Tiểu luận Xây dựng con người Việt Nam hiện nay theo quan điểm triết học Mác -Lênin

Con người là thực thể tự nhiên và cũng là thực thể xã hội. Con người cũng chịu sự chi phối của tiến trình phát triển tự nhiện “sinh – lão – bệnh – tử”, sự chi phối của các quan hệ xã hội. Tuy nhiên, con người cũng có thể chi phối được xã hội, chinh phục tự nhiên để phục vụ cho lợi ích của mình. Vì vậy, con người được coi là một phạm trù tự nhiên vả xã hội, nó cũng có bản chất và quy luật riêng của nó. Do đó, phạm trù con người đã được nghiên cứu rất nhiều trong mỗi giai đoạn lịch sữ phát triển của con người kể từ khi nền triết học ra đời. Nhìn chung từ nền triết học Phương Đông (Ấn Độ, Trung Quốc) đến nền triết học Phương Tây (Hy Lạp, triết học Phương Tây thời phục hưng, triết học cổ điển Đức ,) đầu có những nghiên cứu và định nghĩa riêng về con người và bản chất con người. Chung quy lại, tất cả đều đi tìm câu trả lời cho những vấn đề sau:  Bản chất con người là gì? Bản chất con người là bản chất tự nhiên hay xã hội.  Con người từ đâu mà có? Vị trí, vai trò của con người trong dòng chảy lịch sử tự nhiên, xã hội là gì?  Tác động của con người đối với tự nhiên và xã hội? Giữa con người và tự nhiên xã hội phải có mối quan hệ như thế nào để cùng tồn tại và phát triển?

doc17 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2026 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Xây dựng con người Việt Nam hiện nay theo quan điểm triết học Mác -Lênin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU “Con người cùng với thế giới người mà nó tạo ra là cả một thiên hà các vấn đề. Vấn đề con người từ đâu tới, các quan hệ của nó, sự tồn tại thế giới bên trong, thế giới bên ngoài trong thực tiễn lịch sử - xã hội của con người; con người đi đâu và về đâu; các tổ chức xã hội của con người, các kiểu con người trong tiến trình lịch sử v.v. và v.v.. đã từng là cội nguồn tạo ra những khoa học nghiên cứu con người và thế giới con người.”(Trích bài viết của Đỗ Huy – Tạp chí Triết học) Con người, từ muôn đời là đề tài nghiên cứu của cả những nhà khoa học, triết học. Trước Marx, đã có rất nhiều nhà Triết học cả Phương Đông và Phương Tây nghiên cứu, đề cập về con người. Tuy nhiên, con người chỉ được định nghĩa đơn giản theo những quan điểm duy tâm – Với Thần thánh, Chúa trời… Đến thời Mác - Lênin, con người đã được nhận định một cách đúng đắn và khách quan hơn, con người được coi là thực thể sinh vật – xã hội, là chủ thể của lịch sử, và bản chất của con người là tổng hòa các quan hệ xã hội. Với tư tưởng Hồ Chí Minh, con người càng được đề cao với những quyền lợi bất khả xâm phạm. Trong thời đại hiện nay, việc xây dựng con người nói chung, người Việt Nam nói riêng trở thành một vấn đề rất quan trọng. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài về “Xây dựng con người Việt Nam hiện nay theo quan điểm Triết học Mác - Lênin”. Những thiếu sót trong thời gian viết đề tài chắc chắn sẽ có. Rất mong nhận được nhận xét và những đóng góp của thầy nhằm hoàn thiện hơn cho suy nghĩ của mình. NỘI DUNG QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI. Con người là thực thể tự nhiên và cũng là thực thể xã hội. Con người cũng chịu sự chi phối của tiến trình phát triển tự nhiện “sinh – lão – bệnh – tử”, sự chi phối của các quan hệ xã hội. Tuy nhiên, con người cũng có thể chi phối được xã hội, chinh phục tự nhiên để phục vụ cho lợi ích của mình. Vì vậy, con người được coi là một phạm trù tự nhiên vả xã hội, nó cũng có bản chất và quy luật riêng của nó. Do đó, phạm trù con người đã được nghiên cứu rất nhiều trong mỗi giai đoạn lịch sữ phát triển của con