Tiểu luận nhân tố con người trong lực lượng sản xuất với chiến lược phát triển giáo dục đào tạo nguồn nhân lực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở việt nam

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của kinh tế tri thức, đòi hỏi mỗi con người phải được đào tạo trình độ học vấn, năng lực ; tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý thức lao động tốt hơn để có thể đáp ứng những yêu cầu của sự biến đổi khoa học công nghệ hết sức nhanh chóng.

doc19 trang | Chia sẻ: diunt88 | Lượt xem: 2723 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận nhân tố con người trong lực lượng sản xuất với chiến lược phát triển giáo dục đào tạo nguồn nhân lực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở việt nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của kinh tế tri thức, đòi hỏi mỗi con người phải được đào tạo trình độ học vấn, năng lực ; tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý thức lao động tốt hơn để có thể đáp ứng những yêu cầu của sự biến đổi khoa học công nghệ hết sức nhanh chóng. Trong sự nghiệp đổi mới CNH, HĐH đất nước với những mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, hiện nay, con người và nguồn nhân lực được coi là nhân tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững nền kinh tế nước ta. Đó là yếu tố hết sức bức thiết và cần có tính cập nhật, đáp ứng được yêu cầu về con người và nguồn nhân lực xét trong nước ta nói riêng và quốc tế nói chung. Chúng ta khẳng định con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển kinh tế xã hội đồng thời phải là những con người có tri thức và đạo đức. Từ đây mỗi con người dần dần về đúng vị trí là một chủ thể sáng tạo ra các giá trị, bao gồm các giá trị tinh thần và giá trị vật chất, cho bản thân và cho xã hội. Vì vậy, vấn đề cốt lõi là, ta phải thực hiện chiến lược GDĐT nguồn nhân lực, phát triển con người một cách toàn diện cả thể lực lẫn trí lực. Nhiệm vụ của GDĐT là đưa con người đạt đến những giá trị phù hợp với đặc điểm văn hoá và những yêu cầu mới đặt ra đối với con người Việt Nam để thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH trong thời kỳ quá độ của nước ta cũng như xu hướng phát triển kinh tế nói chung trên thế giới. Đề tài: nhân tố con người trong lực lượng sản xuất với chiến lược phát triển giáo dục đào tạo nguồn nhân lực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở việt nam trong thời kỳ quá độ I. Khái niệm LLSX và vai trò nhân tố con người trong LLSX. 1. Khái niệm LLSX. a. Định nghĩa và tính chất LLSX. LLSX là tổng thể các nhân tố vật chất kỹ thuật đựơc sử dụng trong các quá trình sản xuất của xã hội tức là trong quá trình con người cải tạo, cải biến giới tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu tồn tại và phát triển của mình. Như vậy, xét về mặt tính chất thì khái niệm LLSX, nó phản ánh một số tính chất căn bản sau: Trước hết, nó phản ánh quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất. Là động vật cao cấp nhất, là tinh hoa của muôn loài, con người là sản phẩm của quá trình phát triển hết sức lâu dài của giới tự nhiên. Con ngưòi phải tìm kiếm mọi điều kiện cần thiết cho sự tồn tại trong đời sống tự nhiên như thức ăn, thức uống, nhà để ở. Theo một số nhà nhân học khẳng định nhánh người bắt đầu hình thành rõ cách đây khoảng 10 triệu năm bắt đầu từ “vượn người ”. Khi đó vượn người đã biết sử dụng gậy gộc, đá, xương động vật làm công cụ và bắt đàu biết chế tạo công cụ lao động thô sơ cũng như dùng lửa. Nhưng cuộc sống của loài vượn