Tiểu luận Triết học Quan điểm toàn diện của triết học Mác - Lênin

Trong sự tồn tại của thế giới quanh ta, mọi sự vật và hiện tượng đều có mối liên hệ và tác động qua lại với nhau chứ không tách rời nhau, cô lập nhau. Như chúng ta đã biết “ Quan điểm toàn diện” là quan điểm được rút ra từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Muốn nhận thức hoặc hoạt động thực tiễn đúng về đối tượng nào đó phải tính đến những mối liên hệ trong sự tồn tại của đối tượng, đề phòng khắc phục quan điểm phiến diện Mối liên hệ giữa các sự vật , hiện tượng là mối liên hệ của bản thân thế giới vật chất, không do bất cứ ai quy định và tồn tại độc lập với ý thức. Trên thế giới này có rất nhiều mối liên hệ chẳng hạn như mối liên hệ giữa sự vật và hiện tượng vật chất, giữa cái vật chất và cái tinh thần. Các mối liên hệ đều là sự phản ánh những tác động qua lại, phản ánh sự quy định lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng của thế giới khách quan. Không chỉ có vậy, các mối liên hệ còn có tính nhiều vẻ ( đa dạng) + Mối liên hệ bên trong và bên ngoài + Mối liên hệ cơ bản và không cơ bản + Mối liên hệ chủ yếu và thứ yếu + Mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp Ở thế giới của các mối liên hệ, mối liên hệ bên ngoài tức là sự tác động lẫn nhau giữa các sự vật, mối liên hệ bên trong tức là sự tác động qua lại lẫn nhau của các mặt, các yếu tố, các bộ phận bên trong của sự vật. Có mối liên hệ cơ bản thuộc về bản chất của sự vật, đóng vai trò quyết định, còn mối liên hệ không cơ bản chỉ đóng vai trò phụ thuộc, không quan trọng. Đôi khi lại có mối liên hệ chủ yếu hoặc thứ yếu. ở đó còn có mối liên hệ trực tiếp giữa hai hoặc nhiều sự vật và hiện tượng, có mối liên hệ gián tiếp trong đó có các sự vật và hiện tượng tác động lẫn nhau thông qua nhiều khâu trung gian. Khi nghiên cứu hiện tượng khách quan, chúng ta có thể phân chia các mối liên hệ ra thành từng loại như trên tuỳ theo tính chất đơn giản hay phức tạp, phạm vi rộng hay hẹp, vai trò trực tiếp hay gián tiếp, nghiên cứu sâu hay sơ qua . Phân chia các mối liên hệ phải phụ thuộc vào việc nghiên cứu cụ thể trong sự biến đổi và phát triển của chúng. Hay nói khác đi, khi xem xét sự vật thì phải có quan điểm toàn diện tức là nhìn nhận sự việc, vấn đề ở mọi góc cạnh, mọi phương diện. Theo Lê _ Nin “Muốn thực sự hiểu được sự vật cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mối quan hệ và quan hệ gián tiếp của sự vật đó”. Chúng ta không thể làm được điều đó một cách hoàn toàn đầy đủ, nhưng sự vật cần thiết phải xét đến tất cả mọi mặt sẽ đề phòng cho chúng ta khỏi phạm phải sai lầm và cứng nhắc” ( Lê Nin toàn tập – NXB tiến bộ) Khi xem xét sự vật hiện tượng thì luôn phải chú ý đến quan điểm toàn diện tức là khi xem xét sự vật, hiện tượng phải nghiên cứu mọi mối liên hệ và sự tác động qua lại giữa chúng, sự tác động qua lại của các yếu tố, kể cả khâu trung gian, gián tiếp cấu thành sự vật đó, phải đặt nó trong một không gian, thời gian cụ thể, nghiên cứu quá trình phát triển từ quá khứ, hiện tại và dự đoán cho tương lai. Thế nhưng xem xét toàn diện không có nghĩa là xem xét tràn lan mà phải xem xét từng yếu tố cụ thể nhưng có tính chọn lọc. Có như thế chúng ta mới thực sự nắm được bản chất của sự vật. Và cả khi nghiên cứu xã hội thì cũng rất cần đến quan điểm toàn diện vì các mối quan hệ trong xã hội không cô lập nhau, tách rời nhau mà trái lại chúng đan xen tác động qua lại với nhau . Tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp cũng là một vấn đề xã hội mà nguyên nhân gây ra là tập hợp của nhiều yếu tố tác động ảnh hưởng đến nhau. Chính vì vậy, trong bài tiểu luận này em sẽ dùng quan điểm toàn diện của triết học Mác – Lê Nin để phân tích tình trạng này. II . Thực trạng về sự thất nghiệp của sinh viên sau khi thất nghiệp ra trường Từ khi đất nước ta có chính sách mở cửa giao lưu hợp tác với các nước trong khu vực cũng như các nước trên thế giới, kinh tế chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần tự do cạnh tranh phát triển đã phát huy rất nhiều mặt tích cực. Mặt tích cực đáng chú ý là sự cố gắng vươn lên của lớp thanh niên mới để có thể đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của công việc.Sự mở rộng phát triển kinh tế thị trường thực sự đã mang lại những cơ hội việc làm cho sinh viên có khả năng, có năng lực, linh hoạt. Nhưng không phải mọi sinh viên ra trường đều có việc làm và đây là một vấn đề đang được quan tâm của xã hội. Căn cứ vào điều tra mới nhất của bộ GD- ĐT thì “năm 2000 cả nước có 126 trường đại học, cao đẳng với hơn 73000 sinh viên chính qui tốt nghiệp thì đến năm học 2001-2003 đã có 157 trường đại học, cao đẳng với gần 12200 sinh viên ra trường(nguồn tin trên mạng Internet). Kết quả cho thấy tỷ lệ chung của sinh viên có việc làm sau khi ra trường hiện nay là 72,47%, trong đó khối kĩ thuật công nghiệp chiếm 79,43% nông lâm ngư chiếm 71,55%, kinh tế luật chiếm 74,8%, sư phạm chiếm 81,5%(báo tiền phong số 115 ra ngày 24-3-2002). Và theo số liệu mới của viện kinh tế phát triển thì sinh viên khối kinh tế ra trường năm 2002 thất nghiệp 87% hoặc làm việc trái nghề. Bên cạnh những sinh viên có đủ những yêu cầu mà nhà tuyển dụng đòi hỏi hoặc những người có người thân, xin việc hộ thì số còn lại phải chật vật chạy đi chạy lại với các trung tâm giới thiệu việc làm. Cũng phải nói thêm rằng chính dựa vào sự khan hiếm việc làm này mà nhiều trung tâm giới thiệu việc làm “ ma ” mọc lên vài ba bữa để thu tiền lệ phí, tiền môi giới việc làm rồi biến mất. Hoặc một số sinh viên ra trường chấp nhận làm trái nghề hoặc bất cứ nghề gì miễn là có thu nhập. Đó là về phía sinh viên, còn về phía nhà tuyển dụng thì họ vẫn than là thiếu lao động mà theo họ là thiếu những người có kinh nghiệm và khả năng làm việc độc lập cũng như một số yêu cầu khác. Vậy nguyên nhân của vấn đề này do đâu?

doc13 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 5844 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Triết học Quan điểm toàn diện của triết học Mác - Lênin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan