Tiểu luận Thực trạng và đề xuất một số biện pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp cổ phần trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

1. Khái niệm: Thanh tra là sự xem xét, đánh giá và xử lý việc thực hiện pháp luật của tổ chức, cá nhân do tổ chức, người có thẩm quyền thực hiện theo trình tự pháp luật quy định nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp và tổ chức, cá nhân khác. 2. Mục đích của thanh tra: Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

doc13 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 5344 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thực trạng và đề xuất một số biện pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp cổ phần trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tiểu luận môn thanh tra và kiểm toán môi trường CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG I. Khái quát chung về thanh tra: 1. Khái niệm: Thanh tra là sự xem xét, đánh giá và xử lý việc thực hiện pháp luật của tổ chức, cá nhân do tổ chức, người có thẩm quyền thực hiện theo trình tự pháp luật quy định nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp và tổ chức, cá nhân khác. 2. Mục đích của thanh tra: Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 3. Nguyên tắc của hoạt động thanh tra: Để công tác thanh tra đạt hiệu quả cao, cần đảm bảo những nguyên tắc sau: - Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời. - Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra. - Không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. II.Tổng quan về doanh nghiệp cổ phần. 1. Khái niệm: Doanh nghiệp cổ phần là doanh nghiệp trong đó các cổ đông góp vồn kinh doanh và chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp của mình trên cơ sở tự nguyện để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh để thu lợi nhuận. 2. Vai trò của doanh nghiệp cổ phần đối với nền kinh tế quốc dân: Doanh nghiệp cổ phần có vai trò quan trọng đối với việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Cụ thể là: Thứ nhất, Doanh nghiệp cổ phần góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng của đồng vốn. Doanh nghiệp cổ phần thông qua việc gọi vốn qua thị trường chứng khoán đã rút ngắn được khoảng cách giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Thứ hai, Doanh nghiệp cổ phần cho phép xác nhận quyền sở hữu về tài sản của người chủ sở hữu và xác định rõ vốn của mỗi người thông qua số lượng cổ phần mà cổ đông nắm giữ. Thứ ba, Doanh nghiệp cổ phần có khả năng phối hợp các lực lượng kinh tế khác nhau, duy trì được mối quan hệ kinh tế giữa các thành viên. Các thành viên này cùng tồn tại và phát huy những thế mạnh riêng do đó làm giảm đến mức thấp nhất sự ngưng trệ của các nguồn vốn và sự đổ vỡ, sự gián đoạn của các hoạt động kinh doanh. Thứ tư, Doanh nghiệp cổ phần là hình thức liên doanh tốt nhất để tranh thủ sự tham gia đầu tư của nước ngoài. Nước ta đang trong quá trình chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, việc áp dụng phương thức quản lý theo doanh nghiệp cổ phần chắc chắn sẽ nâng cao hơn hiệu quả kinh tế về các mặt của nền kinh tế quốc dân. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA. I. Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp cổ phần trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. 1. Một vài nét về chính sách bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa: Thanh Hóa là tỉnh có đối tượng hưởng chính sách bảo hiểm xã hội lớn so với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, bảo hiểm xã hội Việt Nam, cán bộ công chức bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách bảo hiểm xã hội đạt được những kết quả đáng khích lệ. Đó là: Đến 31/5/2012, toàn tỉnh có 204.547 người tham gia bảo hiểm xã hội, tăng 2,7% so với đầu năm; số thu bảo hiểm xã hội đạt 904 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ năm 2011; công tác giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động được thực hiện đầy đủ, kịp thời và chính xác; công tác chi trả tiền lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội được thực hiện kịp thời, đầy đủ và an toàn với số tiền đã chi trong 5 tháng đầu năm 2012 là gần 2.000 tỷ đồng; công tác cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động đạt 99,2% … Song, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác triển khai thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế. Tình trạng trốn, nợ đọng bảo hiểm xã hội của người lao động tại các công ty, doanh nghiệp vẫn tiếp diễn nhiều và trở nên phổ biến. Theo số liệu thống kê, hiện nay tỉnh Thanh Hóa có hơn 6.000 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho 171.751 lao động. Tình trạng trốn, đóng không đúng, không đủ và nợ đọng tiền bảo hiểm xã hội naỳ đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của hàng nghìn lao động, gây thất thoát quỹ bảo hiểm xã hội. 2. Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp cổ phần trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. 2.1.Xây dựng lực lượng: Trước thực tế đang diễn ra, để chấn chỉnh tình hình, Thanh tra Chính phủ và Thanh tra tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn Thanh Hóa về việc chấp hành Luật BHXH. Mới đây, ngày 18/3/2011, Văn phòng UBND tỉnh đã có công Văn số 1446/UBND-NC thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thanh tra một số đơn vị sử dụng lao động vi phạm Luật Bảo hiểm xã hội. Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định thành lập hai đoàn thanh tra liên ngành để thanh tra việc thực hiện quy định của pháp luật về lao động và BHXH tại một số doanh nghiệp cổ phần trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Đoàn thanh tra số 1 do ông Lê Quang Tích, Phó giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội làm trưởng đoàn. Đoàn thanh tra số 2 do ông Lê Đức Huấn, Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh thanh hóa làm trưởng đoàn. Cả 2 đoàn thanh tra đã tiến hành thanh tra 16 đơn vị có số nợ BHXH lớn, thời gian nợ đọng BHXH kéo dài để có biện pháp xử lí kịp thời nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động góp phần thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về BHXH. 2.2. Tiến hành thanh tra: Khi bắt đầu thực hiện quá trình thanh tra, hai đoàn gặp rất nhiều khó khăn. Bởi một mặt, công việc này mang tính chất kiêm nhiệm, ngoài việc thực hiện công việc chuyên môn, các thành viên trong đoàn thanh tra còn được bổ sung, điều động công việc theo chức năng. Do đó, việc phối hợp để có đủ thành phần tiến hành kiểm tra không phải lúc nào cũng thuận lợi. Mặt khác, các đối tượng bị thanh tra lại thiếu tinh thần hợp tác cũng gây không ít khó khăn trong việc xử lý vi phạm. Tuy vậy, hai đoàn thanh tra vẫn làm việc với thái độ tích cực và thu được một số kết quả nhất định. 2.3. Kết quả của công tác thanh tra: 2.3.1. Những mặt đạt được: Qua thanh tra, phát hiện nhiều sai phạm phổ biến, các doanh nghiệp cổ phần tham gia đóng BHXH, chủ sử dụng lao động đã chiếm dụng tiền đóng BHXH của người lao động. Tính đến hết quý I-2012, đoàn thanh tra xác định tỉnh Thanh Hóa có hơn 7.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, nhưng chỉ có 1.947 doanh nghiệp tham gia đóng BHXH cho người lao động (chiếm 26%). Trong số 1.947 doanh nghiệp tham gia đóng BHXH có 655 đơn vị đóng không đúng, không đủ và nợ đọng tiền BHXH của người lao động trong thời gian dài với tổng số tiền hơn 76 tỷ đồng. Trong đó có 515 doanh nghiệp cổ phần nợ đóng BHXH với hơn 60 tỷ đồng, còn lại là doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thanh tra công tác thu BHXH, hầu hết các doanh nghiệp cổ phần đều có đông công nhân, lao động làm việc nên số tiền đóng BHXH được trích từ 7% mức lương đóng BHXH của người lao động, do đó doanh nghiệp chiếm dụng số tiền đóng BHXH cho người lao động lên tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng/tháng để đầu tư sản xuất, kinh doanh, sinh lợi nhuận – trong bối cảnh nguồn vốn vay bị hạn chế. Khi bị ngành BHXH nhắc nhở thì doanh nghiệp khất lần, trì hoãn, thậm chí đối phó bằng nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể một số doanh nghiệp: Tính đến tháng 4 – 2011, đoàn thanh tra đã phối