người kể từ khi nền triết học ra đời. Nhìn chung từ nền triết học Phương Đông (Ấn Độ, Trung Quốc) đến nền triết học Phương Tây (Hy Lạp, triết học Phương Tây thời phục hưng, triết học cổ điển Đức…,) đầu có những nghiên cứu và định nghĩa riêng về con người và bản chất con người. Chung quy lại, tất cả đều đi tìm câu trả lời cho những vấn đề sau: Bản chất con người là gì? Bản chất con người là bản chất tự nhiên hay xã hội. Con người từ đâu mà có? Vị trí, vai trò của con người trong dòng chảy lịch sử tự nhiên, xã hội là gì? Tác động của con người đối với tự nhiên và xã hội? Giữa con người và tự nhiên xã hội phải có mối quan hệ như thế nào để cùng tồn tại và phát triển? Mỗi thời kỳ lịch sử, mỗi vùng lãnh thổ mà các nhà triết học có các quan niệm khác nhau về con người, về bản chất con người và vấn đề giải phóng con người. Quan niệm con người trong triết học Phương Đông thường đi sâu vào các vấn đề nguồn gốc bản chất con người. Các nhà triết học, các học thuyết trong nền triết học này đa phần cho rằng bản chất con người là tâm linh mang nặng tính duy tâm (con người bao gồm linh hồn và thể xác trong đó linh hồn có trước thể xác và linh hồn quan trọng nhất), con người là do thượng đế tạo ra. Tiêu biểu là các học thuyết của triết học Ấn Độ như kinh Vêđa, kinh Upanihad, triết học phật giáo…,) triết học Trung Quốc thì đi tìm bản chất con người từ đó xây dựng và giải phóng con người trong xã hội và trong tự nhiên tiêu biểu là các nền tư tưởng của Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử, Dương Chu… Quan niệm con người trong triết học Phương Tây thường tập trung mọi cố gắng nghiên cứu con người một cách khá toàn diện và đặc biệt đề cao con người coi “con người là trung tâm của vũ trụ” thước đo của vạn vật. Quan niệm của nền triết học này thường mang tính duy vật chủ quan hoặc vừa duy tâm, vừa duy vật. Chính quan điểm triết học về con người trong nền triết học Phương Tây đã giải phóng con người và đưa con người lên tầm cao mới, con người là trung tâm của xã hội, con người có thể chinh phục được tự nhiên. Từ đó đưa nên khoa học tri thức ngày càng phát triển và cũng chính nền tri thức khoa học tự nhiên xã hội lại chỉ rõ ra những vấn đề quan trọng trong việc giải phóng con người làm con người ngày càng phát triển cả về thể chất tự nhiên lẫn tinh thần. Tuy nhiên, cả hai nền triết học trên vẫn còn nhiều mặt mâu thuẩn, chủ yếu là mâu thuẩn giữa hai hệ tư tưởng tư duy là duy vật và duy tâm, vẫn còn lẫn quẫn khi cho rằng linh hồn con người là do đấng siêu nhiên tạo thành. Những quan niệm cơ bản của triết học Mác-Lênin về con người. Kế thừa có phê phán và phát triển trên những quan niệm trên cũng như tránh các sai lầm về quan niệm của hai nền triết học trên, triết học Mác – Lênin có những nghiên cứu và lý luận về con người một cách riêng và cụ thể hơn. Điểm xuất phát để nghiên cứu về con người của triết học Mác đó là con người trong hoạt động thực tiễn, trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nó. Triết học Mác đã đưa ra các quan niệm khoa học về con người như sau: I.1 Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội Triết học Mác đã kế thừa quan niệm về con người trong lịch sử triết học, đồng thời khẳng định con người hiện thực là sự thống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội. Tiền đề vật chất đầu tiên quy sự tồn tại của con người là giới tự nhiên. Cũng do đó, bản tính tự nhiên của con người bao hàm trong nó tất cả bản tính sinh học, tính loài của nó. Yếu tố sinh học trong con người là điều kiện đầu tiên quy định sự tồn tại của con người. Vì vậy, có thể nói: Giới tự nhiên là "thân thể vô cơ của con người"; con người là một bộ phận của tự nhiên; là kết quả của quá trình phát triển và tiến hoá lâu dài của môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, điều cần khẳng định rằng, mặt tự nhiên không phải là yếu tố duy nhất quy định bản chất con người. Đặc trưng quy định sự khác biệt giữa con người với thế giới loài vật là phương diện xã hội của nó. Trong lịch sử đã có những quan niệm khác nhau phân biệt con người với loài vật, như con người là động vật sử dụng công cụ lao động, là "một động vật có tính xã hội", hoặc con người động vật có tư duy... Những quan niệm trên đều phiến diện chỉ vì nhấn mạnh một khía cạnh nào đó trong bản chất xã hội của con người mà chưa nêu lên được nguồn gốc của bản chất xã hội ấy. Với phương pháp biện chứng duy vật, triết học Mác nhận thức vấn đề con người một cách toàn diện, cụ thể, trong toàn bộ tính hiện thực xã hội của nó, mà trước hết là lao động sản xuất ra của cải vật chất. "Có thể phân biệt con người với súc vật, bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung bằng bất cứ cái gì cũng được. Bản thân con người bắt đầu bằng sự tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình - đó là một bước tiến do tổ chức cơ thể của con người quy định. Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình". Thông qua hoạt động sản xuất vật chất; con người đã làm thay đổi, cải biến giới tự nhiên: "Con vật chỉ sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên". Tính xã hội của con người biểu hiện trong hoạt động sản xuất vật chất; hoạt động sản xuất vật chất biểu hiện một cách căn bản tính xã hội của con người. Thông qua hoạt động lao động sản xuất, con người sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, phục vụ đời sống của mình; hình thành và phát triển ngôn ngữ và tư duy; xác lập quan hệ xã hội. Bởi vậy, lao động là yếu tố quyết định hình thành bản chất xã hội của con người, đồng thời hình thành nhân cách cá nhân trong cộng đồng xã hội. Là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên quá trình hình thành và phát triển của con người luôn luôn bị quyết định bởi ba hệ thống quy luật khác nhau, nhưng thống nhất với nhau. Hệ thống các quy luật tự nhiên như quy luật về sự phù hợp cơ thể với môi trường, quy luật về sự trao đổi chất, về di truyền, biến dị, tiến hóa... quy định phương diện sinh học của con người. Hệ thống các quy luật tâm lý ý thức hình thành và vận động trên nền tảng sinh học của con người như hình thành tình cảm, khát vọng, niềm tin, ý chí. Hệ thống các quy luật xã hội quy định quan hệ xã hội giữa người với người. Ba hệ thống quy luật trên cùng tác động, tạo nên thể thống nhất hoàn chỉnh trong đời sống con người bao gồm cả mặt sinh học và mặt xã hội. Mối quan hệ sinh học và xã hội là cơ sở để hình thành hệ thống các nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội trong đời sống con người như nhu cầu ăn, mặc, ở; nhu cầu tái sản xuất xã hội; nhu cầu tình cảm; nhu cầu thẩm mỹ và hưởng thụ các giá trị tinh thần. Với phương pháp luận duy vật biện chứng, chúng ta thấy rằng quan hệ giữa mặt sinh học và mặt xã hội, cũng như nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội trong mỗi con người là thống nhất. Mặt sinh học là cơ sở tất yếu tự nhiên của con người, còn mặt xã hội là đặc trưng bản chất để phân biệt con người với loài vật. Nhu cầu sinh học phải được "nhân hóa" để mang giá trị văn minh con người, và đến lượt nó, nhu cầu xã hội không thể thoát ly khỏi tiền đề của nhu cầu sinh học. Hai mặt trên thống nhất với nhau, hoà quyện vào nhau để tạo thành con người viết hoa, con người tự nhiên - xã hội. I.2 Bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội Từ những quan niệm đã trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng, con người vượt lên thế giới loài vật trên cả ba phương diện khác nhau: quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân con người. Cả ba mối quan hệ đó, suy đến cùng, đều mang tính xã hội, trong đó quan hệ xã hội giữa người với người là quan hệ bản chất, bao trùm tất cả các mối quan hệ khác và mọi hoạt động trong chừng mực liên quan đến con người. Bởi vậy, để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, C.Mác đã nêu lên luận đề nổi tiếng trong tác phẩm Luận cương về Phoiơbắc: "Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội". Trên cơ sở vận dụng phép biện chứng duy vật Mác đã khảo sát bản chất con người bắt đầu từ hoạt động thực tiễn, từ trong hoàn cảnh xã hội lịch sử - cụ thể. Khi vạch ra bản chất con người Mác đặc biệt nhấn mạnh “trong tính hiện thực”, bởi vì luận điểm xuất phát của Mác là luận điểm cho rằng xét về thực chất, quá trình hình thành và phát triển đời sống con người là hoạt động sản xuất, hoạt động thực tiễn của con người. Còn các quá trình tư tưởng- tinh thần là sự thể hiện của đời sống thực tiễn mang tính khách quan của con người. Luận điểm này chỉ rõ bản chất con người là bản chất được xem xét “trong tính hiện thực” cụ thể, không phải là bản chất loài trừu tượng thoát ly tính lịch sử, tính xã hội. Để nhận thức đúng đắn về con người, về bản chất con người, mối quan hệ: Tự nhiên – Con người – Xã hội (lịch sử) thì phải xem xét con người với tư cách là con người hiện thực, con người với cuộc sống tộc loại, với đời sống xã hội hiện thực của nó, với sự phát triển lịch sử của nó, thông qua những hành động lịch sử và các mối quan hệ của nó. Do vậy, cá nhân được xem xét trong định nghĩa này là những cá nhân trong hiện thực, là những cá nhân đang hoạt động trong giới hạn, tiền đề và những điều kiện vật chất nhất định, tức là cá nhận trong hoạt động thực tiễn. Thực tiễn là đặc điểm cơ bản của con người hiện thực. Chỉ có nắm vững điều này mới giải thích đúng bản chất con người. Con người nói chung chung không tồn tại trong cuộc sống hiện thực. “Bản chất con người là tổng hòa nhựng quan hệ xã hội” – Luận điểm này cho thấy con người là một thực thể có tính loài. Đặc tính “loài” của con người hiện thực tức là tính người. Tính người bao gồm toàn bộ các thuộc tính vốn có của con người, trong đó có ba thuộc tính cơ bản nhất đó là thuộc tính tự nhiên, thuộc tính xã hội và thuộc tính tư dưy, trong ba thuộc tính ấy thì thuộc tính nào là thuộc tính bản chất con người? Như chúng ta đã biết bản chất của mọi sự vật là sự tổng hợp những mặt, những yếu tố, những thuộc tính tất nhiên vốn có bên trong sự vật, quy định sự vận động phát triển của sự vật đó. Tổng họp không phải là tổng cộng giản đơn các thuộc tính của sự vật mà tổng hợp chính là thuộc tính đặc trưng giữ vai trò chi phối các thuộc tính cơ bản của sự vật đó. Trong ba thuộc tính cơ bản của con người thì thuộc tính tự nhiên của con người là cái đặc trưng và bản năng vốn có của sinh vật tự nhiên, là điều kiện sinh lý để loài người sinh tồn và phát triển, nó đóng vai trò là cơ sở vật chất của thuộc tính xã hội và thuộc tính tư duy, nhưng thuộc tính tự nhiên chỉ biểu thị mặt nguồn gốc và lien hệ giữa con người với các sinh vật khác, nó chưa nói lên được sự khác nhau căn bản giữa con người và con vật vì thế nó không phải là thuộc tính bản chất của con người. Còn thuộc tính tư vì thế nó không phải là thuộc tính bản chất của con người. Còn thuộc tính tư duy của con người (ngôn ngữ, tư duy, lý tính…,) là hiện tượng riêng có ở loài người, song nó cũng không phải là thựoc tính bản chất vì nó kông có ý nghĩa chi phối đối với các thuộc tính khác. Chỉ có thuộc tính xã hội là thuộc tính chế ước và quy định thuộc tư duy và thuộc tính tự nhiên của con người, khiến cho dấu ấn xã hội được in đậm, thấm sâu vào nội dung của các thuộc tính đó. Bởi so tác động của thuộc tính xã hội mà các nhu cầu tự nhiên ở con người đã bị xã hội hóa và ý thức, ngôn ngữ.v.v.. của con người là sản phẩm của xã hội, mang tính xã hội. Theo quan điểm của triết học Mác, tồn tại con người là tồn tại mang tính tự nhiên, con ngưồi là bộ phận của tự nhiên, là sản phẩm cao nhất trong quá trình phát triển của tự nhiên. Cùng với đó, con người còn là một thực thể xã hội. Con người vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm của xã hội và do vậy yếu tố sinh học trong mỗi con người không phải tồn tại bên cạnh yếu tố xã hội mà chúng hòa quyện vào nhau tồn tại trong yếu tố xã hội. Do đó, bản tính tự nhiên của con người được chuyển vào bản tính xã hội và được cải biến trong đó. Con người là một thực thể hiện thực, thực thể sinh học – xã hội và trong tính hiện thực ấy, “bản chất con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”. Quan hệ xã hội đây được hiểu là tổng thể những quan hệ mà con người đã có, đang có và trong chừng mực nào đó nó còn bao hàm cả những quan hệ trong tương lai. Các quan hệ xã hội của loài người bao gồm hai loại quan hệ: Quan hệ vật chất (quan hệ sản xuất) và quan hệ tư tưởng (quan hệ chính trị, pháp luật, đạo đưc…) trong đó quan hệ vật chất quy định quan hệ tư tưởng. Chỉ có đặt con người trong tổng hòa các quan hệ xã hội đó để tiến hành khảo sát, tổng hợp thì mới có thể năm bắt được toàn diện bản chất con người. Bản chất con người không phải là cái gì nhất thành bất biến mà luôn vận động, phát triển cùng với sự vận động phát triển, biến đổi của hoàn cảnh sống, với những biến đổi của thời đại, gắn liền với phương thức sản xuất ra của cải vật chất. Chính vì vậy mà thời đại nào thì sản sinh ra con người của thời đại ấy. Bản chất con người vừa phản ánh cái chung của sự phát triển xã hội loài người, vừa phản ánh cái riêng của mỗi thời đại lịch sử, và vì vậy, con người có bản chất chung xuyên suốt mọi thời đại. Đặc tính chung này do bản năng sinh vật, những nhu cầu, lợi ích của con người quy định. Nhưng cái chung lại được thể hiện thông qua cái riêng. Do vậy trong xã hội có giai cấp, bản chất của con người mang tính giai cấp, thể hiện trong xã hội có giai cấp con người ta có quyền sở hữu khác nhau đối với tư liệu sản xuất và do đó có sự khác nhau về lợi ích vật chất, tư tưởng, đạo đức, tác phong … của giai cấp. Vì bản chất con người mang tính chất giai cấp nhất định cho nên cái gọi là con người trừu tượng, siêu giai cấp không tồn tại. Bản chất chung được hiểu là tính người, tính nhân loại – là cái chung nằm trong tính giai cấp – tức cái riêng. Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội nhưng con người bao giờ cũng là con người riêng biệt, con người cụ thể ứng với những thời đại, những giai đoạn lịch sử nhất định, với từng tập đoàn người. Đồng thời nó cũng mang bản chất chung của nhân loại, phát triển trong toàn bộ lịch sử loài người. Mỗi cá nhân từ khi sinh ra buộc phải tiếp nhận những quan hệ xã hội đã có và đang có, quá trình con người lớn lên, trưởng thành, nắm bắt văn hóa xã hội hòa nhập vào xã hội, hòa nhập vào các quan hệ xã hội, quá trình xã hội hóa ấy chính là quá trình hình thành bản chất con người. Tổng hòa các quan hệ xã hội tạo thành bản chất con người, không những là cơ sở để phân biệt sự khác nhau giữa con người và con vật mà còn