Tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước

Bộ máy nhà nước là một chỉnh thể thống nhất, được tạo thành bởi các cơ quan nhà nước. Bộ máy nhà nước Việt nam gồm bốn hệ thống cơ quan chính: cơ quan lập pháp, cơ quan hành chính, cơ quan toà án và cơ quan kiểm sát. Luật pháp Việt Nam đặt vai trò của cơ quan lập pháp rất lớn, không chỉ thiết lập ra các hệ thống cơ quan khác mà còn là cơ quan chỉ đạo, giám sát chung. Tuy nhiên, cơ quan chấp hành của Quốc hội là Chính phủ (cơ quan hành chính nhà nước cao nhất), cũng có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý nhà nước và thực thi các văn bản mà Quốc hội ban hành. Hệ thống cơ quan đứng đầu là Chính phủ, thực hiện chức năng hành pháp là cơ quan hành chính nhà nước. Như vậy, cơ quan hành chính nhà nước là một loại cơ quan trong bộ máy nhà nước được thành lập theo hiến pháp và pháp luật, để thực hiện quyền lực nhà nước, có chức năng quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

doc13 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 18187 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Bộ máy nhà nước là một chỉnh thể thống nhất, được tạo thành bởi các cơ quan nhà nước. Bộ máy nhà nước Việt nam gồm bốn hệ thống cơ quan chính: cơ quan lập pháp, cơ quan hành chính, cơ quan toà án và cơ quan kiểm sát. Luật pháp Việt Nam đặt vai trò của cơ quan lập pháp rất lớn, không chỉ thiết lập ra các hệ thống cơ quan khác mà còn là cơ quan chỉ đạo, giám sát chung. Tuy nhiên, cơ quan chấp hành của Quốc hội là Chính phủ (cơ quan hành chính nhà nước cao nhất), cũng có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý nhà nước và thực thi các văn bản mà Quốc hội ban hành. Hệ thống cơ quan đứng đầu là Chính phủ, thực hiện chức năng hành pháp là cơ quan hành chính nhà nước. Như vậy, cơ quan hành chính nhà nước là một loại cơ quan trong bộ máy nhà nước được thành lập theo hiến pháp và pháp luật, để thực hiện quyền lực nhà nước, có chức năng quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. I. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THEO HIẾN PHÁP 1992 Cơ cấu tổ chức của bộ máy hành chính nhà nước theo quy định hiện hành được tổ chức như sau: A. Chính phủ 1.Về cơ cấu tổ chức + Chính phủ được thành lập và hoạt động theo nhiệm kỳ của Quốc hội (5 năm); Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu và miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước; các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ do Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, sau đó Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo Nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thương vụ Quốc hội; + Về cơ cấu tổ chức, Chính phủ gồm có Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội. Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, UBTV Quốc hội và Chủ tịch nước. Phó thủ tướng giúp Thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng. Chính phủ hoạt động theo hai thiết chế quyền lực: tập thể Chính phủ (Điều 112 - Hiến pháp 1992, về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ) và người đứng đầu Chính phủ - Thủ tướng Chính phủ (Điều 114 – HP năm 1992 về nhiệm vụ quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ). Bộ và các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực mính phụ trách trong phạm vi cả nước và chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Cơ cấu tổ chức Chính phủ bao gồm các bộ, cơ quan ngang Bộ do Quốc hội quyết định thành lập theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ . Ngoài ra, tổ chức chính phủ nước ta còn có những cơ quan thuộc Chính phủ do Chính phủ quyết định thành lập. Về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thuộc Chính phủ có nhiều điểm khác với Bộ, cơ quan ngang Bộ - là những cơ quan của Chính phủ. 2.Vị trí của Chính phủ Theo Điều 109 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi), Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam. Như vậy, vị trí của Chính