Thuế xuất nhập khẩu

Khái niệm II. Phân tích ảnh hưởng của thuế XNK trong trạng thái cân bằng riêng phần III. Thuế xuất nhập khẩu ở Việt Nam IV. Câu hỏi thảo luận

pdf39 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thuế xuất nhập khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU I. Khái niệm II. Phân tích ảnh hưởng của thuế XNK trong trạng thái cân bằng riêng phần III. Thuế xuất nhập khẩu ở Việt Nam IV. Câu hỏi thảo luận 1 Tại sao thuế XNK phổ biến?  Dễ xử lý và quản lý (được thu tại một số ít điểm ra/vào ở các cửa khẩu quốc tế);  Thuế XNK tiết kiệm và tạo ra nguồn thu ngoại tệ;  Thuế nhập khẩu được dùng như công cụ chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua việc thay thế hàng nhập khẩu;  Nguồn thu nhỏ cho các nước phát triển, nguồn thu chính cho các nước đang phát triển. 2 I. KHÁI NIỆM Thuế XNK là loại thuế đánh vào các hàng hóa được giao thương qua biên giới các quốc gia hoặc một nhóm các quốc gia đã thành lập liên minh thuế quan; với mục tiêu:  Tiết kiệm và tạo nguồn thu ngoại tệ;  Bảo hộ công nghiệp nội địa. 3 Ảnh hưởng của thuế nhập khẩu  Giá cả trong nước tăng, bảo hộ cho những nhà sản xuất trong nước;  Tổng tiêu dùng giảm;  Hàng sản xuất trong nước tăng;  Hàng nhập khẩu giảm;  Tiết kiệm ngoại hối;  Chính phủ thu được thuế;  Mất mát về hiệu quả/mất mát vô ích;  Người tiêu dùng bị thiệt trong khi các nhà sản xuất hưởng lợi. 4 II. Phân tích ảnh hưởng của thuế XNK trong trạng thái cân bằng riêng phần 1. Thuế nhập khẩu Giả định: Thuế nhập khẩu áp dụng cho một hàng hóa riêng lẻ, nghĩa là: Cán cân thanh toán không đổi; Dự trữ ngoại tệ hay tỷ giá hối đoái không đổi; Quốc gia là người tiêu dùng nhỏ trên thị trường thế giới (đường cung hàng nhập khẩu nằm ngang); 5 II. Phân tích ảnh hưởng của thuế XNK trong trạng thái cân bằng riêng phần 1. Thuế nhập khẩu Trường hợp 1: Trong nước không có hoạt động sản xuất cạnh tranh với mặt hàng bị đánh thuế nhập khẩu 6 Cung NK trước thuế Cung NK sau thuế Lượng Giá Cầu trong nước D C A B Q0 Qt Pt O 1 2 3 Pm II. Phân tích ảnh hưởng của thuế XNK trong trạng thái cân bằng riêng phần 1. Thuế nhập khẩu Trường hợp 2: Sản xuất nội địa cạnh tranh với hàng nhập khẩu 7Nhập khẩu khi không có thuế quan NK khi có thuế quan Thuế nhập khẩu Lượng Giá 1 5 Pt Pm 7 3 4 2 6 Sd Sd A Sm O Dd Dd B C D EF Trạng thái cân bằng khi không có thương mại II. Phân tích ảnh hưởng của thuế XNK trong trạng thái cân bằng riêng phần 1. Thuế nhập khẩu Trường hợp 3: Khi các nhà sản xuất nội địa là các doanh nghiệp độc quyền 8 Dd Dd MRd MCd MCd Pm Pt Ps Pd Sm St O D1 D2 A B C Nhập khẩu khi không có thuế quan Nhập khẩu khi có thuế quan E II. Phân tích ảnh hưởng của thuế XNK trong trạng thái cân bằng riêng phần So sánh hạn ngạch (quota) và thuế nhập khẩu Hạn ngạch Thuế nhập khẩu Lượng nhập khẩu cố định, không có cạnh tranh quốc tế khi lượng cầu tăng lên (WTO không ủng hộ) Lượng nhập khẩu tùy theo nhu cầu Người được cấp quota thu được khoản đặc lợi Chính phủ thu được thuế Tác động giống nhau lên giá cả, sản xuất trong nước, mất mát hiệu quả và giảm nhập khẩu 9 Ảnh hưởng của thuế xuất khẩu Thuế xuất khẩu được nhiều quốc gia sử dụng để đánh thuế các mặt hàng sơ cấp/nông sản và sản phẩm của các ngành khai thác. Tác động:  Sản xuất trong nước giảm;  Tiêu dùng trong nước tăng;  Xuất khẩu giảm;  Lượng ngoại tệ thu được ít hơn;  Chính phủ thu được thuế;  Xuất hiện những mất mát về hiệu quả/mất mát vô ích;  Giá cả trong nước giảm;  Người tiêu dùng có lợi, nhà sản xuất bị thiệt. Xét về một mặt nào đó, người tiêu dùng được bảo hộ. 10 II. Phân tích ảnh hưởng của thuế XNK trong trạng thái cân bằng riêng phần 2. Thuế xuất khẩu Trường hợp 1: Quốc gia là nước nhỏ Giả định: Đường cầu