Tìm hiểu về Singapore

Đất nước Singapore có tổng diện tích 648,1 km2 trong đó diện tích đất liền là 585,4 km2, còn lại là phần diện tích của 63 hòn đảo nằm rải rác trong biên giới biển. Với mật độ dân cư khoảng 4,4 triệu người trong đó 76% là người gốc Hoa, 15% là người Malaysia, 8% là Ấn Độ và 2% là các nước khác, điều này phản ánh sự đa dạng về văn hoá của người Singapore. Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc. Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn. Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á. Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu nhập quốc dân). Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức. Năm 1960, GDP của Singapore chỉ là 0,7 tỷ đô-la Mỹ, thu nhập bình quân đầu người chỉ là 427 đô-la Mỹ/ năm. Thế mà năm 2005, GDP của Singapore đã là hơn 116 tỷ đô-la Mỹ, thu nhập bình quân đầu người là 26,892 đô-la Mỹ/năm. Nước Singapore hiện nay là nước có thu nhập bình quân đầu người lớn thứ 2 ở châu Á, sau Nhật Bản và nằm trong hàng các nước tiên tiến, văn minh, giàu có nhất trên thế giới.

docx17 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1180 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu về Singapore, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng quan về Singapore Đất nước Singapore có tổng diện tích 648,1 km2 trong đó diện tích đất liền là 585,4 km2, còn lại là phần diện tích của 63 hòn đảo nằm rải rác trong biên giới biển. Với mật độ dân cư khoảng 4,4 triệu người trong đó 76% là người gốc Hoa, 15% là người Malaysia, 8% là Ấn Độ và 2% là các nước khác, điều này phản ánh sự đa dạng về văn hoá của người Singapore. Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc. Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn. Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á.  Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu nhập quốc dân). Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức. Năm 1960, GDP của Singapore chỉ là 0,7 tỷ đô-la Mỹ, thu nhập bình quân đầu người chỉ là 427 đô-la Mỹ/ năm. Thế mà năm 2005, GDP của Singapore đã là hơn 116 tỷ đô-la Mỹ, thu nhập bình quân đầu người là 26,892 đô-la Mỹ/năm. Nước Singapore hiện nay là nước có thu nhập bình quân đầu người lớn thứ 2 ở châu Á, sau Nhật Bản và nằm trong hàng các nước tiên tiến, văn minh, giàu có nhất trên thế giới. Singapore có diện tích chỉ 660 km2, rộng hơn thành phố Hà Nội của Việt Nam một chút. Tài nguyên thiên nhiên gần như không có gì cả. Chỉ có con người, và một ít đất để ở cùng biển cả bao la Nguyên nhân Khách quan: Bối cảnh khu vực thuận lợi: Những năm 1930-1975, hầu hết các nước Đông Nam Á đang trải qua cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc từ tay đế quốc, hứng chịu hậu quả của chiến tranh. Và sau đó những năm 1965-1980, ảnh hưởng xấu của Chiến tranh lạnh lúc cao trào cũng là nguyên nhân khiến cho các nước Đông Nam Á khác khó có điều kiện phát triển. Trong khi đó, Singapore từ khi tách ra khỏi liên bang Maylaysia, không phải trải qua một cuộc chiến tranh nào, điều kiện hòa bình, ổn định đó