Tìm hiểu về văn học phương tây thế kỉ 18 (thế kỉ ánh sáng)

Thế kỷ XVIII đánh dấu một bước chuyển mình quan trọng trong quá trình phát triển của các nước phương Tây. Nó tồn tại trong lịch sử với cái tên đẹp là thế kỷ Ánh sáng. Văn học ánh sáng châu Âu đã đóng góp cho đời nhiều cây bút tên tuổi như Defoe, Swift, Montesquieu, Voltaire, J. J. Rousseau, Diderot, Schiller, Goethe .

doc11 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 7712 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu về văn học phương tây thế kỉ 18 (thế kỉ ánh sáng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn học phương Tây thế kỉ XVIII (Văn học Ánh sáng) VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY THẾ KỶ XVIII (VĂN HỌC ÁNH SÁNG) I.Khái quát Thế kỷ XVIII đánh dấu một bước chuyển mình quan trọng trong quá trình phát triển của các nước phương Tây. Nó tồn tại trong lịch sử với cái tên đẹp là thế kỷ Ánh sáng. Văn học ánh sáng châu Âu đã đóng góp cho đời nhiều cây bút tên tuổi như Defoe, Swift, Montesquieu, Voltaire, J. J. Rousseau, Diderot, Schiller, Goethe . . . 1.Ðặc trưng lịch sử xã hội Phương Tây thế kỷ XVIII Chế độ phong kiến tồn tại ở Phương Tây trong một thời gian dài, cho đến thế kỷ XVIII đã trở thành một chướng ngại cho sự phát triển của xã hội. Giai cấp tư sản lớn mạnh dần và mâu thuẩn giữa tư sản với phong kiến ngày càng gay gắt đây là thời kỳ cuộc đấu tranh chống phong kiến diễn ra trên toàn châu Âu. Sau cách mạng tư sản Anh giữa thế kỷ XVII là cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII. Thế kỷ XVIII ở phương Tây trở thành cái mốùc quan trọng đánh dấu thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến và thắng lợi của cách mạng tư sản trên qui mô rộng lớn. 2.Ý nghĩa của phong trào Ánh sáng Chế độ phong kiến kết hợp với chính sách ngu dân của giáo hội đã kìm hảm con người trong vòng ngu tối. Các triết gia, các nhà tư tưởng, nhà văn của thế kỷ XVIII đã dấy lên phong trào đề cao lý trí, dùng ánh sáng của lý trí để xua tan bóng tối, giải phóng tư tưởng, mở mang trí tuệ cho con người. Aùnh sáng của lý trí soi khắp các lĩnh vực chính trị, tôn giáo, nghệ thuật, giáo dục, triết học, pháp luật . . . và trở thành một vũ khí chống phong kiến sắc bén. Công trình đồ sộ Bách khoa toàn thư do Diderot lãnh đạo việc biên soạn là một biểu hiện tập trung của phong trào.Do đó mà xuất hiện thuật ngữ Aùnh sáng. Anghen đánh giá các nhà văn Pháp thế kỷ XVIII là: Những vĩ nhân soi sáng đầu óc con người để chuẩn bị cho cuộc cách mạng sắp bùng nổ. Thuật ngữ Ánh sáng chỉ vai trò tiến bộ lịch sử của giai cấp tư sản so với chế độ phong kiến già cổi, gợi lên sự so sánh giữa ánh sáng và bóng tối. Văn học Aùnh sáng của mỗi nước có đặc điểm riêng. Trong phạm vi này chỉ đề cập đến văn học của 3 quốc gia tiêu biểu: Pháp, Anh và Ðức. II.Văn học Pháp thế kỷ XVIII Thế kỷ XVIII ở Pháp là nơi tập trung mâu thuẫn gay gắt nhất, quyết liệt nhất giữa tư sản và phong kiến, dẫn đến cuộc cách mạng dân chủ tư