Tổng quan báo hiệu mạng viễn thông

Chia sẻ: I. Giới thiệu chung Báo hiệu trong mạng viễn thông tức là truyền các thông tin điều khiển đến các ứng dụng khác nhau nhằm đạt được các thủ tục đủ mạnh. Mạng viễn thông toàn cầu đòi hỏi báo hiệu thoả mãn: báo hiệu trong nội bộ nút mạng và giữa các nút mạng với nhau, giữa nút đầu cuối và máy thuê bao. Hình 1 dưới đây mô tả báo hiệu trong mạng viễn thông.

docx10 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 2538 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng quan báo hiệu mạng viễn thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công nghệ thông tin Tổng quan báo hiệu mạng viễn thông 10:44 28/04/2006 Chia sẻ:  I. Giới thiệu chung Báo hiệu trong mạng viễn thông tức là truyền các thông tin điều khiển đến các ứng dụng khác nhau nhằm đạt được các thủ tục đủ mạnh. Mạng viễn thông toàn cầu đòi hỏi báo hiệu thoả mãn: báo hiệu trong nội bộ nút mạng và giữa các nút mạng với nhau, giữa nút đầu cuối và máy thuê bao. Hình 1 dưới đây mô tả báo hiệu trong mạng viễn thông. Báo hiệu trong mạng viễn thông Báo hiệu có hai loại: báo hiệu mạng truy nhập, báo hiệu trung kế (báo hiệu liên đài) II. Các hệ thống báo hiệu Đối với mạng truy nhập có các hệ thống báo hiệu sau đây: - Báo hiệu đường dây thuê bao dùng cho mạng chuyển mạch điện thoại công cộng (PSTN-Public Switching Telecmmunications Network), báo hiệu tương tự - Hệ thống báo hiệu số 1 cho các thuê bao số (DSS1) cho ISDN 1. Báo hiệu tương tự Các thông tin về số bị gọi (B called number), từ thuê bao trên các cuộc nối tương tự đến tổng đài được truyền bằng các số hệ thập phân hoặc là tổ hợp của 2 mã đa tần. Số A là số chủ gọi (A calling number). Hình 2. mô tả báo hiệu đường dây thuê bao trong PSTN. III. Báo hiệu liên đài Để trao đổi thông tin giữa các nút chuyển mạch trên mạng viễn thông, cần phải có thiết bị báo hiệu và điều khiển thực hiện báo hiệu. Có hai loại báo hiệu chính dùng cho báo hiệu liên đài: - Báo hiệu kênh liên kết (CAS – Channel Associated Signalling) - Báo hiệu kênh chung (CCS – Common Channel Signalling) Chi tiết các loại báo hiệu trong hệ thống báo hiệu liên đài được mô tả trên Hình 3. dưới đây: 1. Báo hiệu kênh liên kết Báo hiệu kênh liên kết là báo hiệu gần và liên kết với kênh thoại, báo hiệu và thoại truyền trên cùng một tuyến qua mạng lưới. Báo hiệu đường dây thuê bao trong PSTN III.1.a) Các tín hiệu đường dây và tín hiệu ghi Các tín hiệu được chia làm hai loại: tín hiệu đường dây và tín hiệu ghi Tín hiệu đường dây cung cấp các thông tin sau: - đường dây rỗi - chiếm đường dây - số B trả lời (B nhấc máy) - các xung tính cước - xoá đường dây Các tín hiệu ghi mang các thông tin sau đây: - số B (số bị gọi) - các thông tin về trạng thái số B - các thông tin về trạng thái số A (chủ gọi) III.1.b) Truyền đưa tín hiệu Các tín hiệu đường dây và tín hiệu ghi đường truyền trên các đường số dưới dạng các khung PCM 30. Khung PCM, tín hiệu đường dây và tín hiệu ghi trong hệ thống PCM 30/32 được mô tả trên Hình 5 dưới đây: Khung PCM, tín hiệu đường dây và tín hiệu ghi trong PCM 30/32 Trên đường truyền PCM 30 với 32 khe thời gian trên một khung, các tín hiệu ghi được truyền trên cùng một khe thời gian với tín hiệu thoại còn tín hiệu đường dây truyền trên khe thời gian thứ 16 và mỗi cuộc gọi cần 4 bits trong đa khung của 16 khung. Đối với đường PCM 24 khe thời gian trên một khung thì tín hiệu hiệu đường dây được truyền đi thông qua 1 bit trong mỗi khung thứ 6, còn tín hiệu ghi truyền trên kênh thoại như PCM 30/32. Ví dụ chi tiết về CAS được mô tả trên Hình 4 dưới đây: III.1.c) Tone và thiết bị CAS Các tín hiệu ghi chỉ sử dụng trong giai đoạn thiết lập cuộc gọi, còn tín hiệu đường dây có thể phát đi và thu về trước đó, trong khi và lúc cuộc gọi kết thúc. Báo hiệu được thực hiện bằng các phần thiết bị đặc biệt. Có các thiết bị của CAS đó là: - TCD (Transceiver Check Device) thực hiện việc kiểm tra liên tục trung kế - CAT (Code Answer and Tone Sender) đó là bộ phát được lập trình dùng cho tất cả các loại tone bảo trì - CCD (Conference Call Device) thực hiện dịch vụ kiểu cuộc gọi Tay ba, cuộc gọi hội nghị, giám sát, gừi nhạc, bản tin, tone, . . . - TRU (Tone Receiving Units) là bộ thu tone dùng cho các chức năng thừ lưu lượng (GTT-Generated Test Traffic) và thừ trước (PRT-Progression Test) của tổng đài. GTT tạo ra các cuộc gọi thừ đến các tổng đài bằng các thiết bị trả lời. TRU phát hiện và xác định các mã trả lời cuộc gọi đến. GTT chỉ sử dụng theo mã hoá luật A, PRT sử dụng theo mã hoá luật . - KRD (Key-set Received Device) sử dụng như bộ thu đa tần (DTMF) tổ hợp cùng bộ phát tone mời quay số, nó làm việc với cả mã luật A và . - CSKD (Code Sender Key-Set Device) được sử dụng như bộ phát DTMF và làm việc với cả mã luật A và Một ví dụ về CAS III.1.d) Điều hành lưu lượng cùng với CAS Thiết bị CSR dùng cho tín hiệu ghi và được kết nối đến mạch kết cuối tổng đài (ETC- Exchange Terminal Circuit) và kênh 64kbps được phân bổ kết nối cho cuộc gọi đặc biệt. Sau đó kênh thoại được dùng cho báo hiệu ghi và số B được phát đi trên kênh thoại. Tại đầu thu khi thu được số B, kết quả phân tích số B được dùng làm cơ sở kết nối đến thuê bao B. CSR trên cả đầu thu và đầu phát được tách khỏi kênh thoại và kênh đó được dùng để truyền tín hiệu thoại giữa hai thuê bao chủ gọi (A) và bị gọi (B). Khi hai thuê bao được kết nối để trò chuyện với nhau thì chỉ có khe thời gian thứ 16 được dùng cho báo hiệu, báo hiệu đường dây, giám sát cuộc gọi và cắt kết nối đàm thoại khi một trong hai thuê bao A hoặc B gác máy. 2. Báo hiệu kênh chung (Common Channel Signaling – CCS) Báo hiệu kênh chung (CCS) là phương pháp báo hiệu trong đó một kênh riêng được dùng để truyền đưa thông tin báo hiệu liên quan đến các cuộc nối riêng cho thuê bao bằng cách dán nhãn cho các bản tin (các gói tin). Trước CCS thì các khái