vẫn theo quy luật sinh vật : sống hoà lẫn vào thiên nhiên, sinh sống hoàn toàn tuỳ theo bản năng vốn có trong cơ thể và những thứ sẵn có trong tự nhiên, có thể nói là hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên.Theo thời gian vượn người tiến hoá thành người khéo, người đứng thẳng, người khôn và con người hiện đại ngày nay. Nhưng sự tiến hoá ấy không làm thay đổi mối quan hệ mật thiết giữa con người với tự nhiên. Ngày nay, con người vẫn đang chinh phục tự nhiên bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau. Như vậy, ngay từ thời kỳ sơ khai nhất, con người đã biết dựa vào những thứ vốn có trong tự nhiên để cải biến nó theo nhu cầu sinh tồn và phục vụ nhu cầu sống của mình. Do đó ta thấy rõ một sự thật tất yếu khách quan là con người không thể tồn tại nếu không có mối quan hệ mật thiết, gắn kết chặt chẽ với tự nhiên. Đồng thời nó cũng thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người cụ thể hơn là biểu hiện mức độ, khả năng chinh phục tự nhiên của con người. Trong thời nguyên thuỷ con người chỉ mới sử dụng những công cụ hết sức thô sơ, hầu hết là những công cụ thủ công vào quá trình lao động sản xuất. Do đó năng suất lao động thấp kém, con người chưa tạo ra nhiều của cải dư thừa có khả năng trao đổi với nhau phục vụ nhu cầu sống hết sức sinh động, phong phú của mình. Điều đó phản ánh trình độ chinh phục tự nhiên vẫn còn non thấp kém. Cho đến khi chuyển sang chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, con người đã dần sáng tạo ra các công cụ lao động tiến bộ hơn song về bản chất nó vẫn mang tính thủ công. Do vậy, mặc dù sản phẩm lao động làm ra ngày một phong phú hơn song trong quá trình lao động sản xuất vẫn còn dựa vào sức người - mặt thể lực là chính, cần nhiều thời gian và quan trọng hơn vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của con người. Sang chế độ tư bản chủ nghĩa, con người đã tạo ra hàng loạt những máy móc hết sức hiện đại để phục vụ vào quá trình lao động sản xuất, khai thác tài nguyên thiên nhiên, cải biến nó thành những vật dụng và sản phẩm có giá trị, chất lượng cao, phong phú về hình thức, đa dạng về chủng loại, mẫu mã. Đặc biệt cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra bắt đầu từ thế kỷ XVII suốt cho đến ngày nay đã nhanh chóng làm biến đổi bộ mặt kinh tế xã hội của thế giới. Theo đánh giá của C.Mác và Ph.Ăngghen: “chỉ sau hơn hai thế kỷ tồn tại, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra một khối kượng của cải vật chất nhiều hơn tất cả các thời đại trước gộp lại”. Như thế trình độ chinh phục tự nhiên của con người đã bước lên một mốc son mới, đánh dấu một bước phát triển cao của tiến bộ loài người. Cũng chính trong giai đoạn này con người đã dần dần chiếm thế chủ động trong quá trình lao động sản xuất. Mặt khác, LLSX có tính khách quan trong quá trình sản xuất. Thật vậy không có một quá trình sản xuất nào mà lại không cần đến sức lao động của con người hay những yếu tố sẵn có trong tự nhiên. Nói cách khác trong quá trình sản xuất vật chất không thể không cần đến LLSX. b. Cấu trúc LLSX. LLSX bao gồm người lao động và tư liệu sản xuất. Hoạt động lao động sản xuất vừa là điều kiện cho sự tồn tại của con người vừa là phương thức để làm biến đổi đời sống và bộ mặt xã hội. Chính những người lao động là chủ thể của quá trình lao động sản xuất, với sức mạnh và kĩ năng lao động của mình, sử dụng tư liệu lao động trước hết là công cụ lao động, tác động vào đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất. Bước kinh tế tri