Tình huống và bài giải môn Luật tố tụng hình sự

Sau khi xác minh có dấu hiệu tội phạm của tội lừa đảo xảy ra trên địa bàn huyện mình, Cơ quan Điều tra quận X thành phố Y ra quyết định khởi tố vụ án về tội lừa đảo theo Khoản 1 Điều 139 BLHS và khi phát hiện người thực hiện hành vi phạm tội là A, cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can đối với A và đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can

doc14 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 17900 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình huống và bài giải môn Luật tố tụng hình sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ BÀI Sau khi xác minh có dấu hiệu tội phạm của tội lừa đảo xảy ra trên địa bàn huyện mình, Cơ quan Điều tra quận X thành phố Y ra quyết định khởi tố vụ án về tội lừa đảo theo Khoản 1 Điều 139 BLHS và khi phát hiện người thực hiện hành vi phạm tội là A, cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can đối với A và đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can. Câu 1: Việc đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can của Cơ quan điều tra quận X là đúng hay sai? Tại sao? Câu 2: Trong quá trình điều tra, Cơ quan điều tra xác định ngoài A trong vụ án còn có T là đồng phạm và xét thấy cần tạm giam T để đảm bảo thuận lợi cho việc điều tra nên Thủ trưởng Cơ quan điều tra quận X đã ra lệnh tạm giam T. Hỏi: Quyết định của Thủ trưởng Cơ quan điều tra quận X là đúng hay sai? Tại sao? Câu 3: Giả sử sau khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra chỉ đề nghị truy tố A và ra quyết định đình chỉ điều tra đối với T vì cho rằng T không thực hiện hành vi phạm tội. Xét thấy việc đề nghị truy tố A là có căn cứ nhưng quyết định đình chỉ điều tra của Cơ quan điều tra là không có căn cứ và có đầy đủ căn cứ để truy tố T, Viện kiểm sát quận X ra quyết định hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và quyết định truy tố T về tội lừa đảo. Hỏi: Việc làm của Viện kiểm sát quận X là đúng hay sai? Tại sao? Câu 4: Giả sử khi Viện kiểm sát quận X chuyển hồ sơ vụ án và quyết định truy tố T và A về tội chiếm đoạt tài sản cho Tòa án quận X, Tòa án thấy có căn cứ xác định T và A phạm tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản theo Khoản 2 Điều 140 BLHS, Tòa án phải giải quyết như thế nào? Câu 5: Khi bắt đầu phiên tòa, đại diện hợp pháp của người bị hại đề nghị Hội đồng xét xử thay đổi 1 trong 2 vị Hội thẩm vì cho rằng vị Hội thẩm này có quan hệ thân thích với người bào chữa của T. Hỏi: Hội đồng xét xử phải giải quyết như thế nào nếu thấy lý do của đại diện hợp pháp của người bị hại đưa ra là đúng? Câu 6: Giả sử tại phiên tòa, người bào chữa đưa ra tài liệu mới xác định T mới 16 tuổi 11 tháng. Hỏi: Hội đồng xét xử phải giải quyết như thế nào? Câu 7: Giả sử tại phiên tòa sơ thẩm, sau khi kết thúc việc xét hỏi, bị cáo yêu cầu đưa thêm vật chứng ra xem xét. Hỏi: Hội đồng xét xử giải quyết như thế nào? Câu 8: Giả sử tại phiên tòa sơ thẩm, có căn cứ cho rằng T còn phạm thêm tội trộm cắp tài sản xét thấy cần phải điều tra, Hội đồng xét xử phải giải quyết như thế nào? Câu 9: Giả sử trong thời hạn luật định, chỉ có T kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Tại phiên tòa phúc thẩm, T rút toàn bộ kháng cáo, Hội đồng xét xử giải quyết như thế nào? Câu 10: Xác định chủ thể có thẩm quyền giám đốc thẩm trong trường hợp bản án phúc thẩm của TAND thành phố Y bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm? BÀI LÀM Câu 1: Việc đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can của Cơ quan điều tra quận X là đúng hay sai? Tại sao? Thứ nhất: việc đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án là sai. Vì theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (BLTTHS) thì: “Khi xác định có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự” và theo khoản 3 Điều 104 quy định: “Trong thời hạn 24h, kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự...quyết định khởi tố kèm