niệm thoại và báo hiệu cùng liên kết với nhau. CCS được ITU-T đưa ra năm 1980 cho cả điện thoại quốc gia và quốc tế. Khi Hệ thống báo hiệu số 7 (SS7) giới thiệu các khái niệm báo hiệu và thoại tách biệt với nhau. Nó được mô tả trên Hình 5 dưới đây. Mô hình SS7 Mạng báo hiệu logic sử dụng vào việc truyền thông tin báo hiệu giữa các nút trên mạng, thông tin báo hiệu được gừi trên tuyến riêng trên mạng báo hiệu. Trước đây SS7 được thiết kế cho mạng thoại, nhưng ngày nay nó trở thành hữu dụng cho nhiều dịch vụ khác, kênh 64kbps được sử dụng cho kênh báo hiệu và ngoài ra còn có thể ở tốc độ thấp hơn (2.4kbps - 4.8kbps). Các dịch vụ cần truyền báo hiệu qua SS7 như: - Các mạng điện thoại cố định, - ISDN, - Các mạng dữ liệu, - Các mạng thông minh (IN), - Các dịch vụ di động, . . . . SS7 đã sử dụng để điều khiển lưu lượng cho tất cả các loại người dùng và dịch vụ do các mạng khác nhau có yêu cầu như PSTN ISDN, PLMN, IN, . . . các phần người dùng (UP-User Parts) và các phần ứng dụng (AP-Application Parts) khác nhau đã được nghiên cứu phát triển. SS7 là mạng báo hiệu logic chứ không phải mạng vật lý, SS7 có thể sử dụng được trên các mạng khác nhau để truyền đưa các thông tin dưới dạng số hoá giữa các nút khác nhau của mạng. Các ứng dụng SS7 trên Hình 6. SS7 tốc độ cao và ứng dụng cho các mạng khác III.2.a) Các lợi ích của SS7 SS7 có các lợi ích cơ bản dưới đây: - Tốc độ cao: thời gian thiết lập cuộc gọi được giảm xuống dưới 1 sec trong tuyệt đại đa số các trường hợp - Dung lượng lớn: có thể truyền đi một lượng lớn thông tin - Độ tin cậy cao: Báo hiệu được giám sát bởi nhiều chức năng - Độ linh hoạt cao: hệ thống có thể phát nhiều dạng thông tin khác nhau chứ không phải chỉ là dạng thoại - Giảm số lượng thiết bị: một kênh SS7 có thể phục vụ hàng ngàn kênh thoại - Đa dịch vụ: có thể sử dụng SS7 cho rất nhiều dịch vụ khác nhau chứ không chỉ cho dịch vụ thoại - Hiệu quả kinh tế được nâng cao: do giảm số lượng thiết bị, tốc độ cao, dung lượng lớn, độ tin cậy và linh hoạt cao, . . . tự nó nâng cao hiệu quả kinh tế III.2.b) Cấu trúc cơ bản của SS7 Báo hiệu kênh chung có thể coi như dạng dữ liệu thông tin đặc biệt cho nhiều kiểu báo hiệu và thông tin truyền đưa giữa các bộ xử lý trên các mạng viễn thông. Hệ thống báo hiệu kênh chung có thể phân chia thành: - Các phần dành cho người dùng (UP) - Các phần ứng dụng (AP) - Phần truyền bản tin (MTP - Message Transfer Part) Đối với UP có thể ví dụ như: người dùng điện thoại (TUP - Telephony User Part) và người dùng ISDN (ISUP - ISDN User Part). MTP phục vụ như là một hệ thống truyền tải chung cho truyền đưa các bản tin báo hiệu có độ tin cậy giữa các điểm báo hiệu (SP - Signaling Points) và nó có thể điều hành nhiều phần người dùng như TUP, ISUP tại cùng một thời điểm. MTP còn kích hoạt đến hệ thống và các thành phần mạng lưới sẽ ảnh hưởng đến độ tin cậy truyền tải bản tin báo hiệu và nó sẽ làm các việc cần thiết để