Tổ chức học đại cương

Tài liệu bắt buộc: 1.PGS.TS. Phạm Huy Tiến “Tổ chức học đại cương”, Hà Nội, 2007 2. GV Trần Thị Hồng, “Tập bài giảng tổ chức học đại cương” B. Tài liệu tham khảo: 1. Gareth Morgan, “Cách nhìn nhận tổ chức từ nhiều góc độ”, NXB Khoa học kỹ thuật (1994). 2. Gunter Buschges “Nhập môn xã hội học tổ chức”, NXB Thế Giới (1996) 3. Nguyễn Văn Bình, “Khoa học tổ chức và quản lý - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, NXB Văn hoá thông tin (1999) 4 . Phạm Huy Tiến, “Tổ chức khoa học và công nghệ (Trong cuốn tài liệu học tập, bồi dưỡng kiên thức”, NXB Khoa học kỹ thuật (2007).

ppt144 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 5697 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổ chức học đại cương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giảng viên: Trần Thị HồngTỔ CHỨC HỌC ĐẠI CƯƠNG**Tài liệu bắt buộc: 1.PGS.TS. Phạm Huy Tiến “Tổ chức học đại cương”, Hà Nội, 2007 2. GV Trần Thị Hồng, “Tập bài giảng tổ chức học đại cương”B. Tài liệu tham khảo:1. Gareth Morgan, “Cách nhìn nhận tổ chức từ nhiều góc độ”, NXB Khoa học kỹ thuật (1994).2. Gunter Buschges “Nhập môn xã hội học tổ chức”, NXB Thế Giới (1996)3. Nguyễn Văn Bình, “Khoa học tổ chức và quản lý - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, NXB Văn hoá thông tin (1999)4 . Phạm Huy Tiến, “Tổ chức khoa học và công nghệ (Trong cuốn tài liệu học tập, bồi dưỡng kiên thức”, NXB Khoa học kỹ thuật (2007).TÀI LIỆU**Chương1: Tổng quan về tổ chứcChương 2: Tổ chức và xã hộiChương 3: Các học thuyết về tổ chứcChương 4: Các quy luật cơ bản của tổ chứcChương 5: Lợi ích, xung đột và quyền lực trong tổ chứcChương 6: Môi trường của tổ chứcChương 7: Văn hoá tổ chứcChương 8: Phân tích và thiết kế tổ chứcNỘI DUNG CHÍNH**1.1. Khái niệm về tổ chức1.2. Các đặc điểm của tổ chức1.3. Các yếu tổ cơ bản của tổ chức1.4. Phân loại tổ chức1.5. Đối tượng nghiên cứu của tổ chức học1.6. Phương pháp nghiên cứu của tổ chứcChương1: Tổng quan về tổ chức**TỔ CHỨC LÀ GÌ?*** Thuật ngữ “Tổ chức” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ Organon: tức là công cụ, là phương tiện* Trong thực tế “Tổ chức” được hiểu theo hai nghĩa - Với nghĩa động từ: Chỉ một tập hợp hoạt động được thiết kế, chuẩn bị và thực hiện trong một giới hạn thời gian nhằm đạt được mục tiêu nhất định => chỉ đến một quá trìnhVD: “Phong trào thi đua được tổ chức tốt”, “ Hành vi tội phạm có tổ chức”,v.v - Với nghĩa danh từ: Chỉ sự hiện diện của một cơ quan nhất định, có chức năng, nhiệm vụ và hoạt động cụ thể, với cơ cấu bộ máy bao gồm con người và cơ sở vật chất hỗ trợ như nhà xưởng, văn phòng, trang thiết bị,v.v Với nghĩa là danh từ tổ chức được xem như là một thưc thể xã hội.VD: ĐHTN, Bộ ngoại giao, quân đội, bệnh viện,v.vKHÁI NiỆM VỀ TỔ CHỨC** Tổ chức được định nghĩa là hoạt động của những người hay sự liên kết của nhiều người hay nhóm người với nhau nhằm đạt được các lợi ích nhất định của họ mà nếu chỉ một người hay một nhóm người thì không thực hiện được. => Tổ chức theo định nghĩa này, nó đề cập đến mục tiêu mà nhiều người cùng quan tâm, những mục tiêu mà nếu từng cá nhân một thực hiện thì không dẫn đến thành công.VD: Đảng, Hiệp hội kinh tế, Công đoàn, và những liên minh tương tự => được là gọi là tổ chức.* THEO NGÔN NGỮ THÔNG THƯỜNG** Tổ chức là một thực thể xã hội do các cá nhân hoặc các nhóm kết hợp để thực hiện mục tiêu chung* THEO NGÔN NGỮ KHOA HỌC**- Tổ chức được hiểu là một thực thể xã hội do các cá nhân hoặc các nhóm kết hợp lại nhằm thực hiện mục tiêu chung. - Tổ chức đó có chức năng, nhiệm vụ và hoạt động cụ thể, được tạo dựng một cách có kế hoạch, với cơ cấu bộ máy gồm con người và cơ sở vật chất hỗ trợ như nhà xưởng, văn phòng, trang thiết bị, có tối thiểu một trung tâm ra quyết định, điều hành và kiểm tra việc hợp tác lẫn nhau của các cá nhân trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu định trước.TÓM LẠIKHÁI NIỆM TỔ CHỨC VÀ HỆ THỐNG GIỐNG VÀ KHÁC NHAU Ở CHỖ NÀO? “Hệ thống là một tập hợp các phần tử (yếu tố) có quan hệ / liên hệ tương tác với nhau và với môi trường xung quanh tạo thành một chỉnh thể thống nhất hoạt động để thực hiện mục tiêu định trước”. Giống nhauKhái nhau- Do các cá nhân, các nhóm kết hợp lại- Các phần từ trong tổ chức là những con người còn trong hệ thống có thể là con người và cả sự vật- Nói đến tổ chức thì nhấn mạnh đến tổ chức đó phải có chức năng, có nhiệm vụ và có những hoạt động cụ thểNhằm đạt được mục tiêu định trước Các cá nhân và các nhóm đều có sự tương tác qua lại với nhau nhằm đạt được mục tiêu- Nói đến tổ chức là phải làm rõ được vấn đề quyền lực chính thức được trao cho một số cá nhân để tổ chức, điều hành tổ chức đó.- Chỉ một thực thể tồn tại hiện hữu trong xã hội- Nhắc đến tổ chức phải chỉ ra được cơ cấu bộ máy của tổ chức như con người và cơ sở vật chất hỗ trợ để thực hiện cho việc đạt được mục tiêu của tổ chức** * Từ cách hiểu trên về tổ chức, ta thấy tổ chức có những đặt trưng sau:Tổ chức được tạo ra nhằm thực hiện các mục tiêu chung của cộng đồng.VD: Cơ quan công quyền thực hiện mục tiêu quản lý nhà nước, Nhà máy, xí nghiệp sản xuất hàng hoá cung ứng hàng hoá cho xã hội, bệnh viên chăm sóc, chữa bệnh cho người bệnh, v.v.** - Có cấu trúc phân công lao động: nghĩa là mọi người tham gia tổ chức không phải đều được nhận việc như nhau, mà được giao những việc phù hợp với yêu cầu của tổ chức, trình độ và năng lực cá nhân. Tổ chức càng phát triển thì phân công lao động càng triệt để. VD: Trong một công ty, việc thiết lập mục tiêu, chính sách và chiến lược cho toàn bộ công ty là Ban lãnh đạo công ty. Cụ thể hoá mục tiêu thành những nhiệm vụ cụ thể, xác định cách thức thực hiện nhiệm vụ để đạt được mục tiêu là các bộ phận chức năng. Còn thực hiện những quyết định là nhân viên của công ty.** - Có một ban quản lý, chịu trách nhiệm đảm bảo sự điều phối và thực hiện mục tiêu của tổ chức.VD: UBND các cấp ( tỉnh, huyện, xã) là những tổ chức công quyền thì ban quản lý điều phối và thực hiện mục tiêu của Ủy ban là (Chủ tích, các phó CT phụ trách các mảng). Hay một công ty thì ban quản lý điều phối hoạt động của công ty chính là Ban giám đốc công ty v.v...