là cơ sở để phân biệt giữa cá nhân với cá nhân trong cộng đồng, bởi vì mỗi cá nhân do hoạt động thực tiễn của họ khác nhau cho nên quan hệ xã hội của họ khác nhau. Tổng hòa các quan hệ xã hội không những cho phép giải thích bản chất cộng đồng của loài người mà còn giải thích được bản chất đặc thù của cá nhân trong cộng đồng đó. Luận đề trên khẳng định rằng, không có con người trừu tượng, thoát ly mọi điều kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội. Con người luôn luôn cụ thể, xác định, sống trong một điều kiện lịch sử cụ thể nhất định, một thời đại nhất định. Trong điều kiện lịch sử đó, bằng hoạt động thực tiễn của mình, con người tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển cả thể lực và tư duy trí tuệ. Chỉ trong toàn bộ các mối quan hệ xã hội đó (như quan hệ giai cấp, dân tộc, thời đại; quan hệ chính trị, kinh tế; quan hệ cá nhân, gia đình, xã hội...) con người mới bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình. Điều cần lưu ý là luận đề trên khẳng định bản chất xã hội không có nghĩa là phủ nhận mặt tự nhiên trong đời sống con người. Song, ở con người, mặt tự nhiên tồn tại trong sự thống nhất với mặt xã hội; ngay cả việc thực hiện những nhu cầu sinh vật ở con người cũng đã mang tính xã hội. Quan niệm bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội mới giúp cho chúng ta nhận thức đúng đắn, tránh khỏi cách hiểu thô thiển về mặt tự nhiên, cái sinh vật ở con người. I.3 Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử Không có thế giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con người. Bởi vậy, con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hóa lâu dài của giới hữu sinh. Song, điều quan trọng hơn cả là, con người luôn luôn là chủ thể của lịch sử - xã hội. C.Mác đã khẳng định: "Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người là sản phẩm của những hoàn cảnh và của giáo dục... cái học thuyết ấy quên rằng chính những con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục". Trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên, Ph.Ăngghen cũng cho rằng: "Thú vật cũng có một lịch sử, chính là lịch sử nguồn gốc của chúng và lịch sử phát triển dần dần của chúng cho tới trạng thái hiện nay của chúng. Nhưng lịch sử ấy không phải do chúng làm ra và trong chừng mực mà chúng tham dự vào việc làm ra lịch sử ấy thì điều đó diễn ra mà chúng không hề biết và không phải do ý muốn của chúng. Ngược lại, con người càng cách xa con vật, hiểu theo nghĩa hẹp của từ này bao nhiêu thì con người lại càng tự mình làm ra lịch sử của mình một cách có ý thức bấy nhiêu". Như vậy, với tư cách là thực thể xã hội, con người hoạt động thực tiễn, tác động vào tự nhiên, cải biến giới tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự vận động phát triển của lịch sử xã hội. Thế giới loài vật dựa vào những điều kiện có sẵn của tự nhiên. Con người thì trái lại, thông qua hoạt động thực tiễn của mình để làm phong phú thêm thế giới tự nhiên, tái tạo lại một tự nhiên thứ hai theo mục đích của mình. Trong quá trình cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của mình. Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính bản thân con người. Hoạt động lao động sản xuất vừa là điều kiện cho sự tồn tại của con người, vừa là phương thức để làm biến đổi đời sống và bộ mặt xã hội. Trên cơ sở nắm bắt quy luật của lịch sử xã hội, con người thông qua hoạt động vật chất và tinh thần, thúc đẩy xã hội phát triển từ thấp đến cao, phù hợp với mục tiêu và nhu cầu do con người đặt ra. Không có hoạt động của con người thì cũng không tồn tại quy luật xã hội, và
Tài liệu liên quan