Thủ thuật ghi đĩa CD-VCD-DVD

Giới thiệu các chức năng trong Nero StartSmart Essentials: Favorites: Các chức năng thường sử dụng. Make Data CD: Tạo dĩa CD chứa các dữ liệu, chương trình,. sử dụng trên máy vi tính. Make Data DVD: Tạo dĩa DVD chứa các dữ liệu, chương trình,. sử dụng trên máy vi tính.

doc17 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 4158 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thủ thuật ghi đĩa CD-VCD-DVD, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thủ thuật ghi đĩa CD/ VCD/ DVD Giới thiệu các chức năng trong Nero StartSmart Essentials: Favorites: Các chức năng thường sử dụng. Make Data CD: Tạo dĩa CD chứa các dữ liệu, chương trình,... sử dụng trên máy vi tính. Make Data DVD: Tạo dĩa DVD chứa các dữ liệu, chương trình,... sử dụng trên máy vi tính. Make Audio CD: Tạo dĩa CD nhạc, sử dụng trên đầu máy CD/DVD. Make your own DVD-Video: Tạo dĩa phim DVD, sử dụng trên đầu máy DVD. Copy CD: Sao chép nguyên bản dĩa CD (CD, VCD, Data CD). Copy DVD: Sao chép nguyên bản dĩa DVD. Make Photo Slide Show (VCD): Tạo dĩa phim VCD trình chiếu ảnh, ảnh sẽ lần lượt xuất hiện kèm theo hiệu ứng (Kỹ xảo). Open Projects: Sau mỗi lần thực hiện ghi dĩa, Nero cho phép lưu lại (Save) để lần sau có thể mở ra ghi thêm một dĩa giống như vậy. Data: Ghi các tập tin, dữ liệu. Make Data CD: Tạo dĩa CD chứa các dữ liệu, chương trình,... sử dụng trên máy vi tính. Make Data DVD: Tạo dĩa DVD chứa các dữ liệu, chương trình,... sử dụng trên máy vi tính. Make your own DVD-Video: Tạo dĩa phim DVD, sử dụng trên đầu máy DVD. Copy CD: Sao chép nguyên bản dĩa CD (CD, VCD, Data CD). Copy DVD: Sao chép nguyên bản dĩa DVD. Audio: Ghi các tập tin âm thanh. Make Audio CD: Tạo dĩa CD nhạc, sử dụng trên đầu máy CD/DVD. Play Audio: Chơi các tập tin âm thanh (Audio, Music). Create Jukebox CD: Tạo dĩa CD: MP3, MP4, WMA. Create Jukebox DVD: Tạo dĩa DVD: MP3, MP4, WMA. Copy CD: Sao chép nguyên bản dĩa CD (CD, VCD, Data CD). Copy DVD: Sao chép nguyên bản dĩa DVD. Photo and Video: Ghi các tập tin hình ảnh và phim. Make Video CD: Tạo dĩa phim VCD, sử dụng trên đầu máy CD/DVD. Make Supper Video CD: Tạo dĩa phim SVCD, sử dụng trên đầu máy SVCD/DVD. Make Photo Slide Show (VCD): Tạo dĩa phim VCD trình chiếu ảnh, ảnh sẽ lần lượt xuất hiện kèm theo hiệu ứng (Kỹ xảo). Make Photo Slide Show (SVCD): Tạo dĩa phim SVCD trình chiếu ảnh, ảnh sẽ lần lượt xuất hiện kèm theo hiệu ứng (Kỹ xảo). Capture Video: Thu tín hiệu video từ bên ngoài thông qua thiết bị Video Capture kết nối với máy vi tính. Play Video: Chơi các tập tin phim (Video). Make your own DVD-Video: Tạo dĩa phim DVD, sử dụng trên đầu máy DVD. Make Photo Slide Show (DVD): Tạo dĩa phim DVD trình chiếu ảnh, ảnh sẽ lần lượt xuất hiện kèm theo hiệu ứng (Kỹ xảo). Record TV Show: Thu tín hiệu TV từ bên ngoài thông qua thiết bị TV Tuner kết nối với máy vi tính. View Your Photos: Xem các tập tin hình ảnh. Edit Your Photos: Sửa các