đảm bảo cho độ tin cậy truyền tải cao (ví dụ như cấu trúc lại mạng lưới). UP bao gồm ví dụ TUP & ISUP được thiết lập trong TSS (Trunk & Signaling Subsystem) và nằm trong mức 4 của kiến trúc OSI gồm 7 lớp, nó có trách nhiệm về việc thông tin được xử lý như thế nào trước và sau khi truyền dẫn trong mạng. MTP nằm trong lớp 1 - 3 của OSI và được thiết lập trong hệ thống con báo hiệu kênh chung truyền đưa các gói báo hiệu giữa hai điểm báo hiệu trong mạng. MTP có các nhiệm vụ sau: - Kết nối đến mạng lưới - Thiết lập cuộc nối thông qua mạng lưới - Truyền dẫn thông tin điều khiển Các gói báo hiệu đó phải là: - Đúng: các lỗi phải được hệ thống phát hiện và chỉnh sửa, các bộ phát và thu tín hiệu không phải sử dụng bất cứ chức năng phát hiện lỗi và sửa lỗi. - Theo trình tự đúng: nếu bắt buộc phải phát lại thì trật tự các tín hiệu bắt buộc không được thay đổi Thủ tục ISUP là thủ tục SS7 cung cấp các chức năng báo hiệu yêu cầu hỗ trợ các dịch vụ chính và các dịch vụ gia tăng cho các ứng dụng thoại, phi thoại trong ISDN. Cấu trúc cơ bản SS7 mô tả trên Hình 7 dưới đây: Cấu trúc cơ bản SS7 III.2.c) MTP MTP giống như dịch vụ Bưu chính công cộng, Người dùng bỏ thư viết sẵn địa chỉ người nhận trên phong bì, dịch vụ Bưu chính cộng cộng chuyển lá thư đó đến người nhận theo địa chỉ ghi trên phong bì. Trong việc này, người gừi (phát) và người nhận (thu) hoạt động như các UP và nó không liên quan đến việc lá thư đó được gừi bằng cách nào (bằng máy bay, tàu hoả, cầm tay, . . . ). Dịch vụ Bưu chính công cộng không cần biết nội dung thư dài ngắn và địa chỉ đúng hay sai (xem Hình 10) dưới đây làm ví dụ mô tả. Nhằm thiết lập mạng báo hiệu tin cậy cần quan tâm đến hai vấn đề dưới đây: - Độ tin cậy và dự phòng nóng phần cứng: Phần cứng SS7 được thiết lập, gọi là đầu cuối báo hiệu (ST- Signaling Terminal), một ST trong một tổng đài liên lạc trực tiếp với một ST khác của một tổng đài khác. - Phần mềm phát hiện lỗi và sửa lỗi: các chức năng phát hiện lỗi tiên tiến, các lỗi được phát hiện và sửa chữa bằng cách phát lại tín hiệu Liên lạc trực tiếp giữa một ST trong một tổng đài với một ST trong một tổng đài khác dùng riêng kênh PCM có thể có hoặc không có kênh số 0, ST kết nối với chuyển mạch nhóm qua kênh này. Thông tin giữa các tổng đài trong mạng được truyền đưa dưới dạng các gói trong SS7. Các khung được thiết lập như là các gói dữ liệu có thông tin mào đầu như các cờ và kiểm tra tổng. Cơ quan Bưu chính công cộng trong đó: - SIF (Signal Information Field) trường thông tin tín hiệu - MSU (Message Signal Unit) đơn vị tín hiệu bản tin - UP (User Part) phần người dùng Nội dung thông tin thật cần truyền được gừi theo số các octets (tối đa 272) tạo nên trường thông tin tín hiệu (SIF - Signal Information) trong các đơn vị tín hiệu bản tin (Message Signal Units - MSU). Phần MTP bao gồm 3 mức thấp nhất SS7, nó được dùng chung cho tất cả các UPs trong một tổng đài và được phân