trên thị trường xuất khẩu hoàn toàn co dãn Các nhà sản xuất hàng xuất khẩu nội địa có tính cạnh tranh 11 Giá Lượng Dd Dd Pw Pt Dwt Dw Sd Sd A O B C EF II. Phân tích ảnh hưởng của thuế XNK trong trạng thái cân bằng riêng phần 2. Thuế xuất khẩu Trường hợp 2: Quốc gia là nước xuất khẩu chính yếu 12 Dd Sd Sd Sx Sx Pw O Dw Dw Dwt Dwt Pd Pt A B III. THUẾ XNK VN 1. Đối tượng chịu thuế 2. Đối tượng không chịu thuế 3. Đối tượng nộp thuế 4. Căn cứ, phương pháp tính thuế 5. Giá và tỷ giá tính thuế 6. Kê khai, thời hạn nộp thuế 7. Miễn thuế 8. Xét miễn thuế 9. Xét giảm thuế 10. Hoàn thuế 13 III. THUẾ XNK VN 1. Đối tượng chịu thuế (Điều 2 - Luật thuế XNK 2005)  Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam;  Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và ngược lại.  Hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa XNK 14 III. THUẾ XNK VN 2. Đối tượng không chịu thuế  Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam  Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại  Hàng hóa từ khu phi thuế quan XK ra nước ngoài hoặc ngược lại; hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác  Hàng hóa là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của NN khi XK(Luật dầu khí) 15 9/12/2011 Hoàng Đình Vui 16 III. THUẾ XNK VN 3. Đối tượng nộp thuế • Chủ hàng hóa XNK • Tổ chức nhận ủy thác XNK • Cá nhân có hàng hóa XNK khi xuất, nhập cảnh; gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam Đối tượng được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế, bao gồm: • Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được đối tượng nộp thuế ủy quyền nộp thuế XNK • DN cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế • Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định trong trường hợp bảo lãnh, nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế 17 III. THUẾ XNK VN 4. Căn cứ, phương pháp tính thuế a)Căn cứ tính thuế  Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế XNK ghi trong tờ khai hải quan, giá tính thuế, thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%); mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối. 18 III. THUẾ XNK VN 4. Căn cứ, phương pháp tính thuế b) Phương pháp tính thuế Số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp bằng số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan nhân với giá tính thuế và thuế suất của từng mặt hàng ghi trong Biểu thuế tại thời điểm tính thuế; Trong trường hợp mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối thì số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp bằng số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan nhân với mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hoá tại thời điểm tính thuế. Đồng tiền nộp thuế là đồng Việt Nam; trong trường hợp được phép nộp thuế bằng ngoại tệ thì phải nộp bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. 19 20 III. THUẾ XNK VN Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong Tờ khai hải quan Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hóa Thuế suất của từng mặt hàng X X= 4. Căn cứ, phương pháp tính thuế b) Phương pháp tính thuế Đ/V thuế tỷ lệ: 21 III. THUẾ XNK VN  Trường hợp số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực tế có chênh lệch so với hoá đơn thương mại do tính chất của hàng hoá, phù hợp với điều kiện giao hàng và điều kiện thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hoá thì số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp được xác định trên cơ sở trị giá thực thanh toán cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và thuế suất từng mặt hàng. 22 III. THUẾ XNK VN Ví dụ: Doanh nghiệp A nhập khẩu mặt hàng xăng, trong hóa đơn