Tiểu luận Phép biện chứng duy vật – Học thuyết về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển

Phép biện chứng là một khoa học triết học, là một trong những phương pháp chung nhất giúp con người nhận thức về sự vật, hiện tượng hay nhận thức về thế giới xét trên nhiều phương diện thì phép biện chứng là một hiện tượng có ý nghĩa thế giới quan rộng lớn như bản thân triết học lịch sử phép biện chứng đã được hình thành và phát triển lâu đời có thể nói từ thời cổ đại khi mà triết học ra đời, đỉnh cao của nó là phép biện chứng duy vật hay biện chứng Macxít. Phép biện chứng duy vật Macxít là sự kế th ừa những giá trị thức tinh hoa của nhân loại từ xưa cho đến thời điểm nó ra đời, d ựa trên truy ền thống tư tưởng biện chứng của nhiều thế kỷ phép biện chứng Macxít đã vạch ra những đặc trưng chung nhất của biện chứng khách quan, nghiên cứu những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của hệ nhiên, của xã hội loài người và của tư duy công lao to lớn và vĩ đại c ủa Marx và Ph.Angghen là đã xây dựng cho loài người một phương pháp nhận thức thế giới khoa học, nó là chìa khóa để giúp con người nhận thức và chinh phục thế giới. Nắm vững và vận dụng đúng đắn những nguyên lý, những quy luật cũng như phương pháp luận của phép biện chứng duy vật là nhân tố cơ bản để hình thành một th ế giới quan khoa học. Việc học tập, nghiên cứu sự hình thành và phát triển của phép biện chứng trong lịch sử là một nhu cầu hết sức cần thiết. Nó không những cho phép ta nắm vững nội dung những nguyên lý, những quy luật, những cặp phạm trù phản ánh quá trình con người nhận thức thế giới, ph ản ảnh nguồn gốc của sự vận động cách thức cũng như khuynh hướng của sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan của phép biện chứg duy vật mà còn giúp chúng ta th ấu suốt những nguyên tắc, phương pháp luận từ các nguyên lý, các học thuy ết đó. Đồng thời qua đó cũng giúp chúng ta nắm được bức tranh toàn cảnh, hiểu được nguồn gốc ra đời, sự hình thành và phát triển của quá trình đấu tranh gay gắt với những tư tưởng của phép siêu hình cũng như phép biện chứng duy tâm để khẳ

pdf22 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 4627 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phép biện chứng duy vật – Học thuyết về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT – HỌC THUYẾT VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN LỜI NÓI ĐẦU Phép biện chứng là một khoa học triết học, là một trong những phương pháp chung nhất giúp con người nhận thức về sự vật, hiện tượng hay nhận thức về thế giới xét trên nhiều phương diện thì phép biện chứng là một hiện tượng có ý nghĩa thế giới quan rộng lớn như bản thân triết học lịch sử phép biện chứng đã được hình thành và phát triển lâu đời có thể nói từ thời cổ đại khi mà triết học ra đời, đỉnh cao của nó là phép biện chứng duy vật hay biện chứng Macxít. Phép biện chứng duy vật Macxít là sự kế thừa những giá trị thức tinh hoa của nhân loại từ xưa cho đến thời điểm nó ra đời, dựa trên truyền thống tư tưởng biện chứng của nhiều thế kỷ phép biện chứng Macxít đã vạch ra những đặc trưng chung nhất của biện chứng khách quan, nghiên cứu những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của hệ nhiên, của xã hội loài người và của tư duy công lao to lớn và vĩ đại của Marx và Ph.Angghen là đã xây dựng cho loài người một phương pháp nhận thức thế giới khoa học, nó là chìa khóa để giúp con người nhận thức và chinh phục thế giới. Nắm vững và vận dụng đúng đắn những nguyên lý, những quy luật cũng như phương pháp luận của phép biện chứng duy vật là nhân tố cơ bản để hình thành một thế giới quan khoa học. Việc học tập, nghiên cứu sự hình thành và phát triển của phép biện chứng trong lịch sử là một nhu cầu hết sức cần thiết. Nó không những cho phép ta nắm vững nội dung những nguyên lý, những quy luật, những cặp phạm trù phản ánh quá trình con người nhận thức thế giới, phản ảnh nguồn gốc của sự vận động cách thức cũng như khuynh hướng của sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan của phép biện chứg duy vật mà còn giúp chúng ta thấu suốt những nguyên tắc, phương pháp luận từ các nguyên lý, các học thuyết đó. Đồng thời qua đó cũng giúp chúng ta nắm được bức tranh toàn cảnh, hiểu được nguồn gốc ra đời, sự hình thành và phát triển của quá trình đấu tranh gay gắt với những tư tưởng của phép siêu hình cũng như phép biện chứng duy tâm để khẳng định vị trí to lớn của nó trong nhận thức và cải tạo thế giới của con người. Hiện nay nước ta đang tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước việc nghiên cứu phép biện chứng một cách tường tận, có hệ thống nhất là nắm vững bản chất của phép biện chứng duy vật Macxít càng là một nhu cầu bức thiết để đổi mới tư duy. Tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Marx – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng là biện chứng chủ quan phản ánh biện chứng khách quan của thực tiễn cách mạng Việt Nam. Nó đang là định hướng tư tưởng và là công cụ tư duy nhạy bén để đưa cách mạng nước ta tiến lên giành thắng lợi trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng XHCN. Điều này đã thôi thúc tôi đến với đề tài “Phép biện chứng duy vật – học thuyết về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển” Với sự hiểu biết của một sinh viên không chuyên ngành triết học, còn hạn chế trong thời gian đầu tư để hoàn thành tiểu luận chắc chắn có sự sai sót. Rất mong sự đóng góp của quý thầy cô. CHƯƠNG I: PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ NHỮNG HÌNH THỨC LỊCH SỬ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG I. Phép biện chứng là gì? Phép (phương pháp) là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng HyLạp là methodos là cách thức mà con người tiến hành làm một việc gì đó để đạt được mục đích của mình. Tuy nhiên theo nghĩa khoa học thì phương pháp được hiểu là hệ thống những nguyên tắc, yêu cầu được rút ra từ tri thức về các quy luật khách quan để điều chỉnh hoạt động nhận thức và thực tiễn nhằm đạt được mục đích nhất định. Trong triết học, khi giải quyết mặt thứ hai trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, trả lời cho câu hỏi con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không thì có 2 ý kiến khác nhau: + Phái bất khả tri: cho rằng con người không có khả năng nhận thức được thế giới bởi lẽ họ cho rằng nhận thức vận động và phát triển cho nên tại một điểm nhất định thì sự vật A là A nhưng lại không phải là A khi con người nhận thức được sự vật thì cũng là lúc sự vật đã biến đổi để trở thành các khác nó. + Phái khả tri: thì cho rằng con người có khả năng nhận thức được thế giới khách quan, bởi lẽ con người biết sử dụng những phương pháp cách thức khoa học để nhận thức phương pháp là phạm trù gắn liền với hoạt động có ý thức của con người, phản ánh hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Do đó phương pháp là một trong những yếu tố quyết định thành công hay thất bại trong hoạt động nhận thức và cải tạo hiện thực. Trên cơ sở những điều kiện khách quan đã có, phương pháp càng đúng đắn thì kết qủa đạt được càng cao và ngược lại. Tuy nhiên, chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, quan niệm hoàn toàn khác nhau về nguồn gốc và bản chất của phương pháp chủ nghĩa duy tâm cho rằng phương pháp là những nguyên tắc do lý trí con người tự ý đặt ra để tiện cho hoạt động nhận thức và hành động, họ xem phương pháp như là một phạm trù thuần túy, chủ quan trái lại với chủ nghĩa duy tâm. Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng phương pháp hình thành không phải một cách chủ quan, tuỳ tiện mà nó phụ thuộc và đối tượng nghiên cứu và mục đích đặt ra để tiếp cận đối tượng và giải quyết nhiệm vụ đặt ra, chủ thể phải nghiên cứu đối tượng và mục đích cần đạt tới một cách khách quan. Nghĩa là phải vạch rõ những tính chất, chỉ tiêu về số lượng và chất lượng.Từ đó nhận thức rõ những quy luật của nó. Chỉ trên cơ sở đó, và sau đó thì chủ thể mới xác định được phải nghiên cứu và hành động như thế nào, cần phải sử dụng phương tiện, công cụ, biện pháp gì cho thích hợp. Trong thực tế có 3 phương pháp sau: Phương pháp ngành: Là phương pháp nhận thức được dùng cho một ngành nào đó tuỳ thuộc vào tính chất đặc thù của ngành đó. Chẳng hạn: phương pháp toán học, phương pháp vật lý học Phương pháp chung: Là phương pháp nhận thức được sử dụng chung trong một số ngành nhất định, chẳng hạn phương pháp phân tích, phương pháp quy nạo Phương pháp chung nhất là phương pháp mà bất cứ ngành nào cũng phải sử dụng, hoạt động nào cũng phải sử dụng. Đó chính là những phương pháp trong triết học ở góc độ triết học thì tri thức triết học là tri thức chung nhất đó chính là phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình (hay còn gọi là phép biện chứng và phép siêu hình) Lịch sử phát triển của triết học là sự phát triển của tư duy triết học gắn liền với cuộc đấu tranh của hai phương pháp tư duy biện chứng và siêu hình. Biện chứng và siêu hình là hai mặt đối lập trong phương pháp tư duy. Chính cuộc đấu tranh lâu dài của hai phương pháp này đã góp phần quan trọng thúc đẩy tư duy triết học phát triển và được hoàn thiện dần với thắng lợi của tư duy biện chứng duy vật. Đặc trưng của phương pháp siêu hình là nhìn nhận sự vật hiện tượng, nhận thức đối tượng, nhận thức đối tượng trong trạng thái hoàn toàn không có sự vận động, biến đổi và phát triển. Bản thân mỗi sự vật là một hệ cô lập, tách rời và hoàn toàn không có sự liên hệ gì với các sự vật, hiện tượng khác trong thế giới khách quan chính vì vậy trong tác phẩm “Chống Đuyring” Ph.Angghen đã chỉ ra hạn chế của phương pháp siêu hình “chỉ thấy những sự vật cá biệt mà không thấy mối liên hệ giữa các sự vật đó, chỉ thấy sự tồn tại của các sự vật mà không thấy sự ra đời và biến đi của sự vật, chỉ thấy trạng thái tĩnh của sự vật mà không thấy trạng thái động của sự vật, chỉ thấy cây mà không thấy rừng”. Angghen nhận xét tư duy của nhà siêu hình chỉ dựa trên những phản đề tuyệt đối không thể dung hòa được, họ nói có là có, không là không. Đối với họ, một sự vật hoặc là tồn tại hoặc là không tồn tại, một hiện tượng không thể vừa là chính nó lại vừa là cái khác nó. Tóm lại, quan điểm siêu hình là quan điểm luôn xem xét sự vật trong trạng thái biệt lập, ngưng đọng, tĩnh tại với tư duy cứng nhắc. Với tư cách đó tư duy siêu hình chỉ có ý nghĩa trong những giới hạn hết sức chật hẹp, nếu vượt ra ngoài giới hạn đó, tư duy siêu hình sẽ mắc sai lầm. Đặc trưng của phương pháp biện chứng là nhận thức đối tượng trong mối liên hệ, nhận thức đối tượng trong trạng thái vận động và phát triển không ngừng. Như vậy, đối lập với phươngpháp siêu hình thì phương pháp tư duy biện chứng là tư duy linh hoạt, mềm dẻo. Nó thừa nhận trong những trường hợp cần thiết, bên cạnh cái “hoặc là hoặc là” còn có cái “vừa là vừa là” nữa. Chẳng hạn, một vật hữu hình trong một lúc vừa là nó, vừa không phải là nó, một cái tên đang bay trong mỗi lúc vừa ở vị trí A lại vừa không ở vị trí A; cái khẳng định và cái phủ định loại trừ nhau lại vừa không thể lìa nhau. Theo V.I. Lênin, phép biện chứng là “học thuyết về sự phát triển dưới h2nh thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện“. Với