phủ được xác định vừa trong quan hệ với Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, vừa trong quan hệ với cả bộ máy nhà nước, bộ máy hành chính nhà nước. - Trong quan hệ với Quốc hội, Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ phải tổ chức thực hiện Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của UBTV Quốc hội; chịu sự giám sát của Quốc hội, và báo cáo hoạt động của mình trước Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. - Trong quan hệ với bộ máy nhà nước và bộ máy hành chính nhà nước, Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam, là cấp cao nhất toàn bộ hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương; Chính phủ thống nhất quản lý toàn bộ hoạt động hành chính của bộ máy nhà nước. Tuy vị trí của Chính phủ được xác định trong hai quan hệ, nhưng xét về nội dung là thống nhất với nhau: chấp hành của Quốc hội cùng là thực hiện quyền hành chính nhà nước cao nhất; là một thiết chế chính trị - hành chính. 3.Vai trò của Chinh phủ Vai trò của Chính phủ thể hiện thông qua việc thực hiện chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể: Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước từ TW đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân. Vai trò của Chính phủ được thể hiện cụ thể, chủ yếu thông qua việc thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ do Hiến pháp quy định tại Điều 112, Hiến pháp năm 1992 (sữ đổi). B. Bộ - Cơ quan ngang Bộ 1.Vị trí, chức năng của Bộ - Cơ quan ngang Bộ Bộ, cơ quan ngang Bộ là cơ quan của Chính phủ do Quốc hội quyết định phê chuẩn việc thành lập theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các địch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật (theo Nghị quyết số 02/2002/NQ-QH11, ngày 05/8/2002 của Quốc hội, cơ cấu tổ chức Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam gồm 20 Bộ, 06 cơ quan ngang Bộ). - Cơ quan Chính phủ là cơ quan do Chính phủ quyết định thành lập (không cần Quốc hội phê chuẩn). Cơ quan thuộc Chính phủ có 2 loại: + Cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn quan lý nhà nước về ngành, lĩnh vực và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể về đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật. + Cơ quan thuộc Chính phủ hoạt động sự nghiệp để phục vụ quản lý nhà nước của Chính phủ hoặc thực hiện một số dịch vụ công có đặc điểm, tính chất quan trọng mà Chính phủ phải trực tiếp chỉ đạo; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể về đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn Nhà nước theo quy định của pháp luật. 2. Cơ cấu tổ chức của Bộ - Vụ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ; - Cục, Tổng cục (không nhất thiết Bộ nào cũng có); - Các tổ chức sự nghiệp. Trong đó: + Vụ được tổ chức để tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực theo hướng một vụ được giao nhiều việc, một việc không giao cho nhiều vụ. + Cục được tổ chức để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. Cục thành lập phòng và đơn vị trực thuộc. Cục có con dấu và tài khoản riêng. + Tổng cục được tổ chức để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành lớn, phức tạp, không phân cấp cho địa phương, do Bộ trực tiếp phụ trách và theo hệ thống dọc từ TW đến địa phương trong phạm vi toàn quốc. Cơ cấu tổ chức Tổng cục, bao gồm: cơ quan Tổng cục (gồm văn phòng, ban và đơn vị trực thuộc); Cục ở cấp tỉnh, chi cục (ở cấp huyện nếu có). Tổng cục có con dấu và tài khoan riêng. + Tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ được thành lập để phục vụ quản lý nhà nước của Bộ hoặc để thực hiện một số dịch vụ công; tổ chức sự nghiệp của Bộ không có chức năng quản lý nhà nước. C. Chính quyền địa phương và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương của Nhà nước CHXHCN Việt Nam. 1. Vị trí, vai trò chính quyền địa phương và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Chính quyền địa phương được thành lập đặt dưới sự lãnh đạo và phục tùng tuyệt đối