thức, sự phát triển của LLSX biểu hiện ở hai mặt : . Trí lực đóng vai trò chủ đạo, tức là sẽ xuất hiện một tầng lớp lao động trí óc đông đảo hợp thành chủ thể trong đội ngũ những người lao động. . Những nhân tố mới thúc đẩy LLSX sẽ được phát triển rộng khắp. Tư liệu sản xuất bao gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động. Con người không thể SXVC mà không cần đến những yếu tố sẵn có trong tự nhiên như đất, nước, khoáng sản, không khí, … Đó chính là những đối tượng lao động. Đặc trưng nổi bật của công cụ sản xuất và đối tượng lao động biểu hiện chủ yếu ở sự gia tăng hàm lượng khoa học và công nghệ, cuối cùng là hàm lượng tri thức được kết tinh trong sản phẩm ngày càng nhiều. Còn tư liệu lao động là những phương tiện, công cụ lao động mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động, sản xuất ra của cải vật chất. Thông qua các công cụ của họ đã chứng tỏ họ có hoạt động lao động và đây cũng chính là ranh giới tách người ra khỏi giới sinh vật nói chung, thế giới động vật nói riêng. c. Tính chất đặc biệt của LLSX hiện đại. Trong sự phát triển của LLSX, khoa học đóng vai trò ngày càng to lớn. Sự phát triển của khoa học gắn liền với sản xuất là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Ngày nay, khoa học đã phát triển đến mức trở thành nguyên nhân trực tiếp của nhiều biến đổi to lớn trong sản xuất, trong đời sống và trở thành LLSX trực tiếp. Những phát minh khoa học trở thành thang điểm xuất phát ra đời những ngành sản xuất mới, những máy móc thiết bị mới, công nghệ mới nguyên vật liệu mới, năng lượng mới. Sự thâm nhập ngày càng sâu của khoa học vào sản xuất, cụ thể là vào người lao động và tư liệu sản xuất, trở thành một yếu tố không thể thiếu được trong sản xuất đã làm cho LLSX có bước phát triển nhảy vọt, tạo thành cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Yếu tố trí lực trong sức lao động đặc trưng cho lao động hiện đại không còn là kinh nghiệm và thói quen của họ mà là tri thức khoa học. Như vậy, dù không phải là yếu tố thứ ba của LLSX nhưng có thể nói khoa học và công nghệ hiện đại là đặc trưng cho LLSX hiện đại. 2. Vai trò của con người trong LLSX. a. Khái niệm con người. Vấn đề con người luôn là chủ đề trung tâm của lịch sử triết học từ thời cổ đại đến hiện đại. Trong đó quan niệm của triết học Mac-Lênin về con người và bản chất con người, xuất phát từ giác độ khái quát nhất, đứng trên lập trường duy vật biên chứng, làm cơ sở phương pháp luận cho việc giải quyết những vấn đề khác của con người, có thể nói là đúng đắn nhất cho tới ngày nay. Trước hết con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội. Tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự tồn tại của con người là sản phẩm của thế giới tự nhiên. Con người là một bộ phận của tự nhiên.Con người không thể tồn tại mà thoát ly khỏi quá trình tất yếu đó là sinh ra, phát triển rồi chết đi. Trải qua hàng chục vạn năm, con người đã thay đổi từ vượn thành người điều đó được chứng minh trong các công trình nghiên cứu của Đacuyn. Những thuộc tính, những đặc điểm sinh học, quá trình tâm sinh lý, các giai đoạn phát triển khác nhau nói lên bản chất sinh học của cá nhân con người. Tuy nhiên, mặt tự nhiên không phải là yếu tố duy nhất quy định bản chất con người . Đặc trưng quy định sự khác biệt giữa con người với thế giới loài vật là mặt xã hội. Thông qua hoạt động lao động sản xuất con người sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ đời sống của mình hình thành và phát triển ngôn ngữ và tư duy, xác lập quan hệ xã hội. Bởi vậy, lao động là yếu tố quyết định hình thành bản chất xã hội của con người đồng thời hình thành nhân cách cá nhân trong cộng đồng xã hội. Là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên quá trình hình thành và phát triển của con người luôn bị quyết định bởi các hệ thống quy luật khác nhau nhưng thống nhất với nhau. Chúng cùng tác động, tạo nên thể thống nhất hoàn chỉnh trong đời sống con người bao gồm cả mặt sinh học và mặt xã hội. Mối quan hệ sinh học và xã hội là cơ sở để hình thành các nhu cầu về sinh học và nhu cầu xã hội trong đời sống con người như nhu cầu ăn, mặc, ở, nhu cầu tái sản xuất xã hội, nhu cầu tình cảm, nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu hưởng thụ các giá trị tinh thần. Như vậy ta thấy rõ mặt sinh học là cơ sở tất yếu tự nhiên của con người còn mặt xã hội là đặc trưng bản chất nhất để phân biệt con người với loài vật. Hai mặt trên thống nhất với nhau để tạo nên con người tự nhiên- xã hội hay một thực thể song trùng. Để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người Mác đã nêu trong luận đề nổi tiếng Luận cương về Phoiơbăc: “bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà các quan hệ xã hội”. Trong đời sống con người, xét trên ba phương diện khác nhau: quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội và chính bản thân con người, suy đến cùng đều mang tính xã hội. Nhưng có thể nói quan hệ giữa con người với con người là quan hệ bản chất nhất bao trùm lên các mối quan hệ khác. Thực tế lịch sử đã chứng minh không có một cá nhân nào có thể tự đáp ứng đầy đủ nhu cầu của bản thân cũng như không thể lao động một cách độc lập tuyệt đối để SXVC mà phải liên kết lại với nhau, phân công lao động và trao đổi sản phẩm cho nhau. Từ đó hình thành các quan hệ xã hội, điều chỉnh và chi phối hoạt động, hành vi của con người. Chỉ trong toàn bộ các mối quan hệ đó, con người mới bộc lộ toàn bộ bản chất của mình. Trong điều kiện lịch sử cụ thể nhất định, bằng hoạt động thực tiễn của mình, con người sản xuất ra của cải vật chất đồng thời hoàn thiện bản thân mình. Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử. Không có giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con người. Bởi vậy con người là sản phẩm của lịch sử. Song điều quan trọng là con người luôn luôn là chủ thể của lịch sử - xã hội. Con người sáng tạo ra lịch sử, nhưng không bao giờ sáng tạo ra lịch sử trong những hoàn cảnh và điều kiện được lựa chọn, mà trong hoàn cảnh và điều kiện sẵn có do quá khứ để lại. Do đó ta phải luôn chú ý tới mối quan hệ hai chiều giữa hiện tại và quá khứ, đặc biệt là môi trường sống của con người. Thông qua môi trường sống con người có sự tác động qua lại lẫn nhau thực hiện các quan hệ xã hội tạo nên bản chất người, làm cho con người khác với con vật. b. Con người là nhân tố trung tâm có tính quyết định LLSX. Trong các yếu tố của LLSX, “LLSX hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân là người lao động”. Con người là nhân vật chính của lịch sử, vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển xã hội. nhân tố con người vừa là phương tiện sáng tạo ra mọi giá trị của cải vật chất và tinh thần, sáng tạo và hoàn thiện ngay chính bản thân mình đồng thời vừa là chủ nhân sử dụng có hiệu quả mọi tài sản vô giá ấy. Trên phương diện đó vai trò nhân tố con người lao động trong LLSX là yếu tố động nhất sáng tạo nhất của quá trình sản xuất. Nhân tố trung tâm của con người chính là sức lao động bao gồm thể lực và trí lực. Không có người lao động nào