Tiểu luận về Kinh tế vĩ mô

Câu 1: Phân tích sự giống và khác nhau các mô hình tăng trưởng kinh tế : Cổ điển, Mô hình của K.Max, mô hình tân cổ điển, mô hình của keyes, và hiện đại? Câu 2: Tại sao phải đánh giá phát triển kinh tế? Đánh giá nó như thế nào? Lấy ví dụ thực tế ở Việt Nam BÀI LÀM Câu 1: : Phân tích sự giống và khác nhau các mô hình tăng trưởng kinh tế : Cổ điển, Mô hình của K.Max, mô hình tân cổ điển, mô hình của keyes, và hiện đại? 1. Sự giống nhau Các mô hình tăng trưởng kinh tế đều nghiên cứu theo những nội dung • Quan điểm về các yếu tố đầu vào, yếu tố nào là quan trọng nhất • Sự kết hợp giữa các yếu tố đầu vào • Nền kinh tế vận động như thế nào thông qua tổng cung và tổng cầu • Vai trò của chính phủ trong tăng trưởng kinh tế Các yếu tố đầu vào tác động tới quá trình sản xuất là : Đất đai, lao động, vốn, và tiến bộ khoa học kỹ thuật. Riêng đối với mô hình cổ điển chỉ có 3 yếu tố là đất đai, lao động và vốn. Với mô hình của keynes và hiện đại thì cả 2 mô hình này thì Vốn (K) là yếu tố đầu vào quan trọng nhất Ở mô hình cổ điển và tân cổ đều cho rằng trong điều kiện thị trường cạnh tranh, khi nền kinh tế có biến động thì sự linh hoạt về giá cả và tiền công là nhân tố cơ bản khôi phục nền kinh tế về vị trí sản lượng tiềm năng. Mô hình tăng trưởng của keyes và lý thuyết tăng trưởng hiện đại thì sự cân bằng của nền kinh tế không nhất thiết tại mức sản lượng tiềm năng và thường dưới mức sản lượng tiềm năng

docx15 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1776 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận về Kinh tế vĩ mô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI TIỂU LUẬN Câu 1: Phân tích sự giống và khác nhau các mô hình tăng trưởng kinh tế : Cổ điển, Mô hình của K.Max, mô hình tân cổ điển, mô hình của keyes, và hiện đại? Câu 2: Tại sao phải đánh giá phát triển kinh tế? Đánh giá nó như thế nào? Lấy ví dụ thực tế ở Việt Nam BÀI LÀM Câu 1: : Phân tích sự giống và khác nhau các mô hình tăng trưởng kinh tế : Cổ điển, Mô hình của K.Max, mô hình tân cổ điển, mô hình của keyes, và hiện đại? Sự giống nhau Các mô hình tăng trưởng kinh tế đều nghiên cứu theo những nội dung Quan điểm về các yếu tố đầu vào, yếu tố nào là quan trọng nhất Sự kết hợp giữa các yếu tố đầu vào Nền kinh tế vận động như thế nào thông qua tổng cung và tổng cầu Vai trò của chính phủ trong tăng trưởng kinh tế Các yếu tố đầu vào tác động tới quá trình sản xuất là : Đất đai, lao động, vốn, và tiến bộ khoa học kỹ thuật. Riêng đối với mô hình cổ điển chỉ có 3 yếu tố là đất đai, lao động và vốn. Với mô hình của keynes và hiện đại thì cả 2 mô hình này thì Vốn (K) là yếu tố đầu vào quan trọng nhất Ở mô hình cổ điển và tân cổ đều cho rằng trong điều kiện thị trường cạnh tranh, khi nền kinh tế có biến động thì sự linh hoạt về giá cả và tiền công là nhân tố cơ bản khôi phục nền kinh tế về vị trí sản lượng tiềm năng. Mô hình tăng trưởng của keyes và lý thuyết tăng trưởng hiện đại thì sự cân bằng của nền kinh tế không nhất thiết tại mức sản lượng tiềm năng và thường dưới mức sản lượng tiềm năng. Sự khác nhau Mô hình cổ điển về tăng trưởng kinh tế Các nhân tố ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế Vốn , lao động, đất đai trong đó đất đai là yếu tố quan trọng nhất và là giới hạn của tăng trưởng. Trong mô hình không có yếu tố công nghệ (T). Theo Ricardo : g = f(I): đầu tư I = f(Pr): Lợi nhuận Pr = f (W): Tiền công thuê lao động W = f(Pa): Giá nông sản Pa = f(R) : Giá thuê ruộng đất Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào giá thuê ruộng đất, số lượng và chất lượng của ruộng đất. MÔ HÌNH 2 KHU VỰ CỦA TRƯỜNG PHẢI CỔ ĐIỂN Khu vực truyền thống ( nông nghiệp) Khu vực hiện đại (công