*** Bốn điều sau đây cho phép xác định một tổ chức:+ Tổ chức bao gồm các hoạt động có tính hướng đích.+ Tổ chức bao gồm các hoạt động được định hình của con người.+ Tổ chức là một sản phẩm của xã hội.+ Tổ chức là một hệ mở 1.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC** - Vì mục tiêu mà tổ chức được thành lập và tồn tại, do vậy mọi hoạt động của tổ chức đều hướng tới việc thực hiện mục tiêu của tổ chức. VD: Hoạt động của các doanh nghiệp là đều hướng tới mục tiêu lợi nhuận. Hoạt động của các tổ chức tôn giáo là giải quyết về mặt đời sống tinh thần cho người dân,v.v1.2.1. TỔ CHỨC BAO GỒM CÁC HOẠT ĐỘNG HƯỚNG ĐÍCH**- Các hoạt động này là những sự kiện lặp đi lặp lại trong đời sống của tổ chức, được gắn kết chặt chẽ với nhau và cùng hướng tới mục tiêu chung. VD: - Ở bệnh viện các hoạt động được định hình như: tiếp bệnh nhân, làm các xét nghiệm, chuẩn đoán bệnh, phẫu thuật và chăm sóc y tế, - Hoạt động được định hình của các tổ chức tôn giáo là các hoạt động tế lễ,v.v ...1.2. 2. TỔ CHỨC BAO GỒM CÁC HOẠT ĐỘNG ĐƯỢC ĐỊNH HÌNH CỦA CON NGƯỜI**Các tổ chức xuất hiện không phải là hiện tượng ngẫu nhiên, tự phát và không có kế hoạch, mà là các sản phẩm của xã hội do con người tạo ra nhằm mục tiêu nhất định. Chừng nào cá nhân còn muốn tiếp tục tham gia vào các hoạt động được định hình của tổ chức thì chừng đó tổ chức vẫn tiếp tục tồn tại. Chỉ khi nào các hoạt động định hình bị chấm dứt thì lúc đó tổ chức mới kết thúc. 1.2. 3. TỔ CHỨC LÀ MỘT SẢN PHẨM CỦA XÃ HỘI** - Tổ chức là một hệ thống mở nghĩa là nó có tác động qua lại với môi trường và phụ thuộc vào môi trường về nhân lực, nguồn lực và mức độ chấp nhận sản phẩm của nó. VD: Các nhà máy, xí nghiệp sản xuất hàng hoá, nguồn lực tiếp nhận từ môi trường bên ngoài là: Nhân lực, vật lực và tài lực, qua quá trình chuyển hoá kết quả hoạt động là tạo ra hàng hoá tiêu dùng. Hàng hoá tiêu dùng được bán đi, tiền thu về lại đuợc dùng để mua nguyên vật liệu và trả lương cho nhân công.1.2. 4. TỔ CHỨC LÀ MỘT HỆ MỞ** * Một tổ chức bao gồm những yếu tố cơ bản sau: + Mục tiêu + Cơ cấu + Quyền lực + Con người và các nguồn lực + Môi trường 1.3. CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA TỔ CHỨC**Phân biệt khái niệm: + Mục tiêu (Objective): là cái cần đạt được. + Mục đích (Goal): là đạt được cái đó để làm gì. 1.3.1. MỤC TIÊU**- Mục tiêu là điều kiện cơ bản để thực hiện các hoạt động: thiết kế cơ cấu tổ chức, sắp đặt nhân sự, tổ chức hoạt động hỗ trợ, v.v... - Theo nguyên tắc cây mục tiêu: Mục tiêu chung của cả tổ chức sẽ lại được cụ thể hóa thành các mục tiêu cụ thể. - Mỗi tổ chức theo đuổi những mục tiêu nhất định.1.3.1. MỤC TIÊU**+ Theo tính chất: - Mục tiêu chiến lược và mục tiêu trước mắt+ Theo thời gian: - Mục tiêu dài hạn, mục tiêu trung hạn và mục tiêu ngắn hạn.+ Theo mức độ đo lường: - Mục tiêu định tính và mục tiêu định lượng.+ Theo phạm vi:- Mục tiêu vĩ mô và mục tiêu vi môCÁC LOẠI MỤC TIÊU**- Khái niệm cơ cấu tổ chức- Các loại cơ cấu tổ chức1.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC** + Cơ cấu tổ chức: - Là một hệ thống chính thức về các mối quan hệ vừa độc lập, vừa phụ thuộc trong tổ chức. - Thể hiện những nhiệm vụ rõ ràng do ai làm, làm cái gì và liên kết với các nhiệm vụ khác trong tổ chức như thế nào. => Nhằm tạo ra sự hợp tác nhịp nhàng để đáp ứng mục tiêu của tổ chức.* KHÁI NIỆM CƠ CẤU TỔ CHỨC** - Trực tuyến - Chức năng - Trực tuyến – tham mưu - Trực tuyến - chức năng - Hữu cơ, linh hoạt - Ma trậnCÁC LOẠI CƠ CẤU TỔ CHỨC** Mô hình CCTC trực tuyếnThủ trưởng cơ quanĐiều hành trực tuyếnĐiều hành trực tuyếnTổ chức đơn giản, lãnh đạo theo tuyến thẳng đứng; Rõ về quyền lực, thuận lợi khi ra quyết định; Dễ kiểm tra, kiểm soát, giải quyết mâu thuẫn nội bộ; Thiếu sự phối hợp, thiếu giám sát; Người quản lý ít có chuyên môn hóa.** Mô hình CCTC theo chức năngTổng giám đốcNhà QL sản xuấtNhà QL tiếp thịNhà QL Tổ chứcNhà QL Nhân sựNhà QL Hành chính- Phân công lao động theo chuyên môn hóa, nhiệm vụ rõ ràng;- Thuận lợi trong bồi dưỡng, đào tạo, kế thừa kinh nghiệm.- Cá nhân chịu sự nhiều sự quản lý khác nhau;- Chồng chéo quyền lực, trách nhiệm;- Tạo cách nhìn hẹp cho nhà quản lý.** Mô hình CCTC trực tuyến - tham mưuThủ trưởng cơ quanĐiều hành trực tuyếnĐiều hành trực tuyếnBộ phận tham mưu Duy trì quyền lực, trách nhiệm Nhà quản lý có sự hỗ trợ của bộ phận tham mưu; Thuận lợi trong tuyển dụng, đào tạo cán bộ; Có thể xảy ra mâu thuẫn giữa điều hành trực tuyến và tham mưu** Mô hình CCTC trực tuyến - chức năngThủ trưởng cơ quanChức năng 1Chức năng 2Xí nghiệpSXPGĐTuyến 2Đơn vị trực thuộcPGĐTuyến 1** - Phối hợp mô hình trực tuyến với mô hình chức năng.Người lãnh đạo tổ chức được sự giúp đỡ của các phòng ban chức năng để chuẩn bị và ra quyết định, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quyết định.Lợi dụng được ưu điểm của hai kiểu trực tuyến và chức năng- Người lãnh đạo phải giải quyết thường xuyên mối quan hệ giữa bộ phận trực tuyến với bộ phận chức năng.CƠ CẤU TỔ CHỨC TRỰC TUYẾN - CHỨC NĂNG** Mô hình CCTC linh hoạt, hữu cơ- Phối hợp theo chiều ngang, dọc;- Nhiệm vụ theo sự chấp thuận;- Chính thức hóa không cao;- Giao tiếp không chính thức;- Phân quyền quyết định** Mô hình CCTC ma trậnDự án ADự án BDự án CDự án DTổng Giám đốcNhà QL Sản xuấtNhà QL Tiếp thịNhà QL Tổ chứcNhà QL Nhân sựNhà QL Hành chính**- Đây là tổ chức ở giai đoạn phát triển mạnh. Mỗi dự án liên quan đến nhiều nhóm chức năng, mặt khác tổ chức lại có cơ cấu tổ chức riêng. - Nhanh nhạy tạo ra sản phẩm mới hoặc nhanh chóng tiếp cận với chất lượng kỹ thuật cao trong khi vẫn giữ nguyên được những lợi ích của tổ chức.- Hữu hiện trong một môi trường không chắn chắn.- Làm gia tăng sự mơ hồ, nỗi căng thẳng và lo lắng về vai trò vì người ta được giao nhiệm vụ từ nhiều phòng ban.- Có khuynh hướng tranh giành quyền lựcCƠ CẤU TỔ CHỨC THEO MA TRẬN**Là sức mạnh để tổ chức đạt được mục tiêu. Là sức mạnh để tạo nên tổ chức và tiến hành các hoạt động để đạt được mục tiêu- Quyền lực thông qua hệ thống cơ cấu tổ chức, thứ bậc giữa các mối quan hệ.1.3.3.QUYỀN LỰC CỦA TỔ CHỨC.