Tìm hiểu về ngành Luật

Ngành luật & Câu chuyện nghề luật Luật pháp là các quy đinh do Nhà nước ban hành mà mọi người dân, mọi tổ chức đều phải tuân thủ để đảm bảo duy trì trật tự tốt đẹp của xã hội. Nghề luật là một khái niệm mang tính tương đối, được sử dụng để chỉ nghề nghiệp của những người có kiến thức pháp luật nhất định, đang thực hiện các công việc liên quan đến các mặt khác nhau của đời sống pháp lý tại toà án, viện kiểm sát, văn phòng luật sư, cơ quan công an, cơ quan thi hành án, cơ quan công chúng và một số bộ phận trong các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước.

pdf10 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 661 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu về ngành Luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngành luật & Câu chuyện nghề luật Luật pháp là các quy đinh do Nhà nước ban hành mà mọi người dân, mọi tổ chức đều phải tuân thủ để đảm bảo duy trì trật tự tốt đẹp của xã hội. Nghề luật là một khái niệm mang tính tương đối, được sử dụng để chỉ nghề nghiệp của những người có kiến thức pháp luật nhất định, đang thực hiện các công việc liên quan đến các mặt khác nhau của đời sống pháp lý tại toà án, viện kiểm sát, văn phòng luật sư, cơ quan công an, cơ quan thi hành án, cơ quan công chúng và một số bộ phận trong các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. · Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp Công việc trong ngành luật, đặc biệt là với thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên, thư ký tòa án v.v... thường áp lực lớn với khối lượng hồ sơ, tài liệu khổng lồ và những tình huống bất ngờ luôn có khả năng xảy ra. Tùy vào nghề nghiệp cụ thể mà những người trong ngành này có điều kiện làm việc khác nhau. Theo một báo cáo mới đây, mọi lĩnh vực đều thiếu cán bộ pháp luật. Tính tới năm 2010, ngành tòa án cần thêm khoảng 4.000 thẩm phán, ngành kiểm sát cần thêm khoảng 2.500 kiểm sát viên, nhu cầu xã hội cần thêm hàng chục ngàn luật sư, chưa kể nhiều lĩnh vực hoạt động của ngành công an cần cán bộ có trình độ cử nhân luật. Đây là cơ hội lớn cho những bạn trẻ muốn được tham gia vào ngành này. · Phẩm chất và kỹ năng cần thiết - Công bằng, trung thực, khách quan - Có sự mẫn cảm nghề nghiệp, khả năng phân tích, tổng hợp cao - Khả năng diễn đạt mạch lạc, chặt chẽ - Có bản lĩnh vững vàng · Một số địa chỉ đào tạo Đào tạo pháp luật cơ bản: Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, Khoa Luật (Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh), Khoa Luật Kinh tế (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân), Khoa Luật (Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế), Trường Đại học Cần Thơ v.v... Tốt nghiệp, bạn có thể trở thành chuyên gia pháp lý, làm việc ở tất cả những nơi có thu cầu. Để được Nhà nước bổ nhiệm vào một số chức danh đặc thù như thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên, chấp hành viên, công chứng viên, bạn còn phải trải qua khoá đào tạo nghề tại Học viện Tư pháp với thời gian quy định khác nhau cho từng chức danh. MỘT SỐ NGHỀ NGHIỆP TRONG NGÀNH LUẬT THẨM PHÁN Thẩm phán làm việc tại tòa án, được quyền nhân danh Nhà nước để xét xử các vụ án, quyết định những hình thức xử lý thích hợp với các hành vi vi phạm pháp luật. Khi thẩm phán đã ra phán quyết, những người có liên quan phải thực hiện nghiêm túc, nếu không sẽ có cơ quan nhà nước cưỡng chế thi hành. KIỂM SÁT VIÊN Kiểm sát viên làm việc tại Viện Kiểm sát, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và lợi ích công cộng. Vai trò của kiểm sát viên thể hiện rõ nét nhất trong lĩnh vực tội phạm hình sự. Kiểm sát viên có quyền đưa một vụ phạm pháp ra xem xét để xử lý, ra lệnh bắt giữ, tham gia điều tra vụ án, truy tố tội phạm. Tại phiên tòa xét xử án hình sự, kiểm sát viên làm rõ các hành vi phạm tội (buộc tội) và đề xuất hình phạt thích hợp. Còn trong phiên tòa xét xử các loại án khác, kiểm sát viên có chức năng kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật của mọi người, kể cả thẩm phán. LUẬT SƯ Khác với thẩm phán và kiểm sát viên, luật sư hành nghề tự do, không thuộc biên chế của cơ quan Nhà nước. Luật sư không được Nhà nước trả lương mà có thu nhập từ các khoản thù lao do khách hàng trả. Để hành nghề, luật sư có thể thành lập các văn phòng luật sư hoặc công ty luật hợp danh. Luật sư có hai mảng công việc chính: - Bảo vệ quyền lợi của khách hàng tại toà án trong các vụ án hình sự, dân sự và hành chính. - Tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của khách hàng. Vai trò của luật sư trong xã hội ta ngày càng được coi trọng. Trong xu thế kinh doanh hiện đại, các doanh nhân đi đàm phán và ký kết hợp đồng cũng luôn cần luật sư đi cùng để tư vấn, đảm bảo ký kết được các hợp đồng có lợi về kinh tế và chặt chẽ về pháp lý. CÔNG CHỨNG VIÊN Công chứng viên làm việc tại các phòng công chứng nhà nước. Nhiệm vụ chủ yếu của họ là xác nhận tính hợp pháp của các giao dịch trong xã hội, xác nhận chữ ký của cá nhân, công chứng các bản sao từ nguyên gốc (bản chính), các bản dịch từ tiếng nước ngoài v.v CHẤP HÀNH VIÊN Chấp hành viên làm việc tại các cơ quan thi hành án dân sự. Khi toà án đã ra phán quyết mà một hoặc nhiều bên liên quan không chịu chấp hành, chấp hành viên (bằng các hình thức mà Nhà nước cho phép) buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ của mình. NGOÀI RA CÒN MỘT SỐ NGHỀ KHÁC TRONG LĨNH VỰC PHÁP LUẬT NHƯ: - Chuyên viên pháp lý: là những người có bằng cử nhân luật, tham gia các công việc liên quan đến luật pháp tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức v.v... - Cố vấn pháp lý: là người cố vấn cho ban lãnh đạo cơ quan về các vấn đề chính sách, pháp luật. - Giáo viên, giảng viên luật: giỏi chuyên môn luật và có khả năng về sư phạm, bạn có thể trở thành giảng viên luật tại các trường đại học, cao đẳng hoặc giáo viên môn giáo dục công dân tại các trường phổ thông trung học. - Cán bộ nghiên cứu pháp luật: nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến luật pháp, giúp những người xây dựng pháp luật có thể viết được các đạo luật hay, phù hợp; giúp những người thi hành pháp luật áp dụng các quy định pháp luật một cách linh hoạt. - Điều tra viên: công tác trong cơ quan công an, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để khám phá ra những tình tiết của các vụ án hình sự. - Thư kí toà án: là người giúp thẩm phán những công việc cần thiết trong việc xét xử các vụ án. - Thẩm tra viên: làm việc tại các toà án nhân dân tối cao, chuyên nghiên cứu hồ sơ các vụ án đã được xét xử, đề xuất với lãnh đạo xem xét lại các bản án của toà án cấp dưới. Câu chuyện nghề luật Hàng ghế số 1 xin chào đón bạn với hai câu chuyện về nghề luật. Qua đó, bạn sẽ thấy được sự cao quý và vai trò quan trọng của nghề này trong đời sống xã hội. · Vụ án Hồng Kông năm 1931 Sáng sớm ngày 6 - 6 - 1931, cảnh sát Hồng Kông ập vào ngôi nhà số 186 phố Tam Lung khám xét và bắt đi một người tên là Tống Văn Sơ. Đó chính là bí danh của Nguyễn