sản bùng nổ vào cuối thế kỷ, năm 1789. Về phương diện xã hội, nước Pháp lúc này chia thành 3 đẳng cấp: Tăng lữ, quý tộc và bình dân mà lực lượng đứng đầu đẳng cấp thứ 3 lúc bấy giờ là tư sản. Do đó tính chiến đấu của giai cấp tư sản thời kỳ này còn mạnh mẽ, còn là đại diện chân chính cho đẳng cấp và là người nói lên tiếng nói của đẳng cấp. Về văn hóa tư tưởng văn học Pháp thời kỳ này phát triển theo xu hướng của thời đại, với nội dung và hình thức mới đánh dấu bước ngoặc so với thế kỷ XVIII. Văn học Aùnh sáng vừa tiếp thu vừa phủ định nền văn học cổ điển. Văn học được xem như một vũ khí trong cuộc đấu tranh xã hội. Tính chất chống phong kiến là đặc trưng nổi bật của văn học Pháp thời kỳ này, thể hiện trong việc phê phán xã hội mục nát, bất công, nỗi khốn khổ của nhân dân . . . Văn học Ánh sáng Pháp chia làm 4 thời kỳ phát triển: 1/ Thời kỳ 1: Từ đầu thế kỷ đến 1715 giai đoạn báo hiệu thời đại mới, manh nha tinh thần chống phong kiến và giáo hội bắt đầu từ cuối thế kỷ trước. Các tên tuổi của thời kỳ này như : Fénelon, Fontenelle... 2/ Thời kỳ 2: 1715-1750 là giai đoạn đặt nền móng vững chắc cho phong trào Aùnh sáng, với các tên tuổi như : Voltaire, Montesquieu . . . 3/ Thời kỳ 3 :1750-1789 Giai đoạn sôi nổi nhất với sự xuất hiện của BaÙch khoa toàn thư, các tên tuổi như : Diderot, J.J Rousseau . . . 4/ Thời kỳ 4 :Từ 1789-1799 Thời kỳ phát triển mạnh của loại văn chương báo chí, hùng biện, xu hướng tìm cảm hứng từ văn học cổ đại. *Các tác giả và tác phẩm tiêu biểu: 1. Montesquieu(1689-1755) Montesquieu không phải là một nhà văn lớn nhất của thế kỷ Aùnh sáng, nhưng ông lại là người đặt nền tảng cho nền văn chương chính trị ở pháp. Ông cũng là người đầu tiên đã hình thành được những nguyên tắc cơ bản của phong trào Aùnh sáng Pháp, có giá trị dẫn đường cho cả thế kỷ của mình, mặc dù ông cá nhiều hạn chế so với các tên tuổi như Voltaire, Diderot... Montesquieu thuộc dòng dõi qúi tộc nhưng sa sút. Cha mẹ mất sớm, ông được chú nuôi và sau này ông đã thừa hưởng tước vị của chú, là nam tước De Montesquieu. Ông là một người điềm đạm, thiên về lý trí. Năm 1716, ông trở thành chủ tịch nghị viện Bordeaux. Chức vụ và nghề nghiệp không làm ông hết say mê khoa học và văn chương. Nhiệt tình nghiên cứu khoa học và lòng khát khao hiểu biết của Montesquieu trên khắp các lĩnh vực, mang đậm tính chất duy lý và thế tục của ông trong thời kì này đã báo hiệu trước nền triết học Aùnh sáng tương lai. Năm 1721 tài năng Montesquieu bộc lộ trong tác phẩm Những bức thư BaTư rất được hoan nghênh và tái bản nhiều lần. Sau đó là sự ra đời của Tinh thần pháp luật, tác phẩm lớn nhất của Montesquieu, bên cạnh một tác phẩm nổi tiếng khác: Suy nghĩ về thịnh và suy của người La Mã. Những bức thư Ba Tư là một sự kiện văn học lớn thời bấy giờ. Ðược xuất bản ở Amsterdam năm 1721, là một tiểu thuyết bằng thư gồm có cả 164 bức, nội dung là cuộc trao đổi tin tức, nhận định, giữa Udơbêch, một quý tộc Ba Tư đi du lịch Châu Âu để tìm hiểu văn hóa các nước. Các cung phi của ông được giao cho bọn hoạn quan canh giữ. Udơbêch và bạn đồng hành là Rica thường xuyên trao đổi thư từ với bạn bè trong nước, bàn bạc, nhận xét về nền văn minh Châu Âu dưới triều Louis XIV. Xen vào đó là các thư từ với bọn hoạn quan về tình hình hậu cung và hạnh kiểm của các cung phi từ ngày Udơbêch ra đi. Các cung phi đã tìm cách tư tình với những người đàn ông khác, không ai chung thủy, ngay cả nàng Roxcan mà bọn hoạn quan tưởng là đứng đắn nhất. Hai bình diện rõ rệt trong những bức thư Ba Tư là tình hình xã hội phương Tây và tình hình nơi hậu cung của Ba Tư, được dựng lên với mục đích đối chiếu hai nền văn minh phương Ðông và phương Tây. Qua đó ta thấy triều đình Phong kiến Pháp với những tiêu cực của vua quan, để thấy chế độ Phong kiến đã lỗi thời và lạc hậu, cần phải được thay thế. R.Lophe đã đánh giá Những bức thư Ba Tư không phải là một thiên luận văn mà là một cuốn tiểu thuyết đặc sắc. Nhưng cũng có thể nói thêm: Là một cuốn tiểu thuyết đồng thời cũng là một luận văn xuất sắc. 2. Voltaire(1694-1778) Voltaire tên thật là Fralcois Marie Arouet, là nhà thơ, nhà soạn kịch, nhà triết học, nhà tư tưởng , nhà sử học và còn là nhà hoạt động xã hội sôi nổi. Sự nghiệp sáng tác đồ sộ của ông đã góp phần to lớn vào sự nghiệp cách mạng của thế kỉ Ánh sáng Pháp. Vì vậy thế kỉ này còn gọi là thế kỉ Voltaire. Sinh tại Châtenay trong một gia đình khá giả, Voltaire theo học tại trường Louis Le Grand mà sau này ông đã kịch liệt lên án nền giáo dục vô bổ, xa rời thực tế mà ông đã tiếp nhận. Tới tuổi trưởng thành ông làm việc tại tòa án nhưng ông không quan tâm đến ngoại giao và cũng chẳng thiết tha gì đến luật pháp. Ông mơ ước trở thành thi sĩ và bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình bằng những bài thơ trào phúng. Năm 1716, ông bị trục xuất khỏi Paris vì những bài thơ châm biếm đạo đức của nhiếp chính vương Philipe DOrléan lúc bấy giờ. Sau đó ông lại bị giam vào ngục Bastille. Tại đó ông đã sáng tác vở bi kịch đầu tiên và lấy bút danh Voltaire. Ông lại xích mích với bọn quý tộc và bị đày khỏi Paris 50 dặm.Ông đi luôn sang Anh và bắt đầu sự nghiệp sáng tác rực rỡ, phong phú, đồ sộ của mình. Sang Anh, Voltaire học hỏi được rất nhiều về triết học, tư tưởng khoa học . . . Ông có những ấn tượng tốt đẹp về nước Anh. Trở về Pháp, ông cho ra đời nhiều tác phẩm, trong đó có Những bức thư triết học (1734), gây chấn động dư luận. Voltaire phải trốn nhà cầm quyền và sống nhờ tại lâu đài của bà Du Châtelet. Ông trải qua 10 năm ở đây dưới sự bảo trợ của bà này và sáng tác rất nhiều về đủ mọi thể loại: triết học, bi kịch, hài kịch, là những lãnh vực mà ông ưa thích nhất. Năm 1744 triều đình Pháp lại dàn hoà với Voltaire. Ông giữ chức sử quan và 1776 được bầu vào Hàn Lâm Viện. Sau ba năm hăng hái, ông lại thất vọng , chán nản và bỏ triều đình. Năm 1750 ông kết thân với vua Phổ Féredic II và nhận lời mời đến Potxdam. Nhưng ông chỉ hài lòng với vài ngày đầu tiên sống trên nước Phổ vì cho rằng nhà vua là một minh quân biết trọng hiền tài. Nhưng ông đã lầm. Ông lại mâu thuẫn với vua và trở về nước. Voltaire không dám trở về Paris, ông sống lang thang mấy năm ở vùng Alsace, Lorraine rồi đầu năm 1755 ông đến Thụy Sĩ, mua một ngôi nhà ở gần Genève và trú ngụ tại đó. Trong giai đoạn này ông sáng tác các truyện triết học nổi tiếng : Zadid hay Số Mệnh (1747), Candide hay Chủ nghĩa lạc quan (1759) và một số kịch. Cuối đời, ông sống tại thái ấp Ferney gần bên giới Pháp - Thụy Sĩ. Ôâng vẫn sáng tác và trao đổi thư từ với bạn bè. Ông tiếp tục sáng tác truyện triết học, trong đó có Chất Phác (1647), và một số kịch. Tháng hai 1778 ông bất chấp lệnh cấm trở về Paris và được quần chúng đón tiếp trọng thể. Ðã 84 tuổi, Voltaire còn giúp Viện Hàn Lâm soạn quyển từ điển ngôn ngữ Pháp. Nhưng chưa kịp làm thì ông mất. Ðến năm 1791 ông được cải táng vào nghĩa trang Panthéon, với dòng chữ ghi trên mộ: Người đã chuẩn bị cho chúng ta đi đến tự do. Voltaire được biết đến ở nhiều khía cạnh: nhà thơ, nhà triết học, tiểu thuyết, kịch . . . Truyện triết học của Voltaire là một bộ phận nổi tiếng trong sự nghiệp của Voltaire. Trong truyện triết học của ông, chế độ phong kiến đương thời bị phê phán nghiêm khắc với triều đình tham nhũng đầy tệ nạn, tôn giáo với những tín điều mù quáng, bọn thầy tu dâm đãng và cuồng tín, nhũng học thuyết lừa bịp và phản động như : Thuyết hài hòa tiền định. Một vấn đề lớn của triết học xuyên suốt tác phẩm của Voltaire là vấn đề cái ác trong xã hội. Zadig hay Số Phận là câu chuyện của một chàng thanh niên Babylon có phẩm chất đạo đức và thông minh, chân thật nhưng chàng lại gặp nhiều chuyện không may: người yêu phụ bạc do chàng thử lòng mà biết, bị luật pháp phạt vạ vô cớ. Khi may mắn được lên làm tể tướng và thực hiện nhiều việc ích nước lợi dân thì lại bị nhà vua ghen tuông hảm hại, phải trốn ra nước ngoài. Chàng lại bị bán làm nô lệ, giúp một ông vua thử lòng người để tuyển chọn quan chức thanh liêm. Cuối cùng chàng quay về Babylon, thắng các cuộc thi đấu và lên làm vua. Bằng hình thức nhẹ nhàng, phong cách trào phúng xen lẫn bút pháp hoang đường kỳ ảo, tác phẩm đã thể hiện tư tưởng triết học Aùnh sáng, tố cáo các tệ nạn của xã hội phong kiến. Tác phẩm bác bỏ thuyết Hài hòa tiền định, chứng minh rằng hạnh phúc đạt được là do tài năng và đạo đức chứ không phải do số mệnh. Candide hay Chủ nghĩa lạc quan là câu chuyện một chàng thanh niên gốc quý tộc tỉnh lẻ, tính tình ngay thật, trung hậu. Chàng được nuôi dưỡng trong môi trường quý tộc, bị nhồi sọ bởi tư tưởng Hài hòa tiền định của vị gia sư Pangloss. Nhưng nhiều hoàn cảnh, biến cố, tai họa đã xảy ra để chứng minh rằng quan niệm mọi sự đều hoàn hảo trong thế giới hoàn hảo là vô bổ và sai lầm. Cuối cùng chàng tìm ra hạnh phúc từ việc quan sát và thực hiện cuộc đời giản dị của một người lao động chăm bón khu vườn của mình, nghĩa là tìm hạnh phúc trong lao động chân chính. Với Candide, Voltaire đã hoàn