trong quá trình sản xuất vật chất lại không cần đến lao đông thể lực hay lao động cơ bắp. Chính những người lao động là chủ thể của quá trình lao động sản xuất, với sức mạnh và kĩ năng lao động của mình, sử dụng tư liệu lao động trước hết là công cụ lao động, tác động vào đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất. Cùng với quá trình lao động sản xuất, sức mạnh và kỹ năng lao động của con người không ngừng được tăng lên, đặc biệt là trí tuệ của con người ngày càng phát triển. Trong quá trình đó không những con người sử dụng trí tuệ nội tại của mình mà còn được kế thừa những kinh nghiệm qua học hỏi lẫn nhau giữa những người lao động cho nên có thể nói kinh nghiệm cũng là một LLSX. Kinh nghiệm được tích luỹ dần trở thành kỹ năng và cao hơn nữa nó có thể trở thành tri thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ. Vai trò con người trong thời đại mới là cần hiểu sâu sắc những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của nhân tố con người, chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hoá, mọi nền văn minh của các quốc gia….Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của CNXH. Hơn nữa, các nhân tố khác đều là sản phẩm của người lao động . Chỉ có nhân tố con người mới có thể làm thay đổi được công cụ sản xuất làm cho sản xuất ngày càng phát triển với năng suất và chất lượng cao, thay đổi quan hệ sản xuất và các quan hệ xã hội khác. Công cụ lao động thô sơ hay hiện đại, xấu hay tốt, phụ thuộc trực tiếp vào nhân tố con người. Giới tự nhiên nói chung và đối tượng lao động nói riêng, chỉ là những vật vô tri vô giác mà thôi. Nó chỉ có ý nghĩa khi trở thành sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người. Muốn vậy tất yếu người lao động phải tác động vào tư liệu sản xuất để sản sinh ra nó. Như thế quá trình SXVC không thể thoát ly khỏi lao động của con người. Trong thời đại mới, nhân tố con người có tri thức ngày càng đóng vai trò quyết định hơn trong LLSX. Có thể khẳng định rằng nhân tố con người đóng vai trò quyết định quá trình lao động sản xuất ra của cải vật chất. II.Chiến lược phát triển GD ĐT nguồn nhân lực theo hướng CNH, HĐH ở Việt Nam trong thời kì quá độ. 1. Tính tất yếu khách quan và nội dung CNH, HĐH của Việt Nam trong thời kí quá độ. a. Tính tất yếu khách quan nước ta phải CNH, HĐH. Mỗi phương thức sản xuất đều ra đời và tồn tại trên một cơ sở VCKT tương ứng với nó. Cơ sở VCKT của CNXH là một nền công nghiệp lớn hiện đại, trước hết là công nghiệp nặng có đủ khả năng trang bị kỹ thuật hiện đại cho công nghiệp và các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân, nhằm không ngừng phát triển nền sản xuất lớn xá hội chủ nghĩa và cải thiện đời sống nhân dân. CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện hoạt động kinh tế, dịch vụ và quản lý từ trạng thái sử dụng sức lao động là chính sang trạng thái sử dụng sức lao động kết hợp với kỹ thuật công nghệ hiện đại tạo ra năng suất lao động ngày càng cao. CNH, HĐH là một tính quy luật để xây dựng cơ sở VCKT cho CNXH. Cơ sở VCKT của một phương thức sản xuất là toàn bộ những tư liệu vật chất trong đó chủ yếu là công cụ sản xuất mà lao động trong xã hội sử dụng. Cơ sở VCKT của phương thức sản xuất trước tư bản là hết sức lạc hậu, chủ yếu là công cụ lao động thủ công. Trong chủ nghĩa tư bản nền đại công nghiệp cơ khí hoá đã tạo cái cốt cho chủ nghĩa tư bản tồn tại. Nó tự khẳng định mình là một phương thức sản xuất thống trị trong lịch sử. Việt Nam quá độ lên CHXH bỏ qua giai đoạn tư bản thiếu một tiền