tập tin hình ảnh. Backup: Sao lưu. Copy CD: Sao chép nguyên bản dĩa CD (CD, VCD, Data CD). Copy DVD: Sao chép nguyên bản dĩa DVD. Burn Image to Disc: Nero cho phép thực hiện việc ghi nội dung của dĩa vào một tập tin gọi là Image (ảnh dĩa) và lưu trữ trên dĩa cứng, sau đó dùng chức năng này để ghi tập tin ảnh này lên dĩa CD/DVD. Extras: Các chức năng khác. Get System Info: Xem thông tin của hệ thống máy vi tính đang sử dụng. Test Drive: Kiểm tra các ổ dĩa. Erase CD: Xóa dĩa CD cho phép ghi xóa nhiều lần (CD-RW). Erase DVD: Xóa dĩa DVD cho phép ghi xóa nhiều lần (DVD-RW). Make Label or Cover: Làm nhãn, bìa hộp cho dĩa CD/DVD. Control Drive's Speed: Điều khiển tốc độ cho các ổ dĩa ghi. Share Your Music, Photos anh Videos: Chia sẻ các tập tin âm thanh, hình ảnh và phim. Open Projects: Sau mỗi lần thực hiện ghi dĩa, Nero cho phép lưu lại (Save) để lần sau có thể mở ra ghi thêm một dĩa giống như vậy. Cách ghi dĩa CD chứa dữ liệu: Đây là cách ghi thường sử dụng nhiều nhất, tất cả các tập tin văn bản, chương trình, âm thanh, hình ảnh, phim,... được khi trên dĩa này đều được gọi là dữ liệu (Data) và thường được sử dụng trên máy vi tính. Chọn Make Data CD, trong cửa sổ Disk Content nhấn vào nút Add để chọn dữ liệu cần ghi. Chọn ổ dĩa, thư mục và tập tin cần ghi rồi nhấn Add, tiếp tục với các ổ dĩa, thư mục và tập tin khác. Sau cùng nhấn Close để kết thúc phần chọn dữ liệu. Trở lại cửa sổ Disk Content, có thể tiếp tục thêm dữ liệu vào bằng cách nhấn tiếp Add hoặc nhấn Delete để xóa không ghi vào dĩa. Nếu dữ liệu là tập tin Media thì có thể sử dụng nút Play để xem thử. Ngoài ra có thể thực hiện các lệnh như trong Windows Explorer như sao chép, cắt, dán, đổi tên, tạo thư mục con,... bằng cách nhấn nút phải chuột. Lưu ý các thay đổi này chỉ có hiệu lực khi ghi ra dĩa, các dữ liệu trong máy không bị ảnh hưởng. Thanh trạng thái màu xanh ở dưới báo cho biết dung lượng của dữ liệu được chọn để ghi lên dĩa. Vạch màu vàng là giới hạn dung lượng an toàn, nếu dữ liệu tràn qua khỏi vạch này thì có thể sẽ bị lỗi hoặc không thể đọc được trên một số ổ dĩa CD. Vạch màu đỏ là dung lương tối đa được ghi lên dĩa CD, các vạch này thay đổi tùy theo dung lượng cho phép ghi của dĩa CD. Sau khi chọn xong nhấn Next để chuyển qua bước kế tiếp. Trong phần thiết lập các thông số ghi dĩa: 1. Chọn ổ dĩa để ghi hoặc chọn Image Recorder để ghi thành một tập tin ảnh, tập tin ảnh này được lưu trữ trên ổ dĩa cứng để sử dụng sau này. 2. Đặt tên cho dĩa CD nếu muốn. 3. Chọn số lượng dĩa muốn ghi, nếu chọn ghi nhiều dĩa thì sau khi ghi xong dĩa thứ nhất chương trình sẽ đẩy khay dĩa ra và thông báo đổi dĩa trắng vào để ghi tiếp. 4. Lựa chọn kiểm tra dĩa sau khi ghi nếu muốn kiểm tra việc ghi dĩa có tốt hay không. 5. Lựa chọn cho phép ghi tiếp vào dĩa sau này nếu muốn, nếu không chọn sau khi ghi dữ liệu lên dĩa CD xong thì chương trình sẽ khóa dĩa lại. Sau khi chọn xong nhấn nút Burn để tiến hành ghi dĩa, nếu chưa cho dĩa CD trắng vào ổ ghi thì khay dĩa sẽ được đẩy ra và chương trình sẽ nhắc cho dĩa trắng vào, chỉ cần cho dĩa CD trắng vào và nhấn nút đóng khay dĩa trên ổ dĩa thì chương trình sẽ tiến hành ghi. Nếu chọn Image Recorder để ghi thành tập tin ảnh thì sẽ xuất hiện thông báo chọn nơi lưu trữ và đặt tên cho tập tin này. Sau khi ghi xong sẽ xuất hiện thông báo việc ghi dĩa đã hoàn tất, nhấn Ok để đóng thông báo này lại. Lúc này có thể nhấn Next để tiếp tục các công việc khác của Nero hoặc nhấn vào dấu X màu đỏ nằm ở góc trên bên phải để thoát khỏi Nero. Nếu xuất hiện thông báo lưu lại việc ghi dĩa dùng để sau này ghi tiếp một dĩa khác giống như vậy nữa, chọn Yes để đồng ý lưu hoặc No để thoát khỏi chương trình. Cách sao chép nguyên bản dĩa CD (CD, VCD, Audio CD, Data CD): Chọn Copy CD, trong phần thiết lập các thông số ghi dĩa: 1. Chọn ổ dĩa có chứa dĩa gốc muốn sao chép. 2. Chọn ổ dĩa để ghi hoặc chọn Image Recorder để ghi thành một tập tin ảnh, tập tin ảnh này được lưu trữ trên ổ dĩa cứng để sử dụng sau này. 3. Khi sao chép từ dĩa CD này sang dĩa CD khác nếu muốn việc ghi dĩa an toàn thì không nên chọn chức năng Quick copy, lúc đó Nero sẽ sao chép nội dung của dĩa gốc vào máy tính rồi sau đó mới ghi lên dĩa CD. Nếu chọn Quick copy Nero sẽ ghi trực tiếp từ dĩa gốc, việc này sẽ làm giảm thời gian ghi dĩa, tuy nhiên nếu dĩa gốc bị hỏng thì dĩa sao chép cũng bị hỏng theo. 4. Chọn tốc độ ghi dĩa, tốc độ tối đa tùy thuộc vào ổ ghi và dĩa CD. Thông thường nên chọn tốc độ ghi thấp hơn tốc độ tối đa một chút để đảm bảo dĩa CD không bị hỏng. 5. Chọn số lượng dĩa muốn ghi, nếu chọn ghi nhiều dĩa thì sau khi ghi xong dĩa thứ nhất chương trình sẽ đẩy khay dĩa ra và thông báo đổi dĩa trắng vào để ghi tiếp. 6. Lựa chọn kiểm tra dĩa sau khi ghi nếu muốn kiểm tra việc ghi dĩa có tốt hay không. Sau khi chọn xong nhấn nút Copy để tiến hành sao chép. Các bước sao chép và hoàn tất cũng giống như trên. Cách ghi tập tin ảnh dĩa (Image Recorder) ra dĩa CD: Chọn Burn Image to Disc, chọn tập tin ảnh đã được lưu, (có phần mở rộng là .nrg) nhấn Open để mở và tiến hành ghi dĩa như các cách trên. Cách xóa dĩa CD-RW (Rewriteable): Chọn Erase CD, chọn kiểu xóa nhanh (Quick) hay chậm (Full) sau đó nhấn Erase để tiến hành xóa. Thông thường nếu dĩa CD còn mới thì nên chọn xóa nhanh, sau nhiều lần xóa nhanh thì xóa chậm một lần. Lưu ý: - Đối với trường hợp sử dụng dĩa DVD thì chọn ghi cho dĩa DVD và cũng thực hiện giống như các cách trên. - Cách tạo các dĩa Audio, Video, MP3,... cũng theo các nguyên tắc trên: chọn chức năng cần ghi -> nhấn nút Add để chọn các tập tin cần ghi -> chọn thông số và tiến hành ghi dĩa. Mong bài viết sẽ bổ ích đối với bạn và mọi người! Cách ghi nhiều lần lên đĩa dvd +R Giải đáp 1 Tùy vào hệ điều hành bạn đang xài. Nếu như xài Vista thì không cần phải làm gì cả. Bỏ DVD vào là nó hỏi bạn muốn sử dụng DVD này như USB không. Chức năng đó gọi là Live File