theo tài liệu liên quan đến việc khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được gửi tới Viện kiểm sát để kiểm sát việc khởi tố”. Vì thế, trong trường hợp Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thì “quyết định khởi tố kèm theo tài liệu liên quan đến việc khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra… phải được gửi tới Viện kiểm sát để kiểm sát việc khởi tố” trong thời hạn 24 giờ. Như vậy, Cơ quan điều tra có quyền ra quyết định khởi tố vụ án rồi mới gửi quyết định cho Viện kiểm sát mà không cần thiết phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát. Và nếu “trong trường hợp quyết định khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra… không có căn cứ thì Viện kiểm sát ra quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố đó” (khoản 2 Điều 109). Thứ hai: việc đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn quyết định khởi tố bị can là đúng. Vì theo khoản 4 Điều 126 BLTTHS thì: “Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi tố và tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can đó cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn việc khởi tố. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can và gửi ngay cho Cơ quan điều tra.” Như vậy, quyết định khởi tố bị can phải được sự phê chuẩn của Viện kiểm sát mới có hiệu lực, và đây là thủ tục bắt buộc. Quyết định khởi tố vụ án khác với quyết định khởi tố bị can. Việc khởi tố vụ án hình sự chỉ là việc cơ quan có thẩm xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm. Và đây là cơ sở pháp lý đầu tiên để thực hiện việc điều tra. Nhưng khởi tố bị can là việc cơ quan có thẩm quyền đã xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội. Quyết định này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, danh dự, nhân phẩm của bị can nên việc đưa ra quyết định này phải được xem xét kỹ lưỡng và phải chịu sự kiểm sát chặt chẽ của cơ quan thực hiện chức năng kiểm sát là Viện kiểm sát. Câu 2: Trong quá trình điều tra, Cơ quan điều tra xác định ngoài A trong vụ án còn có T là đồng phạm và xét thấy cần tạm giam T để đảm bảo thuận lợi cho việc điều tra nên Thủ trưởng Cơ quan điều tra quận X đã ra lệnh tạm giam T. Hỏi: quyết định của Thủ trưởng Cơ quan điều tra quận X là đúng hay sai? Tại sao? Quyết định của Thủ trưởng Cơ quan điều tra quận X là sai. Vì: Bắt người trong trong trường hợp này là thuộc trường hợp bắt bị can để tạm giam nhằm đảm bảo thuận lợi cho việc điều tra. Nhưng: Thứ nhất: đối tượng bị bắt để tạm giam chỉ có thể là bị can hoặc bị cáo. Trong trường hợp này, Cơ quan điều tra mới chỉ xác định T cũng là đồng phạm trong vụ án, và xét thấy cần tạm giam để điều tra, nhưng theo như dữ kiện đầu bài thì không nói đến việc T đã bị khởi tố. Nếu một người chưa bị khởi tố thì chỉ được bắt người (áp dụng các biện pháp cưỡng chế) trong trường hợp khẩn cấp (khoản 1 Điều 81 BLTTHS) hoặc phạm tội quả tang (khoản 1 Điều 82 BLTTHS). Mà trong trường hợp này, T ko thuộc các trường hợp khẩn cấp hay quả tang. Như vậy, việc bắt người này là trái phép. Thứ hai: theo điểm d, khoản 1 Điều 80 BLTTHS thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp có quyền ra lệnh bắt và lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Như vậy, việc Thủ trưởng cơ quan điều tra đưa ra lệnh bắt thì phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát cùng cấp. Như vậy, trong trường hợp này, lệnh bắt là trái luật. Có thể thấy, một người chỉ bị bắt tạm giam khi có căn cứ người rằng người đó đã thực hiện hành vi phạm tội, việc bắt tạm giam họ là nhằm ngăn chặn người đó tiếp tục thực hiện phạm tội cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra. Chứng tỏ rằng, Cơ quan đã có căn cứ để xác định người đó đã thực hiện hành vi phạm tội. Hay nói cách khác, người đó phải bị khởi tố về hành vi đó thì mới có thể bắt họ được. Và việc bắt người làm ảnh hưởng đến quyền lợi trực tiếp, đến danh dự, nhân phẩm của họ vì vậy phải có sự phê chuẩn của Việc