toàn mất lòng tin vào mơ ước gặp một ông vua hiền, cai trị đất nước bằng trí thông minh, công lý và tình thương như ông đã từng thể hiện ở Zadid. Trong một truyện nữa là Chất phác, niềm lạc quan này hoàn toàn lụi tàn để nhường chỗ cho sự tố cáo sâu sắc những điều xấu xa của xã hội phong kiến. 3. J.J Rousseau (1712 – 1778) J.J Rousseau là người gốc Pháp sinh tại Genève Thụy Sĩ, vì gia đình ông theo đạo Tin Lành nên phải lánh sang đó dể tránh đàn áp tôn giáo ở Pháp. Cha ông là một người thợ đồng hồ nổi tiếng. Mẹ ông mất sớm, Rousseau được gửi tới bên ngoại ăn học tại nhà một mục sư trong 2 năm (1772 1774). Ðây là những năm tháng duy nhất ông được đi học. Khi ông ông trở về Genève, Rousseau làm nhiều nghề để kiếm sống. Năm 1728 ông quyết chí ra đi tìm chốn tự do, sau thời thiếu niên không có tình thương của cha mẹ mà cũng không được trang bị học thức cần thiết để bước vào đời. Từ năm 1728 1741, là quảng đời ông phiêu bạt với nhiều cay đắng. Nhờ mối quan hệ với bà De Varen, một người phụ nữ quý tộc làm việc hướng dẫn những người ngoại đạo trở về với đạo Cơ Ðốc, sau nhiều băn khoăn, lựa chọn, ông đã sống dưới sự bảo trợ của người phụ nữ này trong khoảng thời gian từ 1732 1736. Năm 1742, ông đi Paris, mở ra một giai đoạn mới trong cuộc đời ông. Lên Paris, ông kết bạn với Diderot lúc ấy cũng còn đang nghèo khổ. Ông bắt đầu lui tới các phòng khách văn học, và quen biết thêm nhiều người có tên tuổi như Voltaire. Rousseau hành nghề dạy nhạc để kiếm sống, làm thư ký cho bà Dupin, rồi cho ông De Montaigue, sứ thần Pháp ở Venise. Năm 1744 ông thôi việc và trở về Paris, càng thấm thía những bất công xã hội. Năm 1746 ông quen Thérèse Levasse, một cô gái nghèo làm nghề giặt giũ thuê, là người sẽ trở thành vợ ông, là người nâng đỡ ông trong cảnh nghèo khổ túng thiếu. Rousseau đến với văn học khá đột ngột. Tình cờ ông đọc tin tức về một cuộc thi do Hàn lâm viện Dijon tổ chức. Ông tham gia và được giải thưởng với tác phẩm Luận về khoa học và nghệ thuật. Ông trở thành nổi tiếng, và lao vào con đường sáng tác. Luận văn thứ hai Luận về sự bất bình đẳng không thành công. Rousseau từ bỏ nước Pháp, nơi mà ông coi là quê hương cuả sự bất bình đẳng để về Genève. Bị đối xử lạnh nhạt, ông lại trở về Pháp và được sự bảo trợ của bà DEùpinay và sống tại Hermitage, trong khung cảnh thiên nhiên thơ mộng và không còn bận tâm về cơm áo. Ðây là thời kỳ ông sáng tác các tác phẩm quan trọng: Nàng Héloise mới (La Nouvelle Héloise), Khế ước xã hội (Contract social), Emile hay về giáo dục . ... Ðây cũng là thời kỳ ông mâu thuẫn với hầu hết các nhà văn, nhà tư tưởng đương thời như Voltaire, Diderot . Rồi ông lại rời Hermitage đến ở tại Montmorancy, và liên tiếp cho xuất bản Julie hay nàng Héloise mới, Emile, Khế ước xã hội. . . Tác phẩm Eùmile bị kết án, Rousseau bị coi là kẻ thù của giáo hội và bị tòa án gây nhiều rắc rối. Ông phải trốn ra đảo Saint Pierre, rồi phải sang Anh để nương náu. Năm 1767, ông về Pháp và sống lang thang, phải