Tài liệu ôn tập Lịch sử kinh tế quốc dân

1. Cách mạng công nghiệp Anh: - CM công nghiệp là quá trình thay thế kỹ thuật thủ công bằng kỹ thuật cơ khí, thực chất là thay thế lao động thủ công bằng lao động cơ khí, sử dụng máy móc. CM công nghiệp đầu tiên trên thế giới diễn ra ở nước Anh. CM công nghiệp Anh gắn với cuộc CM kỹ thuật lần 1, có ý nghĩa KT-XH to lớn và tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển của CNTB. * Tiền đề: + kinh tế: - ngoại thương rất phát triển, tạo điều kiện cho sự tích lũy vốn ban đầu của CNTB ở Anh. Quá trình này gắn liền với tích lũy nguyên thủy. Thu lợi nhuận cao từ việc buôn bán len dạ với giá độc quyền, trao đổi không ngang giá với các nước thuộc địa và lạc hậu. Không ngừng cướp bóc và mở rộng thuộc địa. - buôn bán nô lệ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo tiền đề cho CM công nghiệp ở Anh. - sự phát triển của CNTB trong nông nghiệp diễn ra sớm, gắn với các cuộc CM ruộng đất. Hình thành các trang trại kiểu TBCN. Tạo ra thị trường rộng lớn thuận lợi cho sự phát triển của công nghiệp. Nông nghiệp phát triển là cơ sở cho công nghiệp. Sự tác động giữa nông nghiệp và công nghiệp thúc đẩy quá trình CM CN Anh. - các công trường thủ công TB ở Anh rất phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, việc phân công lao động cũng phát triển, khiến năng suất được nâng cao. + chính trị: CM tư sản ở Anh cũng diễn ra sớm, chế độ phong kiến tan rã. Nhà nước Anh ngay từ thời kì quân chủ chuyên chế đã có những chính sách khuyến khích, ủng hộ sự phát triển của CNTB.

doc30 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2278 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu ôn tập Lịch sử kinh tế quốc dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch sử kinh tế 1. Cách mạng công nghiệp Anh: - CM công nghiệp là quá trình thay thế kỹ thuật thủ công bằng kỹ thuật cơ khí, thực chất là thay thế lao động thủ công bằng lao động cơ khí, sử dụng máy móc. CM công nghiệp đầu tiên trên thế giới diễn ra ở nước Anh. CM công nghiệp Anh gắn với cuộc CM kỹ thuật lần 1, có ý nghĩa KT-XH to lớn và tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển của CNTB. * Tiền đề: + kinh tế: - ngoại thương rất phát triển, tạo điều kiện cho sự tích lũy vốn ban đầu của CNTB ở Anh. Quá trình này gắn liền với tích lũy nguyên thủy. Thu lợi nhuận cao từ việc buôn bán len dạ với giá độc quyền, trao đổi không ngang giá với các nước thuộc địa và lạc hậu. Không ngừng cướp bóc và mở rộng thuộc địa. - buôn bán nô lệ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo tiền đề cho CM công nghiệp ở Anh. - sự phát triển của CNTB trong nông nghiệp diễn ra sớm, gắn với các cuộc CM ruộng đất. Hình thành các trang trại kiểu TBCN. Tạo ra thị trường rộng lớn thuận lợi cho sự phát triển của công nghiệp. Nông nghiệp phát triển là cơ sở cho công nghiệp. Sự tác động giữa nông nghiệp và công nghiệp thúc đẩy quá trình CM CN Anh. - các công trường thủ công TB ở Anh rất phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, việc phân công lao động cũng phát triển, khiến năng suất được nâng cao. + chính trị: CM tư sản ở Anh cũng diễn ra sớm, chế độ phong kiến