kiểm sát. Câu 3: Giả sử sau khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra chỉ đề nghị truy tố A và ra quyết định đình chỉ đối với T vì cho rằng T không thực hiện hành vi phạm tội. Xét thấy đề nghị truy tố A là có căn cứ nhưng quyết định đình chỉ điều tra của Cơ quan điều tra là không có căn cứ và có đầy đủ căn cứ để truy tố T, Viện Kiểm sát quận X ra quyết định hủy quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố T về tội lừa đảo. Hỏi: việc làm của Viện kiểm sát quận X đúng hay sai? Tại sao? Việc quyết định đình chỉ điều tra của Viện kiểm sát quận X là đúng căn cứ vào các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự: Thứ nhất: Điều 36 BLTTHS quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó viện trưởng viện kiểm sát, điểm đ Khoản 2 quy định như sau: “Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự, Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: đ) Quyết định hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cơ quan điều tra.” Thứ hai: Điều 112 BLTTHS quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, Khoản 5 quy định như sau: “Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 5) Hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra;...” Thứ ba: Điều 164 BLTTHS quy định về đình chỉ điều tra, Khoản 4 quy định như sau: “Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ điều tra của Cơ quan điều tra, nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra có căn cứ thì Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm quyền; nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra không có căn cứ thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra phục hồi điều tra; nếu thấy đủ căn cứ để truy tố thì hủy hỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố. Thời hạn ra quyết định truy tố được thực hiện theo quy định tại Điều 166 của Bộ luật này” Quy định này phù hợp với dữ kiện đề bài ra: Viện kiểm sát thấy quyết định đình chỉ điều tra của Cơ quan điều tra là không có căn cứ và có đầy đủ căn cứ để truy tố T, do đó mà việc Viện Kiểm sát quận X ra quyết định hủy quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố T về tội lừa đảo ở đây sẽ xảy ra hai trường hợp: Nếu Viện kiểm sát quận X ra quyết định hủy quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố T về tội lừa đảo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ điều tra của cơ quan điều tra thì hoàn toàn đúng pháp luật. Nếu Viện kiểm sát quận X ra quyết định hủy quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố T về tội lừa đảo quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ điều tra của cơ quan điều tra thì không đúng pháp luật. Câu 4: Giả sử sau khi Viện kiểm sát quận X chuyển hồ sơ vụ án và quyết định truy tố T và A về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cho Tòa án quận X, khi nghiên cứu hồ sơ, Tòa án thấy có căn cứ xác định T và A phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo khoản 2 Điều 140 BLHS, Tòa án phải giải quyết như thế nào? Trường hợp này, Tòa án cần giải quyết như sau: Trả lại hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung dựa vào những căn cứ sau: Trong giả sử này khi Tòa án nghiên cứu hồ sơ của Viện kiểm sát Quận X lại thấy có căn cứ xác định T và A phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo khoản 2 Điều 140 BLHS mà Viện kiểm sát Quận X lại ra quyết định truy tố T và A về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 1 Điều 139 BLHS. Như vậy Tòa án Quận X và Viện kiểm sát quận X có căn cứ xác định hai tội khác nhau cho A và T. Theo Khoản 1 Điều 139 BLHS về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định : “1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm mươi triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.” Và Khoản 2 Điều 140 BLHS về tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản quy định : “ 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: Có tổ chức; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan , tổ chức; Dùng thủ đoạn xảo quyệt; Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; đ) Tái phạm nguy hiểm; e) Gây hậu quả nghiêm trọng.” Theo quy định trên Tòa án có căn cứ xác định A và T phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo khoản 2 Điều 140 BLHS là tội có khung hình phạt từ hai năm đến bảy năm (tội phạm nghiêm trọng) nặng hơn tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở khoản 1 Điều 139 BLHS với khung hình phạt bị cải tạo không gian giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm (tội phạm ít nghiêm trọng). Mà theo quy định của điều 169 Bộ luật tố tụng hình sự về giới hạn của việc xét xử quy định “ Tòa án chỉ được xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa ra xét xử. Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố”. Như vậy, theo quy định này Tòa án không được xét xử những người và những hành vi chưa được Viện kiểm sát truy tố và không xét xử bị các theo tội nặng hơn. Trong trường hợp này, Tòa án không thể xét xử A và T với tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản theo khoản 2 Điều 140 BLHS nặng hơn so với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 1 Điều 139 BLHS, thì Tòa án trả lại hồ sơ để Viện kiểm soát điều tra bổ sung và thay đổi các trạng (vì theo quy định tại Khoản 2 Điều 179 BLTTHS, nếu khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, khi có căn cứ cho rằng bị cáo phạm một tội khác thì Viện kiểm sát quyết định trả hồ sơ cho Cơ quan điều để điều tra bổ sung(()Xem điểm b khoản 1 Điều 179 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. )). Câu 5: Khi bắt đầu phiên tòa, đại diện hợp pháp của người bị hại đề nghị Hội đồng xét xử thay đổi 1 trong 2 vị Hội thẩm vì cho rằng vị Hội thẩm này có quan hệ thân thích với người bào chữa của T. Hỏi: Hội đồng xét xử phải giải quyết như thế nào nếu thấy lý do của đại diện hợp pháp của người bị hại đưa ra là đúng? Xét xử vô tư và khách quan là một trong những yêu cầu rất quan trọng đối với những thành viên trong Hội đồng xét xử. Yêu cầu này gắn liền với việc thực hiện nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Để loại trừ mọi quan hệ của Hội thẩm đối với vụ án có thể làm cho việc xét xử không vô tư, công bằng và khách quan, Điều 42 và Điều 46 BLTTHS quy định những trường hợp Hội thẩm phải từ chối hoặc bị thay đổi theo đề nghị của người tiến hành hoặc người tham gia tố tụng hình sự (kiểm sát viên; bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ; người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự). Cụ thể là: Họ đồng thời là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, là người đại diện hợp pháp, người thân thích của những người đó hoặc của bị can, bị cáo (người thân thích là những người có quan hệ họ hàng gần như: Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; là cụ nội, cụ ngoại của một trong những người trên đây; là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; là cháu ruột mà họ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột. Nếu Hội thẩm đã tham gia vụ án với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong vụ án đó; Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ (ngoài các trường hợp được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 42 của Bộ luật Tố tụng hình sự thì trong các trường hợp khác (như trong quan hệ tình cảm, quan hệ thông gia, quan hệ công tác, quan hệ kinh tế...) có căn cứ rõ ràng để có thể khẳng định là Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án không thể vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Ví dụ: Hội thẩm là anh em kết nghĩa của bị can, bị cáo; Thẩm phán là con rể của bị cáo; người bị hại là Thủ trưởng cơ quan, nơi vợ của Thẩm phán làm việc... mà có căn cứ rõ ràng chứng minh là trong cuộc sống giữa họ có mối quan hệ tình cảm thân thiết với nhau, có mối quan hệ về kinh tế.....Cũng được coi là có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ nếu trong cùng một phiên