tư cách là một học thuyết hoàn chỉnh và sâu sắc như vậy, học thuyết này (khác với quan niệm siêu hình về sự phát triển). Xem “sự phát triển là sự thống nhất giữa các mặt đối lập (sự phân đôi của cái thống nhất thành những mặt đối lập bài trừ lẫn nhau và mối quan hệ lẫn nhau giữa các mặt đối lập ấy)” “Theo nghĩa đen, phép biện chứng” V.I.Lênin đã định nghĩa phép biện chứng là “Học thuyết vạch ra những mặt đối lập làm thế nào mà có thể và thường là (trở thành) đồng nhất tại sao lý trí con người không nên xem những mặt đối lập ấy là chết, cứng đờ, mà là sinh động, có điều kiện năng động, chuyển hóa lẫn nhau.” Như vậy, toàn bộ vấn đề của phép biện chứng là vấn đề lý giải về sự phát triển, về tính chất mâu thuẫn của tự nhiên và tư duy, về sự đấu tranh và đồng nhất (thống nhất) của các mặt đối lập,về các vấn đề gắn liền với nó (vấn đề sự thống nhất và mối quan hệ qua lại, về sự phủ định, về tính chất tiệm tiến của sự phát triển) II. CÁC TÌNH THỨC LỊCH SỬ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG Trong hoạt động của mình, dù muốn hay không, dù nhận thức được hay không nhận thức được thì con người cũng buộc phải sử dụng đến phương pháp siêu hình. Tuy nhiên như đã nói ở trên, do tính chất hạn chế của phương pháp siêu hình, nếu chỉ sử dụng đơn thuần phương pháp này thì không mang lại hiệu quả tối ưu trong hoạt động nhận thức, mà muốn phản ánh đúng hiện thực thì phải sử dụng đến phương pháp biện chứng. Nhưng biện chứng được hiểu là gì. Theo sự phát triển và hoàn thiện dần của mình thì biện chứng cũng được hiểu theo những cách thức khác nhau. Thời cổ đại, biện chứng được hiểu là nghệ thuật tranh cãi. Cứ hai người tranh cãi với nhau nếu người nào dồn được đối phương vào thế bị thì được gọi là nhà biện chứng. Biện chứng còn được hiểu theo nghĩa khác là ngụy biện. (Nguỵ là che đậy, biện là lời nói) tức là dùng ngôn ngữ hoặc lời nói của mình để che đậy bản chất của sự vật không cho người khác nhận ra. Ví dụ: Cái lưng màu đen, dùng lời nói phát biểu và chứng minh rằng nó màu trắng mà đối tượng nghe không thể bác bỏ hay phủ nhận được thì gọi là ngụy biện hay biện chứng. Thời cổ đại, ở Phương Tây có nhà ngụy biện giỏi nhất là Dênôn (khoảng 490-430 trước CN) là nhà triết học thuộc trường phái Elê. Ong có rất nhiều cách ngụy biện mà ông gọi là các “nghịch lý” chẳng hạn như “sự lưỡng phân”, “Asin và con rùa”, “mũi tên”, “sân vận động” Ong có thể chứng minh A = 2, chứng minh vận độnglà đứng im Ví dụ, một mũi tên muốn bay từ A đến B thì nó phải đi qua điểm giữa của A và B là C, muốn đi đến điểm C thì phải đi qua điểm giữa của A và C là D; và muốn đi đến điểm D thì phải đi qua điểm giữa của A và D là E Cứ như thế, Dênôn cho rằng phải đi qua điểm giữa giữa hai điểm là vô hạn, mà vô hạn thì không vật nào có thể bay qua được, vì nếu đi qua được thì đã là hữu hạn rồi. Do đó, vật đứng im mãi mãi không chuyển động gì hết. Tiếp sau đó, biện chứng còn được hiểu là hùng biện, không xuyên tạc tri thức, không xuyên tạc sự thật mà bằng tri thức thực có, khả năng tự có chinh phục người khác bằng lời nói diễn đạt của mình. Như vậy, các nhà triết học Hi Lạp cổ đại hiểu phép biện chứng như là nghệ thuật tiến hành đàm thoại, tranh luận triết học để sao cho có thể thông qua sự xung đột giữa các ý kiến trái ngược nhau mà phát hiện ra chân lý hay nói cách khác đó là nghệ thuật phát hiện và phát minh chân lý. Cùng với quá trình phát triển của mình, phép biện chứng theo nghĩa này cũng đã trở thành phương pháp nghiên cứu các vấn đề khoa học trong đó có cả các vấn đề triết học. * Từ thời Hêghen trở đi, biện chứng được hiểu là phương pháp. Đó là phương pháp nhận thức sự vật, hiện tượng, nhận thức đối tượng trong trạng thái vận động và phát triển. Như vậy, nếu hiểu biện chứng là phương pháp như vậy thì cho đến nay, khi mà biện chứng đã trở thành phương pháp tư duy, khoa học để nhận thức thế giới trên cơ sở một thế giới quan khoa học thì nó có 3 hình thức sau: Biện chứng tự phát (thời cổ đại) Biện chứng duy tâm Biện chứng duy vật BIỆN CHỨNG TỰ PHÁT (THỜI CỔ ĐẠI) Hình thức thứ nhất của phép biện chứng được thể hiện trong triết học thời cổ đại. Những quan niệm và tư tưởng biện chứng đã chiếm một vị trí đáng kể trong thế giới quan triết học của người Hylạp cổ đại. Về thực chất, những quan niệm và tư tưởng biện chứng đó đã xuất hiện cùng với triết học. Phép biện chứng tự phát đã xuất hiện, ngay từ khi triết học cổ đại ra đời, như Ph. Anghen đã khẳng định: “Những nhà triết học cổ đại đều là những nhà biện chứng bẩm sinh” Biểu hiện của phép biện chứng thời cổ đại có thể lấy ngay trong tư tưởng triết học của các nhà triết học Phương Tây lẫn phương Đông. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp biện chứng để giải thích cũng như nhận thức thế giới ở thời kỳ này chỉ mới mang tính tự phát chứ chua đạt đến trình độ tự giác. Nhà triết học phương Tây đầu tiên có thể nói đến là Talét (khoảng 624 –547 trước CN). Ong đã đồng nhất thế giới này với một vật thể cụ thể là nước. Ong cho rằng yếu tố đầu tiên tạo nên thế giới, bản nguyên của thế giới là nước: “Thế giới này không gì khác nước, vạn vật đều bồng bền trên nước”, những thứ trên thế giới đều do sự chuyển hóa của nước mà thành, và khi phân hủy lại biến thành nước. Theo Talet, vật chất (nước) tồn tại vĩnh viễn, còn mọi vật do nó tạo ra thì biến đổi không ngừng, sinh ra và chết đi. Toàn bộ thế giới là một chỉnh thể thống nhất, trong đó mọi vật biến đổi không ngừng mà nướccc là nền tảng. Như vậy, quan niệm triết học của Talet giải thích và nhận thức thế giới tuy mang tính mộc mạc thô sơ, là kết quả của sự quan sát trực tiếp chưa có sự hiện diện của ý thức và tư duy nhưng đã chứa đựng những mầm mống của yếu tố biện chứng, tự phát. Nhà biện chứng tiêu biểu của phương Tây thời này có thể nói đến là Hêraclit (khoảng 540 –480 trước CN) ông cho rằng bản nguyên của thế giới này là lửa, nó là cơ sở duy nhất và phổ biến của tất cả mọi sự vật hiện tượng tự nhiên. Hêraclit cho rằng thế giới này vạn vật là ngọn lửa lung linh lúc bùng cháy, lúc tắt đi, lửa biến thành vạn vật rồi vạn vật laị quay về với lửa như con người đem vàng để lấy hàng hóa và ngược lại. Như vậy, phép biện chứng của Hêraclit tuy chưa được trình bày dưới dạng một hệ thống các luận điểm khoa học nhưng hầu như các luận điểm cốt lõi của phép biện chứng đã được ông đề cập đến. Theo Heraclit vật chất là vận động vĩnh viễn, không có sự vật hiện tượng nào của thế giới đứng im tuyệt đối mà trái lại, tất cả đều trong trạng thái biến đổi và chuyển hóa thành cái khác, và ngược lại “chúng ta không thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông”, “ngay cả mặt trời cũng mỗi ngày một mới”. Các mâu thuẩn trong sự vật hiện tượng là sự tồn tại Phổ biến. Điều đó thể hiện trong những phỏng đoán của ông về vai trò của các mặt đối lập trong sự biến đổi phổ biến của tự nhiên, về “sự trao đổi của các mặt đối lập”. Sự vận động, phát triển không ngừng của thế giới do quy luật khách quan (ông cụ là Logos) quy định Logos. Khách quan là trật tự khách quan của mọi cái đang diễn ra trong vũ trụ, còn Logos chủ quan là từ ngữ, lời nói, học thuyết, suy nghĩ của con ngừơi. Lý luận nhận thức của Hêraclit mang tính duy vật và biện chứng sơ khai nhưng về cơ bản là đúng đắn . Marx và Ph.Anghen đã đánh giá một cách đúng đắn giá trị thuyết học của Hêraclit coi ông là đại biểu xuất sắc của phép biện chứng Hy Lạp. Tư tưởng biện chứng thời cổ đại đó còn có thấy