tạo tâm lý an toàn cho giới đầu tư phương Tây. Singapore đã tận dụng rất tốt lợi thế này. Lợi thế về mặt địa lý: Singapore đã trở thành một thành phố hiện đại nhờ vào vị trí và bến cảng của mình. Singapore không có tài nguyên, song vị trí địa lý mang lại cho Quốc đảo này những tiềm năng "tài nguyên" vô cùng phong phú và nhiều ưu thế. Singapore nằm ở giao nhau của con đường Huyết mạch chính vận chuyển hàng hải giữa Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và eo biển Malacca. Quốc đảo nhỏ bé này được tổ hợp nên bởi hơn 50 hòn đảo trong đó Singapore là hòn đảo lớn nhất, chiếm 9/10 diện tích toàn quốc. Địa thê nơi đây phẳng đều, những eo biển giữa các hòn đảo chính là nơi neo đậu thuận tiện của các thuyền bè. Nằm tại một trong những giao lộ của thế giới, vị trí chiến lược của Singapore chính là một yếu tố thuận lợi góp phần giúp quốc gia này phát triển thành một trung tâm quan trong trong các lĩnh vực thương mại, viễn thông và du lịch. Ví trí của Quốc đảo này nằm cách đường xích đạo 136,8 km về phía Bắc, giữa vĩ độ 103038' và 104006' vĩ độ đông. Singapore nối liền Malaysia bởi hai cây cầu vượt, và những hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Riau của Indonesia chỉ cách quốc gia một chuyến tàu tốc hành. Đối với Singapore và Philippine chỉ là một chuyến bay ngắn. Đảo quốc Singapore có một phi trường lớn phục vụ hơn 69 hãng hàng không. Quả là đất nước "cửa ngõ" vào Đông Nam Á. Những thuận lợi đó như một loại tài nguyên quý giá từ trước đến nay vẫn thúc đẩy sự cường thịnh của nền kinh tế đất nước và biến Singapore thành một trung tâm giao thông và thông tin liên lạc. GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY Singapore là một trong những bến cảng sầm uất nhất thế giới về số lượng hàng hóa vận chuyển ở đây. Đây cũng là một kho chứa hàng lớn, một trạm trung chuyển trọng yếu và là một trung tâm phân phối hàng hóa. Các tàu thủy thuộc hơn 700 tuyến vận chuyển hàng hải qua lại bến cảng này để nối Singapore với khoảng 600 hải cảng trên thế giới. Với 5 bến đỗ và khoảng 15 km cầu tàu, cảng Singapore có thể tiếp nhận tàu thuyền thuộc mọi cỡ trọng tải Đoàn tàu buôn của Singapore xếp hàng 15 trên thế giới với hơn 1.000 tàu thuyền thuộc đủ các loại, từ tàu chở hàng rời, tàu chở container, tàu dầu, tàu khách. Trong số này có cả những tàu trọng tải trên 100.000 tấn, một cỡ tàu vận tải xếp vào loại “siêu đại” trên thế giới. Ngành đóng tàu và sửa chữa tàu của Singapore cũng đã phát triển từ lâu, sau khi nước này giành được độc lập. Ba xưởng đóng tàu lớn - Keppel, Sembawang và Jurong - trong đó hầu hết là vốn nhà nước đảm đương phần lớn dịch vụ đóng và sửa chữa tàu. Ngoài ra còn nhiều xưởng đóng tàu tư nhân chiếm khoảng 10% thị phần trong lĩnh vực này. Khu công nghiệp Jurong: Với hơn 300 nhà máy và cầu tàu, công ty Jurong Industrial Estate 1à tập đoàn công nghiệp lớn nhất ở Đông Nam Á. Công ty này cùng với phi trường quốc tế Changi được xây dựng phần lớn trên vùng đất trũng và đầm lầy của eo biển. Singapore có nhiều kho dự trữ và nhà máy lọc dầu. Với việc phát triển