hợp với bảo hiểm xã hội huyện Thọ Xuân tiến hành kiểm tra, thanh tra. Qua thanh tra phát hiện Công ty Cổ phần Xây dựng Thủy lợi Giao thông Lam Kinh đã không đóng BHXH cho 38 lao động với số tiền trên 422 triệu đồng, tương đương với 17 tháng nợ đọng. Tuy đoàn thanh tra đã thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở nhưng công ty này vẫn không thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, cố tình chây ỳ. Tháng 12/2011, Bảo hiểm Xã hội huyện Thọ Xuân đã làm hồ sơ khởi kiện công ty này ra toà để bảo vệ quyền lợi BHXH cho người lao động. Công ty Cổ phần Xây dựng Thủy lợi Giao thông Lam Kinh phải hoàn trả toàn bộ số tiền nợ BHXH cho Bảo hiểm Xã hội huyện Thọ Xuân (trên 422 triệu đồng), đồng thời nộp án phí 20 triệu đồng. Bên cạnh đó, Đoàn thanh tra cũng tiến hành thanh tra toàn diện, xem xét sai phạm để lập hồ sơ truy cứu trách nhiệm đối với chủ sử dụng lao động tại Tổng Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Hưng Đô (Thiệu Hóa), đã nhiều lần không hợp tác làm việc với đoàn thanh tra liên ngành, có hai công ty thành viên và Trường dạy nghề, nhưng mới tham gia BHXH cho 10 lao động và nợ kéo dài hơn 49 tháng. Dù gặp nhiều khó khăn trong quá trình thanh tra nhưng đoàn vẫn tiếp tục thanh tra kiểm tra và phát hiện được 8 doanh nghiệp nợ BHXH, trong đó có 7 doanh nghiệp cổ phần. Các doanh nghiệp đều nợ số tiền lớn - trên 1 tỷ đồng và đều nhận quyết định xử phạt hành chính với số tiền hơn 125 triệu đồng. Cụ thể: 1.Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thủy Hoàng Long Vinashin (nợ 21 tháng, hơn 1,6 tỷ đồng) 2.Công ty cổ phần Khai khoáng - Luyện kim Thanh Hà (nợ 28,5 tháng, hơn 1,5 tỷ đồng) 3.Công ty cổ phần Viglacera Bỉm Sơn (nợ 16,2 tháng, 2,875 tỷ đồng) 4.Công ty cổ phần Licogi 15 (nợ 24,2 tháng, hơn 3 tỷ đồng) 5.Công ty cổ phần Xây dựng K2 (nợ 11,26 tháng, gần 3 tỷ đồng) 6.Công ty cổ phần Xây dựng số 3 Thanh Hóa (nợ 13 tháng, gần 1,5 tỷ đồng) 7.Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thủy Thanh Hóa (nợ 28,5 tháng, hơn 3,8 tỷ đồng) 8.Công ty TNHH 1 thành viên Xây dựng công trình giao thông 892 (nợ 23 tháng, hơn 1,6 tỷ đồng). Việc các doanh nghiệp cổ phần trốn, nợ đọng BHXH của người lao động đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động. Đã có khá nhiều lao động bị mất quyền được hưởng (hoặc chậm được hưởng) các chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động... do chủ sử dụng lao động không đóng BHXH cho họ. 2.3.2. Những mặt hạn chế: Trên thực tế thời gian qua đoàn thanh tra, kiểm tra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hoạt động rất chủ động và tích cực, phát hiện và xử lí các đối tượng vi phạm pháp luật BHXH. Tuy nhiên, công tác thanh tra kiểm tra vẫn chưa phát hiện và giải quyết được triệt để tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH. Một số doanh nghiệp cổ phần sau khởi kiện đã cam kết đóng tiền nợ BHXH của người lao động cho cơ quan BHXH, nhưng chuyển biến này chưa thực sự tích cực vì doanh nghiệp trả nợ cũ nhưng lại nợ mới. Chỉ riêng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp cổ phần nợ BHXH kéo dài với tổng số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng. Bỉm Sơn, Quảng Xương, Hoằng Hóa, Như Xuân, Thọ Xuân …cũng là những địa phương có nhiều doanh nghiệp cổ phần nợ BHXH với số lượng lớn, kéo dài. Hàng nghìn người lao động vẫn không được hưởng quyền được tham gia BHXH do các chủ doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật. II. Nguyên nhân của những vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội: 1. Nguyên nhân từ công tác thanh tra: Một mặt, do lực lượng thanh tra còn thưa thớt, thường là theo đợt và số lượng các đoàn thanh tra, kiểm tra thường ít bởi vậy doanh nghiệp dễ đối phó hơn mặt khác tỉ lệ thanh tra kiểm tra ít cũng chậm phát hiện được các doanh nghiệp vi phạm hoặc khi phát hiện ra thì thành nợ khó đòi. Mặt khác, các cán bộ thanh tra đôi khi cả nể, chưa dứt khoát, còn nương tay với một số doanh nghiệp vi phạm. Đó là chưa kể tới những cán bộ thanh tra vì tư lợi mà nhận phong bì của doanh nghiệp. Hiện tượng này dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp dù có vi phạm cũng không sợ vì đã có biện pháp để giải quyết. 2. Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp: Việc vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội có thể xem là một cách chiếm dụng vốn hợp lý và dễ nhất mà các doanh nghiệp trên đang tận dụng triệt để. Mặc dù biết trốn đóng BHXH là vi phạm pháp luật, song vì lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp đã không thực hiện, tìm mọi cách bao biện trốn đóng, nợ đọng và chậm đóng. Trong khi đó, không ít doanh nghiệp có năng lực tài chính, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tham gia hoạt động xã hội từ thiện với số tiền lớn, được khen tặng, vinh danh các danh hiệu… nhưng lại không quan tâm đến quyền lợi BHXH cho người lao động, chiếm dụng tiền đóng BHXH của người lao động sử dụng vào mục đích khác. Ví dụ: Một doanh nghiệp chỉ cần trốn đóng BHXH một tháng cho 210 lao động, lương bình quân khoảng 2 triệu/ người đồng thì họ đã bớt được trên 200 triệu đồng, một năm trốn đóng BHXH họ đã bỏ ra được khoảng 2,4 tỉ đồng, một số tiền không nhỏ. 3. Nguyên nhân từ phía người lao động: Để xảy ra tình trạng trên, một phần có thể là do tâm lý lo ngại khi đòi quyền lợi được tham gia bảo hiểm xã hội sẽ bị chủ doanh nghiệp sa thải, hoặc do người lao động ở các doanh nghiệp thiếu hiểu biết về pháp luật, cụ thể là Luật Lao động, Luật Công đoàn, nên chưa ý thức được trách nhiệm, quyền lợi khi tham gia đóng BHXH; ... do đó, người lao động ít quan tâm đến việc doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm đối với mình. Phần lớn người lao động chỉ quan tâm đến quyền lợi trước mắt là tiền lương, ăn ca, xăng xe... Những vấn đề liên quan đến quyền lợi lâu dài chưa được công nhân, lao động tại các doanh nghiệp ý thức rõ ràng. 4. Nguyên nhân từ quy định của pháp luật : Theo quy định của Luật BHXH ban hành ngày 29/6/2006, đối với việc vi phạm Luật BHXH, thì doanh nghiệp vi phạm mỗi lần chỉ bị phạt tối đa không quá 30 triệu đồng (đối với mỗi cấp được ra quyết định xử phạt). Khoản phạt này chưa đủ lớn để mang tính răn đe. Hơn nữa, luật pháp nước ta cũng chưa quy định vì nợ đóng BHXH mà doanh nghiệp bị đình chỉ hoạt động, mặc dù đã nhiều lần thành lập các đoàn thanh tra liên ngành (BHXH, Liên đoàn Lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội...) kiểm tra việc thực hiện đóng BHXH cho người lao động tại các doanh nghiệp; đoàn đã đề xuất với tỉnh thực trạng và tham mưu một số giải pháp tháo gỡ khó khăn nhưng kết quả thực hiện chưa quyết liệt. CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA. I. Biện pháp 1. Đối với công tác thanh tra. Trước hết, tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra tới từng đơn vị, doanh nghiệp. Giải pháp này nhằm phát hiện kịp thời các đơn vị, doanh nghiệp trốn đóng, chậm đóng, nợ đọng và mới thành lập chưa tham gia BHXH cho người lao động để có tác động kịp thời hạn chế tối đa hiện tượng trên. Tuy nhiên, để biện pháp này mang lại hiệu quả cao cần có sự phối hợp chặt chẽ với BHXH tỉnh xây dựng quy trình thanh tra, kiểm tra các đơn vị sử dụng lao động vi phạm pháp luật cụ thể, sau đó tổng hợp báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra các đơn vị sử dụng lao động vi phạm pháp luật. Sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành là thực sự cần thiết. Khi sự phối hợp của các bên nhịp nhàng thì có thể hạn chế được những tồn tại và phát huy được năng lực công tác. Tăng cường hiệu quả hoạt động thanh tra bằng cách cán bộ thanh tra làm tốt hơn nữa vai trò tham mưu, giúp UBND cùng cấp thực hiện tốt công tác khảo sát, lập kế hoạch thanh tra; bảo đảm hoạt động thanh tra, kiểm tra toàn diện nhưng không bị chồng chéo; mục đích của hoạt động này là tạo điều kiện cho các cơ quan tổ chức và doanh nghiệp hoạt động và phát triển theo đúng hướng, đúng pháp luật. Khi tiến hành thanh tra, kiểm tra phải lấy pháp luật làm căn cứ để đánh giá tính hợp kiến, hợp pháp, đồng thời phải có quan điểm lịch sử, cụ thể, trên cơ sở tình hình thực tế ở tỉnh mà đánh giá đúng mức tính hợp lý