chia thành Đường dữ liệu báo hiệu (Signaling Data Link - SDL) ở mức 1, các chức năng đường báo hiệu (Signaling Link Functions - SLF) ở mức 2, và các chức năng mạng báo hiệu (Signaling Networks Functions - SNF) ở mức 3. Các mức chức năng MTP được mô tả trên Hình 11 dưới đây: Các mức chức năng MTP Mức 1: Mức 1 thực hiện các chức năng đối với SDL, đó là kênh vật lý dùng để phát các bản tin báo hiệu giữa hai tổng đài trong mạng. Nếu các thông tin phải phát đi cùng với các xung điện hoặc các xung ánh sáng phụ thuộc cuộc nối vật lý giữa các tổng đài. Mức 1 có nhiệm vụ biến đổi các thông tin số phải phát đi dưới dạng đúng. Mức 1 cung cấp kênh cho SDL A là tuyến truyền dẫn song công cho báo hiệu để tạo ra cho hai kênh dữ liệu làm việc cùng nhau trong các hướng đối lập và phát đi cùng một tốc độ. SDL có thể là đường số hoặc tương tự, trong môi trường số nó có tốc độ 64kbps và đó là tốc độ chuẩn của SDL. Mức 2: Mức 2 thực hiện các chức năng của SLF bao gồm: phát hiện và - sửa chữa lỗi đảm bảo truyền dẫn tin cậy các bản tin báo hiệu trên SDL. SLF được thiết lập trong chức năng ST ở cả phần mềm khu vực và phần mềm trung tâm. SLF cùng với SDL như là môi trường truyền dẫn và cùng với ST như là bộ điều khiển thu/phát, cung cấp đường báo hiệu (Signaling Link - SL) cho việc truyền đưa tin cậy các bản tin báo hiệu giữa hai điểm báo hiệu (SPs) kết nối trực tiếp với nhau. Mức 3: Mức 3 thực hiện các chức năng cho SNF, chúng được thiết lập trong phần mềm trung tâm và được chia làm hai cấp: - Các chức năng điều hành bản tin báo hiệu (điều hành lưu lượng) đảm bảo cho các bản tin báo hiệu đến đúng địa chỉ đích đến. - Các chức năng điều hành mạng báo hiệu, nó điều hành nghẽn hoặc lỗi trong mạng báo hiệu. Có hai lưu ý quan trọng: - Luôn nhớ rằng MTP chỉ truyền các thông tin giữa hai tổng đài, còn các thông tin tự nó ví dụ số bị gọi B sẽ được điều khiển bởi UP. - Vì có các yêu cầu đổi báo hiệu tăng (HSL - High Signaling Link) do đó cần có đường báo hiệu tốc độ cao (HSSL - High Speed Signaling Link). III.2.d) Các khái niệm cơ bản SS7 Các khái niệm chung nhất sử dụng trong mạng báo hiệu cho SS7 và vị trí của chúng trong mạng báo hiệu được mô tả trên Hình 12 dưới đây: Các khái niệm cơ bản trong SS7 trong đó: - SP (Signaling Point) điểm báo hiệu - STP (Signaling Transfer Point) điểm chuyển tiếp báo hiệu Ví dụ: SP = 2 – 100, 2 có nghĩa là SP trong mạng quốc gia, 100 là SPC trong mạng quốc gia. Sự tồn tại các điểm báo hiệu: Trong mạng báo hiệu SS7, các tổng đài được coi như các điểm báo hiệu (SPs), các SPs được gán các mã riêng biệt được biết đến là điểm báo hiệu đang tồn tại (SPI - Signaling Point Indentity). Để định nghĩa SP được thì phải định nghĩa ký hiệu mạng (NI - Network Indicator), mạng báo hiệu quốc tế (0), mạng báo hiệu quốc gai (2) và mã điểm báo hiệu (SPC - Signaling Point Code). SP được xác định bằng công thức sau: SP = NI - SPC. Ví dụ: SP = 2 -100 nghĩa là SP