thương mại có ghi trị giá thực thanh toán cho lô hàng hóa nhập khẩu là 100 lít xăng x 9.000đ/lít = 900.000 đồng. Tuy nhiên, khi làm thủ tục hải quan thì số lượng hàng hóa thực tế nhập khẩu là 95 lít xăng phù hợp với điều kiện giao hàng và điều kiện thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hoá. Trị giá tính thuế? 23 III. THUẾ XNK VN Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp = Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong Tờ khai hải quan x Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hoá 4. Căn cứ, phương pháp tính thuế b) Phương pháp tính thuế Đ/V thuế tuyệt đối III. THUẾ XNK VN 5. Giá và tỷ giá tính thuế a) Giá tính thuế  Hàng hoá xuất khẩu: Giá bán tại cửa khẩu xuất (FOB/DAF);  Hàng hóa nhập khẩu: Giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên (CIF) và được xác định bằng 6 phương pháp xác định trị giá tính thuế (Điều 13 nghị định 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007,Thông tư 205/2010/TT-BTC) b) Tỷ giá tính thuế Là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do NHNN Việt nam công bố tại thời điểm tính thuế. 24 25 FCA 26 Ví dụ 1: Doanh nghiệp A trực tiếp xuất khẩu lô hàng gồm 5.000 sản phẩm A, theo hợp đồng giá FOB là 3USD/sp, tỷ giá thuế 18.000 VND/USD. Số tiền thuế xuất khẩu phải nộp? thuế suất thuế xuất khẩu A 2%? Ví dụ 2: Công ty B nhập khẩu một lô hàng 2.000kg nguyên liệu A, giá mua theo điều kiện giá CIF (giao hàng tại cảng TP.HCM) 10USD/kg, thuế suất thuế nhập khẩu 20%, tỷ giá tính thuế 18.000đ/usd. Yêu cầu: Xác định số thuế nhập khẩu phải nộp? III. THUẾ XNK VN 5. Giá và tỷ giá tính thuế Các phương pháp xác định trị giá tính thuế  Theo trị giá giao dịch  Theo trị giá giao dịch của hàng hóa NK giống hệt  Theo trị giá giao dịch của hàng hóa NK tương tự  Theo trị giá khấu trừ  Theo trị giá tính toán  Theo phương pháp suy luận (TT 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010) 28 Thuế suất  Thuế suất: ◦ Thuế suất thuế xuất khẩu: Biểu thuế xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. ◦ Thuế suất thuế nhập khẩu: Thuế suất đối với hàng hoá nhập khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng, bao gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường: Thuế suất Thuế suất thông thường = ưu đãi x 150% 30  Thuế suất ưu đãi (MFN) áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam  Thuế suất ưu đãi đặc biệt được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và được hướng dẫn thực hiện tại Thông tư số 45/2007/TT-BTC ngày 7/5/2007 của Bộ Tài chính 31  Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam. Một số trường hợp đặc biệt  Hàng hóa nhập khẩu đã được miễn thuế, xét miễn thuế sau đó sử dụng với mục đích khác thì phải kê khai nộp thuế. Trị giá tính thuế được xác định dựa trên giá trị sử dụng còn lại của hàng hóa, tính theo thời gian lưu lại và sử dụng tại VN.  Hàng nhập khẩu là hàng đi thuê, mượn thì trị giá tính thuế= giá thực trả theo hợp đồng đã ký với nước ngoài.  Hàng hóa nhập khẩu là hàng đem ra nước ngoài sửa chữa: Trị giá tính thuế = chi phí thực trả theo hợp đồng đã ký với nước ngoài.  Hàng bảo hành: trị giá tính thuế = trị giá thực trả cho hàng hóa nhập khẩu, bao gồm cả trị giá hàng bảo hành. III. THUẾ XNK VN 6. Kê khai thuế, thời hạn nộp thuế a) Kê khai thuế: Đối tượng nộp thuế XNK có trách nhiệm kê khai thuế ngay trên tờ khai hải quan b) Thời hạn nộp thuế • XK: 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan • NK:  Hàng tiêu dùng trong danh mục hàng hóa do Bộ TM công bố: nộp xong thuế trước khi nhận hàng  Vật tư, nguyên liệu để trực tiếp sản xuất hàng hóa XK: 275 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan  Hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập: 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập(kể cả trường hợp được phép gia hạn)  Các trường hợp khác: 30 ngày 34 III. THUẾ XNK VN 7. Miễn thuế • Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để tham dự hội chợ, triển lãm; phục vụ hội nghị, hội thảo, NCKH, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, khám chữa bệnh: tối đa 90 ngày • Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân VN hoặc nước ngoài mang vào VN hoặc mang ra nước ngoài trong mức quy định • Hàng hóa XNK của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao • Hàng hóa NK để gia công • Hàng hóa XNK trong tiêu chuẩn hành lý của người xuất nhập cảnh • Hàng hóa NK để tạo TSCĐ của dự án khuyến khích đầu tư; dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA • Giống cây trồng, vật nuôi NK để thực hiện dự án đầu tư, mở rộng quy mô dự án trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp 35 III. THUẾ XNK VN 7. Miễn thuế • Hàng hóa NK của DN BOT và nhà thầu phụ để thực hiện dự án, mở rộng dự án BOT, BTO, BT • Hàng hóa NK để phục vụ hoạt động dầu khí • Đối với cơ sở đóng tàu được miễn thuế XK đối với các sản phẩm tàu biển XK và miễn thuế NK đối với các loại máy mócphục vụ cho việc đóng tàu mà trong nước chưa sản xuất được • NL, vật tư phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất phần mềm mà trong nước chưa sản xuất được • Hàng hóa NK để sử dụng trực tiếp vào hoạt động NCKH và phát triển công nghệ • Hàng hóa SX, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước • Hàng hóa nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế 36 III. THUẾ XNK VN 8. Xét miễn thuế • Hàng hóa NK là hàng chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho ANQP; NCKH; GDĐT • Hàng hóa là quà biếu, quà tặng  Đ/v tổ chức nhận quà: không vượt quá 30 triệu đ  Đ/v cá nhân nhận quà: không vượt quá 1 triệu đ hoặc tổng số thuế phải nộp dưới 50.000 đ  Đ/v hàng hóa tạm nhập để tham dự hội chợ, triễn lãm, hàng mẫunhưng sau đó làm quà biếu cho các tổ chức, cá nhân VN: được xét miễn thuế đối với hàng hóa có giá trị thấp từ 50.000 đ/vật phẩm trở xuống và tổng trị giá lô hàng NK dùng để biếu, tặng không quá 10 triệu đ • Hàng hóa NK để làm giải thưởng trong các cuộc thi về thể thao, VHNTđược xét miễn thuế nếu không quá 2 triệu đ/giải (đ/v cá nhân) và 30 triệu đ/giải (đ/v tổ chức) • Đ/v cá nhân nhập cảnh vào VN, ngoài hành lý cá nhân còn được miễn thuế số hàng mang theo có trị giá không quá 1 triệu đ hoặc tổng số thuế phải nộp dưới 50.000 đ để làm quà biếu, tặng(không làm thủ tục giảm) 37 III. THUẾ XNK VN 9. Xét giảm thuế Hàng hóa XNK đang trong quá trình giám sát của cơ quan HQ nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận thì được xét giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa 38 III. THUẾ XNK VN 10. Hoàn thuế • Hàng hóa XNK đã nộp thuế XNK nhưng không XNK • Hàng hóa đã nộp thuế XNK nhưng thực tế XNK ít hơn • Hàng hóa NK đã nộp thuế NK để sx hàng XK được hoàn thuế tương ứng với tỷ lệ sản phẩm thực tế XK • MMTBtạm nhập để thực hiện dự án đầu tư đã nộp thuế NK, khi tái xuất được hoàn thuế NK trên cơ sở GTSD còn lại của MMTB • Trường hợp có sự nhầm lẫn trong kê khai, tính thuế, nộp thuế thì được hoàn trả số tiền nộp thừa nếu sự nhầm lẫn đó xảy ra trong thời hạn 365 ngày • Thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế: 45 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai HQ thực xuất, thực nhập • Thời hạn xử lý hồ sơ hoàn thuế • Đ/v hoàn thuế trước, kiểm tra sau: 15 ngày, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế • Đ/v kiểm tra trước, hoàn thuế sau: 60 ngày, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế 39