căn cứ hải quân cũ của Anh Ở Sembawang trên eo biển Johore thành một nhà máy đóng tàu thương mại, Singapore đã trở thành một trung tâm lớn trong ngành đóng tàu sửa chữa tàu biển. Đối tác: Sau khi nước Anh rút đi, Singapore đã phát triển mối quan hệ mậu dịch với nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ, Nhật, Tây Âu và các nước trong khối ASEAN. MỸ Vào thập niên 1980, Mỹ đã trở thành đối tác quan trọng nhất của Singapore. Nước này đã xuất khẩu sang Mỹ nhiều mặt hàng như ổ đĩa vi tính, mạch tích hợp, linh kiện bán dẫn, các cơ phận của máy xử lý dữ liệu, ti vi, radio, máy cassette và hàng may mặc. Singapore là một trong những quốc gia được Mỹ cho hưởng quyền ưu đãi mậu dịch. Với sự ưa đãi này, Singapore có được nhiều thuận lợi trong việc buôn bán với Mỹ. Nhưng đến năm 1989 Mỹ đã giải tỏa quyền ưu đãi này khi thấy chiều hướng phát triển thành phần kinh tế của các nước này có khả năng dẫn tới sự cạnh tranh về mậu dịch, trở thành đối thủ của Mỹ. Hậu quả là lượng hàng xuất khẩu của Singapore sang Mỹ đã giảm 15%, trong đó có điện thoại, máy văn phòng, đồ gỗ và thiết bị y khoa, với thuế nhập khẩu bị đánh ở mức 5% - 10%. Những đối tác khác như Nhật Bản, Tây Âu cũng đầu tư đáng kể vào Singapore, trong đó NB đứng thứ 2, sau Mỹ. Chủ quan: Đảng PAP (People’s Action Party) lãnh đạo đất nước: Đảng PAP của ông Lý Quang Diệu đã lãnh đạo đất nước Singapore từ khi giành được độc lập từ người Anh năm 1959 đến nay, cũng giống như Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân Việt Nam từ ngày giành được độc lập từ người Pháp năm 1945 đến nay. Người của đảng Nhân dân hành động PAP của ông Lý Quang Diệu trực tiếp nắm các vị trí lãnh đạo đất nước. Tổng bí thư đảng luôn luôn nắm chức Thủ tướng. Các đảng viên cao cấp nắm các chức Bộ trưởng. Từ đó mà đường lối của đảng PAP được thực hiện trực tiếp qua các đảng viên nắm chức vụ lãnh đạo Nhà nước. Trọng dụng người tài: Kinh nghiệm đầu tiên có thể thấy được là đảng PAP của ông Lý Quang Diệu tập hợp được rất nhiều người tài, người có học vấn cao. Là người lãnh đạo, thì cần phải có nhiều người tài. Không có tài, thì không thể lãnh đạo được. Đó là ý kiến của ông Lý Quang Diệu. Bản thân ông Tổng bí thư Lý Quang Diệu đã tốt nghiệp ngành luật ở trường đại học danh tiếng Cambridge của Anh năm 1949, khi ông 26 tuổi. Vị Tổng bí thư thứ hai của đảng PAP, và cũng là vị Thủ tướng thứ hai của Singapore, từ năm 1990 đến năm 2004, là ông Goh Chok Tong, tốt nghiệp tại trường Đại học danh tiếng Williams College, Mỹ, về chuyên ngành Phát triển kinh tế. Vị Tổng bí thư thứ ba của đảng PAP, tức là Thủ tướng thứ 3 hiện nay của Singapore Lý Hiển Long, con trai cả của ông Lý Quang Diệu, sinh năm 1952, cũng đã tốt nghiệp trường Đại học Cambridge của Anh về ngành toán và vi tính. Sau đó ông Lý Hiển Long còn học về Hành chính công tại đại học Harvard - Mỹ. Các đại biểu quốc hội Singapore là người của đảng PAP và các bộ trưởng cũng là người của đảng PAP, cũng đều tốt nghiệp các trường đại học nổi tiếng trên thế giới. Ông Phó thủ tướng Jayakumar, đảng viên đảng