Tiểu luận Đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu và cũng là vấn đề gây nhiều hiểu nhằm nhất trong xã hội kinh doanh hiện nay. Trong vòng hơn 20 năm vừa qua, đạo đức kinh doanh đã trở thành một vấn đề thu hút được nhiều quan tâm. Ngày nay, các doanh nghiệp phải đối mặt với sức ép của người tiêu dùng về các hành vi đạo đức, các quy định pháp luật cũng được thiết kế khuyến khích các hành vi tốt của doanh nghiệp - từ hoạt động marketing đến bảo vệ môi trường. Hoạt động kinh doanh tác động đến tất cả các lĩnh vực của cuộc sống xã hội, nên nhà kinh doanh cũng cần phải có đạo đức nghề nghiệp và không thể hoạt động ngoài vòng pháp luật mà chỉ có th ể kinh doanh những gì pháp luật xã hội không cấm. Phẩm chất đạo đức kinh doanh của nhà doanh nghiệp là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên uy tín của nhà kinh doanh, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt được những thành công trên thương trường, tồn tại và phát triển bền vững. Việc xây dựng đạo đức kinh doanh, trước hết, là trách nhiệm của chính các doanh nghiệp; đồng thời, đó cũng là trách nhiệm của nhà nước, của cộng đồng và toàn xã hội. Xây dựng đạo đức kinh doanh là nhiệm vụ cần được quan tâm, coi trọng nhằm hình thành động lực thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

pdf82 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 6360 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đạo đức kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 1 Lời mở đầu Đạo đức kinh doanh là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu và cũng là vấn đề gây nhiều hiểu nhằm nhất trong xã hội kinh doanh hiện nay. Trong vòng hơn 20 năm vừa qua, đạo đức kinh doanh đã trở thành một vấn đề thu hút được nhiều quan tâm. Ngày nay, các doanh nghiệp phải đối mặt với sức ép của người tiêu dùng về các hành vi đạo đức, các quy định pháp luật cũng được thiết kế khuyến khích các hành vi tốt của doanh nghiệp - từ hoạt động marketing đến bảo vệ môi trường. Hoạt động kinh doanh tác động đến tất cả các lĩnh vực của cuộc sống xã hội, nên nhà kinh doanh cũng cần phải có đạo đức nghề nghiệp và không thể hoạt động ngoài vòng pháp luật mà chỉ có thể kinh doanh những gì pháp luật xã hội không cấm. Phẩm chất đạo đức kinh doanh của nhà doanh nghiệp là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên uy tín của nhà kinh doanh, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt được những thành công trên thương trường, tồn tại và phát triển bền vững. Việc xây dựng đạo đức kinh doanh, trước hết, là trách nhiệm của chính các doanh nghiệp; đồng thời, đó cũng là trách nhiệm của nhà nước, của cộng đồng và toàn xã hội. Xây dựng đạo đức kinh doanh là nhiệm vụ cần được quan tâm, coi trọng nhằm hình thành động lực thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Chính vì điều này mà nhóm em chọn đề tài “Đạo đức kinh doanh”. Trong quá trình làm bài không tránh khỏi những thiếu sót,mong thầy cô và các bạn đóng góp để bài làm của nhóm em được hoàn thiện hơn. Phương pháp nghiên cứu: Nhận diện các vấn đề đạo đức; Nghiên cứu các hành vi đạo đức trong kinh doanh; Xậy dựng đạo đức trong kinh doanh; Đưa ra biện pháp khắc phục và giải quyết các hạn chế và thiếu sót. Thông tin được thu thập từ: Sách “ Đạo đức kinh doanh & Văn hóa doanh nghiệp” “PGS.TS.Nguyễn Mạnh Quân” 2 Website: doanh-.316958.html Website: nam-thuc-tai-va-giai-phap.316952.html Và một số thông tin từ các website khác.  ĐẠO ĐỨC KINH DOANH Phần 1. Khái niệm đạo đức và kinh doanh A. Đạo đức: 1. Đạo đức là gì? Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệ với người khác và với xã hội. 2. Sự khác nhau giữa đạo đức và luật pháp: ĐẠO ĐỨC LUẬT PHÁP Tính cưỡng chế Tự nguyện Bắt buộc Thể hiện văn bản Không Có Phạm vi điều chỉnh Rộng bao quát mọi lĩnh vưc của thế giới tinh thần . Hẹp chỉ điều chỉnh hành vi liên quan đến chế độ xã hội, chế độ nhà nước . Đạo lý đúng đắn tồn tại bên trên luật. Chỉ làm rõ những mẫu số chung nhỏ nhất của các hành vi hợp lẽ phải. B. Kinh doanh: 1. Kinh doanh là gì? Kinh doanh là toàn bộ hay một phần quá trình đầu tư từ sản xuất, tiêu thụ đến cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. Là hoạt động kinh tế xã hội thường ngày. 2. Các loại hình kinh doanh: a. Sản xuất kinh doanh: Là hoạt động của các doanh nghiệp chế tạo các sản phẩm cho xã hôi, bán được trên thị trường và đạt một mức lời nhất định. b. Thương mại: Góc ở chữ “mãi mại”, mua ở chỗ nhiều, bán ở chỗ ít; mua ở chỗ rẻ, bán ở chỗ đắt. Thương mại không chỉ đơn thuần là hành vi mua bán hàng hóa, mà còn là các dịch vụ mua bán như: môi giới, đại lý … và xúc tiến thương mại. c. Dịch vụ: Là các hoạt động đáp ứng nhu cầu con người một cách hợp pháp để hưởng thù lao. Ngày nay, tỷ lệ dịch vụ đóng góp vào GDP của các quốc gia phát triển rất cao. d. Đầu tư: Phải góp vốn cụ thể để làm ăn chính đáng thì mới gọi là đầu tư. Có đầu tư trong nước và nước ngoài: đầu tư trực tiếp FDI và đầu tư gián tiếp FII . 3. Vấn đề xã hội của hoạt động kinh doanh: Hoạt động kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi công dân và an sinh xã hội. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường làm nảy sinh ra nhiều vấn đề xã hội cần được giải quyết như: Những vấn đề này cần được giải quyết như thế nào? a. Lợi nhuận: Lợi nhuận ngày nay phải hiểu là “hai bên cùng có lợi”, lợi ích cá nhân phải đặt trong nhiệm vụ xã hội. b. Cạnh tranh: Cạnh tranh luôn phải đặt trong lợi ích xã hội để không làm thiệt hại quyền lợi người tiêu dung, mà phải tạo ra nhiều sản phẩm tốt hơn. c. Môi trường: Sản xuất ngày nay nảy sinh vấn đề ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên và mất cân bằng sinh thái. Phần 2. Đạo đức kinh doanh: A. Sơ lược đạo đức kinh doanh: I. Khái niệm đạo đức kinh doanh: Là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. Vấn đề xã hội Cạnh tranh Lợi nhuận Môi trường II. Lịch sử phát triển của đạo đức kinh doanh: 1. Ở phương Đông, theo quan điểm nho giáo thì hoạt động kinh doanh không được xem trọng do tư tưởng trọng nông. Phường buôn bán là những kẻ tiểu nhân, ti tiện. Hành vi “buôn bán” bị coi rẻ, bị đánh đồng với các hành vi “lừa đảo”. “Đồ con buôn!” là một câu chửi rất nặng nề ở miền bắc Việt Nam cách đây 30 năm. 2. Ở phương Tây, đạo đức kinh doanh xuất phát từ tín điều tôn giáo: a. Luật tiên tri Mose Law) – Do Thái giáo: Tới mùa thu hoạch không nên gặt hết. Ngày Sabbath chủ và thợ được nghỉ. Sau 50 năm, mọi món nợ được hủy bỏ. b. Giáo hội công giáo đề ra tiêu chuẩn: Tiền nào của nấy. Không trả lương cho thợ dưới mức có thể sống được. c. Luật hồi giáo ngăn cản việc cho vay lãi. 3. Đạo đức kinh doanh thời cận đại: a. Nhiều tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh đã được luật hóa: Luật chống độc quyền Sherman - act of America 1896 . Luật tiêu chuẩn chất lượng. Luật bảo vệ người tiêu