tan rã. Nhà nước Anh ngay từ thời kì quân chủ chuyên chế đã có những chính sách khuyến khích, ủng hộ sự phát triển của CNTB. * Diễn biến + đặc điểm: - bắt đầu từ CN nhẹ (dệt) rồi đến các ngành CN nặng (luyện kim, cơ khí) - năm 1770, cuộc CM CN diễn ra thực sự trỏ thành cao trào, nhưng ngành dệt vẫn chiếm vai trò trụ cột trong suốt thời kỳ CM CN. - diễn ra theo trình tự từ thấp đến cao, từ thủ công lên nửa cơ khí và cơ khí. Bắt đầu từ cải tiến máy công cụ rồi mới phát triển SX máy động lực, đỉnh cao là máy hơi nước. - diễn ra 1 cách tự phát theo KT thị trường, có tác động mạnh đối voiứ nông nghiệp, GTVT.. - diễn ra gắn liền với quá trình bóc lột và bần cùng hóa người lao động trong nước và các thuộc địa. * Tác động KT-XH: - là bước khởi đầu của quá trình CNH, là bước nhảy vọt về kỹ thuật, đồng thời tạo cơ sở vật chất kĩ thuật cho sự chiến thắng của phương thức SX TBCN. - tác động mạnh mẽ đến sự phát triển KT-XH ở nước Anh và thế giới trong thời kỳ CNTB trước độc quyền. - do SX bằng máy, năng suất lao động tăng lên, giá thành sản phẩm giảm.. Nhờ CM CN, nước Anh đã vươn lên chiếm vị trí hàng đầu trong nền KT thế giới vào đầu tk19. Giữa tk19, sản lượng công nghiệp Anh chiếm 45% sản lượng thế giới. - Các nước TB phát triển trong thời kỳ này đã chịu ảnh hưởng lớn của cuộc CM CN Anh, phải nhập khẩu máy móc của Anh. - Anh đã thay đổi chính sách thương mại quốc tế của mình từ bảo hộ mậu dịch sang mậu dịch tự do. - làm bá chủ thế giới trong lĩnh vực vận tải biển, chiếm 60% tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển. - Trong lĩnh vực xuất khẩu và tài chính, Anh đã trở thành tung tâm thương mại và tài chính quốc tế. - có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nông nghiệp, trở thành nền nông nghiệp kiểu mẫu trên thế giới, dựa trên SX qui mô lớn, kĩ thuật hiện đại. - thúc đẩy việc phân bố lại LLSX và phân công lại lao động XH. - làm gia tăng bần cùng hóa giai cấp công nhân, mâu thuẫn XH gay gắt, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân lên cao. - xảy ra các cuộc khủng hoảng KT mang tính chất chu kì, khiến SX bị đình trệ. 2. Đặc điểm và những nhân tố phát triển KT TBCN giai đoạn 1951-1973. * Đặc điểm: - giai đoạn KT các nước TB tăng trưởng khá nhanh và tương đối ổn định - tốc độ tăng trưởng KT chung của các nước TB phát triển trong gđ 1953-62 là 4,8%, gđ 63-72 là 5%. - công nghiệp, nông nghiệp cũng có những thành tựu mới, cơ cấu KT thay đổi nhanh chóng - thương mại cũng đạt tốc độ tăng trưởng nhanh chưa từng thấy, đạt 9-10% năm. - nhịp độ tăng trưởng tương đối liên tục mặc dù vẫn có những cuộc khủng hoảng KT theo chu kì. Mức giá chung vẫn ổn định, nhà nước bắt đầu kiểm soát được lạm phát. * Nguyên nhân: - do đẩy mạnh việc nghiên cứu và ứng dụng nhanh chóng các thành tựu của CM KHKT. vào SX làm cho năng suất lao động cao hơn nhiều so với trước. - do nhà nước TB độc quyền can thiệp sâu vào đời sống KT-XH. Nhà nước kết hợp chặt chẽ, thường xuyên như 1 tất yếu KT với TB độc quyền điều tiết KT-XH. Nhà nước tập trung vào ngân sách 1 phần lớn thu nhập quốc dân, do đó có thể điều tiết, can thiệp vào nền KT. Đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả, điều hòa 1 số mâu thuẫn KT-XH, khuyến khích, hạn chế đầu tư, kiểm soát lạm phát. - do các nước TB đẩy mạnh liên kết KT, tạo đk cho các nước đẩy mạng quá trình phân công, chuyên môn hóa để khai thác lợi thế của mình. Làm cho thị trường thế giới được mở rộng, hàng rào thuế quan, phi thuế quan dần dần giảm bớt. Làm cho hệ thống tiền tệ quốc tế ổn định, thông qua chế độ tỉ giá hối đoái cố định giữa đôla Mĩ với vàng. Năm 1947, hiệp đinh chung về thuế quan và thương mại GATT được kí kết. - do các nước đẩy mạn quan hệ KT với các nước đang phát triển. Sau CTTG 2, một lọat các nước thuộc địa đã giành được độc lập, làm thay đổi quan hệ KTCT giữa họ với các nước TB. Thông qua trao đổi không ngang giá, nguồn lợi lớn hơn đã chảy về phía các nước TB, góp phần đầu tư và phát triển KT của họ. - ngoài ra, các nước TB đã đổi mới hàng loạt tài sản cố định sau chiến tranh, thực hiện quân sự hóa nền KT. Trong giai đoạn này cũng có sự chạy đua về KT giữa 2 hệ thống TBCN và XHCN. 3. Thời kì bùng nổ KT Mĩ 1865-1913. * Thực trang: - tăng trưởng với 1 tốc độ rất nhanh, bình quân 7% năm. - tốc độ tăng trưởng công nghiệp nhanh hơn nhiều so với các nước, SX công nghiệp tăng 13 lần, đặc biệt là CN luyện kim tăng 20 lần. - nông nghiệp: xóa bỏ chế độ đồn điền và chiếm hữu nô lệ. Trở thành nền nông nghiệp phát triển với hình thức trang trại qui mô lớn, trở thành kiểu mẫu trên TG. - tốc độ tăng kim ngạch ngoại thương tăng lên khoảng 24 lần, xuất khẩu TB tăng hơn 5 lần, thị trường chủ yếu là khu vực châu Mĩ la tinh. - GTVT: hệ thống đường sắt được mở rộng với tốc độ chưa từng có, bình quân 1 năm tăng vài chục nghìn km. à Từ 1 nước phụ thuộc vào châu Âu, Mĩ nhanh chóng trở thành quốc gia công nông nghiệp đứng đầu thế giới. * Nguyên nhân: - cuộc nội chiến kết thúc đã xóa bỏ chế độ đồn điền ở phía Nam, tạo điều kiện cho CNTB phát triển rất nhanh trên toàn lãnh thổ. - thực hiện chính sách bảo hộ mậu dịch, giúp cnngh Mĩ tránh khỏi sự cạnh tranh với nước ngoài. - tiếp tục thu hút nguồn vốn, lực lượng lao động giỏi, kĩ thuật từ các nước châu Âu. Nguồn dân di cư từ châu Ân sang đã đóng góp phần quan trọng trong sự phát triển KT Mĩ. - ảnh hưởng của cuộc CM KHKT, tiếp thu kinh nghiệm và kĩ thuật của các nước khác. Trong thời kì này Mĩ đứng đầu thế giới về các phát minh. - thúc đẩy tích tụ tập trung TB và tập trung SX. Sự hình thành và thống trị của các tổ chức độc quyền diễn ra rất nhanh, qui mô lớn, thâu tóm hầu hết các ngành KT chủ yếu. - tiếp tục phát triển dựa trên cơ sở của nguồn tài nguyên giàu có. - chính sách của chính phủ đã tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển. 4. Sự tăng trưởng thần kỳ của KT Nhật giai đoạn 1952-1973. * Biểu hiện: - tốc độ tăng trưởng KT, tốc độ tăng GDP trung bình tăng 9% năm. Tổng sản phẩm trong nước năm 1973 tăng 20 lần so với năm 1950. - Tốc độ phát triển công nghiệp tăng từ 13-15% năm. Nhật trở thành cường quốc công nghiệp lớn trên thế giới. - Ngoại thương cũng rất phát triển, là "nhịp thở" của nền KT Nhật. Kim ngạch ngoại thương tăng 25 lần, trong đó xuất khẩu tăng 30 lần. - Sự phát triển nhanh của 1 số ngành KT đã làm thay đổi cơ cấu ngành SX của Nhật. Tỉ trọng các ngành nông lâm ngư nghiệp giảm đáng kể, các ngành công nghiệp, dịch vụ tăng nhanh. - GTVT nhất là phương tiện vận chuyển tăng nhanh, đầu thập kỉ 70, Nhật đứng đầu các nước TB về vận tải biển. à Từ 1 nước đứng dậy trong đống tro tàn của chiến tranh, Nhật đã trở thành cường quốc KT thứ 2 trong thế giới TB sau Mĩ. * Nguyên nhân: - phát huy tối đa vai trò của nhân tố con người trong phát triển. Huy động tối đa nguồn lao động, tỉ lệ thất nghiệp chỉ khoảng 1%. Đặc biệt chú trọng nâng cao trình độ tay nghề lao động. Khai thác rất tốt tinh hoa và văn hóa truyền thống. Đó là yếu tố gắn con người với XH trong mối quan hệ văn hóa, tôn giáo. Kết hợp khéo léo giữa "công nghệ phương Tây" và "tính cách Nhật Bản". - duy trì mức tích lũy cao thường xuyên và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả cao: + Biểu hiện ở tỉ lệ tích lũy vốn đạt 30-35% GDP. Tận dụng triệt để nguồn lao động trong nước, áp dụng chế độ tiền lương thấp. Chú ý khai thác và sử dụng tổt nguồn tiết kiệm cá nhân. Giảm chi phí quân sự xuống dưới 1% GDP. + Vốn đầu tư thường tập trung vào các ngành SX lớn, có hiệu quả KT cao (luyện kim, đóng tàu, cơ khí, hóa chất, điện tử..). Tập trung vào đổi mới thiết bị SX. Chú ý tới việc đầu tư ra nước ngoài. - tiếp cận và ứng dụng nhanh chóng tiến bộ KHKT. Giành 1 số vốn lớn cho nghiên cứu, phát triển KHKT hiện đại. Chú trọng việc ứng dụng các tiến bộ công nghệ mới nhất bằng cách nhập khẩu công nghệ kĩ thuật, mua các phát minh sáng chế. - chú trong vai trò điều tiết KT của nhà nước. Đẩy mạnh tự do hóa nền KT, kích thích KT phát triển theo cơ chế thị trường kết hợp với sự điều tiết của nhà nước thông qua các chính sách KT vĩ mô. Điều tiết hệ thống ngân hàng tài chính và cải cách hệ thống thuế. Giảm thuế thu nhập để khuyến khích tích lũy cá nhân. Nhà nước năm 1/3 tổng số đầu tư TB trong nước. Hướng dẫn khá hiệu quả khu vực tư nhân đầu tư vào những ngành có hiệu quả cao. Phát huy vai trò chỉ huy của chính phủ, nâng đỡ khu vực tư nhân. - mở rộng thị trường trong và ngoài nước: + Thị trường nội địa nắm vị trì cực kì quan trong trong nền KT Nhật. Nhờ cải cách ruộng đất, tạo thị trường rộng lớn cho SX phát triển. SX các mặt hàng chuyên tiêu dùng, phù hợp với thị trường trong nước. Phát động phong trào dùng hàng nội, tư tưởng bài ngoại. + mở rộng thị trường nước ngoài trước hết là nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa, nâng cao chất lượng đi đôi với giảm chi phí. Đồng thời phải nghiên cứu thị trường nước ngoài, xây dựng đội ngũ thương nhân năng động, thực hiện chính sách đối ngoại linh động. - kết hợp khéo léo cấu trúc KT 2 tầng. Đó là sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa khu vực KT hiện đại với khu vực KT truyền thống. Nhờ cấu trúc này, nguồn lao động dư thừa và công nghệ lạc hậu thời kỳ sau chiến tranh được sử dụng hợp lý và có hiệu quả. - đẩy mạnh hợp tác với Mĩ và các nước khác. Sau hiệp ước hòa bình 1951, Nhật và Mĩ trỏ thành bạn hàng của nhau. Nhờ những đơn đặt hàng về quân sự của Mĩ để phục vụ cho chiến tranh ở Việt Nam và Triều Tiên, Nhật đã thu được lợi nhuận lớn. Ngoài ra, xu thế hội nhập quốc tế, hợp tác hóa thời kì này đang diễn ra mạnh, là cơ hội để Nhật mở rộng thị trường với các nước khác. * Mâu thuẫn: - vẫn còn sự mất cân đối nghiêm trọng giữa các vùng KT, giữa sự tăng trưởng KT với phát triển cơ sở hạ tầng, giữa tài chính và tín dụng, giữa tiềm lực của công nghiệp và nông nghiệp. - là 1 nền KT bấp bênh, không ổn định về thị trường và nguồn nguyên liệu, phụ thuộc vào nước ngoài. - mâu thuẫn XH ngày càng gay gắt do các công ty mải chạy theo lợi nhuận, hạn chế chi phí cho phúc lợi XH, duy trì mức sống thấp so với các nước TB phát triển. 5. Chính sách KT mới và khôi phục KT ở Liên Xô 1921-1925. - Cuối năm 1920, nội chiến kết thúc, Nga chuyển sang thời kì kiến thiết trong hòa bình. Do đó, chính sách KT cộng sản thời chiến không còn tác dụng. Cần thiết phải trỏ lại thực hiện kế hoạch XD CNXH. Do đó được thay thế bằng chính sách Kinh tế mới NEP. * Nội dung + mục đich: - thực hiện chính sách thuế lương thực ban hành đối với nông dân. Vì trong thời nội chiến, Nga đã ban hành chính sách trưng thu lương thực thừa, không có tác dụng động viên SX. Do đó, Lênin đã ban hành chính sách này dựa trên cơ sở quan hệ của nhà nước đối với nhân dân. - cho phép khu vực tư nhân được phát triển, cho tư nhân thuê, mua lại những xí nghiệp nhỏ bị trưng thu trước đây, cho phép tự do kinh doanh. - đối với thương nghiệp, nhà nước khuyến khích trao đổi hàng hóa giữa thành thị & nông thôn, công nghiệp & nông nghiệp, khuyến khích thương nghiệp tư nhân & cá thể, nhất là trong lĩnh vực bán lẻ. Bán buôn & ngoại thương vẫn nằm trong tay nhà nước. - đối với các xí nghiệp quốc doanh: phải thực hiện chế độ hoạch toán KT để đảm bảo lấy thu bù chi sao cho có lãi. * Ý nghĩa: - đối với LX: + tạo điều kiện phát triển LLSX ở cả thành thị và nông thôn, góp phần khôi phục nhanh chóng nền KT. + góp phần củng cố vững chắc khối liên minh công nông, tạo cơ sở để thành lập Liên bang CHXHCN Xô Viết (1922). - đối với quốc tế: + để lại nhiều kinh nghiệm quí báu cho các nước XHCN về việc XD nền KT hàng hóa, sử dụng nền KT nhiều thành phần, vấn đề quan hệ H-T. + thừa nhận nền KT nhiều thành phần là cơ sở để các quan hệ H-T mở rộng. + coi CNXH = nhà nước chuyên chính vô sản + những cái tốt đẹp nhất của TB. Tức là giai cấp công nhân phải tiếp thu được những tiến bộ của XH loài người. + đây là 1 giai đoạn tất yếu của nền KT trong thời kì quá độ lên CNXH. - đối với Việt Nam: + có cả ý nghĩa thực tiễn và lí luận không chỉ đối với công cuộc XD CNXH ở Liên Xô mà còn đối với cả Việt Nam hiện nay. Không chỉ có ý nghĩa về mặt KT mà còn có ý nghĩa về mặt chính trị. + sử dụng các biện pháp giải phóng mạnh mẽ sức SX của mọi thành phần KT. + thông qua CNTB nhà nước để tiến lên CNXH. + xây dựng quan hệ SX mới phù hợp với sự phát triển của LLSX. + xây dựng sự hợp tác kiểu mới của những người lao động. + phát triển sự nghiệp giáo dục & văn hóa cho toàn dân. * Thành tựu: - Nông nghiệp: cuối năm 1922 vượt qua nạn đói, năm 1925 vượt mức trước chiến tranh. Tổng sản lượng lương thực tăng gần 2 lần. - Công nghiệp: tổng sản lượng đạt 75,5% so với trước chiến tranh. Điện & cơ khí vượt mức. - Thương nghiệp, nhất là nội thương được tăng cường mạnh mẽ. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa tăng gấp đôi, mở rộng quan hệ buôn bán với hơn 40 nước. - Ngân sách nhà nước được củng cố, thu nhập của nhà nước tăng gấp 5 lần. Giá trị đồng rúp được nâng lên đáng kể. 6. Vấn đề CNH XHCN ở Liên Xô giai đoạn 1926-1937. - CNH XHCN là quá trình xây dựng nền SX lớn XHCN dựa trên cơ sở kĩ thuật hiện đại phổ biến trong các ngành và các vùng của nền KTQD, Các nước chưa có nền SX lớn phát triển phải tiến hành quá trình CNH XHCN. * Quá trình CNH ở LX có thể chia làm 3 bước: + 1926-1927: chuẩn bị, tạo tiền đề cho CNH, chủ yếu cải tạo lại các xí nghiệp cũ và xây dựng mới các xí nghiệp vừa và nhỏ. + 1928-1932: kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, có ý nghĩa quyết định. XD được 1nền công nghiệp nặng quy mô lớn, hiện đại. + 1933-1937: kế hoạch 5 năm lần thứ hai, bước hoàn thành việc trang bị cho toàn bộ nền KTQD. Đến năm 1937, LX đã hoàn thành nhiệm vụ CNH XHCN, từ 1 nước đứng thứ 5 TG trở thành thứ 2 TG, đứng đầu châu Âu về SX công nghiệp, trở thành 1 cường quốc công nghiệp. - Sau đó thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1938-1942) để cải tiến kĩ thuật, đẩy mạnh phát triển 1 số ngành KT hơn nữa. Nhưng bị bỏ dở do phát xít Đức tấn công. * Đặc điểm của CNH: - ngay từ đầu tập trung phát triển công nghiệp nặng. - nguồn vốn của CNH XHCN hoàn toàn dựa vào trong nước, thực hiện triệt để tiết kiệm. - cơ sở kế hoạch điện khí hóa, tiến hành có kế hoạch, chỉ đạo thống nhất, tập trung cao độ. - có tác động mạnh đến nông nghiệp, làm cho nền nông nghiệp LX trở thành nền SX lớn, hiện đại. - tốc độ CNH diễn ra rất nhanh, thời gian hoàn thành ngắn, các phong trào thi đua phát triển mạnh. * Nguyên nhân::- trong giai đoạn này, LX đã dành 45% tổng số vốn để đầu tư cho công nghiệp, trong đó 80% dành cho công dựa trên nghiệp nặng. Tập trung vốn để thay đổi cơ sở vật chất kĩ thuật. Đến 1937, trong tất cả các ngành đã hoàn thành cơ giới hóa, kể cả trong nông nghiệp. Năm 1940, sản lượng công nghiệp nặng tăng 10 lần, sản lượng điện tăng 20 lần so với trước chiến tranh. - Phát triển công nghiệp nặng vì một mặt để cải tạo năng động, phải tự lực, tự cường để thoát khỏi vòng vây cấm vận của CNTB. Mặt khác, vì phải phù hợp với điều kiện lịch sử khách quan cụ thể. Nước Nga đã đạt được trình độ trung bình của các nước tư sản, lúc đó đã hình thành giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp. - Mỗi năm đầu tư 60-70 tỉ rúp để đầu tư CNH, phải dựa vào nguồn vốn hoàn toàn trong nước vì không thu hút được vốn từ nước ngoài. Nên phải có phương pháp huy động vốn, thực hiện chính sách tiết kiệm nghiêm ngặt và có phương thức hợp lí. - Do LX có đất đai rộng lớn nên thực hiện phát triển công nghiệp để trang bị máy máy cho nông nghiệp, tạo ra hiệu quả lớn. Tích lũy cho nông nghiệp bằng việc nhà nước can thiệp, khống chế đầu tư tiêu dùng cho nông nghiệp, định giá cả thu mua nông nghiệp ở mức thấp. - tốc độ CNH diễn ra rất nhanh vì diễn ra 1 cách có kế hoạch do nhà nước đề ra, chỉ đạo thực hiện. Tất cả kế hoạch đều được đề ra từ các cơ quan đầu não trung ương. * Kết quả: Từ 1 nước đứng thứ 5 TG vươn lên thứ 2 TG, đứng đầu châu Âu về SX công nghiệp, trở