Tình hình chuyển giao công nghệ trong ngành công nghiệp ôtô Việt Nam

Theo luật chuyển giao công nghệ 2006: Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm. Theo tổ chức ESCAP ( Ủy ban kinh tế xã hội Châu Á- Thái Bình Dương): Công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến sản phẩm hoặc thông tin. Nó bao gồm: kiến thức, khả năng, thiết bị, sáng chế, công thức chế tạo, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra sản phẩm hàng hóa dịch vụ. Có ý kiến cho rằng: Công nghệ là một hệ thống thông tin trọn gói và các bí quyết cần thiết để sản xuất một sản phẩm hoặc thực hiên một nhiệm vụ nào đó. Tóm lại, có thể đưa ra khái niệm chung về công nghệ như sau: Công nghệ là tập hợp các công cụ, phương tiện hoặc hệ thống các kiến thức nhằm biến các nguồn lực tự nhiên thành sản phẩm hàng hóa

doc32 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1802 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình chuyển giao công nghệ trong ngành công nghiệp ôtô Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Khi nói đến đầu tư quốc tế, người ta luôn nói đến công nghệ và chuyển giao công nghệ. Vì khi nhà đầu tư đến một nơi nào đó để đầu tư, ngoài việc chuyển vốn đến địa điểm đầu tư, nhà đầu tư còn mang theo công nghệ để áp dụng vào công việc sản xuất kinh doanh của mình nhằm rút nhắn thời gian khởi động và duy trì nguồn cung cấp cho bạn hàng truyền thống. Đối với bên tiếp nhận đầu tư, nhất là các nước đang phát triển, tham gia vào quá trình chuyển giao công nghệ còn là cơ hội đổi mới kỹ thuật, tiếp cận với công nghệ mới từ các nước công nghiệp phát triển. Chuyển giao công nghệ là một trong những đặc điểm nổi bật của sự phát triển kinh tế thế giới trong những thập kỷ gần đây. Kinh nghiệm phát triển kinh tế của các nước thành công nhất cho thấy, việc tiếp nhận một cách có hiệu quả công nghệ nước ngoài là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo phát triển kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển đi trước. Do yêu cầu giải phóng, bảo vệ và xây dựng đất nước, ôtô đã được sử dụng ở Việt Nam khá sớm và có nhu cầu ngày càng mạnh. Những năm gần đây, Việt Nam đã tự sản xuất và cung cấp được khá nhiều loại xe sử dụng trong nước, giảm số lượng xe nhập khẩu, tiết kiệm cho Nhà nước một lượng ngoại tệ đáng kể. Tuy nhiên, mục tiêu chính mà Việt Nam đặt ra không phải chỉ cung cấp một lượng xe cho thị trường hay tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước mà là xây dựng một ngành công nghiệp ôtô độc lập. Muốn thực hiện được mục tiêu này, Việt Nam cần mở cửa thị trường ôtô nội địa cho các nhà đầu tư nhằm vào các mục đích sau: - Thu hút vốn. - Nhận chuyển giao công nghệ - Tiếp thu phương thức sản xuất mới - Tạo việc làm. Ở giai đoạn hiện nay, cả 4 mục tiêu trên đều rất quan trọng với Việt Nam, nhưng nếu xét về lâu về dài và tính toán cả lợi ích của ngành công nghiệp ôtô thì mục tiêu công nghệ có ý nghĩa hàng đầu. Với mục đích nghiên cứu tình hình và tìm giải pháp cho hoạt động chuyên giao công nghệ trong ngành công nghiệp ôtô Việt Nam, em xin chọn đề tài: "Tình hình chuyển giao công nghệ trong ngành công nghiệp ôtô Việt Nam ". Do năng lực của bản thân và điều kiện tìm hiểu còn nhiều hạn chế nên bài tiểu luận của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong có được sự góp ý của thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Những vấn đề chung về công nghệ: Khái niệm: Theo luật chuyển giao công nghệ 2006: Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm. Theo