**- Con người là nhân tố quyết định đến sự tồn tại, vận động và phát triển của tổ chức. Mỗi tổ chức được hình thành đều nhằm phục vụ một hoặc nhiều nhu cầu nào đó của con người. Chính con người đề ra những mục tiêu và trên cơ sở những mục tiêu đó con người thiết lập cơ cấu của tổ chức, sắp đặt nhân sự và tổ chức thực hiện những hoạt động đã được định trước. Như vậy, con người là nhân tố quyết định đến sự tồn tại hay diệt vong của bất kỳ một tổ chức nào.Ngoài nguồn lực con người, để tổ chức vận động và phát triển còn phụ thuộc vào các nguồn lực khác như: vật lực; tài lực (vốn); tin lực,.v.v...1.3.3. CON NGƯỜI VÀ CÁC NGUỒN LỰC.**1.3.5. MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨCLà các yếu tố thường xuyên có tác động, ảnh hưởng đến hoạt động, mục tiêu của tổ chức theo nhiều cách khác nhau.- Các yếu tố môi trường của các tổ chức bao gồm chính trị - pháp luật, kinh tế, kỹ thuật – công nghệ, văn hoá, thị trường, đối thủ cạnh tranh, nguồn nhân lực,v.v...**1.4. PHÂN LOẠI TỔ CHỨCPhân loại tổ chức là công việc cần thiết nhưng rất khó khăn. Có nhiều cách phân loại tổ chức, trong chương trình học chúng ta phân loại tổ chức dựa vào các tiêu chí sau:**1.4.1. THEO MỤC TIÊU CỦA TỔ CHỨC - Tổ chức vì lợi nhuận:VD: Các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế, các nhà máy, xí nghiệp sản xuất hàng hoá, v.v... - Tổ chức không vì lợi nhuận: VD: Hội chữ thập đỏ, tổ chức những người tình người, v.v... **1.4.2. THEO LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNGTổ chức kinh tế như: Xí nghiệp sản xuất hàng hóa, các công ty cung ứng dịch vụ thương mại, ngân hàng v.vTổ chức chính trị - tư tưởng: Các đảng phái, các đoàn thể xã hội VD: Đảng cộng sản Việt Nam, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, v.v...Tổ chức văn hóa – giáo dục: Hội nhạc sĩ, Hội khuyến học, v.v- Tổ chức hành chính - sự nghiệp: Trường học, Sở giáo dục- đào tạo, UBND.v,v**1.4.3. THEO PHẠM VI VÀ MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNGTổ chức quốc tế: VD: ASEAN (là tổ chức khu vực), WTO (tổ chức thương mại quốc thế), WhO ( Tổ chức y tế thế giới.). các công ty đa quốc, v.v..Tổ chức quốc gia: VD: Hội nhà văn Việt Nam, Hội nhạc sĩ Việt Nam, Mặt trận tổ quốc Việt Nam**1.4.5. THEO PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝTổ chức mang tính chất tập trung quyền lực cao: VD:Quốc Hội (cơ quan quyền lực cao nhất), Quân đội, Tòa án v.v..Tổ chức mang tính chất tham dự công dân rộng rãi như các đoàn thể xã hội: VD. Hội phụ nữ, Hội nông dân,v.v...**1.4.6. THEO QUAN HỆ VỚI BỘ MÁY NHÀ NƯỚCTổ chức chính thức: được thành lập như một bộ phận hoặc chịu sự điều hành của bộ máy nhà nước chính quyền.- Tổ chức phi chính thức: được thành lập theo sáng kiến tự giác của các cá nhân và nhóm trong xã hội như các hiệp hội nghề nghiệp, câu lạc bộ, v.v...**1.5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA TỔ CHỨC HỌC Là các loại hình tổ chức Các quy luật cơ bản của tổ chức Mối liên hệ và tác động của các yếu tố trong hệ thống tổ chức và giữa tổ chức với môi trường.**1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA TỔ CHỨC HỌC Khoa học tổ chức sử dụng các phương pháp sau đây:+ Phương pháp luận Mác – Lênin+ Một số phương pháp cụ thể khác=> để tìm hiểu đối tượng tổ chức.