tòa xét xử vụ án hình sự, Kiểm sát viên, thẩm phán, Hội thẩm và Thư ký Tòa án là người thân thích với nhau. Họ trong cùng một hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau. Đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án. Trong trường hợp này, người đưa ra yêu cầu đề nghị thay đổi Hội thẩm là đại diện hợp pháp của người bị hại, họ là chủ thể có quyền đưa ra yêu cầu. Lý do người đó đưa ra yêu cầu là vì họ cho rằng vị Hội thẩm này có quan hệ thân thích với người bào chữa của T. Người bào chữa (luật sư, người đại diện hợp pháp của T, bào chữa viên nhân dân) tham gia tố tụng để đưa ra những tình tiết xác định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và giúp đỡ người bị tạm giam, bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Vì vậy mà Hội thẩm là người thân thích của người bào chữa của T hoàn toàn có thể là căn cứ cho rằng người đó sẽ không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Do đó, nếu thấy lý do của đại diện hợp pháp của người bị hại đưa ra là đúng thì theo quy định tại Khoản 2 Điều 46 BLTTHS Hội đồng xét xử phải giải quyết như sau: sau khi người đề nghị thay đổi Hội thẩm nói rõ lý do mà mình yêu cầu thay đổi, Hội thẩm bị yêu cầu có quyền trình bày để phản bác những lý do đề nghị thay đổi họ. Việc thay đổi do Hội đồng xét xử quyết định trong phòng nghị án bằng cách biểu quyết theo đa số. Nếu phải thay đổi Hội thẩm thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa và Chánh án Tòa án sẽ cử thành viên mới của Hội đồng xét xử. Câu 6: Giả sử tại phiên tòa, người bào chữa đưa ra tài liệu mới xác định T mới 16 tuổi 11 tháng. Hội đồng xét xử sẽ giải quyết thế nào? Việc người bào chữa đưa ra tài liệu mới ở phiên tòa sơ thẩm là quyền của người bào chữa (khoản 2 Điều 58 – Bộ luật Tố tụng hình sự). Việc tài liệu đó có được công nhận hay không là do sự xác minh của hội đồng xét xử. Như vậy, ta chia làm hai trường hợp Trường hợp thứ nhất: Người bào chữa đưa ra tài liệu mới xác định T mới 16 tuổi 11 tháng rõ ràng là không có căn cứ. Hội đồng xét xử sẽ tiếp tục xử án theo như hồ sơ vụ án và các chứng cứ xác đáng khác để xét xử. Trường hợp thứ hai: Người bào chữa đưa ra tài liệu mới xác định T mới 16 tuổi 11 tháng là đúng hoặc đã được giám định rõ ràng thì Hội đồng xét xử sẽ phải ra quyết định yêu cầu điều tra bổ sung theo Khoản 2 Điều 199 – Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Vì các lý do sau: Thứ nhất: người bào chữa đưa ra tài liệu xác đáng, hợp pháp chứng minh T đúng là 16 tuổi 11 tháng thì T là người chưa thành niên (theo Điều 68 – Bộ Luật Hình sự năm 1999: Người chưa thành niên là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi). Khi đó trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử áp dụng đối với T phải là thủ tục đặc biệt – thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội. Thủ tục tố tụng đặc biệt này có rất nhiều điểm khác so với thủ tục tố tụng đối với người thành niên. T là người chưa thành niên, nhưng vì lý do nào đó, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, tòa án (trong quá trình chuẩn bị xét xử sơ thẩm) không phát hiện ra, nên đã áp dụng thủ tục tố tụng thông thường đối với T từ giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử nên đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.Vì thế, Hội đồng xét xử trong phiên tòa sơ thẩm không thể tiếp tục xét xử như bình thường. Thứ hai: khi phiên tòa sơ thẩm diễn ra thì mọi quyết định của tòa án về vụ án phải do Hội đồng xét xử quyết định. Theo Điều 199 – Bộ luật Tố tụng Hình sự thì ngoài việc ra bản án thì Hội đồng xét xử chỉ được ra các quyết định sau: Quyết định về việc thay đổi thành viên của Hội đồng xét xử (Điều 46 - BLTTHS), Kiểm sát viên (Điều 45 - BLTTHS), Thư ký Tòa án (Điều 47 - BLTTHS), người giám định, người phiên dịch, chuyển vụ án, yêu cầu điều tra bổ sung, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án và về việc bắt giam hoặc trả tự do cho bị cáo. Như vậy, với hai lý do trê