dùng. b. Hoa Kỳ 1900 – 1970: Trước 1960: Giáo hội đề nghị mức lương công bằng, quyền công dân, quan tâm mức sống và các giá trị khác. Năm 1963, Kennedy đã đưa ra thông báo đặc biệt bảo vệ người tiêu dùng. Năm 1965, yêu cầu ngành ôtô coi trọng sự an toàn và sự sống của người sử dụng. Năm 1970, luật về kiểm tra phóng xạ, luật về nước sạch, luật về chất độc hại. c. Hoa Kỳ - thập niên 1970s: Đạo đức kinh doanh trở thành một lĩnh vực nghiên cứu. Bắt đầu viết và giảng dạy về trách nhiệm xã hội, những nguyên tắc cần được áp dụng trong kinh doanh. Thành lập trung tâm nghiên cứu đạo đức kinh doanh. Cuối những năm 70, bùng nổ vấn nạn hối lộ, quảng cáo lừa gạt, thông đồng cấu kết với nhau để đặt giá: đạo đức kinh doanh đã trở thành vấn đề nóng của xã hội. d. Hoa Kỳ - thập niên 1980s: Hơn 30 cơ quan nghiên cứu đạo đức kinh doanh được thành lập. 500 khóa học và 70.000 sinh viên được học về đạo đức kinh doanh ở các trường Đại học ở Mỹ. Các công ty lớn như Johnson & Jondson, Carterpilar đã thành lập ủy ban đạo đức và chính sách xã hội để giải quyết những vần đề trong công ty. e. Hoa Kỳ - thập niên 1990s: Chính quyền Clinton: Thể chế hóa đạo đức kinh doanh. Ủng hộ thương mại tự do. Ủng hộ trách nhiệm của doanh nghiệp. 11/1991, chỉ dẫn xử án đối với các tổ chức vi phạm. Khuyến khích các doanh nghiệp có biện pháp trành hành vi vô đạo đức. f. Thế giới - từ năm 2000 đến nay: Đạo đức kinh doanh là lĩnh vực nghiên cứu được quan tâm. Đạo đức kinh doanh được xem xét từ nhiều góc độ: luật pháp, triết học và các khoa học xã hội khác. Đạo đức kinh doanh đã gắn chặt khái niệm trách nhiệm đạo đức với việc ra quyết định. Các hội nghị thường xuyên về đạo đức kinh doanh. B. Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh: I. Tính trung thực: Không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời. Giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, nhất quán trong nói và làm. Trung thực trong chấp hành luật pháp của nhà nước, không làm ăn phi pháp như trốn thuế, lậu thuế, không sản xuất và buôn bán những mặt hàng quốc cấm. Thực hiện những dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục, trung thực trong giao tiếp với bạn hàng (giao dịch, đàm phán, kí kết) và người tiêu dùng: không làm hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật, sử dụng trái phép những nhãn hiệu nổi tiếng, vi phạm bản quyền, phá giá theo lối ăn cướp, trung thực ngay với bản thân, không hối lộ, tham ô, thụt két, khiếm công vi tự. Chữ “Tín” là đức tính hàng đầu của doanh nhân, là tôn trọng sự thật và lẽ phải trong hành vi ứng xử, là cơ sở cho các quan hệ hợp tác trong hoạt động kinh doanh. “Một sự thất tín, vạn sự bất tin”. II. Tôn trọng con người: Đối với những người cộng sự và dưới quyền: tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác. Đối với khách hàng: tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng. Đối với đối thủ cạnh tranh: tôn trọng lợi ích của đối thủ. III. Tính sáng tạo: Hoạt động kinh doanh diễn ra trong sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Để có thể tồn tại và phát triển nhất thiết đòi hỏi bạn phải sang tạo biết kết hợp tính khoa học và tính nghệ thuật trong kinh doanh . Hãy nghĩ đến điều người khác chưa nghĩ, hãy làm điều người khác chưa làm, Nếu họ làm rồi, hãy làm … tốt hơn! C. Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội: I. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới tính, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội. II. Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội: 1. Khía cạnh kinh tế: Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là phải sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có thể duy trì doanh nghiệp ấy và làm thỏa mãn nghĩa vụ của doanh nghiệp Kinh tế Đạo đức Nhân văn Pháp lý TRÁCH NHIỆM với các nhà đầu tư; là tìm kiếm nguồn cung ứng lao động, phát hiện những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm; là phân phối các nguồn sản xuất như hàng hoá và dịch vụ như thế nào trong hệ thống xã hội. Trong khi thực hiện các công việc này, các doanh nghiệp thực sự góp phần vào tăng thêm phúc lợi cho xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đối với người lao động, khía cạnh kinh tế của doanh nghiệp là tạo công ăn việc làm với mức thù lao xứng đáng cơ hội việc làm như nhau, cơ hội phát triển nghề và chuyên môn, hưởng thù lao tương xứng, hưởng môi trường lao động an toàn, vệ sinh và đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân nơi làm việc. i với người tiêu dùng, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là cung cấp hàng hoá và dịch vụ, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp còn liên quan đến vấn đề về chất lượng, an toàn sản phẩm, định giá, thông tin về sản phẩm (quảng cáo), phân phối, bán hàng và cạnh tranh. Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là bảo tồn và phát triển các giá trị và tài sản được ủy thác. Những giá trị và tài sản này có thể là của xã hội hoặc cá nhân được họ tự nguyện giao phó cho tổ chức, doanh nghiệp - mà đại diện là người quản lý, điều hành - với những điều kiện ràng buộc chính thức. Ví dụ: Yêu cầu về đạo đức đối với chiến lược kinh doanh Ken Wasch, chủ tịch hiệp hội Software Publishers Association Mỹ đã tuyên bố rằng “Rõ rang công lý đã xác nhận rằng chiếm giữ một sân chơi riêng trong công nghệ và phần mềm máy tính là nhân tố quyết định để đảm bảo sự lựa chọn của người tiêu dùng và tiếp tục phát triển sản phẩm”. Tuyên bố này đã được đưa ra sau cuộc điều tra của Bộ Tư pháp Mỹ. Các đối thủ cạnh tranh của Microsoft đã khiếu nại rằng Microsoft Network Explorer đã được “bán kèm” với phần mêm Windows có tác dụng quy định bộ kết nối Internet mà người tiêu dùng phải sử dụng. Vào thời điểm đó, hệ thống điều hành của Microsoft được khoảng 90% người khách hàng sử dụng. Như vậy, người tiêu dùng và các đối thủ cạnh tranh cho rằng Microsoft có thể có quyền lực độc quyền quá lớn trên thị trường phần mềm máy tính. Đối với các bên liên đới khác, nghĩa vụ kinh tế của doanh nghiệp là mang lại lợi ích tối đa và công bằng cho họ. Nghĩa vụ này được thực hiện bằng việc cung cấp trực tiếp những lợi ích này cho họ qua hàng hoá, việc làm, giá cả, chất lượng, lợi nhuận đầu tư, vv.. Nghĩa vụ kinh tế còn có thể được thực hiện một cách gián tiếp thông qua cạnh tranh. Cạnh tranh trong kinh doanh phản ánh những khía cạnh liên quan đến lợi ích của người tiêu dùng và lợi nhuận của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể sử dụng để phân phối cho người lao động và chủ sở hữu. Các biện pháp cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có thể làm thay đổi khả năng tiếp cận và lựa chọn hàng hóa của người tiêu dùng ; lợi nhuận và tăng trưởng trong kinh doanh so với các hãng khác có thể tác động đến quyết định lựa chọn đầu tư của các chủ đầu tư. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã rất ý thức trong việc lựa chọn biện pháp cạnh tranh; và triết lý đạo đức của doanh nghiệp có thể có ý nghĩa quyết định đối với việc nhận thức và lựa chọn những biện pháp có thể chấp nhận được về mặt xã hội. Những biện pháp cạnh tranh như chiến tranh giá cả, phá giá, phân biệt giá, có định giá, câu kết ... có thể làm giảm tính cạnh tranh, tăng quyền lực độc quyền và gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Lạm dụng các tài sản trí tuệ hoặc bí mật thương mại một cách bất hợp pháp cũng là biện pháp thường thấy trong cạnh tranh. Điều này không chỉ liên quan đến vấn đề sở hữu và lợi ích mà còn liên quan đến quyền của con người. Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là cơ sở cho các hoạt động của doanh nghiệp. Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều được thể chế hoá thành các nghĩa vụ pháp lý. 2. Khía cạnh pháp lý: Khía cạnh pháp lý trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan. Những điều luật như thế này sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự công bằng và an toàn và cung cấp những sáng kiến chống lại những hành vi sai trái. Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong luật dân sự và hình sự. Về cơ bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm năm khía cạnh: (1) Điều tiết cạnh tranh: Do quyền lực độc quyền có thể dẫn đến những thiệt hại cho xã hội và các đối tượng hữu quan, như nền kinh tế kém hiệu quả do “mất không” về phúc lợi xã hội, phân phối phúc lợi xã hội không công bằng do một phần “thặng dư” của người tiêu dùng hay người cung ứng bị tước đoạt, như đã được chứng minh trong lý thuyết Kinh tế học thị trường. Khuyến khích cạnh tranh và đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh là cách thức cơ bản và quan trọng để điều tiết quyền lực độc quyền. Vì vậy, nhiều nước đã thông qua nhiều sắc luật nhằm kiểm soát tình trạng độc quyền, ngăn chặn các biện pháp định giá không công bằng (giá độc quyền) và được gọi chung là các luật pháp hỗ trợ cạnh tranh. (2) Bảo vệ người tiêu dùng: Để bảo vệ người tiêu dùng, luật pháp đòi hỏi các tổ chức kinh doanh phải cung cấp các thông tin chính xác về sản phẩm và dịch vụ cũng như phải tuân thủ các tiêu chuẩn về sự an toàn của sản phẩm. Điển hình về các luật bảo vệ người tiêu dùng là những quy định giám sát chặt chẽ về quảng cáo và an toàn sản phẩm. Mặc dù công nhận trách nhiệm tự bảo vệ và “tự thông tin” của mọi đối tượng và người tiêu dùng, luật pháp vẫn cố gắng bảo vệ người tiêu dùng qua việc nhấn mạnh tính chất khác nhau về trình độ nhận thức và khả năng tham gia khi ra quyết định tiêu dùng của các đối tượng khác nhau, trong đó người sản xuất và người quảng cáo có trình độ cao hơn hẳn và năng lực gắn như tuyệt đối so với những đối tượng khác. Luật pháp cũng bảo vệ những người không phải đối tượng tiêu dùng trực tiếp. Do các biện pháp kinh doanh và marketing chủ yếu được triển khai thông qua các phương tiện đại chúng, chúng có thể gây tác động khác nhau đồng thời đến nhiều đối tượng. Ngay cả những tác động bất lợi nằm ngoài mong đợi đối với các nhóm người không phải là “đối tượng mục tiêu” vẫn bị coi là phi đạo đức và không thể chấp nhận được, vì có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn ở những đối tượng này. Trong những năm gần đây, mối quan tâm của người tiêu dùng và xã hội không chỉ dừng lại ở sự an toàn đối với sức khỏe và lợi ích của những