nghiệp) Khu vự trì trệ tuyệt đối ( không có sự gia tăng về sản lượng) Dư thừa lao động do giới hạn ruộng đất Không nên tiếp tục đầu tư vào khu vực này Khu vực giải quyết thất nghiệp cho nông nghiệp, chuyển lao động từ nông nghiệp sang Phải tăng lương để thu hút lao động nhưng chỉ tră ở một mức cố định Tăng trưởng kinh tế được quyết định bởi quy mô tích lũy của công nghiệp Sự kết hợp giữa các yếu tố đầu vào Đất đai cố định Vốn và lao động có thể kết hợp vơi nhau theo tỉ lệ cố định Không có khả năng thay thế giữa các yếu tố đầu vào với nhau Hàm sản xuất Y = f ( K; L) Mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận Trong SXCN : khi có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh thì nhu cầu về các yếu tố đầu vào tăng dẫn tới sản lượng tăng, đồng thời lợi nhuận cũng tăng Trong SXNN : Khi có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất thì nhu cầu về các yếu tố đầu vào tăng đặc biệt là đất đai, chi phí sản xuất tăng và sản lượng tăng khi đó lợi nhuận tăng nhưng có xu hướng giảm dần. Quan điểm về phân phối thu nhập Nền kinh tế phân thành 3 nhóm người : nhà tư bản, địa chủ và người lao động Tổng thu nhập xã hội = tiền công + lợi nhuận + địa tô Nhầ tư bản đóng vai trò quan trọng : Trong SX thì tổ chức sản xuất, kết hợp các yếu tố đầu vào, sử dụng một phần lợi nhuận để tích lũy tái sản xuất mở rọng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ; Trong phân phối thu nhập thì trả lương cho lao động thường chỉ trả bằng lương tối thiểu, quan hệ giá cả tư liệu sản xuất, trả địa tô qua quan hệ cung cầu ruộng đất Quan điểm về sự cân bằng của nền kinh tế Nền kinh tế luôn cân bằng ở mức sản lượng tiềm năng dựa trên cơ sở tự điều tiêt của giá cả và tiền lương danh nghĩa trên thị trường Quan điểm cung tạo nên cầu, trọng cung Vai trò của chính phủ Tổng cung hay thị trường có vai trò quyết định sản lượng , việc làm Tổng cầu thông qua sự can thiệp của chính phủ làm thay đổi giá cả nhưng không làm thay đổi sản lượng , việc làm Chính phủ khoogn có tác động kích thích tăng trưởng thậm chí còn hạn chế tăng truongr kinh tế 2.2 Mô hình của K.MARX Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng Đất đai, vốn , lao động, việc làm, yếu tố kỹ thuật của sản xuất. Trong đó lao động là yếu tố quan trọng nhất Quan điểm về phan chia giai cấp trong xã hội Về mặt hình thức giống quan điểm của trường phái cổ điển, chia xã hội thành 3 nhóm người sở hữu khác nhau và thu nhập khác nhau Về mặt bản chất : Việc phân phối thu nhập giữa 3 nhóm là không hợp lý , mang tính boc lột. Ông cho ràng lao động tạo ra mọi của cải vật chất. Công nhân chỉ được hưởng mức lương tối thiểu là vô lý. Một phần tiền công lẽ ra công nhân được hưởng lại bị nhà tư bản và địa chủ chiềm không Quan điểm về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nền kinh tế MARX chia nền kinh tế thành 2 lĩnh vực : lĩnh vực sản xuất vật chất và lĩnh vực phi sản xuất vật chất. Lĩnh vực sản xuất vật chất bao gồm công nghiệp, nông nghiệp , xây dựng. Giao thông vận tải là ngành sản xuất vật chất đặc biệt. Chỉ có lĩnh vực sản xuất vật chất mới tạo ra thu nhập cho xã hội, tác động đến tăng trưởng kinh tế. Tính 2 mặt của lao động: lao đọng cụ thể giữ nguyên giá trị tư liệu sản xuất được sử dụng và chuyển giao vào giá trị hàng hóa mới được sáng tạo ra. Đây là phần lao động tạo ra hình thái hiện vật của hàng hóa( công dụng của hàng hóa). Lao động trừu tượng là tạo ra giá trị mới, đây là phàn liên quan đến hình thái giá trị của hàng hóa. Chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tăng trưởng kinh tế là tổng snar phẩm xã hội và thu nhập quốc dân Quan điểm về sự cân bằng kinh tế Bác bỏ quan điểm cung tạo ra cầu của trường phái cổ điển Nền kinh tế hoạt động v\cần có sự thống nhất giữa mua và bán, cung và cầu, tiền và hàng, giá trị và giá trị sử dụng Ông cho rằng nền kinh tế vận động mang tính chu kì : khủng hoảng- tiêu điều – phục hồi- hưng thịnh Trạng thái cân đối chỉ là tạm thời. Trạng thái mất cân đối thường tích lũy tới một mức độ nò đó thì xảy ra khủng hoảng Xu hướng vận động của nền kinh tế luôn luôn là thừa cung Quan điểm về vai trò c ủa chính phủ Ông phủ nhận quan điểm của trương phái cổ điển về vai trò của chính phủ Ông cho răng chính phủ có vai trò kích cầu , tăng tổng cầu bằng cách giảm lãi suất cho vay để khuyến khích đầu tư, giảm thuế tăng chi tiêu, chính sách chi tiêu của chính phủ 2.3 Mô hình tân cổ điển Các nhân tố tác động tới tăng truỏng Vốn , lao động, tài nguyên thiên nhiên, khoa hoạc kỹ thuật Trong đó khao hoạc kỹ thuật đóng vai trò quan trọng nhất Sự kết hợp các yếu tố đầu vào Có nhiều cách kết hợp các yếu tố đầu vào không nhất thiết phải theo tỉ lệ cố định. Cách kết hợp cá yếu tố đầu vào khác nhau phản ánh việc công nghệ sử dụng khác nhau: công nghệ trung tính, công nghệ sử dụng nhiều vốn, công nghệ sử dụng nhiều lao động Phát triển thao chiều rộng và phát triển thao chiều sâu Vốn và lao động kết hợp với nhau theo tỉ lệ cố định để gia tăng đầu ra- phát triển kinh tế theo chiều rộng. Vốn tăng nhiều hơn lao động để gia tăng đầu ra- phát triển kinh tế theo chiều sâu Quan điểm về sự cân bằng của nền kinh tế Đường tổng cung: đường sản lượng dài hạn phản ánh sản lượng tiềm năng, đường sản lượng ngắn hạn phản ánh sản lượng thực tế. Đường tổng cầu phụ thuộc vào cung tiền. Và nền kinh tế đạt được mức sản lượng cân bằng ở mức sản lượng tiềm năng Quan điểm về vai trò của chính phủ Chính phủ không có tác động đến sản lượng và việc làm. Chính phủ chỉ chỉ dự báo biến động giá và đưa ra các chính sách là cho nền kinh tế biến động nhiều. 2.4 Mô hình của keynes Quan điểm về sự cân bằng kinh tế Thống nhất với quan điểm của trường phái tân cổ điển trong nền kinh tế có 2 đường sản lượng : sản lượng dài hạn ứng với sản lượng tiềm năng và sản lượng ngắn hạn – sản lượng thực tế. Keynes cho rằng cân bằng của nền kinh tế là cân bằng dưới mức tiềm năng do đó nền kinh tế hoạt động dưới mức sản lượng tiềm năng đồng thời không sử dụng hết nguồn lực Quan điểm về vai trò của chính phủ Chính phủ có vai trò quan trọng tác động đến thu nhập, chi tiêu dẫn tới tác động tới tổng cầu và sản lượng. Chính phủ hải điều tiết bằng những chính sách kinh tế nhằm tăng cầu tiêu dùng. Khi có tác động của chính phủ, tổng cầu tăng, điểm cân bằng thay đổi theo hướng dịch chuyển về cân bằng tiềm năng. Với tác động của chính phủ, điểm cân bằng của nền kinh tế dịch chuyển gần về cân bằng tiềm năng ,làm sản lượng nền kinh tế tăng, thất nghiệp giảm Quan điểm về vai trò của vốn Để thúc đẩy tăng việc làm , giảm thất nghiệp cần mở rộng quy mô sản xuất, tăng vốn sản xuất, kích thích đầu tư, làm cho các nhà đầu tư thấy có lợi, cần phải giảm chi phí đầu tư băng việc giảm lãi suất cho vay để đầu tư do vậy cần tăng cung tiền. Ra đời tác phẩm lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ. 2.5. Mô hình hiện đại Quan điểm về sự kết hợp các yếu tố đầu vàoα Thống nhất với tân cổ điển về các yếu tố đầu vào : K,L , R,T. Đây là nguồn gốc của sự tăng trưởng trong đố K, L có thẻ thay thé cho nhau Thống nhất với kiểu phân tích của hàm sản xuất Cobb-douglas về sự tác động của các yếu tố tới tăng trưởng Y = T*KᵅLᵝRᵞ ; g = t +αk +βl +γr Đất đai không góp phần vào tăng trưởng kinh tế Samuelson cũng dựa vào quan điểm của keynes nhấn mạnh vait rò của vốn trong tăng trưởng kinh tế Vốn là cơ sở để phát huy tác dụng vủa các yếu tố khác Quan điểm về sự cân bằng của nền kinh