PAP, phụ trách về an ninh quốc gia đã tốt nghiệp tại khoa Luật, trường Đại học Yale Law của Mỹ. Đây là trường đại học mà vợ chồng ông Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã học. Ông Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao George Yong-Boon Yeo, đảng viên đảng PAP, sinh năm 1954, cũng tốt nghiệp trường Cambridge của Anh. Ông Bộ trưởng Chánh Văn phòng Nội các Lim Swee Say, sinh năm 1954, đảng viên đảng PAP, tốt nghiệp trường Loughborough của Anh. Ông Bộ trưởng Bộ quốc phòng Teo Chee Hean, sinh năm 1954, tốt nghiệp trường Đại học Hoàng gia Imperial College London -Anh. Singapore đã lập hẳn ủy ban tuyển dụng tài năng Singapore sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998. Quan điểm của ông Tổng bí thư đảng kiêm Thủ tướng Lý Quang Diệu về trọng dụng, thu hút nhân tài đã được đảng PAP thực hiện triệt để, rất có hiệu quả. “Lãnh đạo xấu sẽ đuổi người tốt,người giỏi, không cho họ được giữ những chức vụ quan trọng”, ông Lý Quang Diệu đã có lần nói như vậy. Nước Singapore không những tìm và sử dụng người tài trong công dân Singapore, mà còn thu hút nhân tài từ nước khác đến. Người tài đến Singapore làm việc, được định cư lâu dài, và được gia nhập quốc tịch Singapore dễ dàng. Chính sách thu hút nhân tài: + Ưu đãi lao động giỏi Đặc điểm chính của chính sách lao động Singapore là hạn chế tuyển dụng lao động nước ngoài có kỹ năng thấp, trong khi tạo mọi điều kiện thuận lợi và ưu đãi nhằm thu hút lao động có kỹ năng cao.Theo qui định, lao động có tay nghề thấp có mức lương dưới 2.500 đôla Singapore (khoảng 1.500 USD). Việc tuyển dụng lao động loại này hướng vào một số nước, một số ngành cụ thể và chịu một số hạn chế. Trong khi đó, chính phủ hết sức khuyến khích tuyển dụng những lao động có tay nghề cao với mức lương trên 2.500 đôla Singapore. Nếu được chủ lao động nhận, lao động diện này được cấp giấy phép làm việc ngay chỉ trong vài ngày và được quyền cho người thân sang sống cùng.Singapore cũng rất chú trọng tuyển dụng nhân tài nước ngoài thông qua kênh giáo dục. Hiện tại, Singapore có 35.000 sinh viên nước ngoài theo học tại các trường đại học ở đây. Tại các trường như Đại học Quốc gia Singapore (NUS), Đại học Kỹ thuật Nanyang, Đại học Quản lý Singapore, số sinh viên nước ngoài chiếm 20%. Nhiều sinh viên Việt Nam theo học tại NUS cho biết sang học dưới dạng vay tiền của Chính phủ Singapore. Đổi lại, sau khi tốt nghiệp các bạn trẻ này có nghĩa vụ làm việc cho một công ty của Singapore (tại Singapore hoặc bất kỳ nước nào khác) trong thời gian tối thiểu ba năm để trả nợ.Với cách làm này, Chính phủ Singapore luôn có nguồn lao động chất lượng cao được bổ sung hằng năm để làm việc cho các công ty Singapore. Các trường đại học của Singapore bù lại cũng có điều kiện và động lực để đầu tư hiện đại hóa trường học theo tiêu chuẩn quốc tế và nhu cầu của thị trường lao động. + Lưu thông chất xám Cũng giống như người Việt Nam, người Singapore thích nói đến câu “tiền nào của nấy”. Họ tin rằng chỉ có nhờ sử dụng lao động chất lượng cao, trong đó có lao động nước