System. Điểm bất lợi của DVD này là nó phải được đọc trên XP hoặc Vista. Máy sử dụng HĐH khác không sử dụng được. Tôi đã thử và DVD thật sự như thẻ USB. Ghi xóa thoải mái. Không chỉ một lần mà nhiều lần. Rất tốt để lưu trữ dự phòng cho những tài liệu nhỏ nhỏ mỗi ngày. Chú ý: Khi đã đồng ý chọn Live File Sýtem thì DVD không còn là DVD trắng nữa mặc dù bạn chưa ghi gì vào cả. Bạn phải chú ý cẩn thận. Chắc chắn cái nào thì làm cái đó. Còn phần xài software nào khác thì tôi không biết. Nhưng chắc là có. Giải đáp 2 Không phải mã hóa để ghi nhiều lần. Không có đĩa CD or DVD loại R nào có thể xóa đi ghi tiếp được mà chỉ có thể ghi một lần, hay ghi tiếp nếu đĩa không bị khóa và còn dung lượng trống. Bạn có thể ghi bằng Nero Nếu đĩa của bạn là loại RW. Loại này có khả năng ghi và xóa nhiều lần. Bạn có thể dùng InCD trong Nero để Format đĩa, khiến đĩa có thể thành một dạng ổ cứng, bạn copy, xóa sửa file rất dễ dàng DVD- và DVD+ là gì????     DVD- và DVD+ là hai chuẩn định dạng đĩa DVD có thể ghi được do hai nhóm các nhà “bào chế” ổ ghi đĩa DVD đưa ra. Nó cũng giống như cái thời modem chưa được tiêu chuẩn hóa quốc tế bằng giao thức V90 hay V92, còn phải xài loại 56Kbps với hai chuẩn K56Flex (Rockwell) và 56K X2 (USRobotics).DVD được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1997. Sáu năm sau, tới năm 2003, trên thế giới đã có cả thảy hơn 250 triệu đầu phát DVD.     Cuộc chiến tranh định dạng (format war) về đĩa DVD cũng rất gay gắt. Các thiết bị hỗ trợ DVD- không ghi được đĩa DVD+, và ngược lại. Định dạng DVD- được tổ chức Diễn đàn DVD (DVD Forum, www.dvdforum.org) phê chuẩn, trong khi DVD+ được Liên minh DVD+RW (DVD+RW Alliance, www.dvdrw.com) chứng thực. Điều tréo ngoe là hầu hết các công ty thuộc DVD+RW Alliance (như Philips, Sony, Hewlett- Packard, Dell, Ricoh, Yamaha,..) lại cũng là thành viên của DVD Forum.     DVD-R (gọi là DVD-gạch-R hay DVD-trừ-R) ra đời đầu tiên, đó là năm 1997. Nó dùng công nghệ nhuộm màu hữu cơ. Ban đầu, đĩa DVD-R có dung lượng 3.95GB, sau đó mở rộng lên thành 4.7GB/mặt. Mãi tới tháng 10-1997 (trễ khoảng 6 tháng), hãng Pioneer đưa ra thị trường các ổ đĩa DVD-R (A) 1.0, hỗ trợ dung lượng 3.95GB, bán với giá kinh hoàng 17.0000USD. Vào tháng 5-1999 (trễ 6 tháng so với dự định), các ổ DVD- R(A) 4.7GB mới ra đời, với giá 5.400USD. Phiên bản 2.0 có vào mùa thu 2000. Xin lưu ý là DVD-R có hai loại: DVD-R for General và DVD-R for Authoring. DVD-R (A) dành cho mục đích chuyên nghiệp, còn DVD-R (G) phục vụ các nhu cầu rộng rãi. Hai định dạng này có thể đọc lẫn nhau, nhưng đầu ghi nào chỉ ghi được đĩa đúng định dạng của nó thôi.     DVD-RW (tên cũ là DVD-R/W và còn được gọi ngắn gọn là DVD-ER) ra đời ở Nhật Bản vào tháng 12-1999 là định dạng đĩa DVD-R có thể ghi lại nhiều lần (nhưng mãi tới mùa xuân 2001 mới có ở Mỹ). Trước đó, vào mùa hè 1998, định dạng đĩa DVD-RAM cũng có thể ghi lại nhiều lần đã có mặt, nhưng không được chuộng lắm. Hãng Pioneer đã phát triển DVD-RW trên cơ sở DVD-R, chỉ khác ở chỗ có thể ghi lại nhiều lần (theo lý thuyết thì khoảng 1.000 lần là “đứt bóng”). Đĩa DVD-RW có thể chơi được trên nhiều ổ đĩa DVD máy tính và gia dụng.     Khác với định dạng -, ở định dạng +, DVD+RW lại ra đời trước, vào mùa thu 2001. Nó được phát triển dựa trên công nghệ CD-RW. Định dạng DVD+ ban đầu được các “đại gia” như Philips, Sony, Hewlett-Packard, Dell, Ricoh, Yamaha,… hỗ trợ, sau này có thêm nhiều nhà sản xuất ổ ghi DVD tham gia. Các ổ DVD+RW có thể đọc được cả các đĩa DVD-R và DVD-RW, cũng như có thể chơi trên nhiều loại đầu phát DVD Player hay ổ DVD-ROM máy tính. Ban đầu (phiên bản 1.0), đĩa DVD+RW có thể ghi lại tới 100.000 lần; nhưng nay giảm xuống chỉ còn 1.000 lần cho nó rẻ tiền và đơn giản hơn.     DVD+R có mặt vào giữa năm 2002 và là phiên bản chỉ ghi được một lần của DVD+RW.     Các đĩa DVD trắng (blank media) do các hãng CMC Magnetics, Hitachi Maxell, Mitsubishi, Mitsui, Pioneer, Ricoh, Ritek, Sony, Taiyo Yuden, TDK, Verbatim, Victor,… sản xuất và ngày càng rẻ hơn. Chẳng hạn, đĩa DVD-RW ban đầu 30USD, nay chỉ còn 5-10USD mà còn có bớt.     Như đã nói ở trên, thuở ban đầu, hai định dạng DVD– và DVD+ xung khắc tới mức không thể chung sống hòa bình với nhau. Trên thị trường xuất hiện những ổ ghi hoặc theo định dạng DVD- hoặc theo DVD+. Người tiêu dùng bối rối và phát đổ quạu trước nguy cơ phải tậu tới hai ổ ghi DVD khác nhau. Thời may, vào năm 2003, Sony đã cứu cho nền công nghệ DVD một bàn thua trông thấy khi phát triển được ổ ghi DVD có thể ghi được cả hai định dạng DVD- và DVD+ gọi là Dual DVD DVD±RW. Tới bây giờ, ngày càng có thêm nhiều hãng đưa ra thị trường các ổ ghi DVD “định dạng kép” như vậy. Tốc độ ghi đĩa DVD hiện cao nhất là 8x và trong năm 2004 này có khả năng tăng lên 12x rồi 16x. Một số ổ ghi Dual DVD còn đọc được cả đĩa DVD-RAM. Hiện nay, mỗi máy tính chỉ cần gắn một ổ ghi Dual DVD là đủ, vì nó có thể ghi được cả các đĩa CD-R và CD-RW với tốc độ cao. Vế tính tương thích đối với các ổ DVD-ROM và đầu máy DVD Player đang có trên thị trường, theo các nhà chuyên môn, DVD-R đạt 92%, DVD-RW 76%, DVD+R 87% và DVD+RW 76%. Hai định dạng DVD- RW và DVD+RW đều hỗ trợ hai chuẩn ghi: một mặt 4.7GB (gọi là DVD-5) và hai mặt 9.4GB (DVD-10). - Ổ ghi Plextor PX-708 hỗ trợ cả hai định dạng DVD.     Nhưng, xin lưu ý là cuộc chiến định dạng DVD vẫn chưa kết thúc. Hiện nay, đang có hai định dạng DVD mới so kè nhau là Blu-ray của Sony và HD-DVD 9 của Toshiba với mục tiêu là giành vị trí định dạng DVD hàng đầu vào năm 2006. Nhóm Blu-ray (do các hãng Sony, Matsushita Electric và Philips Electronics cầm đầu) đã “ly hôn” với DVD Forum sau khi tổ chức này lộ mặt “tằng tịu” với cặp Toshiba và NEC trong chuyện phát triển HD-DVD 9. Trong cuộc chiến định dạng này, giới công nghệ điện ảnh cũng bị lôi vào cuộc. Người ta đang chứng kiến cảnh đối địch giữa Columbia TriStar Home Entertainment của Sony với