thành 1 cường quốc công nghiệp, chiếm 10% tổng sản lượng công nghiệp TG. * Hạn chế: - làm mất cân đối nền KT, giữa công nghiệp nặng với công nghiệp nhẹ, giữa công nghiệp với nông nghiệp. Thể hiện ở việc công nghiệp nặng phát triển nhanh, tăng 10 lần, công nghiệp nhẹ phát triển chậm, tăng 5 lần so với trước chiến tranh. - Hiệu quả sử dụng vốn không cao. Công nghiệp & nông nghiệp chênh lệch tăng nặng nề, công nghiệp khoảng 14%, còn nông nghiệp 2%. Nông nghiệp tăng trưởng chậm làm thị trường trong nước bị hạn chế. - CNH trong điều kiện của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, làm mất đi cơ chế tự điều chỉnh của nền KT. Đây là mầm mống của 1 căn bệnh nan giải. * Bài học kinh nghiệm: - LX tiến hành CNH XHCN tập trung vào phát triển CN nặng ngay từ đầu, điều đó phù hợp với điều kiện lịch sử của LX, tuy phát triển nhanh nhưng cũng phải trả giá đắt. Do vậy các nước tiến lên CNXH với xuất phát điểm thấp không nên theo con đường đó. - Cơ chế KHH, tập trung quan liêu bao cấp chỉ thích hợp cho thời kỳ đầu và giai đoạn chiến tranh. Nếu kéo dài sẽ làm giảm động lực của sự phát triển. 7. Cải cách & mở cửa KT Trung Quốc từ 1978 - nay. * Nguyên nhân: - TQ đánh giá lại thực trạng KT của mình: + nông nghiệp rất lạc hậu, lao động thủ công là phổ biến, năng suất lao động thấp. + công nghiệp: nhiều ngành SX lạc hậu hàng trăm năm so với công nghiệp hiện đại phương Tây. Trình độ XH hóa sức SX rất thấp và KT tự nhiên, nửa tụ nhiên còn chiếm bộ phận lớn trong nền KT. - TQ đã phê phán những quan điểm sai lầm trong thời kì trước đó: + về lí luận: xem xét lại việc vận dụng lí luận của Marx vào thực tiễn TQ và đi đến kết luận: Marx đã dự đoán thiên tài về 1XH tương lai, đó là sự trừu tượng hóa cao độ nền KT có LLSX phát triển cao, trong khi đó nền KT TQ còn ở trình độ thấp. + phê phán mô hình KT kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp kéo dài gây trì trệ nền KT, thừa nhận việc đóng cửa lâu ngày cũng gây trì trệ và tụt hậu trong phát triển KT. * Nội dung cải cách, mở cửa: - chủ trương XD nền KT hàng hóa XHCN trong giai đoạn đầu, từ năm 1992, XD nền KT thị trường XHCN. + Thực chất là đổi mới cơ chế KT. Đó là quá trình TQ chuyển dần từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung 3 cấp sang cơ chế thị trường. + chuyển sang nền KT thị trường mang đặc sắc TQ. Quan niệm thị trường hay kế hoạch chỉ còn là phương tiện chứ không phải là mục đích. - chủ trương khôi phục và duy trì nền KT nhiều thành phần. + nền KT nhiều thành phần là 1 tất yếu của nền KT thị trường. Xác lập quan niệm mới là kết cấu của chế độ sở hữu phải do tính chất của sức SX quyết định. Khuyến khích KT tư nhân phát triển, chú trọng đến KT TB nhà nước. + Nền KT TQ mặc dù có nhiều thành phần, nhưng vẫn lấy chế độ công hữu làm chủ thể và chế độ quốc hữu làm chủ đạo. Bản thân khu vực KT công cũng có sự đổi mới, trở nên đa dạng hóa, nhà nước không hoàn toàn chi phối như trước đây. - chủ trương điều chỉnh lại cơ cấu nền KT vốn mất cân đối. Điều chỉnh chiến lược CNH, ưu tiên phát triển nông nghiệp, công nghiệp SX hàng tiêu dùng, công nghiệp nặng. Coi hiện đại hóa công nghiệp là tiền đề
Tài liệu liên quan