trong hoạt động của đối tượng thanh tra, kiểm tra. Kết luận thanh tra, kiểm tra phải thật cụ thể, chính xác, bảo đảm cả tính hợp pháp, hợp lý và có căn cứ thực hiện. Tiếp đến, tập trung xây dựng ngành Thanh tra trong sạch, vững mạnh. Hơn lúc nào hết, ngành Thanh tra phải thật sự trong sạch, vững mạnh. Nâng cao chất lượng thanh tra, kiểm tra kiện toàn và nâng cao chất lượng của cán bộ thanh tra kiểm tra về BHXH. Cán bộ thanh tra phải là lực lượng trung thành, tận tụy, gương mẫu, liêm khiết. Cần chọn lọc những người đủ đức đủ tài để làm công tác thanh tra kiểm tra. Xử lí nghiêm minh những trường hợp cán bộ thanh tra nhận hối lộ của doanh nghiệp. Làm cho đội ngũ cán bộ thanh tra đủ mạnh để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình là phát hiện kịp thời các đơn vị vi phạm pháp luật BHXH. Hơn nữa, do lực lượng thanh tra mỏng, thưa thớt nên các doanh nghiệp có thể đối phó dễ dàng. Vì vậy, trong thời gian tới không nên chỉ thành lập 2 đoàn thanh tra liên ngành như hiện nay mà phải thành lập thêm một số đoàn thanh tra liên ngành tương tự để thực hiện công việc hiệu quả hơn. Thường xuyên tổ chức thanh tra kiểm tra tới từng đơn vị lao động kể cả đơn vị lao động vừa và nhỏ vì chính các đơn vị lao động đó lại là đối tượng trốn đóng BHXH nhiều nhất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chiếm khoảng 47% trong tổng số các doanh nghiệp trốn đóng BHXH trên địa bàn tỉnh. 2. Đối với doanh nghiệp Cơ quan BHXH các cấp cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền để giúp các doanh nghiệp hiểu rõ được quy định của pháp luật về BHXH cũng như những lợi ích đạt được khi tham gia đóng BHXH đầy đủ cho người lao động. Các doanh nghiệp cần nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Đoàn thanh tra về việc thực hiện BHXH. Bên cạnh đó, phối hợp tích cực và tạo điều kiện thuận lợi khi có các đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên tới kiểm tra. 3. Đối với người lao động: Hầu hết chủ các doanh nghiệp chưa thực sự coi trọng người lao động mà chỉ quan tâm đến lợi nhuận kinh doanh. Chính vì thế, người lao động cần phải tự nâng cao hiểu biết về quyền lợi và nghĩa vụ đóng BHXH của mình đồng thời các cấp chính quyền và tổ chức đoàn thể các cấp nhất là tổ chức Công đoàn, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, cơ quan BHXH các cấp cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền để giúp người lao động hiểu rõ được quy định của pháp luật về vấn đề BHXH. 4. Đối với quy định của pháp luật: Cần có chế tài mạnh hơn để xử lí vi phạm pháp luật BHXH, xử lí những đơn vị trốn đóng, chậm đóng, nợ đọng BHXH. Cụ thể: Nâng cao mức tiền phạt. Trên thực tế mỗi lần vi phạm pháp luật BHXH doanh nghiệp chỉ bị phạt tối đa không quá 30 triệu đồng. Số tiền nộp phạt này không quá lớn so với một doanh nghiệp hoạt động bình thường, họ sẵn sàng nộp phạt và không đóng BHXH. Vì vậy cần nâng cao mức tiền phạt để tạo áp lực và mang tính răn đe các doanh nghiệp vi phạm. Nâng cao mức lãi chậm đóng, nợ đóng BHXH. Theo quy định của pháp luật, mức phạt doanh nghiệp quá nhẹ, lãi nợ đọng tiền BHXH được tính tại thời điểm này là 14,2%/năm bằng 70% lãi suất doanh nghiệp vay ngân hàng. Vì vậy, việc nâng cao mức lãi chậm đóng, nợ đóng BHXH sẽ góp phần hạn chế thực trạng nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động. Kiện doanh nghiệp ra tòa nếu mức vi phạm nặng và vi phạm nhiều lần. Hàng quý, thống kê danh sách doanh nghiệp và số nợ chuyển ngành chức năng theo dõi và có kế hoạch thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Những doanh nghiệp cố tình không khắc phục, cơ quan BHXH làm hồ sơ khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền sau khi có Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND tỉnh. Đây có thể coi là biện pháp mạnh nhất và khiến doanh nghiệp sợ nhất vì khi doanh nghiệp bị khởi kiện ra tòa tất nhiên sẽ ảnh hưởng tới uy tín, thương hiệu, sản xuất kinh doanh. II. Kiến nghị: Để góp phần hoàn thiện công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa em xin có một số kiến nghị sau: Kỉ luật n
Tài liệu liên quan