luôn thay tên đổi họ. Năm 1770, ông liều trở về Paris, sống những năm cuối đời ở một phố mà nay mang tên ông, sống bằng nghề chép nhạc và hầu như không có bạn bè. Ông viết hồi ký Những điều bộc lộ, Rousseau, người phán xét Jean Jacques và Mơ mộng của một người dạo chơi cô độc. Các tác phẩm này xuất bản sau khi ông qua đời. Ông mất năm 1778, và 10 năm sau, sau cách mạng Pháp, ông được cải táng về điện Panthéon. Một cuộc đời đầy sóng gió, cô độc, nghèo khổ, nếm trải mọi cay đắng, rồi lại nổi tiếng đột ngột với những tác phẩm làm chấn động dư luận. Sau đó lại thất bại, bị lên án, truy nã, phải trốn chạy trong nỗi cô đơn đã tác động đến nhận thức của ông về những vấn đề cơ bản đang đặt ra cho xã hội. Các tác phẩm của ông gồm: Hai luận văn dự thi, một tiểu thuyết tình cảm dưới dạng thư từ, một tiểu thuyết luận đề giáo dục và nhiều tác phẩm khác. Mới nhìn tưởng như rời rạc nhưng thực ra chúng được gắn bó với nhau thành một hệ thống trên cơ sở những lý thuyết về con người tự nhiên. Rousseau quan niệm có sự khác biệt sâu xa giữa con người tự nhiên và con người xã hội: Con người sinh ra tự do, xã hội biến nó thành nô lệ, con người sinh ra sung sướng, xã hội biến con người thành cực khổ. Nói khác đi, nếu con người sống theo tự nhiên thì mọi sự đều tốt lành, nhưng xã hội đã làm cho cuộc sống trên thế gian trở nên đồi bại. Emile hay Về giáo dục là một tác phẩm luận đề của Rousseau. Tác phẩm viết về quá trình giáo dục và hình thành nhân cách một con người theo quan niệm của Rousseau. Quá trình giáo dục đó dựa theo sự phát triển tự nhiên về sinh lý và tâm lý, theo các giai đoạn tuổi tác thích hợp. Việc rèn luyện phải toàn diện về trí lực, thể lực và đức dục. Rousseau giả sử cháu bé này mồ côi, và việc giáo dục em sẽ do một gia sư đảm nhiệm cho đến khi em khôn lớn. Khi trưởng thành, Emile sẽ chọn cho mình một người yêu thích hợp và trước cuộc hôn nhân, Emile sẽ đi du lịch hai năm để rèn luyện đạo đức và nghị lực, đồng thời học hỏi thêm. Khi hai vợ chồng có con thì người gia sư mới hết nhiệm vụ. Ðây là một luận văn giàu tính tiểu thuyết, với sự kết hợp giữa tư duy logic và tư duy hình ảnh. tác phẩm thể hiện mục đích của Rousseau là giáo dục con người sao cho nó vẫn còn bảo tồn được những tư chất bẩm sinh tốt đẹp. Ông chống lối giáo dục nhồi sọ, thiếu thực tế và bóp méo thiên tính của con người. Dù còn nhiều chất ảo tưởng, cực đoan, tác phẩm trên vẫn có một giá trị mới mẻ và nhiều yếu tố tích cực, là tiếng nói của phong trào Aùnh sáng hướng về con người. Nàng Héloise mới là một tiểu thuyết bằng thư, nói về mối tình của chàng gia sư trẻ Saint Preux và cô học trò Julie, trong một khung cảnh thiên nhiên thơ mộng trữ tình. Mối tình này bị ngăn trở vì cách biệt giai cấp. Julie phải lấy chồng theo lệnh của cha. Saint Preux ra đi. Sáu năm sau chàng trở về và gặp lại Julie, trở thành gia sư của các con nàng theo lời mời của chồng Julie. Tình xưa sống dậy. Cả hai đều rất đau khổ. Julie cảm lạnh và qua đời sau