đề VCKT mà chủ nghĩa tư bản để lại. Mặt khác Việt Nam là một nước có nền kinh tế kém phát triển, chưa có nền sản xuất lớn dựa trên nền tảng công nghiệp lớn. Do đó để xây dựng CNXH tất yếu nước ta phải CNH, HĐH. Gắn CNH với HĐH làm cho kinh tế nước ta dần đạt tới trình độ tiên tiến của thế giới. Thời đại ngày nay cách mạng khoa học công nghệ là một đặc trưng, khoa học công nghệ trở thành LLSX trực tiếp, nó vừa là nền tảng vừa là động lực của quá trình CNH. Đồng thời gắn CNH với HĐH sẽ tránh được nguy cơ tụt hậu xa về kinh tế giữa nước ta với các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển. Hơn nữa CNH là cần thiết và có nhiều tác dụng. Đó là : . Thúc đẩy LLSX phát triển cao dẫn đến năng suất lao động cũng cao. . Củng cố quan hệ sản xuất mới đảm bảo cho sự thắng lợi hoàn toàn trong công cuộc xây dựng CNXH nước ta. . Tạo ra những điều kiện cho sự phát triển văn hoá giáo dục. Bản thân sự nghiệp xây dựng cơ sở VCKT đòi hỏi quần chúng phải có trình độ giác nhộ cách mạng, trình độ văn hoá, trình độ khoa học ngày càng cao. . Tạo ra cơ sở cho việc phát triển kinh tế đối ngoại. . Để xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ phải có một nền công nghiệp hiện đại tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế quốc dân, đảm bảo an toàn lương thực. . Nó là cơ sở vật chất cho củng cố an ninh quốc phòng, độc lập dân tộc và CNXH được bảo vệ vững chắc. b. Nội dung CNH, HĐH nước ta. Thực chất CNH, HĐH là chuyển nền kinh tế từ lao động thủ công sang lao động cơ khí hay nói cách khác là tiến hành trang bị kỹ thuật hiện đại cho nền kinh tế quốc dân. Không tiến hành cách mạng kỹ thuật thì không thể biến một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước có nền sản xuất lớn. Nó sẽ làm thay đổi đến tận gốc rễ LLSX của xã hội . Trước tiên phải làm biến đổi công cụ lao động - thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người và là cơ sở phân biệt các thời đại với nhau. Muốn vậy ta phải thực hiện nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ hiện đại trên thế giới. Một yếu tố không thể thiếu nữa, đó là ta phải phát huy được lợi thế so sánh. Ta đi sau cạnh tranh, thu hút, sử dụng công nghệ hiện đại của nước bạn thông qua việc chuyển giao công nghệ. Việc đó được tiến hành từ các nước khác chuyển sang nước ta bao gồm quyền sở hữu, quyền sử dụng, bao gồm cả phần cứng tức máy móc thiết bị và phần mềm tức phương pháp và công nghệ. Nhờ đó cho phép ta khai thác được các nguồn lực trong nước và khắc phục được nguy cơ tụt hậu kinh tế cũng như thúc đẩy nền sản xuất hướng về xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Ngoài ra, ta phải xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý. Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, vùng kinh tế trong đó cơ cấu kinh tế ngành là quan trọng được cân đối về quy mô, về tỉ trọng, phù hợp điều kiện của tự nhiên và xu hướng phân công hợp tác lao động quốc tế. Trước hết, nó phải phù hợp với các quy luật khách quan và xu thế phát triển của khoa học công nghệ đồng thời phát huy được lợi thế so sánh trong nước. Để xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý phải chuyển dịch cơ cấu gắn liền với phân công lại lao động xã hội theo một tính quy luật. Trong đó tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp gia tăng, nông nghiệp giảm còn dịch vụ tăng lên. Tuy nhiên phải luôn luôn đảm bảo tỉ trọng hợp lý giữa chúng một cách tương đối so với nhau. Mặt khác tỉ trọng lao động giản đơn, lao động cơ bắp giảm còn lao động phức tạp tăng l