trong mạng quốc gia, 100 nghĩa là SPC trong mạng quốc gia. Điểm báo hiệu riêng: Như là từng điểm báo hiệu trong mạng, nó được đặt cho số riêng gọi là điểm báo hiệu riêng (OWNSP - Own Signaling Point) . Các Code điểm báo hiệu: Điểm báo hiệu, nơi tạo ra bản tin báo hiệu, vị trí của nguồn UP được gọi là điểm gốc (Originating Point). OPC là mã điểm gốc (Originating Point Codes) đó là SPC dành cho SP phát bản tin báo hiệu. SP là nơi đến của bản tin báo hiệu, là vị trí của UP thu được gọi là điểm đến (DP-Destination Point), DPC là mã điểm đến Destination Point Code đó là SPC dành cho SP thu. Các đường báo hiệu: Thông tin báo hiệu được phát trong một khe thời gian dùng riêng trên mcác kênh dùng riêng trong mạng gọi là các đường báo hiệu. Kết nối giữa hai SP, từ ST đến ST trong SS7 gọi là đường báo hiệu (Signaling Link). Xem Hình 13. SL và SP dưới đây. Các đường báo hiệu (SL) và các điểm báo hiệu (SP) Tập đường: Nhiều đường báo hiệu song song kết nối trực tiếp hai SP thì gọi là tập đường (LS - Link Set). Mặc dù về nguyên tắc LS bao gồm tất cả các SL nhưng có thể sử dụng hơn 1 LS song song với nhau giữa hai SP. Điểm truyền báo hiệu: Có hai kiểu nút khác nhau trong mạng để điều hành các bản tin báo hiệu đó là điểm báo hiệu (SP) và điểm truyền báo hiệu (STP - Signaling Transfer Point). Nội dung bản tin chỉ được đọc tại điểm đích đó là SP, trong STP chỉ kiểm tra DPC để xem đích đến cho MSU. Nhãn định tuyến trong MSU bao gồm thông tin về bản tin được phát đi từ đâu trong mạng, OPC và được phát trên kênh báo hiệu nào, chọn kênh báo hiệu (SLS - Signaling Link Selection). Mã nhận dạng kênh (CIC - Circuit Identification Code) dùng để nhận dạng cuộc nối đàm thoại và nút đích đến trong DPC (Destination Point Code). Tổng đài đầu thu với sự trợ giúp của CIC có thể hiểu rằng phần thiết bị thoại trên kênh PCM nào sẽ được sử dụng cho cuộc gọi đến. Vì tổng đài đầu thu đã có thông tin về số B, sau đó cuộc nối giữa kênh PCM đến và số B có thể được thiết lập thông qua chuyển mạch nhóm. Xem Hình 14 dưới đây Điểm gốc và điểm đến trong đó: - CIC (Circuit Identification Code) mã kênh - DPC (Destination Point Code) mã điểm đến - OPC (Originating Point Code) mã điểm gốc - SP (Signaling Point) điểm báo hiệu - STP (Signaling Transfer Point) điểm chuyển tiếp báo hiệu III.2.e) Định dạng bản tin Bản tin (gói dữ liệu) được phân chia thành các trường, các trường khác nhau được thêm vào các mức khác nhau của SS7 (riêng mức 1 thì không), xem Hình 15 dưới đây: Message Signal Unit (MSU) MSU cho thủ tục ISUP trong đó: - CK (Check sum) kiểm tra tổng quát - CIC (Circuit Indentification Code) mã kênh - DPC (Destination Point Code) mã điểm đến - F (Flag) cờ - LI (Length Indicator) hiển thị độ dài - SIO (Service Information Octet) đơn vị octet thông tin dịch vụ - SLS (Signaling Link Selection) lựa chọn kênh báo hiệu Thông tin MSU: xem Hình 16 Ví dụ về tín hiệu TUP và các thông tin đó là: - IAM (Initial Address Message) chứa những chữ số đầu tiên của số bị gọi B - SAM (Subsequent Address Message) - ACM (Address Complete Message) bản tin địa chỉ đầy đủ bao gồm trạng thái thuê bao bị gọi bận hay rỗi, . . . - ANC (Answer Charge) tính cuóc khi thuê bao bị gọi trả lời (nhấc máy) - CLF (Clear Forward) nghĩa là xoá trước khi thuê bao chủ gọi (A) đặt máy trước Một ví dụ về các tín hiệu TUP Phần điều khiển cuộc nối báo hiệu Phần điều khiển cuộc nối báo hiệu (SCCP - Signaling Connection Control Part). MTP phục vụ như là hệ thống truyền dẫn phi kết nối để cung cấp sự truyền đưa tin cậy các bản tin báo hiệu trong mạng báo hiệu. Các chức năng gia tăng thêm vào MTP được SCCP cung cấp. SCCP cung cấp dịch vụ phi kết nối và dịch vụ định hướng kết nối. Trong mạng điện thoại, báo hiệu dành cho thiết lập cuộc gọi liên quan đến khe thời gian dùng riêng cho điện thoại hoặc dữ liệu. MTP được thiết kế cho báo hiệu liên quan đến kênh này. Trong một vài trường hợp, các bản tin báo hiệu không có sự liên quan đến khe thời gian dùng cho thoại hoặc dữ liệu mà dùng cho các dịch vụ di động, các dịch vụ dữ liệu hoặc các dịch vụ đa năng khác. MTP, SCCP, TUP và OSI trong đó: - ISUP Phần người dùng ISDN - MTP (Message Transfer Part) Phần truyền đưa bản tin - OSI (Open Systems Interconnection) kết nối các hệ thống mở - SCCP (Signaling Connection Control Part) phần điều khiển cuộc nối báo hiệu - TUP (Telephone User Part) Phần người dùng điện thoại Phần dịch vụ mạng (NSP) Tổ hợp giữa MTP và SCCP được gọi là Phần dịch vụ mạng (NSP – Network Service Part). Các chức năng SCCP chủ yếu sử dụng để trao đổi với cơ sở dữ liệu mạng như là bộ ghi vị trí ở nhà (HLR – Home Location Register) để sử dụng cho mạng thông tin tế bào. SCCP cũng được sử dụng để trao đổi giữa các điểm chuyển mạch dịch vụ (SSP – Service Switching Points) và các điểm điều khiển dịch vụ (SCP – Service Control Points) thực hiện các dịch vụ mạng thông minh (IN – Intelligent Network Services). Sự phát triển MTP và SCCP là do sự cần thiết phải có tiêu chuẩn thủ tục chung để có thể sử dụng cho các ứng dụng như mạng thông minh và mạng thông tin tế bào. Phần các năng lực ứng dụng (TCAP) Hệ thống báo hiệu số bao gồm các thủ tục dành cho năng lực ứng dụng, nó được cấu trúc dành cho trao đổi định trước. TCAP liên quan đến mức 7 trong mô hình quy chiếu OSI và chỉ được sử dụng cho báo hiệu phi kênh nối. TCAP cũng giồng như SCCP và MTP là các ứng dụng độc lập. TCAP đưa ra các dịch vụ cho các phần ứng dụng độc lập khác nhau. Một ví dụ như là phần ứng dụng đó là các phần ứng dụng cho mạng thông minh (INAP), nó đưa ra các truy cập đến điểm điều khiển dịch vụ (SCP). Các ứng dụng khác sử dụng TCAP là phần ứng dụng cho thông tin di động (MAP) và phần ứng dụng hệ thống trạm vô tuyến cơ bản (BSSAP) sử dụng trong những phần đặc biệt trên mạng GSM. III.2.f) Mạng báo hiệu Mạng báo hiệu được đặc trưng bằng
Tài liệu liên quan