tổ chức ESCAP ( Ủy ban kinh tế xã hội Châu Á- Thái Bình Dương): Công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến sản phẩm hoặc thông tin. Nó bao gồm: kiến thức, khả năng, thiết bị, sáng chế, công thức chế tạo, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra sản phẩm hàng hóa dịch vụ. Có ý kiến cho rằng: Công nghệ là một hệ thống thông tin trọn gói và các bí quyết cần thiết để sản xuất một sản phẩm hoặc thực hiên một nhiệm vụ nào đó. Tóm lại, có thể đưa ra khái niệm chung về công nghệ như sau: Công nghệ là tập hợp các công cụ, phương tiện hoặc hệ thống các kiến thức nhằm biến các nguồn lực tự nhiên thành sản phẩm hàng hóa Các yếu tố cấu thành công nghệ: Bất cứ một công nghệ nào từ đơn giản tới phức tạp đều bao gồm bốn thành phần trang thiết bị (T), con người (H), thông tin (I), tổ chức (O). Có mối liên hệ chặt chẽ tác động qua lại với nhau. Điều đó được thể hiện qua sơ đồ sau Tổ chức (O) Thông tin ( I ) Công nghệ ( T ) Con người ( H ) Hình 1: Sơ đồ mối quan hệ các thành phần của công nghệ Phần cứng: là máy móc thiết bị, công cụ, nhà xưởng, phương tiện vận chuyển…, những yếu tố này cho biết khả năng tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp, của quốc gia. Phần mềm bao gồm: - Con người: là tính sáng tạo, sự khôn ngoan, khả năng tạo ra công nghệ mới, kỹ năng, kỹ thuật điều khiển, vận hành thiết bị, khả năng lãnh đạo,…Đây là yếu tố trung tâm của công nghệ, vì thực tế cho thấy nhiều quốc gia tuy không có tài nguyên hoặc ít tài nguyên (điển hình là Nhật Bản), nhưng có nguồn lực con người sáng tạo ra công nghệ, biết ứng dụng công nghệ, nên tiềm lực kinh tế vẫn mạnh hơn một số nước có nguồn tài nguyên giàu có. - Thông tin: là bản vẽ, thuyết minh, thiết kế; công thức mô tả kỹ thuật, sáng chế…, cho biết khả năng tiết kiệm thời gian và chi phí sử dụng công nghệ. - Tổ chức: Bao gồm những liên hệ, bố trí sắp xếp, đào tạo đội ngũ cán bộ cho các hoạt động như phân chia nguồn lực, tao mạng lưới, lập kế hoạch, kiểm tra điều hành. Phân loại công nghệ: Hiện nay số lượng loại công nghệ nhiều tới mức không thể xác định chính xác, do đó việc phân loại chính xác, chi tiết là điều rất khó khăn. Tuỳ theo mục đích, có thể phân loại công nghệ như sau: Theo tính chất: Công nghệ sản xuất, công nghệ thông tin, công nghệ đào tạo- giáo dục. Theo nghành nghề: Có các loại công nghệ công nghiệp: nông nghệ, công nghệ sản xuất hàng tiêu dùng, công nghệ vật liệu. Theo sản phẩm: tuỳ thuộc loại sản phẩm có các loại công nghệ tương ứng như công nghệ thép, công nghệ xi măng, công nghệ ô tô... Theo đặc tính công nghệ công nghệ đơn chiếc, công nghệ hàng loạt, công nghệ liên tục. Theo trình độ công nghệ (căn cứ mức độ phức tạp, hiện đại của các thành phần công nghệ) có các công nghệ truyền thông, công nghệ tiên tiến, công nghệ trung gian. Các công nghệ truyền thống thường là thủ công, có tính độc đáo, độ tinh sảo cao, song năng suất không cao và không đồng đều. Các công nghệ truyền thống có ba đặc trưng cơ bản: tính cộng đồng, tính ổn định và tinh lưu truyền. Các công nghệ tiên tiến là thành quả khoa học hiện đại, nhưng công nghệ này có năng suất cao, chất lượng tốt và đồng đều, giá thành sản phẩm của chúng hạ. Công nghệ trung gian nằm giữa công nghệ truyền thống và công nghệ tiên tiến xét về trình độ công nghệ. Theo mục tiêu phát triển công nghệ có công nghệ phát triển, công nghệ dẫn dắt, công nghệ thúc đẩy. Các công nghệ phát triển bao gồm các công nghệ bảo đảm. Cung cấp các nhu cầu thiết