tế Dựa vào quan điểm của Keynes cho rằng nền kinh tế luôn luôn cân bằng ở dưới mức sản lượng tiềm năng : khôn sử dụng hết các nguồn lực. Kết hợp tư tưởng của trường phái tân cổ điển và keynes cho tổng cung hay tổng cầu đều có vai trò tác động đến nền kinh tế Quan điểm về vai trò chính phủ Cần có sự can thiệp của chính phủ vì thị trường có những khuyết tật mà bản thân nó không thể tự khắc phục được. Nhiều mục tiêu xã hội mà thị trường không đáp ứng được. tuy nhiên sự can thiệp của chính phủ không phải lúc nào cũng thành công Chính phủ có chức năng thiết lập khuôn khổ pháp luật, đưa ra các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, chính sách phân phối lại thu nhập, tác động đến phân bổ tài nguyên để cải thiện hiệu quả nền kinh tế, đại diện quốc gia trên trường quốc tế Để thực hiện các chức năng của mình chính phủ cần phải tạo ra môi trường ổn định để các đơn vị sản xuất trao đổi sản p-hẩm thuận lợi, đưa ra những định hướng cơ ban về phát triển kinh tế, duy trì công ăn việc làm ở mức lương cao bằng chính sách thuế, tiền tệ, chi tiêu hợp lý, khuyến khích tỉ lệ tăng truongr kinh tế vững chắc, chống lạm phát, pân phối lại thu nhập qua thuê, thực hiện phúc lợi công cộng. Câu 2 .Tại sao phải đánh giá phát triển kinh tế ? Đánh giá nó như thế nào ? Lấy ví dụ thực tế ở Việt Nam Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu, thể chế kinh tế nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo công bằng an sinh xã hội. Muốn phát triển kinh tế trước hết phải có sự tăng trưởng kinh tế. Nhưng không phải sự tăng trưởng kinh tế nào cũng dẫn tới phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế đòi hỏi phải thực hiện được ba nội dung cơ bản sau: Sự tăng lên của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người. Nội dung này phản ánh mức độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định Sự biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, thể hiện ở tỷ trọng của các ngành dịch vụ và công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân tăng lên, còn tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm xuống. Nội dung này phản ánh chất lượng tăng trưởng, trình độ kỹ thuật của nền sản xuất để có thể bảo đảm cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững. Mức độ thoả mãn các nhu cầu cơ bản của xã hội thể hiện bằng sự tăng lên của thu nhập thực tế, chất lượng giáo dục, y tế... mà mỗi người dân được hưởng. Nội dung này phản ánh mặt công bằng xã hội của sự tăng trưởng kinh tế. Với những nội dung trên, phát triển kinh tế bao hàm các yêu cầu cụ thể là: Mức tăng trưởng kinh tế phải lớn hơn mức tăng dân số. Sự tăng trưởng kinh tế phải dựa trên cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ để bảo đảm tăng trưởng bền vững. Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với công bằng xã hội, tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội ngang nhau trong đóng góp và hưởng thụ kết quả của tăng trưởng kinh tế Chất lượng sản phẩm ngày càng cao, phù hợp với sự biến đổi nhu cầu của con người và xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. Tại sao phải đánh giá phát triển kinh tế Phát triển kinh tế là mục tiêu và ước vọng của các dân tộc trong mọi thời đại. Phát triển kinh tế bao hàm trong nó mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Tăng trưởng và phát triển kinh tế là điều kiện tiên quyết và cơ bản để giải quyết công bằng xã hội. Công bằng xã hội vừa là mục tiêu phấn đấu của nhân loại, vừa là động lực quan trọng của sự phát triển. Mức độ công bằng xã hội càng cao thì trình độ phát triển, trình độ văn minh của xã hội càng có cơ sở bền vững. Các nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa trước đây