Warner Home Video, bạn đồng minh cánh hẫu của Toshiba. Theo binclub Đĩa quang Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm Bề mặt làm việc của một đĩa quang Mô hình nguyên lý đọc dữ liệu ở đĩa quang: Tia lade từ nguồn phát chiếu qua lăng kính đến bề mặt đĩa, nếu gặp điểm sáng chúng phản xạ ngược lại và đổi hướng tại lăng kính đến bộ cảm biến (trong thực tế các thiết bị không sắp xếp như vậy) Ảnh chụp phóng đại bề mặt ghi dữ liệu của một đĩa quang Đĩa quang và bài viết liên quan Đĩa quang Ổ đĩa quang Tia lade Các kiểu, loại đĩa quang Đĩa lade Đĩa CD: CD-DA 5.1 Music Disc, SACD, PhotoCD, CD-R, CD-ROM, CD-RW, Video CD, SVCD, CD+G, CD-Text, CD-ROM XA, CD-Extra, CD-i Bridge, CD-i, MiniCD Đĩa DVD: DVD-R, DVD±R, DVD-D, DVD-R DL, DVD+R, DVD+R DL, DVD-RW, DVD+RW, DVD±RW, DVD-RW DL, DVD+RW DL, DVD-RAM, DVD±R/W, DVD±R/RW, DVD±R/±RW, DVD+/-RW, MiniDVD MiniDisc HD DVD: HD DVD-R, HD DVD-RW, HD DVD-RAM Đĩa Blu-ray: BD-R, BD-RE UDO UMD Đĩa quang (tiếng Anh: optical disc) là thuật ngữ dùng để chỉ chung các loại đĩa mà dữ liệu được ghi/đọc bằng tia ánh sáng hội tụ. Tuỳ thuộc vào từng loại đĩa quang (CD, DVD...) mà chúng có các khả năng chứa dữ liệu với dung lượng khác nhau. Đĩa quang là dạng lưu trữ dữ liệu không mất dữ liệu khi ngừng cung cấp điện (non-volatile). Bài này có nội dung về các loại đĩa quang nói chung, chi tiết từng loại đĩa quang cụ thể xem từng bài riêng về chúng Mục lục [ẩn] 1 Tổng quan 2 Lịch sử phát triển 3 Nguyên lý lưu trữ dữ liệu 4 Cấu tạo và thông số 4.1 Cấu tạo 4.2 Kích thước 5 Một số khái niệm 6 Phân loại 7 Ghi dữ liệu 7.1 Sản xuất trong công nghiệp 7.2 Ghi đĩa ở người sử dụng 8 Xem thêm 9 Tài liệu tham khảo 10 Liên kết ngoài [sửa] Tổng quan Về cơ bản lưu trữ dữ liệu dạng đĩa trên máy tính được chia thành hai loại: ghi nhớ dữ liệu theo nguyên lý sử dụng từ tính và quang học. Với nguyên lý từ tính, chúng gồm các loại đĩa cứng, đĩa mềm. Với nguyên lý quang học, đại diện cho chúng là các đĩa CD, DVD và với các chuẩn mới ngày nay. Lưu trữ dựa trên từ tính rất thông dụng và xuất hiện trên hầu hết các máy tính (xem thêm bài ổ đĩa cứng) với đặc điểm là dung lượng lớn, việc ghi dữ liệu thuận tiện. Với các đĩa quang học việc ghi dữ liệu khó khăn hơn, phải thực hiện trên các đĩa quang riêng và ổ đĩa quang có tính năng ghi dữ liệu. [sửa] Lịch sử phát triển Được phát triển vào khoảng cuối thập niên 1960, đĩa quang đầu tiên được phát minh bởi James Russell. [sửa] Nguyên lý lưu trữ dữ liệu Không giống như các đĩa cứng được ghi dữ liệu lên bề mặt bằng từ, đĩa quang (theo đúng như ý nghĩa của tên gọi) sử dụng các tính chất quang học để lưu trữ dữ liệu. Khái niệm track trên đĩa quang cũng giống như ổ đĩa cứng, mỗi track là một vòng tròn, tuy nhiên ở đĩa quang các track là các vòng tròn hở nối tiếp nhau. Trên đĩa quang có các rãnh theo hình xoắn chôn ốc từ trong ra ngoài (không giống như các track đồng tâm ở ổ đĩa cứng) chứa các chấm (dot) sáng (có khả năng phản xạ tia sáng đến) và tối (không phải xạ hoặc phản xạ yếu đối với tia sáng chiếu vào), tia ánh sáng (thường là tia lade (laser) có công suất thấp) đọc các chấm và chuyển sang tín hiệu nhị phân. Tia sáng khi chiếu vào bề mặt đĩa quang nếu gặp một điểm sáng, tia sáng sẽ được phản xạ ngược lạ nguồn phát sáng, khi gặp một điểm tối, tia lade không phản xạ ngược lại bởi điểm tối đã hấp thụ tia sáng (chuyển hoá chúng thành nhiệt năng nên đĩa quang thường nóng lên khi làm việc). Tại ổ đĩa quang, trên đường chiếu của tia sáng có hệ lăng kính để phản xạ tia sáng truyền ngược lại (khi chiếu vào điểm sáng) để không chuyển tia sáng này về nguồn phát, mà đổi hướng chúng đến một bộ cảm biến để nhận tín hiệu (thường là các điốt cảm quang). Tín hiệu nhận được dạng nhị phân, tương ứng với điểm sáng và tối sẽ cho kết quả 0 và 1. [sửa] Cấu tạo và thông số Đĩa quang có nhiều loại khác nhau (CD, DVD,...), ghi dữ liệu một mặt đĩa hoặc ghi cả ở hai mặt dĩa, do đó chúng có cấu tạo rất khác nhau. Ở các loại đĩa quang khác nhau, xem cụ thể cấu tạo của chúng tại từng bài cụ thể. [sửa] Cấu tạo Một cách chung nhất, đĩa quang có cấu tạo gồm: Lớp nhãn đĩa (chỉ có ở loại đĩa quang một mặt) Lớp phủ chống xước (chỉ có ở loại đĩa quang một mặt). Lớp bảo vệ tia tử ngoại. Lớp chứa dữ liệu. Lớp polycarbonat trong suốt (phía bề mặt làm việc) Đối với loại đĩa quang ghi dữ liệu ở cả hai mặt, các lớp được bố trí đối xứng nhau để đảm bảo ghi dữ liệu ở cả hai mặt đĩa. [sửa] Kích thước Tuỳ từng loại đĩa quang khác nhau mà chúng có các kích thước khác nhau (xem từng bài riêng biệt theo bảng). Chúng thường được chia thành các loại chính sau: Đĩa lade có kích thước lớn nhất: đường kính ngoài đến 300 mm. Đĩa CD/DVD có cùng kích thước: đường kính ngoài đên 120 mm. Một số loại đĩa quang có hình dáng thiết kế mỹ thuật: hình dáng bên ngoài có thể gần giống hình tròn (đảm bảo chống rung lệch khi đọc đĩa) như quả bóng, trái tim...như một sự độc đáo. [sửa] Một số khái niệm Track là những vòng tròn (hở) đồng tâm nhau trên mặt làm việc của đĩa quang. Các track được nối liền nhau thành một đường xoắn chôn ốc. Sector là những khoảng chứa dữ lệu nhỏ trên track (tương tự trên ổ đĩa cứng). Tuỳ từng loại đĩa quang mà số lượng track và khoảng sector là khác nhau. [sửa] Phân loại Đĩa quang được chia thành nhiều loại khác nhau (xem bảng bên phải). Về dạng thức dữ liệu tồn tại: Đĩa quang thường được chia thành các loại sau: Đĩa đã ghi dữ liệu: Loại đĩa ca nhạc, phim, phần mềm...ngay từ khi bán ra thị trường. Loại này người sử dụng không thể ghi thêm dữ liệu vào được (trừ một số trường hợp đặc biệt). Đĩa chưa ghi dữ liệu - Loại ghi một lần: Đĩa được sản xuất chưa được ghi dữ liệu nhưng chỉ cho phép người sử dụng ghi dữ liệu lần đầu tiên. Đây cũng chỉ là khái niệm tương đối, người sử dụng có thể có cách thức ghi dữ liệu sao cho một đĩa có thể ghi nhiều lần liên tiếp nhau cho đến khi đĩa được ghi hết chỗ trố
Tài liệu liên quan