*** PHƯƠNG PHÁP LUẬN MÁC - LÊNINTổ chức học xem xét tổ chức theo hai quan điểm sau: - Quan điểm duy vật biện chứng: Xem xét đối tượng tổ chức một cách toàn diện trong mối liên hệ và tác động qua lại của các yếu tố trong hệ thống tổ chức và giữa tổ chức với môi trường. - Quan điểm duy vật lịch sử: Xem xét đối tượng tổ chức trong tiến trình lịch sử cụ thể của chúng để thấy được sự phát triển của đối tượng tổ chức.***MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP KHÁC- Phương pháp phân tích – tổng hợp: Đây là phương pháp cơ bản, phương pháp này cho phép nhận thức đối tượng tổ chức trong một chỉnh thể thống nhất. Phương pháp so sánh: Xem xét các hiện tượng tổ chức trong mối quan hệ so sánh với nhau để tìm ra những nét tương đồng, điều khác biệt, giúp thấy được những sắc thái đặc thù của các hiện tượng tổ chức đó: - Phương pháp quan sát: Trên cơ sở phương pháp quan sát ta thấy được những yếu tố văn hoá biểu hiện trong đời sống của tổ chức.**Câu 1: Bạn nghĩ thế nào về nhận định sau: “Tổ chức không có mục đích. Chỉ có con người mới có mục đích”.Câu 2: Một nhóm bạn bè gặp nhau vào mọi tối thứ 3 chỉ để luyện tập và chơi đàn. Nhóm này có được coi là một tổ chức không ? CÂU HỎI THẢO LUẬN**Thế nào là một tổ chức? lấy VD2. Phân tích những đặc trưng của tổ chức?3. Những yếu tổ cơ bản của tổ chức là gì? Phân tích những yếu tố cơ bản đó của tổ chức?4. Nêu những cách phân loại tổ chức?5. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của tổ chức học?CÂU HỎI ÔN TẬP2.1. Xã hội hiện đại 2.1.1. Đặc trưng của xã hội hiện đại 2.1.2. Tổ chức trong xã hội hiện đại2.2. Mối quan hệ giữa tổ chức và xã hội 2.2.1. Tổ chức là một thực thể xã hội 2.2.2. Tổ chức là kết quả của sự phát triển xã hội 2.2.3. Tổ chức là tác nhân chuyển đổi xã hộiCHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ XÃ HỘIXÃ HỘI LÀ GÌ?Khái niệm xã hội được hiểu như sau: - Là hình thức sinh hoạt chung có tổ chức của loài người ở một trình độ phát triển nhất định, được hình thành trong quá trình lịch sử.VD: Xã hội nguyên thuỷ, xã hội tư bản, v.v =>Với định nghĩa trên về xã hội, chúng ta có thế thấy được những đặc điểm cơ bản của xã hội là: + Lãnh thổ: VD: khi nói “xã hội VN”, ta cần xác định vị trí lãnh thổ địa lý, KT, CT, HC của VN.+ Dân cư và di cư => có chức năng tạo ra thành viên mới cho XH.+ Hệ thống PL, văn hoá và bản sắc dân tộc,v.v. Xã hội hiện đại khác với xã hội truyền thống ở chỗ nào? - Kinh tế hàng hóa phát triển, hình thành nhiều loại hình thị trường cùng tồn tại và tương tác với nhau, thúc đẩy kinh tế phát triển. - Phân công lao động ngày càng triệt để, ngày nay đã đạt trình độ rất cao. - Qúa trình đô thị hóa cùng với công nghiệp hóa. - Văn hóa đô thị chiếm ưu thế. - Xu thế hội nhập ngày càng tăng. - Tồn tại nhiều thể chế chính trị nhiều khác nhau từ dân chủ đến độc tài, nhưng xu hướng dân chủ hóa ngày càng tăng. 2.1.1. ĐẶC TRƯNG CỦA XÃ HỘI HIỆN ĐẠI Vịt cũng biết phân công lao động(vịt biển có tên Eider) - Với những đặc trưng trên, chúng ta có thể thấy xã hội hiện đại là một hệ thống đa cơ cấu cùng tồn tại đó là: + Xã hội - giai cấp; + Xã hội - dân tộc; + Xã hội - nghề nghiệp; + Xã hội - lãnh thổ v,v => Sự đa dạng này tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc. Nó vừa là động lực thúc đẩy xã hội phát triển, đồng thời cũng đem lại không ít những phiền phức cho xã hội thông qua xung đột xã hội. 2.1.1. ĐẶC TRƯNG CỦA XÃ HỘI HIỆN ĐẠITrong xã hội hiện đại, sự phân tầng xã hội cũng ngày càng trở nên sâu sắc hơn. 1. Sự phân tầng xã hội là gì? 2. Tầng xã hội là gì?2.1.1. ĐẶC TRƯNG CỦA XÃ HỘI HIỆN ĐẠI Tầng xã hội được hiểu là:- Tập hợp các cá nhân, các nhóm có cùng vị thế xã hội, cùng hoàn cảnh xã hội được sắp xếp theo trật tự thang bậc nhất định trong hệ thống xã hội. - Các thành viên của tầng xã hội ngang nhau về tài sản, về trình độ học vấn, địa vị, vai trò hay uy tín trong xã hội, khả năng thăng tiến cũng có được những ân huệ hay thứ bậc như nhau trong xã hội.2.1.1. ĐẶC TRƯNG CỦA XÃ HỘI HIỆN ĐẠI Sự phân tầng xã hội được hiểu là: - Sự phân chia xã hội thành các tầng khác nhau về địa vị kinh tế, địa vị chính trị, địa vị xã hội cũng như nhiều khác biệt khác. => Sự phân tầng xã hội là hiện tượng khách quan, phổ biến và khó trách khỏi. Ngày nay, dường như các quốc gia đều nỗ lực tìm kiếm giải pháp tiến đến công bằng xã hội ở một mức độ nào đó, song không đơn giản. 2.1.1. ĐẶC TRƯNG CỦA XÃ HỘI HIỆN ĐẠI XHHĐ là xã hội bất bình đẳng? 2.1.1. ĐẶC TRƯNG CỦA XÃ HỘI HIỆN ĐẠI Sự bất bình đẳng ở đây được hiểu: - Là sự không ngang bằng giữa các cá nhân, giữa các nhóm xã hội về lợi ích, thể chất, trí tuệ, cơ may và đặc biệt là bất bình đẳng về thông tin và quyền lực.2.1.1. ĐẶC TRƯNG CỦA XÃ HỘI HIỆN ĐẠI - Tổ chức trong XHHĐ không chỉ nhiều về số lượng mà còn hết sức đa dạng. Không một lĩnh vực nào, không một địa phương nào, không một cấp nào vắng mặt tổ chức. VD: + Lĩnh vực quản lý nhà nước: Bộ máy công quyền thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước. + Để hoạt động thương mại thì có công ty, có tập đoàn, có cửa hàng, có siêu thị v.v... + Để truyền bá kiến thức thì một hệ thống nhà trường được thành lập từ mẫu giáo -> đại học. + Để giam giữ tù nhân ->nhà tù được thành lập, 2.1.2. TỔ CHỨC TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI - Các tổ chức trong XHHĐ chính là sợi dây nối con người với xã hội.Con người cống hiến cho xã hội thông qua tổ chức. - Chính trong tổ chức hoặc thông qua nó, con người được sinh ra, được nuôi dưỡng, được giáo dục, được chăm lo và được làm việc. - Nhờ có tổ chức mà con người trở nên gắn bó với nhau hơn, vì chỉ có quan hệ chặt chẽ, giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau con người mới có thể đạt được mục tiêu chung của tổ chức. 2.1.2. TỔ CHỨC TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI - Thông qua tổ chức con người ngày nay cũng hiểu rõ những vấn đề như: xung đột và sự hợp tác, sự sẵn lòng giúp đỡ và sự đoàn kết, thống trị và lệ thuộc, quyền tự quyết, tính tự chủ và sự vâng lời thừa hành - Các tổ chức trong XHHĐ, không chỉ chịu sự chi phối, phân công lao động của hệ thống kinh tế - xã hội nơi các tổ chức đang tồn tại, mà còn có tác động tích cực trở
Tài liệu liên quan