yếu cho xã hội như ăn, ở, mặc, đi lại. Các công nghệ thúc đẩy bao gồm các công nghệ tạo lên sự tăng trưởng kinh tế trong quốc gia. Các công nghệ dẫn dắt là các công nghệ có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Theo góc độ môi trường có công nghệ ô nhiễm và công nghệ sạch. Công nghệ sạch là công nghệ mà quá trình sản xuât tuân theo điều kiện giảm ảnh hưởng đến môi trường, sử dụng các nguồn nguyên liệu thô và năng lượng hợp lý. Theo đặc thù của công nghệ có thể chia thành hai loại: công nghệ cứng và công nghệ mềm. Cách phân loại này xuất phát từ quan niệm công nghệ gồm bốn thành phần trong đó kĩ thuật là phần cứng còn ba yếu tố còn lại là phần mềm. Một công nghệ mà phần cứng của nó được đánh giá là vai trò chủ yếu thì công nghệ đó được coi là công nghệ phần cứng và ngược lại. Cũng có quan niệm coi công nghệ cứng là công nghệ khó thay đổi; còn công nghệ mềm là công nghệ có chu trình sống ngắn phát triển nhanh. Theo đầu ra của công nghệ, có công nghệ sản phẩm và công nghệ quá trình: công nghệ sản phẩm liên quan thiết kế sản phẩm (thường bao gồm các phần mềm) và việc sử dụng, bảo dưỡng sản phẩm (thường bao gồm các phần mềm sử dụng sản phẩm); trong khi công nghệ quá trình để chế tạo ra sản phẩm đã được thiết kế (liên quan tới bốn thành phần công nghệ). Những vấn đề chung về chuyển giao công nghệ: Khái niệm Theo APCTT (Trung tâm chuyển giao công nghệ Châu Á-Thái Bình Dương): Chuyển giao công nghệ (CGCN) là hoạt động mua hoặc bán theo pháp luật giữa các tổ chức, trong đó đối tượng mua bán là công nghệ. Bản chất của chuyển giao công nghệ quốc tế là công nghệ được di chuyển qua biên giới một quốc gia. Theo luật quốc tế về chuyển giao công nghệ: CGCN là quá trình chuyển giao một hệ thống kiến thức giữa bên giao và bên nhận để: Chế tạo ra một sản phẩm. Áp dụng một quy trình trong sản xuất. Cung cấp một dịch vụ. Một số khái niệm khác: CGCN là sự di chuyển công nghệ từ đơn vị này sang đơn vị khác, quá trình này bao gồm 2 chủ thể là bên giao và bên nhận công nghệ, trong đó bên giao bằng hành vi pháp lý và một hoạt động thực tiễn tạo cho bên nhận một năng lực công nghệ nhất định. Chuyển giao công nghệ trong nước: là chuyển giao công nghệ trong lãnh thổ VN trừ việc chuyển qua ranh giới khu chế xuất của VN. Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài: là chuyển giao công nghệ từ nước ngòai vào VN hoặc từ khu chế xuất VN vào lãnh thổ VN. Chuyển giao công nghệ từ VN ra nước ngoài là chuyển giao công nghệ trong biên giới ra ngòai lãnh thổ VN hoặc vào khu chế xuất VN. Đối tượng chuyển giao công nghệ: Các đối tượng sở hữu công nghiệp (SHCN), có hoặc không kèm theo máy móc thiết bị mà pháp luật cho phép chuyển giao.( Theo Luật Sở hữu trí tuệ) Đối tượng SHCN: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, tên gọi hàng hóa... Sáng chế: là giải pháp kĩ thuật hoàn toàn mới so với trình độ kĩ thuật của thế giới, có trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế xã hội, khi được áp dụng sẽ tạo ra một mẫu mã sản phẩm và mẫu mã này được chấp nhận sản xuất lần đầu tiên mà trước đó chưa có ai nghe hoặc nhìn thấy. Giải pháp hữu ích: là giải pháp mới so với trình độ kĩ thuật trên thế giới, có khả năng áp dụng vào các lĩnh vực kinh tế- xã hội, trong những điều kiện kinh tế kỹ thuật hiện tại (không có tính sáng tạo). Kiểu dáng công nghiệp: là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó, có tính mới đối với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp, thủ công nghiệp. Nhãn