thường lựa chọn con đường nhấn mạnh tăng trưởng nhanh. Theo cách luwacj chọn này chính phủ đã tập trung chủ yếu vào các chính sách đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng mà bỏ qua ncacs nội dung xã hội. Các vấn đề về bình đẳng , công bằng xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư chỉ được đặt ra khi tăng trưởng thu nhập đã đạt một trình đọ khá cao. Thực tế cho thấy nhiều quốc gia thực hiện theo mô hình này làm cho nền kinh tế rất nanh khởi sắc. Tuy nhiên, những hệ quả xấu đã xảy ra : một mặt cùng với sự tăng trưởng nhanh, sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị xã hội gày càng gay gắt, các nội dung về nâng cao chất lượng cuộc sống thường không được quan tâm, một số giá trị văn hóa , lịch sử truyền thoongscuar dân tộc và đạo đức , thuần phong mỹ tục của nhân dân bị phá hủy; Mặt khác việc chạy theo mục tiêu tăng trưởng nhanh trước mắt đã dẫn đến sự cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên quốc gia, hủy hoại môi trường sinh thái, chất lượng tăng trưởng kinh tế không đảm bảo và vi phạm những yêu cầu về phát trienr bền vững. chính những hạn chế này đã tạo ra lực cản cho sự tăng trưởng kinh tế ở giai đoạn sau. Mô hình nhấn mạnh vào bình đẳng và công bằng xã hội lại đưa ra giải quyết các vấn đề xã hội ngay từ đầu trong điều kiện thực trạng tăng trưởng thu nhập ở mức độ thấp. Các nguồn lực phát triển , phân phói thu nhập cũng như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, văn hóa được quan tâm và thực hiện theo phương thức dàn đều, bình quân cho mọi ngành, mọi vùng và các tầng lớp dân cư trong xã hội. Đây là mô hình chủ nghĩa xã hội trước đây. Theo mô hình này, các nước đã đạt được một mức khá tốt về chỉ tiêu xã hội, tuy vậy nền kinh tế thiếu các động lực cần thiết cho sự tăng truongr nhanh, mức thu nhập bình quân đầu người thấp, nền kinh tế lâu khởi sắc và ngày càng trở nên tụt hậu so với mức chung của thê giới. Hiện nay nền kinh tế đang mở cửa, hội nhập cho phép nhiều nước tận dụng lợi thế lịch sử để thực hiện một sự lựa chọn tối ưu hơn bằng con đường phát trienr toàn diện. Do vậy việc đánh giá phát riển kinh tế là hết sức quan trọng để mỗi quốc gia xác định đúng đắn vị rí cũng như hướng đi , phát triển cho mình Đánh giá phát triển kinh tế Đánh giá phát triển kinh tế thông qua việc đánh giá tăng trưởn kinh tế, cơ cấu kinh tế và sự pát triển của xã hội Đánh giá tăng trưởng kinh tế Thước đo tăng trưởng kinh tế được xác định theo các chỉ tiêu: Tổng giá trị sản xuất (GO): là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo nên trên phạm vi lãnh thổ một quốc gia trong một thời kì nhất định. GO được tính theo hai cách: là tổng doanh thu bán hàng từ các đơn vị, các ngành trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Hoặc tính trực tiếp từ sản xuất và dichj vụ gồm chi phí trung gian và giá trị gia tăng của sản phẩm vật chất và dịch vụ. Tổng sản phẩm quốc nội ( GDP) : là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm vi ãnh thổ của một quốc gia tạo nên trong một thời kì nhất định. Tổng thu nhập quốc dân (GNI) : là tổng sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công dân của một nước tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định. Thu nhập quốc dân( NI) : Là phần giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ mới sáng tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định. Thu nhập quốc dân có thể sử dụng: là phần thu nhập của quốc gia dành cho tiêu dùng cuối cùng và tích lũy thuần trong một thời kì nhất định Thu nhập bình quân đầu người : GDP/người, GNI/ người Giá để tính chỉ tiêu tăng trưởng. giá sử dụng để tính các chỉ tiêu tăng trưởng gồm giá so sánh, giá hiện hành và giá sức mua