Tài liệu ôn tập đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

1. Nhiệm vụ nào là quan trọng nhất của giai đoạn 1945-1946? Trả lời: Giữ vững và bảo vệ chính quyền cách mạng là nhiệm vụ hết sức cấp bách, sống còn của nhân dân lúc này. Chính quyền là công cụ sắc bén, là đòn bẩy để đưa cách mạng tiến lên. Muốn vậy, phải tăng cường khối đoàn kết toàn dân, hoà hợp dân tộc, xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng về mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội và ngoại giao, kháng chiến đi đôi với kiến quốc, chống giặc ngoại xâm gắn liền với chống giặc đói và giặc dốt. 2. Giai đoạn 1945-1946,Tưởng có 20 vạn quân nhiều hơn Pháp ở miền Nam.Tại sao Đảng xác định kẻ thù chính là Pháp? Trả lời: Như chúng ta đã biết sau khi cách mạng tháng 8 thành công nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mới ra đời đã phải đối đầu với nhiều kẻ thù cả trong và ngoài nước. Ở Bắc Việt Nam là hơn 20 vạn quân tưởng, còn ở miền nam lại chỉ có hơn 2 vạn liên quân Anh và Pháp ( Anh dọn đường cho Pháp tiếp tục trở lại xâm lược Việt Nam) , bên cạnh đó trên cả nước còn hơn 6 vạn quân Nhật. Tại sao Tưởng ở miền bắc có tới 20 vạn nhiều hơn rất nhiều Pháp ở miền nam mà pháp lại là kẻ thù chủ yếu chứ không phải tưởng?? chúng ta phải biết rằng việc quân đồng minh vào giải rác phát xít ở Việt Nam là theo thỏa thuận của các nước thắng trận, theo thỏa thuận thì tưởng sẽ vào miền bắc đứng đằng sau là mĩ , anh sẽ vào miền nam mà núp sau là pháp. mà pháp lại rất muốn quay trở lại xâm lược chúng ta do đó chúng đã thỏa thuận với anh để pháp thay anh giải rác phát xit nhật mà thực chất là chúng có dã tâm quay trở lại xâm lược nước ta. còn tưởng ở miền bắc chỉ làm nhiệm vụ giải rác quân nhật, chúng cũng có dã tâm muốn xâm lược nước ta nhưng không có cơ sở. vì vậy việc pháp quay trở lại nước ta là tất yếu và sẽ là kẻ thù chính của cách mạng. 3. Tổng số đại biểu Quốc hội đuợc bầu thong qua bầu cử Quốc hội Khoá I (1946) là bao nhiêu nguơì? Trả lời: 333 đại biểu 4. Tại sao nói vận mệnh dân tộc ở thế ngàn cân treo sợi tóc vào thời gian này? Trả lời: Cuối tháng 8 - 1945, theo thoả thuận của Đồng minh ở Hội nghị Pốtxđam (Posdam), gần 20 vạn quân của chính phủ Tưởng Giới Thạch ồ ạt kéo vào nước ta từ vĩ tuyến 16 trở ra làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật. Theo chúng là lực lượng tay sai phản động trong hai tổ chức "Việt quốc" (Việt Nam quốc dân Đảng) và "Việt cách" (Việt Nam cách mạng đồng minh hội). Vào Việt Nam, quân Tưởng Giới Thạch còn ráo riết thực hiện âm mưu tiêu diệt Đảng ta, phá tan Việt Minh, đánh đổ chính quyền cách mạng, lập chính quyền phản động tay sai của chúng. Đằng sau quân Tưởng là đế quốc Mỹ đang nuôi dã tâm đặt Đông Dương dưới chế độ "uỷ trị", một trá hình của chế độ thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Phía Nam vĩ tuyến 16, quân đội Anh với danh nghĩa quân Đồng minh giải giáp quân đội Nhật đã đồng loã và tiếp tay cho thực dân Pháp quay lại Đông Dương. Ngày 23-9-1945, được quân Anh giúp sức, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai. Trên đất nước ta lúc đó còn có khoảng 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp. Một