chính quyền trung ương. Nhiệm vụ, quyên hạn của chính quyên địa phương dựa trên cơ sở pháp luật được phân cấp để thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương. Chính quyền địa phương tuyệt đối không phải là một “nhà nước con” trong nhà nước thống nhất. Nhưng nhà nước ta là một nhà nước dân chủ, nhân dân làm chủ không phải chỉ trên phạm vi cả nước thông qua Quốc hội mà còn làm chủ trong phạm vi đơn vị hành chính – lãnh thổ các cấp được pháp luật quy định. Chính quyền địa phương ở nước ta được tổ chức thành ba cấp (cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW; cấp huyện, quân, thành phố trực thuộc tỉnh; cấp xã, phương, thị trấn) ở mỗi cấp đều có hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, trong đó: - Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Căn cứ vào Hiến pháp, Luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, Hội đồng nhân nhân ra nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; về kết hoach phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách; về quốc phòng an ninh ở địa phương; vế các biện pháp ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, hoàn thành mọi nhiệm vụ cấp trên giao cho, làm tròn nghĩa vụ đối với đất nước.. - Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương của nước ta bao gồm: UBND ở ba cấp và các cơ quan chuyên môn của UBND. UBND ở mỗi cấp do HĐND bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND. Như vậy, các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương của Nhà nước ta được tổ chức vừa tạo thành một hệ thống hành chính thống nhất thứ bậc, thống nhất từ TW (Chính phủ) đến địa phương, cơ sở (xã, phường); vừa gắn bó với nhân dân và cơ quan đại biểu của nhân dân (HĐND). UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất của bộ máy hành chính nhà nước từ TW đến cơ sở. Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể cho UBND từng cấp (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) từ Điều 82 đến Điều 113. 2. Cơ cấu tổ chức của UBND Về tổ chức, UBND do HĐND cùng cấp bầu ra gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên. Chủ tịch UBND là đại biểu HĐND, còn các thành viên khác không nhất thiết phải là đại biểu HĐND. Kết quả bầu các thành viên UBND phải được Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp phê chuẩn; kết quả bầu cử các thành viên UBND cấp tỉnh phải được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn. Số lượng thành viên UBND các cấp gồm: - UBND cấp tỉnh có từ 9 đến 11 thành viên (riêng thành phố Hà Nội và TP HCM có không quá 13 thành viên). - UBND cấp huyện có từ 7 đến 9 thành viên. - UBND cấp xã có từ 3 đến 5 thành viên. UBND các cấp là cơ quan thẩm quyền chung (thẩm quyền trên nhiều lĩnh vực) được tổ chức thành hai thiết chế thẩm quyền: thiết chế tập thể UBND và thiết chế người đứng đầu UBND là Chủ tịch UBND. Các cơ quan chuyên môn của UBND là cơ quan tham mưu, giúp UBND cùng cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND cùng cấp và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ TW đến cơ sở. Cơ quan chuyên môn của UBND chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cùng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên. II. ĐỊNH HƯỚNG CẢI CÁCH BỘ MÁY QUẢN LY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Tổ chức bộ máy quản lý hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay Bộ máy Chính phủ: - Bộ, cơ quan ngang bộ 23 - Cơ quan thuộc Chính phủ 25 Bộ máy tổ chức trong các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: - Tổng cục và tương đương 7 - Cục và tương đương 528 - Vụ và tương đương 467 - Các tổ chức sự nghiệp 536 Tổng số đầu mối cơ quan hành chính Trung ương: 1.593 Bộ máy hành chính địa phương: - Đơn vị hành chính cấp tỉnh 61 - Đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương 604 - Đơn vị hành chính cấp xã và tương đương 10.387 - Các sở, ban, ngành cấp tỉnh 1.281 - Các phòng, ban cấp huyện 7.842 Tổng số đầu mối cơ quan hành chính địa phương: 20.175 Tổng cộng Trung ương và địa phương: 21.768 (Số liệu thống kê tính đến ngày 31/3/ 1999, số liệu này chưa tính đến Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh). Thông qua số liệu trên, chúng ta hình dung được mức độ đồ sộ của hệ thống cơ quan hành chính. 2. Định hướng cải cách bộ máy quản lý hành chính của nhà nước ta hiện nay Cải cách hành chính, hiểu một cách chung nhất, là thực hiện những việc thay đổi theo kế hoạch, chương trình, dự án trong những giai đoạn cụ thể nhằm nâng cao khả năng phục vụ của nền hành chính các cấp đối với nhân dân. Ở Việt Nam, cải cách hành chính là một yêu cầu bức thiết nhằm xây dựng thành công nhà nước pháp quyền XHCN. Điều này không chỉ bắt nguồn từ lý luận mà còn từ thực tiễn nền hành chính Việt Nam. Từ năm 1992 Đảng và nhà nước ta bắt đầu tập trung vào cải cách hành chính, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX đó ra nghị quyết về cải cách hành chính, và đáng chú ý là Thủ tướng Chính phủ đó ký Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 09 năm 2001 phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính cho giai đoạn 2001 đến 2010. Năm 2007, Chính phủ xác định cải cách hành chính là một trong ba nhiệm vụ trọng tâm. Cùng với những thành tựu đạt được, nền hành chính nước ta nói chung và bộ máy hành chính nhà nước nói riêng còn mang nặng dấu ấn của cơ chế quản lý tập trung, quan liêu bao cấp, chưa đáp ứng được những yêu cầu của cơ chế quản lý mới, cũng như yêu cầu phục vụ nhân dân trong điều kiện mới, hiệu lực, hiệu quả quản lý chưa cao: Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của bộ máy hành chính trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa được xác định thật rõ và phù hợp; sự phân công, phân cấp giữa các ngành và các cấp chưa thật rành mạch; Tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc; phương thức quản lý hành chính vừa tập trung quan liêu lại vừa phân tán, chưa thông suốt; chưa có những cơ chế chính sách tài chính thích hợp với hoạt động của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức làm dịch vụ công ; Bộ máy hành chính ở các địa phương và cơ sở chưa thật sự gắn bó với dân, không nắm chắc được những vấn đề nổi cộm trên địa bàn, lúng túng, bị động khi xử lý các tình huống phức tạp. Bởi vậy, cùng với việc cải cách hành chính, việc cải cách bộ máy hành chính ở nước ta hiện nay là một việc tất yếu, cần thiết. Mục tiêu chung của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 là: xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Đến năm 2010, hệ thống hành chính về cơ bản được cải cách phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cải cách bộ máy hành chính nhà nước phải được thực hiện với những định hướng, quan điểm phù hợp với thực tiễn của đất nước, phù hợp với những mục tiêu và nội dung của chương trình cải cách hành chính nhà nước của Chính phủ trong từng giai đoạn mà trước mắt là giai đoạn 2001-2010. Một số định hướng, quan điểm cụ thể như sau: - Cải cách bộ máy hành chính nhà nước trên cơ sở bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phân nhiệm một cách hợp lý giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, trong đó đặc biệt chú ý đến quyền hành pháp. - Cải cách bộ máy hành chính nhà nước đặt trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền, nhà nước của dân, do dân, vì dân. - Cải cách bộ máy hành chính nhà nước phải được tiến hành đồng bộ với các nội dung: cải cách thể chế; xây dựng và nõng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; đổi mới chế độ tài chính công. - Cải cách bộ máy hành chính nhà nước trong xu thế hội nhập quốc tế; góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Xuất phát từ thực tiễn cải cách bộ máy hành chính nhà nước trong những năm qua, vấn đề cải cách bộ máy hành chính nhà nước trong những năm tới cần tập trung vào những định hướng sau: Thứ nhất, cần có một tầm nhìn chiến lược đối với cải cách bộ máy hành chính. Trong tầm nhìn này phải hướng tới tạo