tương đương.giá so sánh là giá được xác định theo mặ bằng của một năm gốc. giá hiện hành là giá được xác định theo mặt bằng của năm tính toán. Giá sức mua tương đương là giá được xác định theo mặt bằng quốc tế và hiện nay được tính theo mặt bằng giá của Mỹ. Đánh giá cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế được hiểu là tương quan giữa các bộ phận trong tổng thể kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các bộ phận với nhau. Các mối quan hệ này được hình thành trong điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Cơ cấu ngành kinh tế Thể hiện ở cả mặt định lượng và định tính . Mặt định lượng chính là quy mô và tỷ trọng chiếm về GDP , lao động , vốn của mỗi ngành trong tổng thể kinh tế quốc dân. Mặt định tính thể hiện vị trí tầm quan trọng của mỗi ngành trong hệ thống kinh tế quốc dân. Các nước xất phát điểm thấp, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp trong khi đó các nước phát triển thì chủ yếu là dịch vụ và công nghiệp với tỉ trọng lớn. trong quá trình phát triển, cơ cấu ngành kinh tế của mỗi quóc gia đều có xu hướng chuyển đổi giảm tỉ trọng nông nghiệp và tăng tỉ trongj công nghiệp, dịch vụ . Cơ cấu vùng kinh tế Sự phát triển kinh tế được thể hiện ở cơ cấu vùng kinh tế theo gó độ thahf thị và nông thôn. ở các nước đang phát triển , kinh tế nông thôn chiếm rất cao. Còn các nước phát triển thì ngược lại. Viêc thực hiện các chính sách nông nghiệp hoa snoong thôn, đô thị hóa,phát triển hệ thống công nghiệp dịch vụ nông thôn làm cho tỉ trọng kinh tế thành thị ở các nước ngày càng tăng, tốc độ tăng dân số thành thị cao hơn so với tăng trưởng chung và đó là xu thế hợp lý trong quá trình phát triển. Cơ cấu thành phần kinh tế Đây là lọa cơ cấu phản ánh tính chất xã hooijj về tư liệu sản xuất và tài sản của nền kinh tế. Nhìn chung ở các nước phát triển và xu hướng các nước đang phát triển , khu vực kinh tế tu nhân chiếm tỉ trọng cao và nền kinh tế theo con đường tư nhân hóa. Cơ cấu khu vự thể chế Theo dạng cơ cấu này, nền kinh tế được phân chia trên cơ sở vai trò các bộ phận cấu thành trong sản xuất kinh doanh và qua đó đánh giá được vị trí của mỗi khu vực trong vòng luân chuyển nền kinh tế và mối quan hệ giữa chúng trong quá trình thực hiện sự phát triển của nền kinh tế. Chia thành 5 khu vực: chính phủ, khu vực tài chính, khu vực phi tài chính, khu vực hộ gia đình và khu vực vô vị phục vụ hộ gia đình. Cơ cấu tái sản xuất Đây là cơ cấu kinh tế hiểu theo gó đọ phân chia thu nhập của nền kinh tế theo tích lũy- tiêu dùng. Phần tích lũy tăng lên và chiếm tỉ trọng cao là điều kiện cung cấp vốn lớn cho tái sản xuất mở rộng của nền kinh tế. Tỷ trọng thu nhập dành cho tích lũy ngày càng cao là xu thế phù hợp trong quá trình phát triển.tuy nhiên nó phải có tác dụng dẫn đến tăng mức thu nhập dành cho tiêu dungfcuoois cùng trong tương lai vì đó là kết quả cuối cùng của quá trình tích lũy. Cơ cấu thương mại quốc tế Thành phần hoạt động của ngoại thương là dấu hiệu đánh giá sự phát triển của mỗi nước. các nước đang phát triển thường xuất khẩu sản phẩm thô như nguyên liệu , nông sản ,thực phẩm...Còn các nước phát triển xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm chế biến, các hàng hóa vốn hay những hàng hóa lâu bền. Theo xu thế phát triển của mỗi nước, nền kinh tế có xu hướng mở ngày càng đa dạng, mức đọ thâm hụt thương mại quốc tế ngày càng giảm đi theo xu thế giảm dần tỉ trọng xuất khẩu hàng hóa thô, hàng hóa có dung lượng lao động cao và tăng dần các hàng hóa có giá trị kinh tế lớn. Đánh giá sự phát triển xã hội 3.1 một số chỉ tiêu phản ánh nhu cầu của con người Chỉ tiêu phản ánh mức sống : chỉ tiêu mức GNI/ người là thước đo chính thể hiện nhu cầu hao