số quân Nhật đã thực hiện lệnh của quân Anh, cầm súng cùng với quân Anh dọn đường cho quân Pháp mở rộng vùng chiếm đóng ở miền Nam. Lúc này, các tổ chức phản động "Việt quốc", "Việt cách", Đại Việt ráo riết hoạt động. Chúng dựa vào thế lực bên ngoài để chống lại cách mạng. Chúng quấy nhiễu, phá rối, cướp của, giết người, tuyên truyền, kích động một số người đi theo chúng chống lại chính quyền cách mạng và đòi cải tổ Chính phủ lâm thời và các bộ trưởng là đảng viên cộng sản phải từ chức. Chúng lập chính quyền phản động ở Móng Cái, Yên Bái, Vĩnh Yên. Chưa bao giờ trên đất nước ta có mặt nhiều thù trong, giặc ngoài như lúc này. Trong lúc đó, ta còn phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về kinh tế, xã hội. Nạn đói ở miền Bắc do Nhật, Pháp gây ra chưa được khắc phục. Ruộng đất bị bỏ hoang. Công nghiệp đình đốn. Hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt, ngoại thương đình trệ. Tình hình tài chính rất khó khăn, kho bạc chỉ có 1,2 triệu đồng, trong đó quá nửa là tiền rách. Ngân hàng Đông Dương còn nằm trong tay tư bản Pháp. Quân Tưởng tung tiền quốc tệ và quan kim gây rối loạn thị trường. 95% số dân không biết chữ, các tệ nạn xã hội do chế độ cũ để lại hết sức nặng nề. Trong những năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chưa có nước nào công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ ta. Đất nước bị bao vây bốn phía, vận mệnh dân tộc như "ngàn cân treo sợi tóc".

doc3 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 43882 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu ôn tập đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Nhiệm vụ nào là quan trọng nhất của giai đoạn 1945-1946? Trả lời: Giữ vững và bảo vệ chính quyền cách mạng là nhiệm vụ hết sức cấp bách, sống còn của nhân dân lúc này. Chính quyền là công cụ sắc bén, là đòn bẩy để đưa cách mạng tiến lên. Muốn vậy, phải tăng cường khối đoàn kết toàn dân, hoà hợp dân tộc, xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng về mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội và ngoại giao, kháng chiến đi đôi với kiến quốc, chống giặc ngoại xâm gắn liền với chống giặc đói và giặc dốt. 2. Giai đoạn 1945-1946,Tưởng có 20 vạn quân nhiều hơn Pháp ở miền Nam.Tại sao Đảng xác định kẻ thù chính là Pháp? Trả lời: Như chúng ta đã biết sau khi cách mạng tháng 8 thành công nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mới ra đời đã phải đối đầu với nhiều kẻ thù cả trong và ngoài nước. Ở Bắc Việt Nam là hơn 20 vạn quân tưởng, còn ở miền nam lại chỉ có hơn 2 vạn liên quân Anh và Pháp ( Anh dọn đường cho Pháp tiếp tục trở lại xâm lược Việt Nam) , bên cạnh đó trên cả nước còn hơn 6 vạn quân Nhật. Tại sao Tưởng ở miền bắc có tới 20 vạn nhiều hơn rất nhiều Pháp ở miền nam mà pháp lại là kẻ thù chủ yếu chứ không phải tưởng?? chúng ta phải biết rằng việc quân đồng minh vào giải rác phát xít ở Việt Nam là theo thỏa thuận của các nước thắng trận, theo thỏa thuận thì tưởng sẽ vào miền bắc đứng đằng sau là mĩ , anh sẽ vào miền nam mà núp sau là pháp. mà pháp lại rất muốn quay trở lại xâm lược chúng ta do đó chúng đã thỏa thuận với anh để pháp thay anh giải rác phát xit nhật mà thực chất là chúng có dã tâm quay trở lại xâm lược nước ta. còn tưởng ở miền bắc chỉ làm nhiệm vụ giải rác quân nhật, chúng cũng có dã tâm muốn xâm lược nước ta nhưng không có cơ sở. vì vậy việc pháp quay trở lại nước ta là tất yếu và sẽ là kẻ thù chính của cách mạng. 3. Tổng số đại biểu Quốc hội đuợc bầu thong qua bầu cử Quốc hội Khoá I (1946) là bao nhiêu nguơì? Trả lời: 333 đại biểu 4. Tại sao nói vận mệnh dân tộc ở thế ngàn cân treo sợi tóc vào thời gian này? Trả lời: Cuối tháng 8 - 1945, theo thoả thuận của Đồng minh ở Hội nghị Pốtxđam (Posdam), gần 20 vạn quân của chính phủ Tưởng Giới Thạch ồ ạt kéo vào nước ta từ vĩ tuyến 16 trở ra làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật. Theo chúng là lực lượng tay sai phản động trong hai tổ chức "Việt quốc" (Việt Nam quốc dân Đảng) và "Việt cách" (Việt Nam cách mạng đồng minh hội). Vào Việt Nam, quân Tưởng Giới Thạch còn ráo riết thực hiện âm mưu tiêu diệt Đảng ta, phá tan Việt Minh, đánh đổ chính quyền cách mạng, lập chính quyền phản động tay sai của chúng. Đằng sau quân Tưởng là đế quốc Mỹ đang nuôi dã tâm đặt Đông Dương dưới chế độ "uỷ trị", một trá hình của chế độ thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Phía Nam vĩ tuyến 16, quân đội Anh với danh nghĩa quân Đồng minh giải giáp quân đội Nhật đã đồng loã và tiếp tay cho thực dân Pháp quay lại Đông Dương. Ngày 23-9-1945, được quân Anh giúp sức, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai. Trên đất nước ta lúc đó còn có khoảng 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp. Một số quân Nhật đã thực hiện lệnh của quân Anh, cầm súng cùng với quân Anh dọn đường cho quân Pháp mở rộng vùng chiếm đóng ở miền Nam. Lúc này, các tổ chức phản động "Việt quốc", "Việt cách", Đại Việt ráo riết hoạt động. Chúng dựa vào thế lực bên ngoài để chống lại cách mạng. Chúng quấy nhiễu, phá rối, cướp của, giết người, tuyên truyền, kích động một số người đi theo chúng chống lại chính quyền cách mạng và đòi cải tổ Chính phủ lâm thời và các bộ trưởng là đảng viên cộng sản phải từ chức. Chúng lập chính quyền phản động ở Móng Cái, Yên Bái, Vĩnh Yên. Chưa bao giờ trên đất nước ta có mặt nhiều thù trong, giặc ngoài như lúc này. Trong lúc đó, ta còn phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về kinh tế, xã hội. Nạn đói ở miền Bắc do Nhật, Pháp gây ra chưa được khắc phục. Ruộng đất bị bỏ hoang. Công nghiệp đình đốn. Hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt, ngoại thương đình trệ. Tình hình tài chính rất khó khăn, kho bạc chỉ có 1,2 triệu đồng, trong đó quá nửa là tiền rách. Ngân hàng Đông Dương còn nằm trong tay tư bản Pháp. Quân Tưởng tung tiền quốc tệ và quan kim gây rối loạn thị trường. 95% số dân không biết chữ, các tệ nạn xã hội do chế độ cũ để lại hết sức nặng nề. Trong những năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chưa có nước nào công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ ta. Đất nước bị bao vây bốn phía, vận mệnh dân tộc như "ngàn cân treo sợi tóc". 5. Ý nghĩa lịch sử của cuộc Tổng tuyển cử Quốc hội đầu tiên? Trả lời: Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử tháng 1-1946 đánh dấu mốc phát triển nhảy vọt đầu tiên về thể chế dân chủ của nước Việt Nam. Quốc hội vừa là thành quả, vừa là yêu cầu đặt ra bức thiết của cách mạng. Quốc hội ra đời trong khói lửa của cuộc đấu tranh dân tộc gay gắt. Đó là Quốc hội lập quốc, Quốc hội của độc lập dân tộc, của thống nhất đất nước và của đại đoàn kết toàn dân Thắng lợi Tổng tuyển cử đánh dấu bước trưởng thành của Nhà nước cách mạng Việt Nam, mở ra triển vọng của một thời kỳ mới, thời kỳ đất nước ta có một Quốc hội, một Chính phủ thống nhất, một bản Hiến pháp tiến bộ, và một hệ thống chính quyền hoàn toàn đầy đủ danh nghĩa về mặt pháp lý để đại diện cho nhân dân Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Thắng lợi của Tổng tuyển cử, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói trong Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội đầu tiên, là "kết quả của sự hy sinh, tranh đấu của tổ tiên ta, nó là kết quả của sự đoàn kết anh dũng phấn đấu của toàn thể đồng bào Việt Nam ta, sự đoàn kết của toàn thể đồng bào không kể già trẻ, lớn bé, gồm tất cả các tôn giáo, tất cả các dân tộc trên bờ cõi Việt Nam đoàn kết chặt chẽ thành một khối hy sinh không sợ nguy hiểm tranh lấy nền độc lập cho Tổ quốc ". Thắng lợi Tổng tuyển cử đã khẳng định niềm tin tuyệt đối của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vào tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Tổng tuyển cử diễn ra trong điều kiện cách mạng đứng trước thử thách ngàn cân treo sợi tóc, khó khăn chồng chất khó khăn; lại diễn ra trong điều kiện nhân dân ta vừa thoát khỏi cuộc đời nô lệ của hàng nghìn năm phong kiến và gần trăm năm thuộc địa. 6. Tại sao Chính phủ Lâm thời nuớc Việt Nam dân chủ cộng hoà lại quyết định tiến hành Cuộc Tổng tuyển cử Quốc hội trong thời gian này? Trả lời: Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để củng cố và tăng cường chính quyền là phải thực hiện quyền dân chủ cho quần chúng, phải "xúc tiến việc đi đến Quốc hội để quy định Hiến pháp, bầu Chính phủ chính thức" . Vì vậy, ngày 3-9-1945, tức là một ngày sau khi Nhà nước cách mạng ra đời, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có Hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái 18 tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giầu, nghèo, tôn giáo, dòng giống v.v.." . Báo Cứu quốc, cơ quan tuyên truyền đấu tranh của Mặt trận Việt Minh, ngày 24-11-1945 có viết: "...dân chúng chưa biết đọc, biết viết, chưa biết bàn luận những chuyện xa xôi, nhưng có một điều mà họ biết chắc chắn, biết rõ ràng hơn ai hết, là quyền lợi của họ... Họ đi với những ai bênh vực, chiến đấu cho quyền lợi của họ, họ chống những ai xâm phạm quyền lợi của họ... chỉ Tổng tuyển cử mới để cho dân chúng có dịp nói hết những ý muốn của họ, và chỉ có chính phủ lập ra bởi tổng tuyển cử mới là đại diện chân chính và trung thành của toàn thể quốc dân. Sau hết, cũng chỉ có Tổng tuyển cử mới có thể cấp cho nước Việt Nam một Hiến pháp mới ấn định rõ ràng quyền lợi của Quốc dân và của Chính phủ và mới phá tan được hết những nghi ngờ ở trong cũng như ở ngoài đối với chính quyền nhân dân”.
Tài liệu liên quan