ngoài, Singapore mới có thể làm ra hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao.Quan niệm “chảy máu chất xám” nay đã lỗi thời. Gần đây các nước đều nói nhiều hơn đến khái niệm “lưu thông chất xám” nhằm tạo mọi điều kiện cho chất xám được di chuyển đến những nơi nào mà nó có thể được phát triển tốt nhất. Chính sách xã hội phù hợp: Ngày 9 tháng 8 năm 1965, Singapore trở thành một quốc gia độc lập. Khi nói về giai đoạn chia tách này, ông Lý đã xúc động phát biểu: “Đối với tôi, đây là một thời khắc đau buồn. Cả cuộc đời tôi, thời thanh niên của tôi, tôi đều tin tưởng vào sự hoà hợp và thống nhất giữa hai vùng lãnh thổ” Những thất vọng về chính trị chỉ là một phần trong những vấn đề mà Lý Quang Diệu phải đối mặt. Ông nhớ lại “Chúng tôi đã gặp phải hàng loạt những vấn đề to lớn mà cơ hội sống sót gần như không cóSingapore không phải là một đất nước tự nhiên hình thành mà là một thương cảng do con người xây dựng, khi người Anh phát triển nơi đây thành một điểm nút quan trọng trong giai đoạn thống trị trên biển khắp toàn cầu của họ. Chúng tôi thừa hưởng hòn đảo này mà không có vùng nội địa, như một trái tim không có cơ thể”. Vì thế ông Lý đã rất khôn ngoan khi giành ưu tiên hàng đầu cho những nhu cầu cấp bách của đất nước mình. Đầu tiên là việc củng cố quốc phòng và giành được sự cộng nhận của quốc tế với một ghế tại Liên Hợp Quốc. Để làm dịu lại tình hình sắc tộc bất ổn trong nước, nội các đã nhanh chóng thành lập Bộ Quốc Phòng và Nội Vụ nhằm xây dựng lực lượng cảnh sát và quân đội. Cấp bách không kém là yêu cầu về kinh tế. Với việc đóng cửa các cơ sở của người Anh (đóng góp tới 20% GDP), tình trạng thất nghiệp của Singapore đã tăng nhanh tới mức 14%. Để tạo thêm công ăn việc làm, đảng PAP đã thành lập Ban Phát Triển Nhà ở (HDB), bắt đầu xây dựng nhà ở công cộng. Trong 18 tháng, đã xây dựng được nhà ở cho 30 nghìn người, cùng với đó cung cấp thêm hàng nghìn việc làm. Tới năm 2001, hơn 85% người dân sống trong các căn nhà do HDB xây dựng. Chiến lược phát triển rõ ràng: Sau nhiều năm nỗ lực thực hiện chiến lược thay thế hàng nhập khẩu không thành công, ông Lý và chính quyền của mình đã đi đến kết luận rằng tương lai của Singapore nằm ở việc thu hút đầu tư trực tiếp từ các tập đoàn đa quốc gia của Mỹ và châu Âu. Vì thế, Singapore đã thiết lập một chiến lược với nhiều mục tiêu mũi nhọn. Đầu tiên, nước này sẽ vượt qua các quốc gia láng giềng như những đối tác thương mại và thu hút các công ty nước ngoài sản xuất ở Singapore và tái xuất sang các nước phương Tây. Thứ hai, Singapore tự coi mình như một hòn đảo cấp 1 trong khu vực các nước thuộc thế giới thứ 3. Những rào cản đầu tư và thương mại, dù rất thấp cũng đều được xoá bỏ. Khu công nghiệp Jurong, một khu vực rộng lớn được tái thiết lại được một số người ví như “con voi trắng”, được xây dựng làm cơ sở sản xuất cho các công ty thu hút nhiều lao động bậc cao sản xuất hàng hoá theo các dây chuyền công nghệ Phương Tây. Bộ Thương mại và đầu tư đã thành lập Uỷ Ban Phát Triển Kinh Tế (EDB) năm 1961 hoạt động theo cơ chế một cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài. Kết nối trực tiếp với những khách hàng tiềm năng ở chính quốc gia của các nhà đầu tư, các nhân viên của EDB cố gắng thu hút các nhà đầu tư và định hướng đầu tư vào các lĩnh vực hoá dầu, sửa chữa tàu thuyền, chế tạo kim loại và điện tử. Những nhà đầu tư tiên phong cũng được miễn trừ các khoản thuế nhất định. Năm 1968, một trong những thành công đầu tiên của EDB là nhà máy National Semiconductor, bắt đầu sản xuất chỉ hai tháng sau khi quyết định đầu tư. Khi hai tập đoàn Texas Instruments và Hewlett-Packard tái thiết hoạt động ở Singapore, cuộc đổ xô đầu tư bắt đầu. Tích lũy tài chính: Singapore có được sự tích lũy cao về tài chính chủ yếu là nhờ biện pháp thành lập Quỹ Dự phòng Trung ương, trong đó người lao động phải đóng góp phần thu nhập của mình, và Ngân hàng Tiết kiệm Bưu điện (Post Office Savings Bank), trong đó người dân có thể ký thác tiền một cách tự nguyện. Quỹ Dự phòng Trung ương giúp đảm bảo nguồn tài chính cho người lao động khi đã về hưu hoặc không còn làm việc, có thời gian đã qui định mức đóng góp cưỡng bức lên đến 50% tổng thu nhập, trong đó người lao động và người sử dụng lao động mỗi bên đóng một nửa. Ngoài khoản tiền trợ cấp sau khi nghỉ việc, một phần trong quỹ này được người lao động rút ra để mua nhà và trả phí bảo hiểm nhà, một phần được đưa vào các dự án đầu tư do chính quyền phê chuẩn, một phần khác được rút ra để mua sắm các loại tài sản khác. Ngoài ra người lao động cũng có thể rút tiền ở quy này để mua các loại cổ phần, cổ phiếu chứng khoán, hay mua vàng dành cho việc đầu tư. Chính sách của quỹ dự phòng này là đảm bảo tất cả số lượng đóng góp vào của người lao động cuối cùng đều được trả lại đầy đủ và ngoài ra còn có thêm một khoản lãi suất nữa. Đối với nhà nước Singapore, Quỹ Dự phòng Trung ương giúp ngân sách cho việc phát triển các tiện ích công cộng, đối với cá nhân người lao động, Quỹ giúp điều tiết việc mua sắm, tiêu dùng, do đó hạn chế được tình trạng lạm phát. Tiếng Anh là quốc ngữ: Tiếng Anh được đưa lên làm ngôn ngữ chính thức, cùng với tiếng Hoa. Ông Lý Quang Diệu lãnh đạo đảng PAP để giành độc lập cho nhân dân Singapore từ người Anh, bỏ sự lãnh đạo của người Anh, nhưng ông không bỏ tiếng Anh. Và cả bộ máy hành chính mà người Anh xây dựng lên ở Singapore trong hơn 100 năm đô hộ, nước Singapore cũng không bỏ. Ông Lý Quang Diệu cho tiếp thu tất cả nền hành chính tiên tiến đó. Nhân dân được tự do cư trú, quyền tư hữu không bị xóa bỏ. Ở nước Việt Nam ta, sau khi giành độc lập từ người Pháp, thì ta cũng bỏ luôn tiếng Pháp. Và những cung cách quản lý hành chính tiên tiến, khoa học, không nhiều quan liêu giấy tờ do Pháp xây dựng lên ở nước ta cũng không được tiếp tục áp dụng. Về tầm quan trọng của tiếng Anh, ông Lý Quang Diệu nói: “-Nắm vững tiếng Anh, đó là chìa khóa để giành lấy tri thức, công nghệ cao của phương Tây”. Nhà nước dân chủ, tôn trọng dân: Ông Lý Quang Diệu nói “Nếu chúng ta không ra sức làm việc, thì khi nhân dân mất lòng tin, tội lỗi sẽ thuộc về chúng ta.,Khi nhân dân đã mất hết lòng