hiệu hàng hóa: là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau, có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc. Nhãn hiệu hàng hóa phải được xác nhận bằng văn bản bảo hộ do cục SHCN cấp. Tên gọi xuất xứ hàng hóa: là tên địa lý của nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt bao gồm yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp của hai yếu tố đó. Quyền sở hữu đới với SHCN có thể được xác lập theo văn bằng bảo hộ do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cấp nếu Chủ sở hữu nộp đơn yêu cầu. Bí quyết kiễn thức kĩ thuật về công nghệ dưới dạng phương án công nghệ, các giải pháp kĩ thuật,quy trình công nghệ, fần mềm máy tính, tài liệu thiết kế, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật có hoặc không kèm máy móc thiết bị Các giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ. Các hình thức dịch vụ kĩ thuật hỗ trợ chuyển giao công nghệ, hỗ trợ lựa chọn công nghệ, tư vấn quản lý công nghệ, tư vấn pháp lý kinh doanh, hướng dẫn thực hiện quy trình công nghệ và chuyển giao, đào tạo, huấn luyện, nâng cao trình độ của công nhân và cán bộ quản lý, cán bộ kĩ thuật để nắm vứng công nghệ được chuyển giao. Phân loại chuyển giao công nghệ: Căn cứ theo chủ thể tham gia chuyển giao công nghệ Chuyển giao công nghệ trong nội bộ công ty hoặc tổ chức. Chuyển giao công nghệ trong nước. Chuyển giao công nghệ nước ngoài. Căn cứ theo luồng chuyển giao công nghệ Chuyển giao dọc (thường diễn ra trong nội bộ công ty): là sự chuyển giao các công nghệ hoàn toàn mới mẻ đòi hỏi phải có một sự đồng bộ từ nghiên cứu thí nghiệm tới sản xuất thử rồi sản xuất hàng loạt để đảm bảo độ tin cậy về kinh tế và kĩ thuật. Chuyển giao ngang (thường được sử dụng rộng rãi, phổ biến hơn chuyển giao công nghệ theo chiều dọc): là sự chuyển giao công nghệ đã hoàn thiện từ doanh nghiệp này tới doanh nghiệp khác, từ nước này sang nước khác. So với chuyển giao dọc chuyển giao ngang ít rủi ro hơn song phải tiếp cận công nghệ dưới tầm người khác không hoàn toàn mới mẻ. Căn cứ theo quyền lợi và trách nhiệm của người mua và người bán. Phân loại theo kiểu này đánh giá mức độ tiên tiến và giá cả của công nghệ Chuyển giao đơn giản: là hình thức người chủ công nghệ chuyển giao cho người mua quyền sử dụng công nghệ, thời gian và phạm vi hạn chế. Chuyển giao đặc quyền: người bán trao quyền sử dụng cho người mua trong một phạm vi lãnh thổ. Chuyển giao độc quyền: là hình thức người bán trao toàn quyền sở hữu công nghệ cho người mua trong suốt thời gian có hiệu lực của hợp đồng. Căn cứ theo kiểu chuyển giao hay chiều sâu của chuyển giao công nghệ. Trao kiến thức: việc chuyển giao chỉ dừng lại ở mức độ truyền đạt kiến thức bằng cách đưa công thức, hướng dẫn, tư vấn về kĩ thuật. Chuyển giao công nghệ dưới dạng chìa khoá trao tay: Người bán phải thực hiện các công việc như lắp đặt máy móc, hướng dẫn chương trình hoàn tất toàn bộ quá trình sản xuất. Trao sản phẩm: người bán không những có trách nhiệm hoàn tất toàn bộ dây chuyền sản xuất thành công toàn bộ công nghệ chuyển giao. Trao thị trường: ngoài trách nhiệm như ở góc độ “trao sản phẩm” người bán còn phải trao một phần thị trường đã xâm nhập thành công cho bên mua công nghệ. Những nguyên nhân khách quan dẫn đến chuyển giao công nghệ: Các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại làm rút ngắn tuổi thọ của các công nghệ, khiến nhu cầu đổi mới công nghệ ngày càng tăng. Trong lĩnh vực công nghệ phát triển nhanh, chu trình sống của công nghệ rất ngắn, những người đi sau trong công nghệ này muốn có công nghệ đã xuất hiện trên thị trường thường thông qua chuyển giao. Hoạt động đầu tư quốc tế phát triển. Xu thế mở rộng hợp tác, khuyến khích thương mại tạo điều kiện cho mua, bán kể cả mua bán công nghệ. Không quốc gia nào trên thế giới có đủ mọi nguồn lực để làm ra tất cả các công nghệ cần thiết một cách kinh tế, do nhiều nước muốn có một công nghệ thường cân nhắc về phương diện kinh tế giữa mua và làm. Sự phát triển không đồng đều giữa các quốc gia trên thế giới về công nghệ (85% các sáng chế công nghệ nằm trong tay sáu nước), nhiều nước không có khả năng tạo ra công nghệ mà mình cần, buộc phải mua để đáp ứng các nhu cầu cấp thiết. Vai trò của chuyển giao công nghệ: Chuyển giao công nghệ có vai trò to lớn đối với nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế của mỗi nước nói riêng. Chuyển giao công nghệ có lợi cho cả hai bên bên giao và bên nhận. Ngày nay trong xu thế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới cùng với trình độ phân công lao động, chuyên môn hoá ở tầm chuyên sâu đến từng chi tiết sản phẩm. Hoạt động chuyển giao công nghệ góp phần thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển cho phép khai thác lợi thế so sánh giữa các quốc gia. Mặt khác nó còn làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế thế giới theo hướng gia tăng tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp. Công nghệ tạo năng xuất lao động cao hơn cùng sự phong phú về chủng loại sản phẩm phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của thị trường. nó là vũ khí cạnh tranh của các doanh nghiệp, các nền kinh tế, có vai trò to lớn đối với vấn đề môi trường trong quá trình khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và quá trình chế tác, sử dụng. Đối với bên chuyển giao công nghệ: Nhà cung cấp công nghệ thường ở những nước phát triển Có điều kiện đổi mới công nghệ nhờ thu hồi vốn từ chuyển giao công nghệ. Phát triển thị trường mới với chi phí và rủi ro thấp, hoặc thông qua bên tiếp nhận để tiếp cận với những thị trường có tính bảo hộ cao. Buộc bên tiếp nhận phụ thuộc vào mình do cung cấp những sản phẩm kèm theo hoặc dịch vụ hỗ trợ. Tăng thu nhập từ việc bán công nghệ. Rủi ro có thể gặp phải: hình thành một đối thủ cạnh tranh mới và có thể uy tín bị tổn thương. Đối với bên nhận công nghệ : Bên nhận bao gồm nước nhận công nghệ và công ty nhận công nghệ. Hai đối tượng này có những mục tiêu khác nhau. Đối với Chính phủ nước nhận công nghệ: Tạo ra việc làm có chất lượng cao, tăng thêm nguồn thu từ thuế. Khắc phục tình trạng lạc hậu về công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh. Mở rộng sản xuất do tận dụng nguồn nguyên liệu địa phương. Cải thiện trình độ của lao động địa phương từ đó tạo môi trường tốt cho đầu tư nước ngoài. Thông qua chuyển giao công nghệ thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện đẩy nhanh phát triển kinh tế. Nếu thành công có cơ hội đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH Đối với công ty nhận công nghệ: Tăng thêm lợi nhuận từ việc cải thiện chất lượng sản phẩm do sản xuất bằng công nghệ mới. Không tốn kém thời gian, chi phí và rủi ro trong nghiên cứu, chế tạo công nghệ mới. Có điều kiện nhanh chóng nâng cao trình độ công nghệ, học tập các phương pháp quản lý tiên tiến. Tiếp thu công nghệ mới và kỹ năng phức tạp nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động. Tiếp thu công nghệ mới có thể tạo ra loại sản phẩm hoàn toàn mới. Nếu thành công có cơ hội rút năng thời gian công nghiệp hóa đồng thời đi tắt vào các công nghệ hiện đại nhất. Thiết lập quan hệ với đối tác nước ngoài và thị trường nước ngoài. Tuy nhiên công ty có thể gặp phải một số rủi ro trong quá trình chuyển giao công nghệ. Bảng 1: Những rủi ro trong CGCN đối với bên nhận CN và cách đề phòng Những rủi ro Chiến lược đề phòng 1 Không nắm được công nghệ Chú ý đến chất lượng của đội ngũ lao động 2 Phụ thuộc và công nghệ nhập khẩu Trong hợp đồng CGCN phải có những điều khoản ràng buộc bên giao phải chuyển giao công nghệ trọn gói trước khi hết thời hạn hợp đồng. 3 Bên giao không có đủ năng lực CGCN (các đối tượng được chuyển giao không đồng bộ) Tìm hiểu kỹ về đối tác và công nghệ trước khi ký kết hợp đồng. Tham khảo thêm ý kiến những khách hàng trước đây của đối tác. 4 Sự thất bại của công nghệ (không phù hợp với điều kiện hiện tại của bên nhận công nghệ) Nghiên cứu kỹ điều kiện vận hành của công nghệ và khả năng thích ứng của bên nhận trước khi đàm phán về công nghệ. Những yêu cầu đối với hoạt động chuyển giao công nghệ: Công nghệ phải đáp ứng yêu cầu của Pháp luật VN về an toàn lao động, vệ sinh, sức khỏe con người và bảo vệ môi trường. Công nghệ không gây ảnh hưởng xấu đến văn hóa, quốc phòng, an ninh. Công nghệ phải tạo ra sản phẩm có tính mới, tính cạnh tranh cao. Công nghệ phải mới hơn công nghệ đang có ở VN. Giá cả của công nghệ: Chi phí công nghệ chiếm một tỉ trọng lớn trong dự án, vì vậy cần xem xét kỹ các yếu tố cấu thành. Chi phí công nghệ trong dự án được xác định như sau: Ct = Ce + ∑ Ci Ct: Chi phí công nghệ của dự án. Ce: Giá gốc công nghệ. Ci: Chi phí khoản mục thứ i phục vụ cho chuyển giao công nghệ ( i= 1,n), bao gồm: chi phí lắp đặt, chi phí vận chuyển, chi phí vận hành thử, chi phí bảo dưỡng, chi phí đào tạo cán bộ vận hành (nếu có)… Vai trò của ngành công nghiệp ôtô trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng: Công nghiệp ô tô là một ngành công nghiệp khổng lồ mang tính toàn cầu. Hàng năm, khu vực công nghiệp này chế tạo khoảng 50 triệu xe với giá trị khoảng 600 tỷ USD. Mỹ, Nhật và Tây Âu là các trung tâm lớn chế tạo và tiêu thụ ôtô nhiều nhất. Công nghiệpRỜI RẠC ôtô là ngành công nghiệp tổng hợp mà việc xây dựng và phát triển ngành này không chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu thị trường trong nước về phương tiện giao thông vận tải mà còn tạo ra một ngành công nghiệp then chốt của nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ: cứ 1 đồng vốn bỏ vào công nghiệp ôtô thì phải đầu tư 8 đồng vốn cho các ngành công nghiệp phụ cận. Một xe du lịch hiện đại thì có trên 13.000 chi tiết. Các thống kê cho thấy ngành công nghiệp ôtô tiêu thụ 77% cao su thiên nhiên, 50% cao su tổng hợp, 67% thì <40% máy công cụ, 25% thủy tinh, 64% gang rèn và 20% các vật liệu bán dẫn (các linh kiện điện tử trong ô tô con đã chiếm giá trị tới 900 USD, cao hơn giá trị của thép ôtô), các vật liệu nhẹ sử dụng trong công nghiệp ôtô ngày càng tăng do con người ngày càng yêu cầu cao đối với độ bền đẹp, hiện đại và tiện nghi của ôtô. Hàng năm, ở Nhật có 4,5 - 5 triệu ôtô bị thải loại không sử dụng được, trong đó 75% phế liệu là có thể tái chế. Ôtô là sản phẩm hàng tiêu dùng, vừa là phương tiện sản xuất, có giá trị cao nhất trong đời sống xã hội của con người (chỉ sau các bất động sản) và được sản xuất với số lượng lớn. Trong tương lai, khi nhu cầu sản lượng tới vài trăm ngàn xe ôtô một năm thì ngành công nghiệp ôtô cùn
Tài liệu liên quan