ở nhiều triết gia khác như Đêmôcrit (Khoảng 460-370 trước CN), Xôcrat (Khoảng 469-399 trước CN) Đêmôcrit đã xây dựng lý thuyết về vũ trụ học, thuyết này được xây dựng trên cơ sở lý luận nguyên tử về cấu tạo của vật chất thấm nhuần tinh thần biện chứng tự phát. Ở phương Đông, tư tưởng biện chứng thời cổ đại có thể tìm thấy trong thuyết Ngũ Hành và Thuyết Am Dương của người Trung Quốc. Theo thuyết Ngũ hành thì có 5 yếu tố hay 5 hành chất đầu tiên của vũ trụ gồm : kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Tất cả vũ trụ, vạn vật đều do 5 khí ấy mà biến hóa ra. Các yếu tố của Ngũ hành không tồn tại tĩnh bị động mà chúng là những yếu tố hoạt động (hành), liên hệ, tương tác, thâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau. Các âm dương gia đã chia sự tác động lẫn nhau của Ngũ hành thành hai quá trình mâu thuẩn, thống nhất nhau là: tương sinh, tương khắc. “Ngũ hành tương sinh” là quá trình các yếu tố tác động, chuyển hóa lẫn nhau tạo ra sự biến chuyển liên hoàn trong vũ trụ, vạn vật. “Ngũ hành tương khắc” là quá trình các yếu tố trong ngũ hành đối lập, tạo ra sự ràng buộc, chế ước lẫn nhau giữa chúng. Đối với các vấn đề xã hội, thuyết này cho rằng quá trình lịch sử loài người cũng bị 5 thế lực này chi phối và tuân theo sự biến đổi của Ngũ hành Trái với thuyết Ngũ hành chủ yếu đi giải thích vũ trụ thì thuyết Am dương đi sâu vào lý giải nguồn gốc và sự biến đỗi của vạn vật trong thế giới. Thuyết này cho rằng, nguồn gốc biến hóa của mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ là sự liên hệ, tác động giữa hai thế lực “âm” ”dương” trong thái cực “Âm” “dương” được coi là hai thế lực cơ bản trong vũ trụ biểu thị và chi phối vạn vật trong thế giới, từ tự nhiên đến xã hội; từ nhỏ đến lớn; từ đơn giản đến phức tạp trong thái cực “âm”, “dương” là hai thế lực, hai mặt hòan toàn đồng đẳng với nhau, vừa đối lập nhau, đun đẩy nhau và chế ước liên hệ, tương tác nhau. Có mặt “âm” mới có mặt “dương”, trong “âm” có “dương” và ngược lại trong “dương” có “âm”. Chính sự liên hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa hai mặt là “âm” và “dương” trong một thể thống nhất là thái cực đã tạo nên trời đất, bốn mùa, các yếu tố cơ bản của vạn vật và làm nảy sinh ra vạn vật trong thế giới khiến cho sự vật hiện tượng vận động, biến hóa không ngừng. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM Đây là hình thức thứ hai của phép biện chứng, được thể hiện trong tư tưởng triết học của Hêghen (1770-1831) ông là một nhà biện chứng lỗi lạc người Đức, hạt nhân biện chứng trong triết học của ông sau này đã được Marx và Ph.Anghen tiếp thu có chọn lọc để xây dựng thành phép biện chứng duy vật. Công lao lịch sử to lớn của Hêghen là đã nâng phép biện chứng từ tự phát lên trình độ tự giác, từ tản mạn , rời rạc lên thành hệ thống lý luận chặt chẽ xong lại được đặt trên cơ sở duy tâm, thần thánh nên không thể trở thành học thuyết khoa học. Chính vì vậy, Marx đã ví học thuyết của Hêghen như cái thau chứa nước ối của người đàn bà đẻ mà trong đó có chứa đứa bé Hêghen đã xây dựng một hệ thống triết học hết sức đồ sộ gồm 3 bộ phận:  Khoa học Logich (hay Logic học): tìm hiểu các quy luật của tư duy  Triết học tự nhiên: tìm hiểu các sự vật, hiện tượng, các quá trình tự nhiên dưới hình thức duy tâm  Triết học tinh thần: tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên, cá lĩnh vực của đời sống xã hội, trình bày lịch sử của con người và sự tự nhận thức của con người Hêghen là người tìm hiểu các quy luật về con người, về tự nhiên và xã hội nhưng theo trật tự của một nhà duy tâm, cho rằng việc tìm hiểu các quy luật tư duy là cơ sở để tìm hiểu các quy luật của tự nhiên và xã hội theo Hêghen, chính tư duy con người th