Tài liệu học marketing

Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được. Nhu cầu của con người là một tập hợp đa dạng và phức tạp, từ những nhu cầu có tính chất bản năng sinh tồn như ăn, uống, mặc, ở, an toàn . Đến những nhu cầu về tình cảm, tri thức, tôn trọng, tự thể hiện mình. Những nhu cầu đố gắn liền với bản tính con người, gắn liền với sự phát triển của xã hội mà mỗi con người sống trong đó. Bản chất nhu cầu là một khái niệm tâm – sinh lý. Tìm cách để thỏa mãn nhu cầu luôn là ý chí của con người thuộc các thời đại khác nhau, đặc biệt trong nền sản xuất hàng hóa.

doc119 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 9837 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu học marketing, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI LIỆU HỌC MARKETING CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MARKETING, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ VÀ MỤC TIÊU CỦA MARKETING MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MARKETING Để hiểu rõ hơn khái niệm Marketing, chúng ta xem xét một số khái niệm liên quan. Theo Philip Kotler, đó là các khái niệm: nhu cầu; mong muốn; yêu cầu; hàng hóa; trao đổi; giao dịch; thị trường. . Nhu cầu (demands) Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được. Nhu cầu của con người là một tập hợp đa dạng và phức tạp, từ những nhu cầu có tính chất bản năng sinh tồn như ăn, uống, mặc, ở, an toàn…. Đến những nhu cầu về tình cảm, tri thức, tôn trọng, tự thể hiện mình. Những nhu cầu đố gắn liền với bản tính con người, gắn liền với sự phát triển của xã hội mà mỗi con người sống trong đó. Bản chất nhu cầu là một khái niệm tâm – sinh lý. Tìm cách để thỏa mãn nhu cầu luôn là ý chí của con người thuộc các thời đại khác nhau, đặc biệt trong nền sản xuất hàng hóa. Mong muốn (Wants) Mong muốn chính là các nhu cầu của con người được chuyển hóa thành các “nhu cầu cụ thể”. Trong những môi trường văn hóa khác nhau, với kinh nghiệm sống các nhân khác nhau, một nhu cầu giống nhau có thể được biểu hiện thành các mong muốn cụ thể khác nhau. Một người Châu Âu khi đói sẽ muốn ăn bánh kẹp thịt, khoai tây rán và nước ngọt, còn người Việt Nam muốn được ăn cơm với những thức ăn ngon. Như vậy, mong muốn là những “nhu cầu cụ thể” là những thứ mà mỗi vùng nhất định con người tin là có thể thỏa mãn được nhu cầu của họ. Yêu cầu (Needs) (Nhu cầu có khả năng thanh toán) Yêu cầu chính là nhu cầu cụ thể có kèm theo điều kiện có khả năng thanh toán. Người ta không thể mua được tất cả những cái mà mình muốn. vì vậy với số tiền có được, họ phải chọn sản phẩm nào có giá trị cao nhất và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của mình. Khi một người muốn mua một sản phẩm và họ có khả năng chi trả thì lúc đó họ có yêu cầu và chính là nhu cầu cụ thể có khả năng thanh toán. Trong thực tế yêu cầu là một phạm trù có tần số thay đổi cao phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế - xã hội cụ thể nơi mà yêu cầu nảy sinh. Con người luôn đòi hỏi có được cái tốt nhất với đồng tiện họ bỏ ra. Và vì vậy yêu cầu luôn là căn cứ đầu tiên của quá trình sản xuất, tiêu thụ hàng hóa và yêu cầu luôn nảy sinh và đổi mới. Đó chính là tính chất của yêu cầu và cũng là một trong những động lực thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa phát triển. Hàng hóa, Hàng hóa và dịch vụ Hàng hóa là những sản phẩm hay dịch vụ có thể thỏa mãn được mong muốn hay nhu cầu cụ thể được cung cấp cho thị trường nhằm mục đích thỏa mãn người tiêu dùng. Philip Kotler cho rằng mối quan hệ giữa nhu