tin, thì họ sẽ đòi hỏi một chính phủ kiểu khác”. Ông Lý Quang Diệu cho rằng người dân không quan tâm lắm đến thể chế, hình thức chính phủ, mà họ quan tâm đến “ họ có được một chính phủ được thành lập qua bầu cử, họ có khả năng bầu ra chính phủ của họ và chính phủ sẽ đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho họ và cho con cháu mai sau”. Chiến lược chống tham nhũng hiệu quả: Ông Lý Quang Diệu nói “Sự sống còn của Singapore hoàn toàn dựa vào sự liêm khiết và hiệu suất của các bộ trưởng và quan chức cao cấp của Chính phủ”. Ông nhiều lần khẳng định “nhân dân quyết không thể dung tha những phần tử đầu cơ và lưu manh”. Về độ trong sạch của bộ máy nhà nước, Singapore được xếp thứ 5 trong năm 2005, thuộc hàng trong sạch nhất thế giới. Nhưng muốn chống tham nhũng tốt và muốn thu hút được nhân tài, phải trả lương xứng đáng. Những người bị kết tội tham nhũng có thể ngồi tù 5 năm và nộp phạt 100.000 đôla Singapore (80.000 USD). Theo AP, Thủ tướng Lý Hiển Long còn muốn bổ sung nhiều hình phạt khác để ngăn chặn tình trạng này. Sau một vụ tham nhũng hiếm hoi bị phát hiện trong năm nay, ông Lý Hiển Long cho biết: "Thà chịu xấu hổ để giữ hệ thống trong sạch, còn hơn là giả vờ như chẳng có gì sai và để khối ung nhọt này phát triển". Tuy nhiên, pháp luật chỉ là một nửa chiến lược của Singapore. Đây là sự trừng phạt, chứ không phải phần thưởng. Vì vậy, nước này đã trả lương rất hậu hĩnh cho các chính trị gia và công chức nhà nước. Việc này vừa ngăn chặn nạn chảy máu chất xám, vừa diệt trừ được tham nhũng tận gốc. Vào năm 1985, ông Lý Quang Diệu khi đó nói rằng nước Singapore có 676 người giàu có thuế thu nhập nộp ngân sách còn cao hơn lương các Bộ trưởng. Nhưng 3 vị bộ trưởng Tài chính, Quốc phòng, và Nhà ở có vai trò quan trọng cho nước Singapore hơn 676 vị có thu nhập cao kia. Và tiền lương trả cho toàn bộ bộ máy Chính phủ Singapore năm 1985 đó chỉ là hơn 2,5 triệu đô-la Mỹ. Trong khi bộ máy Chính phủ đó quản lý một đất nước có GDP là 17 tỷ đô-la Mỹ (1985). Còn công ty Vận tải biển Singapore chỉ làm ra doanh số hơn 1 tỷ đô-la Mỹ, nhưng tiền lương của lãnh đạo cao cấp của công ty đó là gần 2 triệu đô-la Mỹ. Tài chính: Sự phát triển nhanh chóng của Singapore có liên quan mật thiết với việc quản lý hữu hiệu về tài chính. Những chính sách bảo thủ về tài chính và tiền tệ đã tạo ra mức tiết kiệm cao, cùng với số lượng lớn về đầu tư nước ngoài đã giúp cho Singapore tăng trưởng mà không bị tích lũy số nợ nước ngoài. NHỮNG QUI ĐỊNH VỀ TIỀN TỆ, MẬU DỊCH VÀ ĐẦU TƯ Singapore có một nền kinh tế đặc biệt cởi mở. Từ năm 1967 đến năm 1973, đồng đô la Singapore bị buộc chặt vào đô la Mỹ, nhưng rồi sau đó được thả nổi. Cơ quan phụ trách về tiền tệ của Singapore đã theo một chính sách can thiệp vào cả thị trường tiền tệ trong nước cũng như thị trường ngoại hối để duy trì một mãi lực mạnh cho đồng tiền ở đây. Chiến lược đa diện này đã được vạch ra để biến Singapore thành một trung tâm tài chính bằng cách thu hút các loại quỹ tiền tệ đồng thời tránh sự mất cân bằng trong các hoạt động chi
Tài liệu liên quan