ra một mô hình cải cách quản lý hành chính công mới - mô hình dựa trên các đề xuất sau: Thị trường được trang bị tốt hơn nhà nước trong việc cung ứng hầu hết hàng hoá và dịch vụ công và bộ máy hành chính nhà nước cồng kềnh, khuyết tật và lãng phí cố hữu phải được tinh giảm mạnh mẽ. Cần có những thay đổi căn bản cần thiết để tạo ra một mô hình quản lý hành chính đổi mới và năng động có thể được thiết lập bởi: cơ cấu lại khu vực hành chính công, tổ chức lại và tinh giảm bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương, tạo ra sự cạnh tranh trong các ngành, lĩnh vực dịch vụ công thông qua thị trường nội bộ giữa các cơ quan hành chính và ký hợp đồng hành chính với khu vực tư nhân trong việc cung ứng dịch vụ công. Thực hiện các cuộc cải cách liên quan chặt chẽ với nhau vừa nêu trên có thể tạo ra một loại quản lý hành chính nhà nước khác với đặc điểm sau: Tách chức năng hoạch định chính sách chiến lược khỏi chức năng thực thi, điều hành; Quan tâm về kết quả hoạt động quản lý hành chính của bộ máy hành chính chứ không phải là quy trình thực hiện quản lý hành chính; Hướng tới nhu cầu của người dân chứ không phải là quyền lợi của bộ máy và của những người trong bộ máy hành chính; Các cơ quan hành chính rút khỏi chức năng cung ứng hàng hoá và dịch vụ công, chuyển sang vai trò chỉ đạo và tạo điều kiện cho các tổ chức phi nhà nước và tư nhân thực hiện công việc này; Tạo ra một nền văn hoá tổ chức quản lý hành chính mới. Điều cần thiết phải có hoặc phải xây dựng một tầm nhìn chiến lược về cải cách bộ máy hành chính để tránh nguy cơ nhỏ giọt, cục bộ, manh mún, không có hệ thống và không đồng bộ. Theo chúng tôi cần có một phương pháp tiếp cận trong việc cải cách bộ máy hành chính nhà nước dựa trên quan điểm cho rằng không có một thiết kế hoàn hảo, có thể thẩm định kỹ càng các điểm mạnh và điểm yếu của mô hình tổ chức bộ máy hành chính truyền thống và mô hình cải cách tổ chức bộ máy hành chính kiểu mới và xây dựng chiến lược thay đổi được điều chỉnh phù hợp với nền văn hoá chính trị và các điều kiện, chuyển đổi sang kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Thứ hai, tiến hành rà soát, làm thật rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan hành chính từ trung ương đến địa phương để loại bỏ những chồng chéo trùng lặp giữa các cơ quan hành chính với nhau và phân cấp rõ ràng, cụ thể hơn về thẩm quyền và trách nhiệm giữa các cấp trong hệ thống bộ máy hành chính. Việc xác định được đúng chức năng, nhiệm vụ là cơ sở quyết định để thiết lập tổ chức của các cơ quan hành chính. Vì vậy, đây là vấn đề rất cơ bản cấp thiết, nên cần phải tiến hành một cách khoa học, kiên quyết, chặt chẽ trong toàn bộ hệ thống hành chính. Nguyên tắc cơ bản là mỗi cơ quan, mỗi tổ chức, mỗi bộ phận hợp thành đều phải có chức năng, nhiệm vụ một cách đích thực, rõ ràng và bảo đảm có đủ thẩm quyền đối với trách nhiệm để thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ đó. Chỉ có trên cơ sở xác định đúng và rõ ràng, rành mạch cụ thể chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan quản lý hành chính thì mới có thể khắc phục được sự chồng chéo, trùng lặp về nội dung, phạm vi, đối tượng quản lý trong hệ thống bộ máy hành chính. Có như vậy mới tiến hành phân cấp và xác định được mối quan hệ, phân công, phối hợp giữa các bộ, ngành với chính quyền địa phương. Từ đó, việc xem xét đánh giá hiệu lực và hiệu quả hoạt động của mỗi cơ quan và của toàn bộ hệ thống hành chính phải căn cứ vào kết quả thực hiện các chức năng nhiệm vụ đến đâu. Thứ ba, phân biệt rõ chức năng, trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước trong hệ thống hành chính theo chiều dọc và theo chiều ngang. Xác định lại vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; từ đó xây dựng mô hình Chính phủ văn minh, Chính phỉ điện tử; Sửa Luật Tổ chức Chính phủ cho phù hợp. Cần làm rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức; tổng rà soát, đánh giá các Nghị định về chức năng, nhiệm vụ,