Ái Quốc, lãnh tụ của phong trào cách mạng Việt Nam - Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta. Âm mưu của chúng là bí mật bắt giữ và chuyển giao nhân vật đặc biệt quan trọng này cho Chính phủ thực dân Pháp ở Đông Dương để thủ tiêu. Một con tàu của thực dân Pháp đã chờ sẵn trong bến cảng để dẫn độ người này về Đông Dương. Ngay sau khi Tống Văn Sơ bị bắt, nhà cách mạng Hồ Tùng Mậu đã kịp thời thông báo cho luật sư Lôdơbai (Loseby), khi đó là Chủ tịch Hội luật gia Hồng Kông. Cùng các đồng nghiệp của mình, luật sư Lôdơbai đã đứng ra bênh vực cho Tống Văn Sơ trong vụ án kéo dài mà sau này được biết đến dưới tên gọi Vụ án Hồng Kông năm 1931. Trước những hoạt động tích cực của luật sư Lôdơbai, sự phản đối của báo chí Pháp và Hồng Kông, chính quyền Hồng Kông buộc phải mở phiên toà công khai để xét xử Tống Văn Sơ với tội danh là tay sai của Liên Xô, phái viên của Đệ Tam Quốc tế cộng sản đến Hồng Kông, mưu đồ phá hoại chính quyền sở tại. Bằng lập luận sắc sảo và lời lẽ đanh thép, luật sư Lôdơbai cùng các đồng nghiệp đã chỉ rõ những vi phạm nghiêm trọng trong việc bắt giam, hỏi cung, xét xử Tống Văn Sơ của nhà chức trách Hồng Kông; bác bỏ những lời buộc tội thiếu căn cứ của chính quyền Hồng Kông. Trái với mong muốn của nhà cầm quyền là bưng bít thông tin, nhanh chóng kết thúc vụ án, tránh gây xôn xao dư luận, vụ án đã kéo dài tới phiên tòa thứ 9 diễn ra vào ngày 19 - 9 - 1931. Trước những lập luận sắc bén của các luật sư, cách trả lời thông minh và khôn khéo của Tống Văn Sơ, quan tòa đuối lý nhưng bất chấp sự thật, vẫn ra quyết định trục xuất Tống Văn Sơ khỏi Hồng Kông để đưa về Đông Dương. Không nản lòng, Tống Văn Sơ và luật sư Lôdơbai tiếp tục kháng án gửi lên Viện cơ mật Hoàng gia Anh. Viện cơ mật Hoàng gia Anh đã họp và quyết định Tống Văn Sơ vô tội. Sau gần 30 năm, gặp lại Hồ Chí Minh - người khách hàng Tống Văn Sơ năm nào, trong không khí chứa chan tình nghĩa, luật sư Lôdơbai xúc động nói với Người rằng: “Người ta nói rằng năm đó tôi đã cứu thoát ông. Điều đó có thể đúng, có thể không đúng. Nhưng dù sao tôi vẫn đánh giá đó là một trong những hành động sáng suốt nhất của cuộc đời mình”. · Người mang lại công lý Nhiều bạn trong chúng mình từng hồi hộp hàng đêm xem bộ phim Bao Thanh Thiên. Đó là những câu chuyện thật hay về tài năng, đức độ của một ông quan “thiết diện vô tư”. Mọi vụ án, dù phức tạp đến đâu, Bao Công cũng tìm ra sự thật và xét xử công minh để trả lại công lý cho người vô tội, trừng phạt kẻ có tội dù là quan lớn của triều đình hay hoàng thân quốc thích. Các cỗ “long đầu trảm”, “hổ đầu trảm”, “cẩu đầu trảm” nhe răng trấn áp kẻ ác, nhưng lại ngoác mồm cười hiền lành với người vô tội. Hình ảnh Bao Thanh Thiên là mơ ước của người dân về quyền lực tối thượng của điều thiện, lẽ phải và công bằng trong xã hội. Chúng ta còn nhớ Bao Công mặt đen với vầng trăng trên trán, Triển Chiêu giỏi võ, đẹp trai, Vương Triều, Mã Hán, Trương Long, Triệu Hổ ngay thẳng, trung hậu, Công Tôn Sách lẻo khoẻo cò hương nhưng túc trí đa mưu... Tuy mỗi người một vẻ nhưng họ đều rất quan trọng với việc xử án: Triển Chiêu, Vương Triều, Mã Hán, Trương Long, Triệu Hổ giống các chiến sĩ công an điều tra, bắt giữ tội phạm và bảo vệ phiên toà; Công Tôn Sách giống như ký toà án còn Bao Công vừa giữ vai trò thẩm phán vừa kiêm luôn kiểm sát viên. Tất cả họ đều làm nghề luật như cách gọi của chúng ta hiện nay đấy các bạn ạ. Thật thú vị phải không? Nào, chúng ta cùng tiếp tục cuộc hành trình.
Tài liệu liên quan