cầu cụ thể và hàng hóa được thể hiện theo 3 cấp độ khác nhau: Nhu cầu cụ thể không được thỏa mãn. Nhu cầu cụ thể được thỏa mãn một phần. Nhu cầu cụ thể được thỏa mãn hoàn toàn (còn gọi là nhu cầu lý tưởng). Trong nền sản xuất hàng hóa, nhà sản xuất phải nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng, sau đó tạo ra những thứ hàng hóa thích hợp để đáp ứng nhu cầu đó và hy vọng sẽ được người tiêu dùng mua và hài lòng. Người ta mua hàng hóa vì những lợi ích mà nó mang lại. Chẳng hạn người thợ mộc mua cái khoan không phải vì thuộc tính của nó mà máy khoan sẽ mang lại cho anh ta. Do vậy các đặc tính của sản phẩm cần phản ánh lợi ích vật chất tinh thần mà sản phẩm có khả năng mang lại cho người mua. Khách hàng bỏ tiền ra để mua lợi ích mà hàng hóa mang lại. lợi ích của sản phẩm có thể quy đổi được hoặc chỉ là cảm nhận. con người không ai giống ai, trong các hoàn cảnh khác nhau, những khách hàng khác nhau đánh giá và cảm nhận giá trị của mỗi sản phẩm cũng khác nhau. Vì vậy, cần phải tìm hiểu được lý do mà khách hàng mua một sản phẩm để đặt giá bán phù hợp với đánh giá của khách hàng về giá trị sản phẩm đó. Trao đổi ( Exchanges) Người ta cho rằng, Marketing chỉ xuất hiện khi người ta quyết định thỏa mãn những nhu cầu của mình thông qua trao đổi. trao đổi chính là hành vi và nhận một thứ gì đó mà cả hai phía đều mong muốn. Trao đổi là một khái niệm cơ bản của khoa học Marketing. Trao đổi là hành vi mang tính tự nguyệnv à cần phải có ít nhất 4 điều kiện: phải có 2 bên. Mỗi bên đều có một thứ gì đó có giá trị đối với bên kia. Mỗi bên đều hoàn toàn được tự do chấp nhận hoặc khước từ đề nghị của bên kia. Mỗi bên đều nhận thấy là nên hay muốn giao dịch với bên kia. Đương nhiên đó mới chỉ là những điều kiện tạo ra khả năng ban đầu cho trao đổi. Còn việc trao đổi được thực hiện hay không lại tùy thuộc vào những điều kiện cụ thể và sự thỏa thuận giữa hai bên. Giao dịch (Transactions) Người ta quan niệm rằng đơn vị đo lường cơ bản trong lĩnh vực Marketing là giao dịch. Giao dịch là một cuộc trao đổi mang tính thương mại những vật có giá trị giữa các bên. Để thực hiện một cuộc giao dịch cần ít nhất 4 điều kiện: Hai vật có giá trị. Thỏa thuận các điều kiện giao dịch. Thời gian được thỏa thuận. Địa điểm được thỏa thuận. Về mặt pháp lý các điều kiện giao dịch được pháp luật hậu thuẫn và bảo vệ. Thị trường (Market) Nhiều môn học tiếp cận thị trường theo góc độ khác nhau. Định nghĩa thị trường theo góc độ Marketing phát triển như sau: Thị trường là một nhóm khách hàng hiện có nhu cầu, nhưng nhu cầu đó chưa được thỏa mãn và phải có khả năng thanh toán. Như vậy theo quan niệm này quy mô thị trường sẽ tùy thuộc vào số người có cùng nhu cầu và mong muốn, vào thu nhập, vào lượng tiền mà họ sẵn sàng bỏ ra để mua sắm hàng hóa thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó. Quy mô thị trường không phục thuộc vào số người được mua hàng và cũng không phụ thuộc vào số người có nhu cầu và mong muốn khác nhau. Mặc dù tham gia thị trường có cả người mua và người bán nhưng những người làm Marketing lại coi người bán hợp thành các nhà sản xuất – cung ứng còn người mua mới hợp thành thị trường. Thị trường chính là những người mua có nhu cầu mong muốn nhất định với một hàng hóa hay dịch vụ cụ thể có cùng những đặc điểm tương đối giông nhau tại một vùng cụ thể và phải có khả năng thanh toán. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MARKETING. Vai trò của Marketing trong hoạt động kinh doanh a. Vai trò của Marketing trong kinh doanh Trong cơ chế thị trường không một doanh nghiệp nào khi bắt tay vào kinh doanh lại không nghĩ tới việc bán hàng, không nghĩ tới gắn các hoạt động của doanh nghiệp với mọi biến động của thị trường. Vì chỉ có như vậy doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển. Thật vậy, khi bước vào cơ chế thị trường nhiều doanh nghiệp cứ cho rằng chỉ cần tập trung mọi cố gắng sản xuất nhiều sản phẩm, tăng năng suất cây trồng vật nuôi, ứng dụng kỹ thuật, tiến bộ là chắc chắn thắng lợi. Điều đó trên thực tế chẳng có gì đảm bảo bởi vì chúng ta chưa rõ sản phẩm làm ra thị trường có cần không?, có mua hết không?, giá cả bán có phù hợp với túi tiền người mua không?, sản phẩm, giá cả, cách thức phục vụ có cạnh tranh với thị trường không? Nếu những câu hỏi trên không trả lời được thì mọi cố gắng của doanh nghiệp là vô ích. Trái với suy nghĩ trên, Marketing đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp, trước khi bắt tay vào kinh doanh, phải hiểu biết thị trường, phải trả lời hàng loạt các câu hỏi có liên quan đến nhu cầu người tiêu dùng về sản phẩm, về chất lượng về giá cả, về cách thức phân phối…v.v… Để từ đó có thể lựa chọn phương châm hành động. Như vậy, chức năng cơ bản của Marketing là kết nối hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường, đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, lấy thị trường – nhu cầu ước muốn của khách hàng – làm căn cứ quan trọng cho mọi quyết định kinh doanh. b. Mối quan hệ giữa Marketing và các chức năng khác của doanh nghiệp. Marketing là chức năng quan trọng của kinh doanh, cùng với các chức năng sản xuất quản lý tài chính nhân lực, vật tư… hợp thành bộ phận tất yếu của doanh nghiệp nhiệm vụ cơ bản của hoạt động Marketing là thu hút nhiều khách hàng cho doanh nghiệp. Vì vậy, Marketing là đầu mối quan trọng liên kết các chức năng của doanh nghiệp hướng các hoạt động của doanh nghiệp vào việc làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Mặt khác, Marketing cũng có một nhiệm vụ quan trọng là tìm kiếm những khách hàng phù hợp với năng lực của nhà sản xuất và làm thỏa mãn nhu cầu của họ trong điều kiện cụ thể của nhà sản xuất. Như vậy, xét về quan hệ chức năng thì Marketing vừa chi phối vừa bị chi phối bởi các chức năng khác. Nói chung chức năng hoạt động Marketing của doanh nghiệp luôn hướng tới, luôn tìm kiếm những câu trả lời cho các câu hỏi sau đây: Khách hàng của mình là ai? Họ đang có nhu cầu gì chưa được thỏa mãn? Họ cần những hàng hóa nào? Hàng hóa đó có những đặc tính gì? Vì sao họ cần những đặc tính đó? Những đặc tính hiện thời của hàng hóa, còn thích hợp nữa không? So với hàng hóa của đối thủ cạnh tranh hàng hóa của doanh nghiệp có những ưu thế và hạn chế gì? Có cần phải thay đổi hàng hóa không?. Nếu không thay đổi thì sao?. Nếu thay đổi thì sao? Giá cả hàng hóa của doanh nghiệp nên quy định bao nhiêu? Tại sao lại là mức giá đó? Tăng giá, giảm giá những mặt hàng nào? ở đâu? Với ai? Doanh nghiệp phân phối hàng hóa thế nào? Lựa chọn kênh phân phối nào? Nếu dẹa vào lực lượng trung gian thì cụ thể là ai? Khi nào đưa hàng hóa ra thị trường? đưa khối lượng bao nhiêu? Đưa như thế nào? Làm thế nào để khách hàng biết, mua và yêu thích hàng hóa của doanh nghiệp? các cách thức và phương tiện sử dụng để quảng bá là gì? Làm như vậy cần chi phí bao nhiêu? Và thu lợi được gì? Doanh nghiệp cần phải làm gì để giữ khách hàng? Làm thế nào để có thêm nhiều khách hàng mới? Đó là những vấn đề mà ngoài chức năng Marketing thì không một chức năng nào giải quyết thỏa đáng. Điều đó phản ánh tính chất độc lập của chức năng Marketing. Đương nhiên, khi xem xét các vấn đề trên, doanh nghiệp không thể thoát ly khỏi khả năng về tài chính, công nghệ, tay nghề của người lao động…. Và cuối cùng cũng phải xác định được những khách hàng mục tiêu và những sản phẩm cũng như cách thức cung ứng có lợi thế cạnh tranh nhất để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Đó là mối quan hệ hai mặt vừa thể hiện tính thống nhất, vừa thể hiện tính độc lập giữa chức năng Marketing và các chức năng khác của doanh nghiệp hướng theo thị trường. giữa chúng có mối liên hệ với nhau nhưng hoàn toàn không thể thay thế cho nhau. Hiện nay trong nông nghiệp ở ta không ít doanh nghiệp, nhà sản xuất, lầm tưởng cho rằng chức năng Marketing chỉ là một vài hoạt động như: tạo ra sản phẩm có chất lượng cao hơn, bao bì đẹp hơn, áp dụng các biện pháp bán hàng mới…. và giao cho bộ phận nào, ai làm cũng được. Tuy suy nghĩ có tiến bộ so với trước, nhưng chưa thể hiện một cách hoàn chỉnh nội dung quản lý doanh nghiệp hương theo thị trường. Các định nghĩa về Marketing. Theo quan niệm của các nghiên cứu thì định nghĩa về Marketing được trình bày theo hai khái niệm khác nhau phù hợp với các giai đoạn phát triển của Marketing đó là Marketing cổ điển và Marketing hiện đại. Định nghĩa cổ điển về Marketing theo quan niệm cổ điển: Marketing là một quá trình mà ở đó nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ được dự đoán và được thỏa mãn thông qua một quá trình bao gồm nhận thức thúc đẩy và phân phối. Về thực chất Marketing là hoạt động kinh doanh nhằm hướng luồng hàng hóa và dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Đặc trưng của Marketing cổ điển là hoạt động Marketing chỉ diễn ra trên thị trường trong khâu lưu thông. Hoạt động đầu tiên là làm thị trường sau đó là tổ chức các kênh phân phối; các chủ trương và biện pháp đều nhằm mục tiêu là bán được hàng hóa, tăng được doanh số và lợi nhuận. Định nghĩa hiện đại về Marketing. Từ những năm 50 của thế kỷ 20, kinh tế và khoa học kỹ thuật phát triển nhanh, cạnh tranh trên thị trường gay gắt, giá cả biến động mạnh, rủi ro trong kinh doanh nhiều, khủng hoảng kinh tế liên tiếp diễn ra buộc các nhà kinh doanh phải có những biện pháp mới ứng xử với thị trường. Chính vì vậy Marketing hiện đại ra đời. Marketing hiện đại có đặc trưng cơ bản là coi khách hàng trung tâm, coi nhu cầu của người mua là quyết định. Marketing hiện đại bắt đầu từ việc nghiên cứu phát hiện nhu cầu và làm mọi cách để thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng, từ đó nhằm đạt mục tiêu kinh doanh. Khẩu hiệu của Marketing hiện đại là: “Hãy bán cái thị trường cần chứ đừng bán cái mình có”. Với sự xuất hiện của Marketing hiện đại Marketing được mở rộng ra nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Từ quan niệm đó, Hiệp hội Marketing của Mỹ (American Marketing Association) khẳng định: Marketing là sự dự đoán, sự quản lý, sự điều chỉnh và sự thỏa mãn nhu cầu thông qua quá trình trao đổi. Và Marketing là những hoạt động gắn với hàng hóa, dịch vụ, các tổ chức, con người, nơi chốn và tư tưởng. Như vậy trong kinh doanh việc đầu tiên là phải dự đoán được nhu cầu thông qua nghiên cứu người tiêu dùng trên nhiều phương diện, từ đó cung ứng những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với sự mong đợi của người tiêu dùng. Bên cạnh đó phải biết quản lý điều chỉnh nhu cầu thông qua các chủng loại hàng hóa và dịch vụ, các chính sách và phương cách cung ứng làm cho khách hàng thỏa mãn và thỏa mãn tối đa nhu cầu của mình về hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, con người, nơi chốn và tư tưởng. Từ những đặc trưng của Marketing cổ điển và Marketing hiện đại có thể khái quát về Marketing như sau: Marketing là chức năng quản lý của doanh nghiệp về tổ chức toàn bộ các hoạt động về khách hàng, từ việc phát hiện ra nhu cầu và biên sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một hàng hóa cụ thể đến việc đưa hàng hóa đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm làm cho khách hàng thỏa mãn khi tiêu dùng hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đảm bảo cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra. MỤC TIÊU CỦA HỆ THỐNG MARKETING Ta biết rằng Marketing bằng cách này hay cách khác đều động chạm đến lợi ích của từng người, dù người đó là người mua, người bán hay người dân thường. Bởi lẽ họ có thể có các mục tiêu mâu thuẫn nhau. Ví dụ: Người mua: Một sinh viên muốn mua một dàn máy tính, tại cửa hàng điện tử anh ta thấy ở đây có nhiều modem khác nhau để tạo nên dàn máy. Lập tức sẽ nảy sinh một số câu hỏi: Ở đây có tất cả các loại máy tính không? Trong số máy tính này máy nào có đủ các tính năng mà ta cần Giá cả có hợp lý không? Người bán có trung thực giới thiệu cho ta biết tất cả không? Các chính sách khuyến mại, bảo hành, chăm sóc khách hàng thế nào? Người sinh viên này muốn thị trường cung cấp cho mình dàn máy tính có chất lượng cao với giá phải chăng và có độ tin cậy cao. Hệ thống Marketing có đủ khả năng để làm được điều đó. Người bán: Người phụ trách kinh doanh của một cửa hàng máy tính. Để làm việc tốt anh ta phải giải quyết một số vấn đề: Người tiêu dùng cần loại máy tính nào, sinh viên thường cần dàn máy nào? Mẫu mã và giá cả như thế nào cho thỏa mãn lợi ích của cửa hàng? Giá cả nào người tiêu dùng có thể chấp nhận được? Cần phải có các phối hợp Marketing như thế nào như khuyến mại, quảng cáo chăm sóc khách hàng. Người dân: Một cán bộ quản lý thị trường, đang quan tâm đến hoạt động kinh doanh cảu các cửa hàng với tư cách là một nhà quản lý, đại diện cho lợi ích của công dân, anh ta đang lo lắng những vấn đề sau: Hàng hóa do cửa hàng cung cấp có đủ độ tin cậy hay không? Các nhà sản xuất mô tả sản phẩm trên quảng cáo có đủ độ tin cậy không? Nhân viên cửa hàng có đối xử công bằng với người tiêu dùng hay không? Hàng hóa có gây hại cho môi trường hay không? Các hoạt động của Marketing tất nhiên sẽ đụng chạm đến rất nhiều người, và đôi khi sẽ làm nảy sinh các mâu thuẫn như nhiều khi ta cẩm thấy khó chịu bởi các quảng cáo giữa phim hay các quảng cáo quá nhiều, quá xa sự thật….v.v nhưng nếu không quảng cáo thì ta biết ở đâu có sản phẩm và liệu sản phẩm đó có tồn tại trên thị trường hay không. Vậy mục tiêu của hệ thống Marketing là gì? Đạt được mức tiêu dùng cao nhất. Những nhà quản trị trong giới kinh doanh cho rằng mục tiêu của Marketing là tạo điều kiện dễ dàng và kích thích mức tiêu dùng cao nhất. họ tìm mọi cách để người tiêu dùng sẵn sàng hoặc miễn cưỡng phải mua sản phẩm. Đến lượt tiêu dùng sẽ tạo ra điều kiện để tăng trưởng sản xuất, tạo ra công ăn việc làm và tăng của cải xã hội nhiều nhất. Trong thực tế nhiều nhà kinh doanh đã thành công trong quan điểm này như các hãng điện thoại di động, các hàng sản xuất mũ bảo hiểm, các hãng thời trang…. ẩn sau quan điểm này là sự khẳng định “ Càng nhiều người mua càng tốt” Tuy nhiên có người lại cho rằng phúc lợi vật chất ngày càng tăng có đem lại hạnh phúc nhiều hơn không? Quan điểm của họ là “ chỉ riêng mình mới có”, “một chút – đó mới thực là tuyệt” Như vậy vấn để ở đây là ngoài vấn đề đạt được mức tiêu dùng cao nhất cần phải chú ý đến kỳ vọng của người tiêu dùng Đạt được mức thỏa mãn người tiêu dùng cao nhất Theo quan điểm này mục tiêu của hệ thống Marketing là đạt được mức độ thỏa mãn của người tiêu dùng cao nhất, chứ không phải là đạt mức tiêu dùng cao nhất. Ví như khi kinh doanh hoa và cây cảnh, người tiêu dùng mua hoa và cây cảnh trong dịp tết không phải đạt đến mức cao nhất mà người ta sẽ lựa chọn để đạt đến mức thỏa mãn thẩm mỹ cao nhất. Tuy nhiên các nhà kinh doanh khó có thể tính toán được mức thỏa mãn của người tiêu dùng, bởi cái đó nằm trong suy nghĩ của Người tiêu dùng, quyết định của họ khó dự đoán. Hơn nữa, người tiêu dùng khi sử dụng hàng hóa họ muốn khẳng định được vị trí xã hội, tầm quan trọng và giai tầng của họ. Vì thế khó có thể đánh giá hệ thống Marketing trên cơ sở những chỉ tiêu mức độ thỏa mãn mà nó đem lại cho quần chúng. Giới thiệu thật nhiều chủng loại hàng hóa và dịch vụ để lựa chọn. Nhiều nhà kinh doanh cho rằng mục tiêu cơ bản của hệ thống Marketing là cung cấp thật phong phú các chủng loại hàng hóa và dành cho Người tiêu dùng quyền lựa chọn lớn nhất. Hệ thống Marketing phải đem lại cho người tiêu dùng khả năng tìm thấy những thứ hàng hóa phù hợp nhất với thị hiếu của họ. Tuy nhiên việc tạo ra nhiều chủng loại hàng hóa sẽ làm tăng chi phí sản xuất đầu tư và dẫn đến dư thừa hàng hóa. Nhiều loại sản phẩm có đa dạng chủng loại nhưng sự khác biệt không đáng kể và dẫn đến sự giả tạo trong quyền được lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng. Nâng cao hết mức chất lượng đời sống Nhiều người cho rằng mục tiêu cơ bản của hệ thông Marketing là phải cải thiện và nâng cao đến mức cao nhất chất lượng cuộc sống, bao gồm thỏa mãn về chất lượng, số lượng sản phẩm hàng hóa, chất lượng của môi trường vật chất và chất lượng của môi trwongf tinh thần. Chính vì thế một hàng hóa có chất lượng, mẫu mã như nhau nhưng có thể bán ở mức giá cao hơn nhiều khi nhà kinh doanh có các dịch vụ kèm theo phù hợp với kỳ vọng của người tiêu dùng. NHIỆM VỤ CỦA HỆ THỐNG MARKETING. Quá trình hoạt động Marketing từ hình thành ý tưởng kinh doanh, tạo ra sản phẩm đến việc làm mọi cách để đưa sản phẩm hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng là một quá trình liên tục, tất cả các giai đoạn này đều hướng tới mục tiêu là làm thế nào để hàng hóa từng bước thỏa mãn người tiêu dùng. Muốn đạt được điều đó các hoạt động Marketing phải hướng tới một nhiệm vụ là làm cho hàng hóa phù hợp với tiêu dùng. Khi hàng hóa đã phù hợp với người tiêu dùng, sự gắn bó và tồn tại của hàng hóa trên thị trường mới tạo điều kiện để Marketing đạt được các mục tiêu. Quá trình đó diễn ra nhanh hay chậm tùy thuộc vào các nỗ lực Marketing của các nhà kinh doanh.  Khi chưa có nỗ lực Marketing.     Nỗ lực Marketing mang lại    Kết quả của nỗ lực Marketing.   Câu hỏi thảo luận Tại sao nói cơ sở xã hội của hoạt động Marketing là làm thỏa mãn nhu cầu cho người tiêu dùng? Tại sao khi hoạt động kinh doanh người ta không chỉ tìm hiểu nhu cầu chung chung mà phải tìm hiểu cả yêu cầu, mong muốn của người tiêu dùng? Vai trò và mối quan hệ của Marketing trong các hoạt động sản xuất kinh doanh? MÔI TRƯỜNG MAKETING VÀ CÁC QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH Hệ thống hoạt động marketing Để hiểu được sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới hoạt động Marketing, ta cần biết hệ thống cung ứng giá trị và hệ thống hoạt động Marketing tồn tại như thế nào trong doanh nghiệp Quá trình cung ứng giá trị cho người
Tài liệu liên quan