khi nhảy xuống hồ nước cứu con. Trước khi chết, nàng còn viết thư cho Saint Preux bày tỏ tình cảm của mình. Tác phẩm đã trình bày mâu thuẫn giữa tình yêu tự nhiên và định kiến xã hội gay gắt đã vùi dập hạnh phúc của con người. Julie trước hết là một bản trường ca tình cảm, với những khẳng định hùng hồn, những ca ngợi nhiệt thành mốt tình giữa cảnh thiên nhiên nông thôn giản dị mà thơ mộng. Julie có tiếng vang rộng lớn ở Pháp và Châu Aâu. Nó đã mở đường cho trào lưu tình cảm trong văn học và ảnh hưởng sâu sắc đến dòng văn học lãng mạn Pháp sẽ phát triển rực rỡ vào đầu thế kỷ XIX. III.Văn học Anh thế kỷ XVIII. Nước Anh trong thế kỷ XVIII có nhiều bước phát triển sớm hơn so với nhiều nước Tây Aâu khác như Ðức, Pháp.Ðiều đó đã để lại nhiều dấu ấn trong văn học Anh thế kỷ XVIII. Thời kỳ này, nước Anh không có nhiều cây đại thụ như ở Pháp, nhưng trên một số lĩnh vực khác lại nảy nở những khía cạnh mới, có ảnh hưởng nhất định đến các quốc gia khác. Về lịch sử, đây là thời kỳ tích lũy tư bản chủ nghĩa ở Anh. Giai cấp tư sản ở Anh ra đời sớm và đã lớn mạnh ngay từ thế kỷ XV, với nền sản xuất công nghiệp gây ra nhiều đau khổ cho nông dân mất đất canh tác, vì phải làm đồng cỏ nôi cừu. Cách mạng tư sản Anh thắng lợi năm 1648 dưới vương triều Stuart. Nhưng chỉ 10 năm sau khi nền cộng hòa được thiết lập (1649), năm 1660 dòng họ Steward lại quay về phục hồi chế độ phong kiến vớisự lên ngôi của Charles II. Mãi đến năm 1668, giai cấp tư sản Anh mới thắng lợi lần nữa, đưa Quận công Guillaume DOrange lên ngôi vua, thành lập chế độ quân chủ lập hiến ở Anh. Ðây là thời kỳ giai cấp tư sản Anh còn thể hiện được những nét tích cực của một lực lượng xã hội tiến bộ trong việc đấu tranh chống phong kiến, đồng thời cũng bộc lộ rõ các hạn chế của nó. Giai cấp tư sản Anh đã thỏa hiệp với chế độ phong kiến và đưa đất nước đi lên theo con đường tư bản chủ nghĩa. Song song với tình trạng trì trệ về chính trị và sự phát triển kinh tế nhanh chóng theo hướng tư bản chủ nghĩa. Kinh tế Anh phát triển với một bước ngoặc lớn của sự phát triển công nghiệp mạnh mẽ, nhưng cũng xuất hiện theo đó mối quan hệ bóc lột tăng lên. Quần chúng lao động ngày càng bị bần cùng hóa. Tình hình văn học Do hoàn cảnh của cách mạng kinh tế ở Anh không phải là cách mạng chính trị, nên mẫu người lý tuởng trong văn học Anh không phải là người anh hùng, người chiến sĩ mà là con người bình thường, thực tiễn, tháo vác. Các tác phẩm ít đề cập đến các vấn đề có ý nghĩa lớn lao, mà thường mô tả đời sống riêng tư với các phong tục, đạo đức. Bên cạnh đó là mảng văn học phơi bày những khía cạnh xấu xa của giai cấp tư sản. Khuynh hướng này ban đầu xuât hiện lẻ tẻ và sẽ phát triển mạnh ở thế kỷ sau. 4. Daniel Defoe (1660 – 1731) Sinh trưởng trong một gia đình kinh doanh theo Thanh giáo. Từ nhỏ ông được gia đình hướng vào việc trở thành mục sư. Nhưng ông rời bỏ nhà trường để đi vào con đường kinh doanh nhiều thứ hàng hóa, có lúc phát đạt và có l
Tài liệu liên quan