người tiêu dùng trong quá trình sử dụng các sản phẩm dịch vụ cụ thể, mà được dành cho những vấn đề mang tính xã hội, lâu dài hơn liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm dịch vụ như bảo vệ môi trường. (3) Bảo vệ môi trường: Luật bảo vệ môi trường được ban hành lần đầu tiên vào những năm 1960 ở nước Mỹ, xuất phát từ những câu hỏi đặt ra từ việc phân tích về lợi ích và thiệt hại của một quyết định, một hoạt động kinh doanh đối với các đối tượng khác nhau trong phạm vi toàn xã hội. Kết quả phân tích đã không làm thỏa mãn những nhà phân tích do những khiếm khuyết và khó khăn trong việc xác định các đối tượng hữu quan và việc đo lường những thiệt hại vật chất và tinh thần đối với họ. Điều trở nên đặc biệt khó khi đánh giá hệ quả lâu dài gây ra đối với sức khỏe con người, hiệu quả sản xuất và nguồn lực chung của xã hội do những quyết định và hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hiện nay gây ra. Những vấn đề phổ biến được quan tâm hiện nay là việc thải chất thải độc hại trong sản xuất vào môi trường không khí, nước, đất đai, và tiếng ồn. Bao bì được coi là một nhân tố quan trọng của các biện pháp marketing, nhưng chúng chỉ có giá trị đối với gười tiêu dùng trong quá trình lựa chọn và bảo quản hàng hóa. Chất thải loại này ngày càng trở nên nghiêm trọng, nhất là ở các đô thị, khi các hãng sản xuất ngày càng coi trọng yếu tố marketing này. Ví dụ: Luật bảo vệ môi trường ở Mỹ Clean Air Act, 1970. Quy định tiêu chuẩn chất lượng không khí, yêu cầu lập kế hoạch thực thi tiêu chuẩn này và phải được chính quyền phê chuẩn. National Environmental Policy Act, 1970. Xây dựng các mục tiêu chính sách tổng quát cho các cơ quan chính phủ; thành lập Hội đồng Chất lượng Môi trường làm cơ quan điều phối. Coastal Zone ManagementAct, 1972. Cung cấp nguồi tài chính cho các tiểu bang để ngăn chặn tình trạng ô nhiễm bờ biển quá mức. Federal Water Pollution Control Act, 1972. Đảm bảo việc ngăn chặn, hạn chế, tiến tới loại trừ tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Noise Pollution Control Act, 1972. Đảm bảo việc kiểm soát tiếng ồn phát ra từ một số hạng mục sản phẩm cơ khí nhất định. Toxic Substances Control Act, 1972. Yêu cầu thử nghiệm và hạn chế sử dụng một số hóa chất nhất định, nhằm bảo đảm sức khỏe và bảo vệ môi trường. Bên cạnh những vấn đề ô nhiễm môi trường tự nhiên, vật chất, vấn đề bảo vệ môi trường văn hóa – xã hội, phi vật thể cũng được chú trọng ở nhiều quốc gia. Tác động của các biện pháp và hình thức quảng cáo tinh vi, đặc biệt là thông qua phim ảnh, có thể dẫn đến những trào lưu tiêu dùng, làm xói mòn giá trị văn hóa và đạo đức truyền thống, làm thay đổi giá trị tinh thần và triết lý đạo đức xã hội, làm mât đi sự trong sáng và tinh tế của ngôn ngữ. Những vấn đề này cũng được nhiều đối tượng và quốc gia quan tâm. (4) An toàn và bình đẳng: Luật pháp cũng quan tâm đến việc đảm bảo quyền bình đẳng của mọi đối tượng khác nhau với tư cách là người lao động. Luật pháp bảo vệ người lao động trước tình trạng phân biệt đối xử. Sự phân biệt có thể là vì tuổi tác, giới tính, dân tộc, thể chất. Luật pháp thừa nhận quyền của các doanh nghiệp trong việc tuyển dụng những người có năng lực nhất vào các vị trí công tác khác nhau theo yêu cầu trong bộ máy tổ chức. Tuy nhiên, luật pháp cũng ngăn chặn việc sa thải người lao động tùy tiện và bất hợp lý. Những quyền cơ bản của người lao động
Tài liệu liên quan