nguồn tài liệu cho học sinh mà ngày nay thư viện, cùng với các cơ quan khác, quan tâm đến việc tạo ra cộng đồng những người có kỹ năng học tập suốt đời, trong đó, các kỹ năng xác định, sử dụng và đánh giá thông tin là một phần quan trọng. Và kỹ năng thông tin chính là một phần then chốt trong các dịch vụ thư viện. Theo Bản ghi nhớ về vấn đề Học tập suốt đời của Uỷ ban châu Âu thì “mọi người cần phải được trang bị các kỹ năng học hỏi, thích ứng với sự thay đổi và hiểu được quá trình luân chuyển của dòng thông tin”. ở Việt Nam, điều này càng quan trọng hơn bởi lẽ giáo dục tiểu học và trung học cơ sở là bắt buộc cho tất cả trẻ em trong độ tuổi đến trường, và nhiều em sau khi hoàn thành bậc tiểu học hoặc trung học cơ sở không theo học ở cấp cao hơn nữa, vì vậy điều cần thiết là phải trang bị cho các em những kỹ năng cần thiết này để các em có thể áp dụng chúng trong cuộc sống sau này. Trong một xã hội cần những người lao động có nhiều kỹ năng để có thể hoà nhập tốt vào môi trường thay đổi nhanh chóng, bao gồm cả thế giới kỹ thuật số, trọng tâm của việc dạy học phải là cung cấp cho học sinh những kỹ năng cho phép mỗi cá nhân có thể sử dụng vào việc học tập suốt đời chứ không chỉ là trong những năm ngồi trên ghế nhà trường. Ngoài vai trò đào tạo kiến thức thông tin cho học sinh, thư viện còn có thể đóng góp tích cực vào việc học tập của học sinh thông qua các hoạt động và dịch vụ như tổ chức các hoạt động như các giờ kể chuyện, mời các diễn giả đển nói chuyện về các chủ đề liên quan đển chủ đề học tập của học sinh, mời các tác giả văn học đến giao lưu. Cán bộ thư viện trường học cũng có thể cung cấp dịch vụ tham khảo cho học sinh để hỗ trợ cho học sinh làm bài tập, ví dụ như hướng dẫn cách tìm kiếm các tài liệu tham khảo cho một bài tập cụ thể của học sinh, hay cung cấp danh mục các tài liệu tham khảo cho một môn học. Thư viện trường học cũng có thể vận động cha mẹ, gia đình của học sinh tham gia vào các hoạt động của mình. Ví dụ: hội những người bạn của thư viện, trong đó sẽ có những người tình nguyện tham gia vào việc sửa chữa, bổ sung tài liệu, tổ chức các giờ kể chuyện, làm các thiết bị hỗ trợ giảng dạy, vv. Tất cả những hoạt động này sẽ giúp cho thư viện trường học cải thiện hình ảnh và vai trò của mình trong con mắt của học sinh, giáo viên và những nhóm liên quan. Kết luận  Ngày nay sự phát triển của một quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào năng lực và kỹ năng của nguồn nhân lực. Các thư viện trường học có nguồn tài liệu và trang thiết bị tốt đi đôi với đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp sẽ hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao nhận thức về mục tiêu cơ bản của đất nước trong việc xây dựng và phát triển những thế hệ công dân tương lai có tri thức, sáng tạo, độc lập và năng động, những người sẽ làm chủ tương lai số hóa trong thế kỷ 21. Những con người đó sẽ giúp cho Việt Nam nâng cao tính cạnh tranh trong nền kinh tế tri thức toàn cầu và đảm bảo cho sự tăng trưởng và thành công bền vững của cả dân tộc.
Tài liệu liên quan