Tiểu luận Triết Mối quan hệ biện chứng giữa hội nhập kinh tế với xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ

Thời cổ đại, do trình độ tư duy phát triển chưa cao, khoa học chưa phát triển nên các nhà triết học chỉ dựa vào cảm giác, vào cái nhìn trực tiếp để xem xét mọi vật. Phép biện chứng này còn thiếu nhiều căn cứ khoa học do vậy mà nó đã bị phép siêu hình, xuất hiện từ nửa cuối thế kỉ XV thay thế. Phép biện chứng duy tâm xuất hiện trong triết học Cantơ và hoàn thiện trong triết học của Hêghen. Tính chất duy tâm trong phép biện chứng của Hêghen được thể hiện ở chỗ: Ông coi ý niệm tuyệt đối có trước và trong quá trình vận động phát triển cuối cùng nó lại trở về với chính mình trong tinh thần. Kế thừa có chọn lọc những thành tựu của các nhà triết học trước đó Mác và Anghen đã sáng lập ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng. Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên lí, những phạm trù cơ sở, những quy luật phổ biến phản ánh đúng đắn hiện thực. Trong hệ thống đó nguyên lí về mối liên hệ phổ biến là một trong những nguyên lí khái quát nhất. Mối liên hệ phổ biến là khái niệm đúng để chỉ sự ràng buộc, nương tựa, tác động qui định lẫn nhau của các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Trong thực tế người ta luôn đặt ra các câu hỏi các sự vật hiện tượng có mối quan hệ tác động qua lại với nhau hay không? Những người theo quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật, hiện tượng tồn tại trong trạng thái độc lập, tách rời nhau, cái này tồn tại bên cạnh cái kia. Nếu giữa chúng có mối quan hệ thì cũng chỉ là mối liên hệ bên ngoài. Còn những người theo quan điểm biện chứng lại cho rằng các sự vật, hiện tượng, các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập vừa qui định tác động qua lại chuyển hoá lẫn nhau. Phép duy vật biện chứng khẳng định mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong mối liên hệ phổ biến. Sự vật là tiền đề, là điều kiện tồn tại và phát triển của nhau. Chúng thường xuyên thâm nhập, chuyển hoá lẫn nhau làm cho ranh giới giữa các lớp sự vật không phải là tuyệt đối mà bao giờ cũng có lớp trung gian chuyển tiếp. Mối liên hệ phổ biến không chỉ diễn ra giữa các sự vật khác nhau mà còn diễn ra trong bản thân từng sự vật và đều là khách quan. Mặc dù sự vật tồn tại trong những mối liên hệ phổ biến với nhiều mối liên hệ khác nhau nhưng vị trí, vai trò của từng mối liên hệ không giống nhau trong tổng số mối liên hệ về sự vật, trong đó có mối liên hệ giữ vai trò quyết định đén sự tồn tại, vận động biến đổi của sự vật như mối liên hệ bên trong, bản chất . Còn những mối liên hệ khác chỉ có những ảnh hưởng nhất định.

doc22 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1842 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Triết Mối quan hệ biện chứng giữa hội nhập kinh tế với xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên